Monday, October 17, 2016

TIN TỨC - THƠ XƯỚNG HỌA - VIỆT CỘNG- BIỂN ĐÔNG

Friday, February 1, 2013

TIN TỨC GẦN XA

 




Mỹ tái khẳng định: Úc là trụ cột chính trong chiến lược châu Á

Đô đốc Mỹ Samuel Locklear ( 29/08/2011)
Đô đốc Mỹ Samuel Locklear ( 29/08/2011)
REUTERS

Đức Tâm
Trong cuộc họp báo qua điện thoại, ngày hôm nay, 01/02/2013, từ trụ sở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, (PACOM) ở Hawai, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố, Úc là «trụ cột chính » trong chiến lược của Mỹ tại châu Á cũng như trong việc đánh giá lại chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực này. Theo chỉ huy PACOM, Ấn Độ Dương – phía tây nước Úc – là một khu vực chiến lược quan trọng không thể tách rời vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Đô đốc Locklear cho biết, khi đánh giá quan hệ với Úc, Hoa Kỳ cho rằng đó là một đồng minh rất tốt và rất gần gũi và trong quá khứ, Úc luôn luôn ủng hộ Hoa Kỳ. Ông hy vọng là mối quan hệ tốt đẹp này sẽ tiếp tục trong tương lai.
Vào tháng 11/2012, hai nước thông báo là quân đội Mỹ lắp đặt tại Úc một trạm ra đa, một trạm quan sát không gian, củng cố quân số thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin.
Vào thời điểm đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói đến « một bước nhẩy vọt lớn trong quan hệ hợp tác song phương » và « một đường biên giới mới, quan trọng » trong việc tái cân bằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực.
Châu Á đã trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Vào tháng 10 năm ngoái, hạm trưởng chỉ huy hàng không mẫu hạm USS George Washington, đã khẳng định rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông trên các vùng biển đang có tranh chấp về chủ quyền giữa nhiều quốc gia.
Trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo, Nhật Bản, đồng minh của Hoa Kỳ, cũng tìm cách củng cố quan hệ với Úc.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo là kể từ hôm qua, 31/01, hiệp định hợp tác giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản (quân đội Nhật Bản) và quân đội Úc bắt đầu có hiệu lực. Theo Tokyo, Úc là « đối tác chiến lược » có cùng các giá trị và lợi ích như Nhật Bản.
tags: Châu Á - Chính trị - Hoa Kỳ - Quân sự - Quốc tế - Úc 
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130201-uc-la-tru-cot-chinh-trong-chien-luoc-chau-a-cua-hoa-ky
  
 
Thứ năm 31 Tháng Giêng 2013
Nhật Bản: Chiến lược 'an ninh dân chủ kim cương' đối phó với Trung Quốc
Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước Quốc Hội Nhật Bản.
Reuters
Lưu Tường Quang / Tú Anh
Sau chiến lược « tái định vị » của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và « hướng đông » của Ấn Độ, Nhật Bản thông báo chính sách « hướng nam » mà thủ tướng Shinzo Abe gọi là « Chiến lược An ninh Dân chủ Kim cương » tăng cường vòng vây án ngữ Trung Quốc.
Sau nửa thế kỷ tự kềm trong chính sách hiếu hòa, Nhật Bản bắt đầu chuyển mình để đảm nhận vai trò của một đại cường kinh tế và quân sự. Trong thông điệp 31/01/2013 gửi Quốc hội, tân thủ tướng Shinzo Abe thông báo ông muốn « tu chính bản Hiến pháp » được soạn thảo dưới sức ép của Hoa Kỳ sau đệ nhị thế chiến, ngăn cấm Nhật Bản vĩnh viễn không được sử dụng đến chiến tranh.
Tân thủ tướng Nhật mong muốn xây dựng một chiến lược địa chính trị mới « hướng nam » và được đặt tên là « An ninh Dân chủ Kim cương » liên kết tất cả những quốc gia từ Ấn Độ kéo dài xuống Đông Nam Á và đến tận Úc Tất cả những quốc gia này có cùng một mối quan ngại chung là bị sức mạnh quân sự của Trung Quốc đe dọa.
Để có thể chủ động trong thế phân tranh Washington-Bắc Kinh, chiến lược « an ninh dân chủ kim cương » được Tokyo xây dựng với bốn quốc gia dân chủ trụ cột là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Tuy không nói ra, nhưng đối tượng nằm trong tầm nhắm của vòng đai này là Trung Quốc
Chỉ trong vòng một tháng cầm quyền, thủ tướng Nhật liên tục có một loạt động thái chinh phục cảm tình các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương từ Úc , Ấn, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam.
Đầu tháng giêng, thủ tướng Nhật chọn Hà Nội để thăm viếng đầu tiên, và sau đó sang Thái Lan và Indonesia. Tại Jakarta, ông thông báo « 5 điểm cơ bản chỉ đạo bang giao ». Cùng lúc đó, phó thủ tướng Taro Aso sang Miến Điện và ngoại trưởng Fumio Kishida đi Úc, Brunei , Philippines và Singapore.
Giới phân tích quốc tế gọi đây là chiến lược « định vị hướng nam ». Trong bài báo cùng tên trên AsiaTimes, nhà phân tích Richard Javal Heydarian nhấn mạnh về một chuổi sự kiện cụ thể : Tokyo đang được tăng cường quan hệ quân sự với Washington, gia tăng ngân sách quốc phòng, hào phóng cung cấp 12 tàu chiến và 10 tàu đổ bộ cho Philippines, xem xét khả năng bán tầu ngầm tối tân Soryu cho Úc và Việt nam.
Vì sao chiến lược « trỗi dậy » của Nhật Bản được đặt tên là « dân chủ kim cương » ?
Trong thế trận đối phó với Trung Quốc, phải chăng đây là một cơ hội cho Đông Nam Á và Việt Nam ?
Nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney
 
31/01/2013
 
 
RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
« Chính sách an ninh dân chủ kim cương có thể coi đó là phản ứng chiến lược của Nhật Bản đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc đặc biệt là về quân sự đã trở thành một mối đe dọa cho nhiều nước trong vùng kể cả Nhật Bản và Việt Nam. Trong những năm cuối thế kỷ 20 thì Nhật Bản cũng trỗi dậy nhưng sự trỗi dậy hòa bình của Nhật không đem lại căng thẳng trong vùng. Trái lại, vào đầu thế kỷ 21, sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự tạo ra căng thẳng đến mức Tổng thống Obama đã thực hiện chính sách «tái định vị » tại châu Á Thái Bình dương và Ấn Độ đã theo đuổi một cách tích cực hơn cái chính sách gọi là « Hướng Đông ». Bây giờ có thêm chính sách mới từ Nhật Bản là « chính sách kim cương về an ninh và dân chủ ». Điều này cho thấy lực đối trọng từ Hoa Kỳ, Nhật và Ấn Độ đã bắt đầu hình thành…
Ông Shinzo Abe đã trình bày khái niệm « an ninh dân chủ kim cương » lần đầu tiên vào năm 2007 khi ông đi thăm quốc hội Ấn Độ với tư cách thủ tướng Nhật. Ông trình bày khái niệm về sự giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình dương mà ông cho rằng có nhiều điểm chung về hòa bình, ổn định, tự do lưu thông hàng hải. Nhưng ông cũng lập luận là khi Trung Quốc coi 85% Biển Đông là « đại hồ » của Trung Quốc thì điều này gây tai hại cho giao thương hàng hải. Đến tháng 12/2012, trước bầu cử quốc hội tại Nhật, ông Shinzo Abe đã phổ biến bài tham luận của ông dưới cái nhan đề « An ninh Dân chủ Kim cương » tại châu Á.
Trong cốt lõi ông nói rằng thái độ xác quyết của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và Hoa Nam đã tạo ra cái « ưu tiên » cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản và Nhật Bản phải mở rộng tầm nhìn chiến lược . Cũng theo ông Abe, Nhật Bản là một cường quốc hàng hải và dân chủ trưởng thành nên cái sự lựa chọn chiến lược của Nhật cũng phản ảnh thực tế đó : bốn nước Úc Ấn Mỹ và Nhật hợp thành một chuổi kim cương bảo vệ tài sản chung của nhân loại, bảo vệ tự do giao thông hàng hải trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương…
Thật ra cái khung hợp tác chiến lược đã được thực hiện từ lâu ở cấp tam cường Mỹ-Nhật-Úc và ở cấp song phương với các hiệp ước an ninh chung giữa Mỹ- Nhật hay Mỹ-Úc …do vậy chiến lược mới sẽ được hình thành nhanh chóng…
Tháng Giêng 2013, trong chuyến công du Việt Nam, Thái Lan và Indonesia , thủ tướng Shinzo Abe trình bày tại Indonesia 5 nguyên tắc gọi là Hướng dẫn chỉ đạo bang giao giữa Nhật Bản và các quốc gia trong vùng mà nguyên tắc thứ nhất là « quý trọng những giá trị đại đồng về dân chủ và nhân quyền », thứ hai là « coi trọng tự do thông thương hàng hải », thứ ba là « tạo một hệ thống phát triển kinh tế và thương mại chung », thứ tư là « duy trì phát triển truyền thống văn hóa châu Á và thứ năm là « trao đổi giới trẻ ». Năm điểm này không gây vấn đề gì (cho các nước Đông Nam Á ) trừ điểm thứ nhất « tôn trọng dân chủ nhân quyền » có thể gây ra những khó khăn giữa Tokyo và Hà Nội…. »
 
 
 Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS

RFI
Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền” đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho câu hỏi nêu trên.

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày họp kín, bế mạc ngày 15/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Giới quan sát có những lý giải khác nhau.
Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
tags: Chính trị - Chuyên mục trên mạng - Việt Nam
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121023-vi-sao-thu-tuong-nguyen-tan-dung-khong-bi-mat-chuc
 Tân ngoại trưởng Mỹ dưới bóng của Hillary Clinton
Tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và ngoại trưởng mãn nhiệm Hillary Clinton
Tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và ngoại trưởng mãn nhiệm Hillary Clinton
Reuters

Trọng Thành
Libération hôm nay 31/01/2013, trong bài viết « Tân ngoại trưởng Mỹ dưới bóng của Hillary », đã phác họa chân dung tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và các thách thức đang chờ đón người kế nhiệm bà Hillary Clinton.

Ông John Kerry nổi tiếng là một người thân Pháp. Thông thạo tiếng Pháp, nhưng sau các kinh nghiệm chính trị, đặc biệt với cuộc tranh cử tổng thống năm 2004 – mà ông là ứng cử viên đảng Dân chủ - John Kerry đã nhận ra một điều là, tại Hoa Kỳ, phẩm chất này có thể bị coi như là một nhược điểm.
Năm 2004, nước Pháp từng bị coi là kẻ phản bội, khi không ủng hộ chiến dịch của Bush tại Irak. Lúc đó, ông John Kerry đã bị chế nhạo với các biệt danh « Monsieur Kerry » hay « Jean Chéri ». Don Evans, bộ trưởng Thương mại Mỹ, bạn của Georg Bush, thậm chí còn châm chích : « Ông ta có vẻ giống người Pháp ».
Libération cho biết, trong những tuần gần đây, sự thân Pháp của John Kerry đã thể hiện qua việc kêu gọi Washington ủng hộ chiến dịch « Serval » của quân đội Pháp tại Mali từ hậu trường – vì ông chưa chính thức nhậm chức. Theo người viết xã luận cho tờ Washington Post Jim Hoagland, thì “Nhà Trắng sẽ dành cho John Kerry nhiều không gian hành động hơn là đối với người tiền nhiệm. Obama thoải mái với Kerry hơn là với ngoai trưởng Clinton, và chắc chắn người đứng đầu Nhà Trắng sẽ giao hồ sơ Cận Đông, đang rất hỗn loạn, cho tân ngoại trưởng. »
Libétation điểm lại lý do khiến tân ngoại trưởng Mỹ trở thành một người có phong cách Pháp. Kerry đã trải qua một phần tuổi thơ tại Châu Âu, nơi cha ông phục vụ trong ngành ngoại giao. Kerry từng học nội trú tại Thụy Sĩ, trước khi theo học tại một trường tư thục lừng danh ở Massachusetts (Anh Quốc). Phong cách khá quý phái của ngoại trưởng Mỹ tương lai nhắc đến việc ông là hậu duệ của hai gia tộc Mỹ nổi tiếng, dòng họ Forbes và dòng họ Winthrop. Ngược lại, gia tài rất lớn của ông lại đến từ hai cuộc hôn nhân, nhất là cuộc hôn nhân thứ hai với bà Teresa Heinz, người thừa kế tập đoàn ketchup.
Xuất thân khá giả, John Kerry có tham vọng trở thành lãnh đạo nước Mỹ ngay từ khi còn nhỏ. Mẫu mực của tân ngoại trưởng Mỹ là cố tổng thống John Fitzgerald Kennedy (còn gọi là JFK). Theo tấm gương của JFK, John Kerry nhập ngũ, phục vụ trong hải quân và đi Việt Nam chiến đấu, với cương vị thuyền trưởng tầu tuần tra trên sông Mêkông. Chỉ ở Việt Nam trong bốn tháng, Kerry trở về Mỹ mang theo suốt đời một lý tưởng. Đó là thái độ chống lại mọi cuộc chiến « vô nghĩa » đe dọa mạng sống của thanh niên Mỹ. Kinh nghiệm Việt Nam của Kerry, cũng giống như Chuk Hagel – bộ trưởng Quốc phòng tương lai – là tương hợp với mối bận tâm hiện nay của Obama : Đưa quân Mỹ rút khỏi các cuộc chiến tại Afghanistan và Cận Đông.
Tuy nhiên, theo nhận định của Libération, quan điểm của nhà chính trị John Kerry không phải hoàn toàn là nhất quán trong chính vấn đề này. Nếu như năm 1991, ông bỏ phiếu chống cuộc can thiệp của Mỹ giải phóng Koweit khỏi Irak, thì năm 2002, ông lại ủng hộ cuộc chiến tại Irak, để rồi phê phán nó một cách quyết liệt sau đó. Simon Serfaty - một chuyên gia về chính trị quốc tế tại Center for Strategic and International Studies ở Washington - đưa ra nhận xét : « Kerry giống một diễn viên xiếc hơn là một lãnh đạo bộ Ngoại giao ».
Bốn năm hoạt động trên cương vị ngoại trưởng với các chuyến đi như thoi dệt, bà Hillary Clinton đã « để lại » cho người kế nhiệm một cục diện ngoại giao rối ren và nhiều nguy cơ bùng nổ hơn là vào năm 2009. Đơn cử : nội chiến ở Syria, Ai Cập bên bờ hỗn loạn, Iran chỉ còn vài tháng nữa là có bom hạt nhân, chiến tranh tại Mali, quan hệ với Nga xuống cấp và các căng thẳng mới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng…
Còn theo một chuyên gia chính trị quốc tế khác, Kerry sẽ chú ý đến khu vực Cận Đông, tương đối bị bỏ rơi dưới thời Clinton, cụ thể là thử tái khởi động lại tiến trình hòa bình Israel – Palestine và tìm cách mang lại một sự nhất quán nhiều hơn trong chính sách của Mỹ đối với các phong trào Mùa Xuân Ả Rập.
Pháp : Thông tri về mang thai hộ gây tranh luận
Một chủ đề chính trên trang nhất nhiều nhật báo Pháp là thông tri về việc mang thai hộ. Le Figaro chạy tựa « Mẹ mang thai hộ : Thông tri Taubira gây bão tố ». « Mang thai hộ thành chủ đề tranh luận » là tựa trang nhất La Croix.
Le Figaro cho biết, thông tri của bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira về việc công nhận quốc tịch Pháp đối với các em nhỏ do mẹ mang thai hộ sinh ra ở nước ngoài, đã gây ra một phản ứng dữ dội từ phía đảng đối lập UMP. Phe phản đối dự luật về hôn nhân đồng tính và quyền nhận con nuôi của các cặp đồng giới tính, phản đối quyết liệt thông tri này, vì cho rằng : Đây là một văn bản pháp lý dọn đường trước cho việc hợp pháp hóa quyền của các cặp nữ đồng tính có con với sự hỗ trợ của y học và các cặp nam đồng tính có khả năng có con thông qua mẹ mang thai hộ. Nhiều lãnh đạo đảng UMP lên tiếng đòi hủy bỏ thông tri này.
Để hiểu hơn về thông tri Taubira, liên quan đến việc mang thai hộ, Libération có bài « Mang thai hộ : hãy đi đi, (gần như) không có gì để xem cả ! ». Trả lời cho câu hỏi : « Liệu thông tri Taubira có phải là một trái bom không ? », Libération giải thích thông tri này chỉ nhắc lại một luật đã có. Đó là một đứa trẻ sinh là người Pháp, nếu như có bố hoặc mẹ là người Pháp. Nội dung của thông tri không phải là công nhận việc mang thai hộ, mà là nhắc lại yêu cầu thực tế của một số trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có hoặc cha, hoặc mẹ là người Pháp, nhưng không được công nhận quốc tịch.
Theo ông Alexandre Urwicz, đồng chủ tịch Hội các gia đình đồng tính (AFDH), có khoảng 500 đến 800 trẻ em con cái người Pháp ở vào tình trạng này. Đây là các em nhỏ do mẹ mang thai hộ sinh ra ở nước ngoài, vì người mẹ « thật » mắc các bệnh ở bộ phận tử cung, nên không có khả năng thụ thai.
Bộ Tư pháp Pháp nhắc lại, việc mang thai hộ bị cấm ở Pháp, thông tri không thay đổi quy định này, nên đây không phải là chủ đề tranh luận. Trong khi đó, ông Alexandre Urwicz, đồng chủ tịch Hội các gia đình đồng tính thì nhấn mạnh đến sự ngạc nhiên của ông trước thái độ thụ động của Pháp trong vấn đề công nhận quốc tịch đối với các trẻ em này, khi mà nhiều nước Châu Âu khác, cũng không thừa nhận mang thai hộ, như Đức, Tây Ban Nha, vẫn dễ dàng cấp cho các em bé trong trường hợp tương tự một chứng nhận quốc tịch.
Thảm họa nhân đạo chưa từng thấy tại Syria có thể xảy ra
Về thời sự quốc tế, Le Monde cảnh báo tình trạng khủng hoảng nhân đạo tại các vùng nổi dậy tại Syria qua bài viết « Syria : Thảm họa nhân đạo nhãn tiền với quy mô lớn chưa từng thấy », với nhận định sự hỗn loạn tại miền Bắc khiến đời sống của người tỵ nạn trở nên hết sức khó khăn và cản trở hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.
Phóng sự của Le Monde nhan đề « Người tỵ nạn Syria trốn chạy khỏi các trận đánh, bị bỏ mặc », đưa độc giả đến với một trong các vùng tỵ nạn được coi là lý tưởng ở Syria : làng Atmé, với khoảng 6.000 dân trước khi xảy ra nội chiến. Nằm lọt giữa hai đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỹ, ngôi làng nhỏ cực bắc Syria này gần như không hề bị không quân Syria tấn công, ngoại trừ một lần duy nhất vào cuối năm ngoái. Đây cũng là cánh cửa mở ra cho người tỵ nạn chạy sang nước Thổ. Chính vì vậy, Atmé đã thu hút rất nhiều luồng người tỵ nạn.
Tuy nhiên, Ankara đã quyết định đóng cửa biên giới tại khu vực này vào tháng 8/2012, khiến dòng người tỵ nạn tắc lại. Hiện tại có đến 17.000 người tỵ nạn khắp nơi đổ về đây. Cứ tốc độ thế này, đến hè tới, dự kiến sẽ có khoảng 50.000 người tỵ nạn tại Atmé.
Điều kiện sống và vệ sinh trở nên ngày càng xấu. Bệnh xá ghi nhận, riêng trong tháng trước đã có 1.100 ca bệnh viêm gan B. 31/12, hỏa hoạn khiến 7 người chết. Khi trời mưa, các lều ngập nước và có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Một tổ chức nhân đạo lớn làm việc tại đây cho biết, họ rất ngạc nhiên, khi không hề thấy ai làm nhiệm vụ ghi nhận thông tin về những người tỵ nạn. Đồ cứu trợ thì có nhiều, nhưng việc phân phối tiến hành không có tổ chức. Nguyên nhân của thực trạng vô tổ chức này là : các cơ quan Liên Hiệp Quốc đều nằm ở bên kia bên giới và không cử người sang, vì chính quyền Damas không chấp nhận cho Liên Hiệp Quốc tham gia các hoạt động nhân đạo các vùng thuộc kiểm soát của quân nổi dậy. Giám đốc trại ty nạn Atmé tuyên bố, nếu tình hình này kéo dài, thì chắc chắn sẽ có nhiều bệnh tật và các rối loạn.
Tình trạng tại các trại tỵ nạn khác cũng ngày càng trở nên tồi tệ. Các trại tỵ nạn thường trở thành hậu cứ của lực lượng Quân đội Syria Tự do. Đây là nơi các binh sĩ quân nổi dậy gửi gắm người thân, tới nghỉ ngơi hoặc tìm đồ tiếp viện.
Cũng trong hồ sơ Syria trên Le Monde, có bài « Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Lakhdar Brahimi hối thúc Hội đồng Bảo an hành động khẩn cấp ». « Syria : các nước vùng Vịnh rút tiền ra » là hàng tựa một cụm tranh cho đề tài Syria trên Libération.
Liên hoan tranh hoạt hình Angoulême – Pháp
Về văn hóa, liên hoan tranh hoạt hình – BD - Angoulême lần thứ 40, miền nam nước Pháp, là chủ đề được nhiều báo Pháp quan tâm. Le Figaro nhận xét : « với khoảng 220.000 du khách hàng năm, bảo tàng BD tuyệt vời, bảy trường học cống hiến cho môn nghệ thuật thứ 9, cũng như nhiều trò chơi video, Angoulême đã biến cuộc hội ngộ của những người hâm mộ thành một cơ hội cho một cuộc cách mạng văn hóa ».
Libération thì dành cho chúng ta một số ra đặc biệt, được minh họa hoàn toàn bằng các tranh BD.
Triển lãm rô bốt tại Paris
Còn tại Paris, qua bài « Rô bốt tốt, rô bốt hung bạo và rô bốt bất lương », Le Monde giới thiệu về cuộc triển lãm « Và con người… đã tạo ra rô bốt » tại Bảo tàng nghệ thuật và nghề nghiệp (Musée des arts et métiers), từ tháng 11/2012 cho đến 03/03/2013, đặc biệt hướng đến các công chúng nhỏ tuổi.
Cho đến nay, triển lãm đã tiếp đón gần 50.000 khách thăm. Theo giám đốc bảo tảng, đây là một triển lãm thành công nhất, kể từ sau triển lãm « Muséogames », dành cho các trò chơi video cách đây hai năm.
Nhiều loại rô bốt được trưng bày ở đây, từ các người máy trong lĩnh vực quân sự, đến rô bốt phục vụ y học… Cuộc trưng bày còn cho người xem nhìn lại lịch sử phát triển của rô bốt, với những nhiệm vụ nguy hiểm và phức tạp mà chúng có thể làm thay cho người. Tuy nhiên ngày càng xuất hiện nhiều hơn các rô bốt trong cuộc sống hàng ngày, như : rô bốt đọc sách, rô bốt diễn viên, rô bốt giúp trẻ học bài…
Một trong các chủ đề chính của cuộc triển lãm gợi nhiều suy nghĩ, đó là tương lai nào cho các rô bốt. Làm việc thay con người trong các công việc khó khăn và nặng nhọc, liệu rô bốt có thể thay thế con người trong các hoạt động xã hội thông thường khác hay không ?
Rời khỏi bảo tàng, một trong những điều mà các du khách nhí có thể nhận ra là, có rất nhiều rô bốt tài giỏi, nhưng sức mạnh của chúng không phải là không có vấn đề. Hiểu được các sức mạnh và những giới hạn của rô bốt là « một sự nhập môn vào triết học » đầy ý nghĩa với một du khách nhỏ.
 
 

BIỂN ĐÔNG.NET. *HẢI QUÂN NHẬT

Hải quân Nhật lặng lẽ gia tăng sức mạnh


BienDong.Net: Trong khi sức mạnh hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc thu hút được sự quan tâm đặc biệt của thế giới, lực lượng hải quân tiên tiến của Nhật Bản được đánh giá là phần chìm "đáng gờm" của tảng băng.


Trong khi tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thu hút được sự quan tâm của quốc tế vì nhiều lý do, mà hầu hết là tiêu cực, thì một trong vài nhân tố tích cực là cả hai bên cho đến nay đều từ chối phái quân đội “vào cuộc”.


Ít nhất là cho tới thời điểm này, các cuộc đối đầu vẫn chỉ giới hạn ở lực lượng bảo vệ bờ biển và các tổ chức bán quân sự.


Với giới chiến lược gia và các nhà báo theo dõi vấn đề quân sự, điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc và Nhật vẫn “tung hỏa mù” về cách thức đối phó với tình huống bất ngờ. Với sự phát triển cực thịnh, hải quân nước xanh Trung Quốc đang được lên kế hoạch trang bị tàu đổ bộ chở trực thăng (LPD) loại 071, tàu khu trục nhỏ mới loại 52D, tàu khu trục loại 51A hay Liêu Ninh, tàu sân bay lớp Kusnetsov. Còn phía Nhật thì sao?





Tàu chở trực thăng lớp Hyuga có trang bị tổ hợp tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa chống tàu ngầm RUM-139. Tàu có thể chở 11 trực thăng hạng trung, hạng nặng các loại ( ảnh Internet )


Trở lại vào tháng 10/2012, James Holmes, chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ, đã dẫn chứng thuyết phục rằng Nhật có một đội “hải quân Chiến tranh Lạnh” được thiết kế nhằm đáp ứng những nhiệm vụ cụ thể, theo đối tác đôi bên cùng có lợi với Mỹ. “Theo phân công lao động được vạch ra giữa hải quân hai nước, Hải quân Mỹ cung cấp hỏa lực tấn công, như tàu sân bay và các phương tiện tiên tiến khác của cuộc chiến. Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) hành động với tư cách là người lấp chỗ trống, khiến họ thành thục trong những sứ mệnh “hậu trường” như dọn mìn, chống tàu ngầm và tấn công tàu ngầm”.


Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra tiếp theo là liệu Nhật có làm gì để thay đổi tình hình hiện nay, và nếu có thì sẽ như thế nào.


Phát biểu với tạp chí quân sự IHS Jane’s hồi tháng 10, Đô đốc Katsutoshi Kawano, tổng tham mưu trưởng JMSDF, có vẻ như muốn củng cố thêm tàu hơn là mang cơ hội mới lên tàu. Ông nhấn mạnh đến vai trò của Nhật trong các cuộc tập trận rà phá mìn quốc tế gần đây và những hợp đồng mua mới như một tàu khu trục chống tàu ngầm (ASW) trọng tải 5.000 tấn, hai máy bay tuần tra biển Kawasaki P-1 (MPA) thay thế cho đội P-3C Orion già cỗi hiện nay và hiện đại hóa dịch vụ của các hệ thống chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám (C4ISR).


“Việc phát triển C4ISR và ASW phù hợp với mục tiêu nâng cấp các khả năng cụ thể của JMSDF”, Đô đốc Kawano nhấn mạnh. Ông cũng đề cập đến việc nâng cấp hai tàu khu trục để chúng có thể tham gia vào hệ thống phòng vệ tên lửa đạn đạo SM-3 của Nhật, cùng với việc mở rộng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.


Cho tới nay, có điều không ai để ý tới, đó là không ai có thể cáo buộc JMSDF theo đuổi chương trình nghị sự bành trướng, bởi đây chỉ là sự gia tăng đều đặn cho khả năng “phòng thủ” đã có. Nhưng nếu nhìn vào các bằng chứng về thái độ khá chủ động để phù hợp với chính sách “phòng thủ tích cực” mới của Nhật, và sau đó là một số vụ mua bán cùng các cuộc tập trận gần đây, thì có nhiều điều thú vị để bàn đến.


Sự gia tăng đầu tiên là các tàu sân bay trực thăng mới 22DDH, mà chiếc đầu tiên hiện đang được IHI Marine đóng ở Yokohama và sẽ hoàn thành vào năm 2015. Với chiều dài 248m và trọng tải 27.000 tấn, nó sẽ vượt trội các “tàu khu trục trực thăng” lớp Hyuga, trọng tải 19.000 tấn hiện đang là tàu lớn nhất của JMSDF.





Tàu Khu trục hạm lớp Akizuki của hải quân Nhật có lượng giãn nước 6.800 tấn, dài 150,5m. Tàu vũ trang tên lửa hành trình đối hạm Type 90 (tầm bắn 200km), tên lửa đối không tầm trung RIM-162, tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 (chứa trong 32 ống phóng thẳng đứng), ngư lôi 324mm và pháo hạm ( ảnh Internet)


Không giống như tàu Hyuga và tàu “chị em” của nó, Ise, 22DDH sẽ không được trang bị hệ thống phóng ngư lôi trên boong. Thay vào đó, hỏa lực phụ thuộc vào 7 trực thăng ASW trên tàu. Có một điều đặc biệt với 22DDH là nó có thể dễ dàng ghép đôi, trở thành tàu sân bay hạng nhẹ, để lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ có thể dùng trong các hoạt động viễn chinh. Tuy nhiên boong không được đánh giá tốt.


Cùng với những tàu ASW trong hạm đội tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng tàu đổ bộ lưỡng cư, vốn bị giới hạn bởi Điều 9 của Hiến pháp, là một trong số ít các hoạt động được JMSDF triển khai. Nhưng điều thú vị là, đây không phải là khả năng mới. JMSDF đã có tàu lưỡng cư thực sự, đó là 3 tàu đổ bộ lớp Oosumi 14.000 tấn (chính thức là tàu đổ bộ xe tăng) từ cuối những năm 1990. Điều thay đổi chỉ là nhận thức về mối đe dọa. Cho đến gần đây JMSDF không huấn luyện đổ bộ lưỡng cư và cho đến nay vẫn cự tuyệt với lời kêu gọi thành lập lực lượng thủy đánh bộ.


Nhưng điều này đang thay đổi. Ở Guam vào cuối năm 2012, lính lục quân Lực lượng phòng vệ Nhật (JGSDF) đã tham gia huấn luyện đổ bộ cùng với lính thủy đánh bộ Mỹ trên “các đảo thật” – theo lời của một phát ngôn viện Bộ quốc phòng Nhật. Ngoài ra, Đô đốc Kawano cũng nhấn mạnh các đảo ngoài khơi Nhật vẫn rất dễ bị tấn công. JGSDF gần đây đã có một cuộc diễn tập đổ bộ lưỡng cư khác, mặc dù cuộc diễn tập được thực hiện từ trực thăng chứ không phải từ tàu.


Về trung hạn và dài hạn, Bộ quốc phòng Nhật cũng lo ngại tới những tình huống bất ngờ xung quanh Okinawa. Một bản kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật bị rò rỉ năm 1997 cho thấy các đảo Miyako và Ishigaki đều được xem là những mục tiêu có khả năng bị Trung Quốc tấn công, để mở đường cho hải quân Trung Quốc phá vỡ vành đai đảo đầu tiên để tiến vào Thái Bình Dương.





Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Oyashio của Nhật có lượng giãn nước 4.000 tấn, dài 81,7m ( ảnh Internet)


Song cần phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là tình huống bất ngờ: cần phải có sai lầm nghiêm trọng để Trung Quốc quyết định xâm chiếm lãnh thổ Nhật nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng giữa hai nước. Và dĩ nhiên, nếu cuộc xâm lược đó có liên quan đến Okinawa, thì lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đóng ở trại Courtney trên đảo chính chắc chắn sẽ là thành phần chủ lực tham gia phản ứng.


Nhưng khi gạt qua những viễn cảnh tồi tệ đó và trở lại với thế giới thực, hải quân Nhật đã sẵn sàng đối mặt với một vài thực tế mới. Việc hai tàu khu trục của JMSDF tham gia vào sứ mệnh chống hải tặc quốc tế ở Vịnh Aden đã mang lại những kinh nghiệm quý báu. Trong khi đó các P-3C đóng ở Djibouti cũng là cơ hội tập huấn tuyệt vời cho các phi công. Giờ đây họ đang đợi các máy bay tuần tra biển mới Kawasaki P-1. Trong khi đó, quan tâm gần đây của Thủ tướng Abe đối với máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk có thể tăng thêm công cụ mới, đầy mạnh mẽ cho hệ thống do thám, giám sát quanh các đảo tây nam…Liệu JMSDF đã sẵn sàng có thái độ quyết liệt hơn hay chưa vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có vẻ như JMSDF cũng giống như toàn bộ Lực lượng phòng vệ Nhật, đang chuyển hướng, dù chậm chạp, từ “hậu trường” Chiến tranh Lạnh sang vai trò đa sứ mệnh, bao quát hơn.


BDN ( bài trên tạp chí Diplomat theo bản dịch của báo Dân Trí )


Tin cũ hơn:

VUA LÀM BÁO * DÂN OAN

Dân oan (1)

 

NÀY THÌ "DÂN OAN" - Tập 2


“Mình biết, mấy cậu lãnh đạo xã gặp nhà báo cứ như là gặp ma. Mà thế đéo nào ở đây bỏn ghét nhà báo thế không biết. Nghe nói những năm qua các vị này bị hành ác chiến lắm, báo mình lắm lúc cũng tệ bỏ mẹ, về đéo biết đúng sai thế nào cứ lên bài chửi loạn, kể cũng tài, báo ta cứ về là nhè mấy ông khiếu kiện mà gặp, yêu thế chứ lị!"

Tìm hiểu ra mới biết, ban đầu là “dân” đóng góp tiền để thuê nhà báo, mỗi khẩu là 100.000đ, sau tăng lên 200.000đ tùy từng đợt. Họ chia thành từng tổ, ngõ xóm để đi thu. Những nhà nào không đóng, ăn rủa rủa nhục như chó!

Ở đâu ủng hộ, thì mình không biết, nhưng chắc chắn có cái nhóm bán thức ăn gia súc, bán phân đạm cho 3 xã. Thu hồi mẹ nó đất thì phân bán được cứt. Và đám đang thuê đất của các hộ để làm trang trại nữa, nghe nói đất đã đền bù Giải phóng mặt bằng rồi nên những thằng thuê đất không phải trả tiền thuê, hộ nào còn sản xuất thì cứ sản xuất. Thế nên cứ tài trợ cho nhóm kia, được lên thì mình cũng lên. Mà khiếu kiện càng kéo dài thì mình cứ chăn nuôi, cứ hưởng lợi thôi. Nghe nói quỹ này có lúc lên đến cả tỷ bạc. Hình như CA điều tra thu quỹ nhưng không hiểu sao không xử lý được!?

Có tiền, họ đi thuê cả luật sư, nhà báo về đông lắm. Chả biết cụ tỷ thế nào nhưng chuyện văn phòng luật sư Bách Sự Thuận đã nhận của nhóm này 200 triệu thì cả làng biết. Vì phải công khai chi tiêu mà. Văn phòng này là của mấy ông Đinh Tiến Hùng trước làm bên VKS quân sự về hưu lập lên, tư vấn về đường đi nước bước, đi toàn những chỗ hiểm. Khắp các cơ quan trung ương, các bộ, ban ngành đi ráo không xót chỗ nào. Cứ nói đến đoàn Văn Giang là Công an Hà Nội chỉ nước vái vì độ bựa của họ. Nghe mấy ông khoe chiến tích vừa ỉa được bãi trên cổng 35 Ngô Quyền có vẻ tự hào lắm. Bảo vệ ra bảo đề nghị bà con không phóng uế bừa bãi, liền có bà tên Dơi ra nói “ai là bà mày, ai là con mày?” rồi tụt mẹ nó quần ra, ông bảo vệ kia chạy mất dép. Đi nhiều vậy nhưng vì có luật sư nên dân oan Văn Giang cũng khôn lắm, mấy bác ở trên không chỉ đạo quyết liệt nên họ cứ nhơn nhơn. Họ thừa biết các bác đang bận bàn về quan điểm!?

Thuê luật sư, tiêu chán chưa hết tiền thì quay sang thuê thêm các nhà báo về, viết thả phanh. Cứ chửi được bọn doanh nghiệp, chính quyền là lấy tiền. Gúc trên mạng thì đầy rẫy. Đéo mẹ mỗi bài sủa lên được thì cũng 10tr ngon. Lại được tiếng là thời sự nữa chứ. Mình thấy mấy đứa bên Nông nghiệp về, cấm đứa nào nói ủng hộ CNH- HĐH, đô thị hóa. Đm toàn chửi Công phá nông thôi. Nó cứ mang cái nghị quyết tam nông ra nó dọa mình. Mà nghĩ cũng đúng, nó phải bảo vệ tư liệu sản xuất của nó chứ. Có cứt mà nó ủng hộ lấy đất nông nghiệp ý. Thực hiện đúng tôn chỉ mục đích báo ngành đấy. Nhưng đcm nó, nó ăn tiền mồ hôi nước mắt của người nông dân đấy ạ.
………………………………..

Đận này, phong phanh nhưng không kém phần hừng hực, lại đang diễn trò lệ quyên để chữa trị cho chân của em hót gơn, 50k/suất, đại khái thế, tiền có đến em hót gơn chân dài này không, thì chỉ có chúa biết, em hót gơn biết, đám “dân oan đầu lãnh” này biết, và hehe …..mình biết, thế mới tài!

Mình khâm phục tờ Tuổi trẻ, lăn lộn với dân đến thế là cùng, “dân oan” Văn Giang vừa chuẩn bị “kế hoạch xuống đồng”, đã thấy phóng viên Tuổi trẻ ngồi chồm hỗm, trang thiết bị tác nghiệp đầy đủ, thông tin còn nhanh nhạy hơn đám an ninh, nể thật!

Tay phóng viên này, thực hiện đúng phương châm sát ván với “dân oan”, từng ăn cùng mâm và hehe ngủ cùng phản với đám Lê Văn Chi, Lê Thạch Bàn như mình đã viết, và khi biết rằng, tay này mới chỉ là cộng tác viên, thì sự nể phục lại tăng thêm bội phần.

Lãnh đạo Tuổi trẻ biết không? Mình nghĩ là không biết, vì nếu biết, chẳng ai cho đám nhân viên của mình xây dựng hình ảnh một tờ báo hoành tráng, trở thành hình ảnh của một con chó đói giơ xương thè lè dãi nhớt, đám “dân oan” nhứ nhứ khúc xương cùi ở đâu, là chạy rông ở đó, ăn chực nằm chờ kiếm vài xu lẻ, mình biết, vài xu lẻ là cụ thể bao nhiêu, nhưng tạm không nói.

Tay này, có biết sự thật về diễn biến, bản chất của đô thị Văn Giang, và chân dung của đám “dân oan” không? Thừa biết!

Biết, mà tại sao lại thế? Hỏi – đã là trả lời!

Tay phóng viên kền kền này, là ai, và đã bẻ bút, đút phong bì như thế nào? Tự Điệp, họ Hoàng, vào thằng gúc, hỏi anh Bàn ở Văn Giang và tay Điệp Hoàng tờ Tuổi trẻ, ra ngay lập tức.

DG
Chuyên mục: , , , ,



QUAN LÀM BÁO * SAO KHÔNG OÁNH TAO?

Friday, February 1, 2013

SAO THẦY TRÒ ĐỒNG CHÍ X KHÔNG KHỞI KIỆN QUAN LÀM BÁO NHỈ!

Quanlambao - Sau khi New York Times đăng tải những bài tố cáo về tham nhũng của Cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo thì tòa báo này bị Trung Quốc liên tục tấn công. Hóa ra nó cũng na ná như cái kiểu Hackers tấn công Quân làm báo!

Khi NYT công bố 'chút chút' 'thâm cung bí sử' của Ông Gia Bảo thì kể từ ngày đó cũng là ngày đối mặt với tin tặc. Tại sao Ông Ôn GIa Bảo không khởi kiện NYT đi! Một tờ báo lớn vậy mà kiện cũng thu được tiền tỷ đó!
Bịt Miệng nhân dân
Thủ Tướng & NHóm thâu tóm
Tại sao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?

Rõ ràng Trung Quốc đang ngán ngại nếu kiện NYT thì sẽ trấn động địa cầu vì những bằng chứng tham nhũng không những của Ôn GIa Bảo mà có thể của nhiều giới chóp bu Trung Nam Hải sẽ được phơi bày thật sự trước Tòa Án liên bang Hoa Kỳ! Vì NYT là của Mỹ chính hiệu nên Trung Quốc đành chơi bẩn! Gần 1.4 tỷ dân rồi, thất nghiệp nhiều lắm, có cho một mớ ngoài đó canh mấy cái máy để Hack cũng chẳng tốn kém là bao! Nhất là nếu sử dụng 'đám tù nhân' thì lại chẳng phải trả tiền!

Quay trở lại Quan làm báo, tại sao thầy trò đồng chí X không kiện Quan làm báo ở  Hoa Kỳ nhỉ! Nếu đã 'biết' máy chủ đặt ở nhà bà Cựu nghị bị đuổi thì cứ cho Luật sư đến California mà khởi kiện? Mà lại cũng chơi trò Bẩn: Tin tặc, suốt ngày hack vào Quan làm báo vậy?! Không những thế còn khiến Tướng Hưởng lại 'vất vả' tối ngày phải hò hét chửi bới mấy thằng lính sao không đánh sập Quan làm báo mà lại để mấy tờ 'gà nhà' bị đánh sập trước!

Nếu đồng chí X thấy mình oan trái sao không 'mạnh dạn' khởi kiện nhỉ? Cần gì phải ra cái Văn bản hèn mọn 7169 để cả thế giới người ta cười chê vậy! Quan làm báo sẵn sàng 'hầu' Thầy trò đồng chí X nếu đồng chí 'chơi ngon' kiện Quan làm báo về tội 'vu khống' đấy! Khi đó bàn dân Thiên hạ sẽ tha hồ mà được thưởng thức 'sơn hào hải vị' của chốn"Cung đình"!

Quan làm báo sẽ cho bà con xem Cô gái rượu và chàng rể quý đang đầu tư vào đâu tại Las Vegas để bà con Việt Nam sang đánh bài thì đến ủng hộ nhé!
Thám tử Quan
Trung Quốc tấn công mạng báo Mỹ

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Nguồn: AFP)

Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc rằng nước này đã tấn công hệ thống mạng của tờ New York Times, vụ tấn công mà tờ báo cho là liên quan tới việc báo này có bài điều tra về tài sản của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

“Các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã phản ứng rõ ràng đối với những cáo buộc vô căn cứ của tờ New York Times,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh.

Ông Hồng Lỗi cũng cho rằng việc NY Times tự ý kết luận mà thiếu những bằng chứng rõ ràng là việc làm vô trách nhiệm, đồng thời cho biết Trung Quốc cũng là nạn nhân của tấn công mạng và luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm những hành vi của các tin tặc.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng ra thông báo nói rằng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không bao giờ ủng hộ bất kỳ hành vi tấn công mạng nào.

“Các cuộc tấn công mạng có bản chất xuyên quốc gia và vô danh; bất kỳ cáo buộc nào rằng quân đội Trung Quốc tấn công các trang web mà không có bằng chứng xác đáng là thiếu chuyên nghiệp và vô căn cứ,” thông báo được gửi tới AFP cho hay.

Trước đó, báo Mỹ The New York Times nói họ đã trở thành nạn nhân của các tin tặc có thể có liên hệ với giới quân sự Trung Quốc.

[New York Times khẳng định bị tin tặc Trung Quốc tấn công]

Trong bốn tháng qua các tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống máy tính và đánh cắp các mật mã của nhân viên trong tòa báo và NYT hiện đang tiến hành điều tra, tập trung vào các thư điện tử của trưởng đại diện báo tại Thượng Hải, David Barboza.

Barboza đã viết một phóng sự đăng ngày 25/10 trong đó nói người thân của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kiếm được hàng tỷ USD trong các vụ làm ăn. NYT nói họ đang tiến hành điều tra với sự trợ giúp của các chuyên gia an ninh mạng từ bên ngoài, loại bỏ những kẻ xâm nhập và ngăn chặn chúng đột nhập vào hệ thống mạng của tòa báo một lần nữa.


“Các tin tặc Trung Quốc, sử dụng những biện pháp mà một số tư vấn của chúng tôi cho là có liên hệ với cách làm của quân đội Trung Quốc trong quá khứ, đã đột nhập vào mạng của NYT,” tờ báo cho biết. Các tin tặc ăn cắp những mật mã và nhắm vào máy tính của 53 nhân viên tờ báo, bao gồm cựu trưởng đại diện Bắc Kinh Jim Yardley, hiện là trưởng đại diện Nam Á của báo ở Ấn Độ.

Tờ báo nói các tin tặc có thể muốn tìm “tên những người có thể đã cung cấp thông tin cho ông Barboza.” “Họ đã có thể phá hoại hệ thống của chúng tôi,” trưởng bộ phận thông tin của tờ báo Marc Frons nói. “Nhưng có vẻ họ không muốn làm như thế.”

NYT đã yêu cầu công ty AT&T, đơn vị quản lý mạng của tờ báo, theo dõi các hoạt động bất thường sau khi xuất hiện cảnh báo từ những quan chức Trung Quốc rằng việc tờ báo điều tra tài sản của gia đình ông Ôn có thể “gây ra hậu quả”.

NYT cũng đã báo cáo vụ việc cho Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), nhưng do những cuộc tấn công vẫn diễn ra sau khi bài điều tra về gia đình ông Ôn đã được đăng, NYT đã thuê thêm công ty an ninh mạng Mandiant vào ngày 7/11./.

Trần Trọng (Vietnam+)

Thursday, January 31, 2013

WIKILEAK * NGUYỄN TẤN DŨNG

 

                                  

         Thông Tấn Xã VangAnh

Wikileaks  Published Secret Documents on The Vietnamese Prime Minister :
Wikileaks Công Bố  Tài Liệu Bí Mật Về Thủ Tướng Việt Nam  : 


Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh cao quyền lực

Published on October 5, 2012  
 

Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã tìm hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.

Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường trình trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Ðốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lý do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đã lên như diều gặp gió.

Theo một công điện của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Ðốn, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có sự nghiệp chính trị rất thuận buồm xuôi gió, vì được sự hậu thuẫn của cả Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, thuộc thành phần bảo thủ, và Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)
‘Người con Kiên Giang’
Công điện cho biết, theo lời ông Bùi Ngọc Sương, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng ra đời tháng 11 năm 1949 ở tỉnh Cà Mau, và sau đó theo gia đình dọn hẳn về Kiên Giang.
Ông Sương cho hay, cha của ông Dũng là một lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), bị giết chết khi ông Dũng còn tấm bé. Sau cái chết của cha, ông Dũng cũng gia nhập MTGPMN. (Lý lịch của ông Dũng ghi rằng ông gia nhập Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam vào năm 1961, khi mới được khoảng mười hai, mười ba tuổi, và gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1967.)

Vẫn theo lời chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng từng là y tá cứu thương cho MTGPMN, và trong thời kỳ chiến tranh, được lên chức đội trưởng đội phẫu thuật Kiên Giang. Ðịa bàn hoạt động của ông Dũng lúc đó là rừng U Minh, nơi một thời là thành trì vững chắc của MTGPMN.
Sau 20 năm phục vụ trong quân đội, ông Dũng giải ngũ năm 1981 với chức vụ thiếu tá, rồi được đưa về đào tạo ở Học Viện Chính Trị Nguyễn Ái Quốc của đảng CSVN tại Hà Nội, nơi ông đã lấy được bằng cử nhân luật và bằng tốt nghiệp về nghiên cứu chính trị.

Sau khi tốt nghiệp Học Viện Chính Trị, ông Dũng được bổ nhiệm làm phó Trưởng Ban Cán Bộ và Tổ Chức Tỉnh Ủy Kiên Giang.
Một đoạn trong công điện viết:
"Dũng nhanh chóng thăng quan tiến tiến chức trong hàng ngũ đảng cấp tỉnh. Chỉ trong vòng một thập niên, ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang, đồng thời là thành viên Ðảng Ủy Quân Khu 9.

Năm 1986, tại Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ 6, Dũng được bầu là ủy viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Cuối năm 1994, ông được chuyển về Hà Nội để nhận chức thứ trưởng Bộ Nội Vụ (sau này được đổi tên thành Bộ Công An).”
Công điện cũng cho biết, với Kiên Giang, ông Dũng luôn là người con gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn.
Theo giới chức tỉnh Kiên Giang, ông Dũng thường xuyên về thăm quê và cắt cử nhiều người gốc Kiên Giang, hay thuộc đồng bằng Sông Cửu Long vào những vai trò quan trọng tại Hà Nội.
Công điện tiết lộ:
“Một nguồn tin đáng tin cậy tại Kiên Giang nói với Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ rằng, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh cũng là người được Dũng đỡ đầu và giúp trở thành người kế nhiệm ông làm bí thư tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó ra Hà Nội.”

Cũng theo công điện, một vài người Kiên Giang khác được ông Dũng nâng đỡ.
“Dũng còn bổ nhiệm ông Huỳnh Vĩnh Ái, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Kiên Giang vào chức phó chủ tịch của Ủy Ban Thể Dục Thể Thao quốc gia, một chức tương đương với Thứ trưởng. Ở chức vụ này, Ái được trao trách nhiệm điều hành việc hợp pháp hóa một số những hình thức cá cược thể thao. Ngoài ra, Dũng cũng đưa cựu giám đốc Sở Y Tế tỉnh Kiên Giang là ông Trần Chí Liêm ra Hà Nội, và giờ đây Liêm là thứ trưởng Bộ Y Tế.”

Tả phù hữu bật
Giải thích con đường quan lộ thuận lợi của Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick dùng những cụm từ như “Ties of Blood” hay “Blood Debt” để mô tả thâm tình giữa Nguyễn Tấn Dũng với cả hai cánh tả lẫn hữu của đảng CSVN.
Ông Seth Winnick viết trong công điện:
“Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt.”



Công điện giải thích:
“Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng.

Ðó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Ðức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.”

Công điện còn cho biết các giới chức đồng bằng sông Cửu Long, “dù không lạm bàn về khuynh hướng chính trị của Dũng,” tỏ ra “rất hãnh diện về người con yêu xứ Kiên Giang.”
Công điện ghi rõ nhận xét của người Kiên Giang về Nguyễn Tấn Dũng: “Dũng là một người bộc trực thẳng thắn, dám nói, dám làm, không ngại có những quyết định táo bạo. Thí dụ, ông là người đầu tiên trong nhóm lãnh đạo cao cấp dám gửi con qua học đại học tại Hoa Kỳ.”
Các viên chức Kiên Giang cũng đánh giá rằng, liên hệ của ông Dũng với cả cựu Chủ Tịch nước Lê Ðức Anh và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “giúp ông có thế để chống chỏi với áp lực từ cả hai phía bảo thủ và cấp tiến.”



Ngoài thân thế của Nguyễn Tấn Dũng, một công điện khác, từ tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gửi về cho Bộ Ngoại Giao, ngày 5 tháng 6, năm 2009, cho thấy rõ hơn về con người này, khi mô tả việc Nguyễn Tấn Dũng từng chiếm độc quyền trang nhất của các tờ báo in cũng như báo mạng lớn, để dành cho bài ai điếu của ông, viết trong dịp giỗ đầu của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
Giành giựt chức thừa kế
Công điện cho biết, “chỉ một năm sau cái chết của vị cựu Thủ Tướng cấp tiến Võ Văn Kiệt, giới ủng hộ ông Kiệt than phiền là lãnh đạo đảng cộng sản đương thời hoàn toàn phớt lờ những cải tổ mà ông Kiệt đề nghị, dù muốn bảo vệ di sản của ông.”
Cũng theo công điện, thì mặc dù tỏ ra không mấy tin tưởng vào viễn ảnh của việc cải tổ, giới trí thức Sài Gòn, kể cả những người đã dấy lên phong trào phản đối rầm rộ chính sách khai thác Bô Xít của đảng, cũng công nhận rằng “chủ trương cởi mở và sự thẳng thắn của Kiệt tiếp tục tạo cho họ nguồn cảm hứng để tiếp tục con đường cải cách, và dân chủ hóa Việt Nam mà ông đã vạch ra.”

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ đánh giá cao nỗ lực của Nguyễn Tấn Dũng trong việc “dùng hoài niệm Võ Văn Kiệt” để “làm hồi sinh hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo có khuynh hướng cải tổ.”
Thay vào đó, công điện nhận định rằng, người ta (giới trí thức Sài Gòn) “nói về một khoảng trống trong phe cải cách, bởi vì ngày nay, ngoài ông Kiệt ra, không ai hội đủ cả tinh thần cách mạng lẫn uy tín về cải tổ.”
Một đoạn trong công điện viết:
“Ở Việt Nam, ngày giỗ là một cột mốc quan trọng, và theo truyền thống, trách nhiệm cử hành nghi lễ giỗ hàng năm được trao cho người thừa kế.”

Vì vậy, công điện cho biết, vào ngày 28 tháng 5, giới quan tâm tại Sài Gòn đã “chau mày” trước việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị cho tất cả những báo in và các trang báo điện tử lớn, hai ngày trước ngày giỗ của Võ Văn Kiệt, phải đăng một bài viết của Dũng nhân dịp này.
Công điện nêu rõ:
“Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn được cho biết là giới truyền thông nhận chỉ thị trực tiếp từ phủ Thủ Tướng, là bài điếu văn của ông phải được đăng ở trang nhất, và không bài viết nào được đi trước bài của ông.”
Theo nhận định của đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bài viết của thủ tướng “chẳng đặc sắc gì hơn một bài tán dương lãnh đạo tiêu biểu, ca tụng ông Kiệt như một chiến sĩ giải phóng nhiệt thành, nhiều sáng kiến, đi tiên phong trong việc hòa giải dân tộc và cải cách kinh tế.”

Thế nhưng, sau khi bài viết của Dũng được công bố, “một loạt các bài viết khác đua nhau xuất hiện.”
Và, “rất nhiều bài viết cả trên báo ‘lề phải’ lẫn cộng đồng blog, mô tả ông Kiệt là vị lãnh đạo cuối cùng của ‘thế hệ đổi mới’: một nhà cải cách vĩ đại, hòa giải; nhưng trên tất cả, là một người ủng hộ dân chủ ở một vị trí độc đáo, có nhiều uy tín và dám công khai kêu gọi cải cách.”
Công điện cho biết thêm là những nhà quan sát chính trị tại Sài Gòn nói với tòa lãnh sự Hoa Kỳ là họ “đánh giá hành động của Dũng là một nỗ lực “khôi phục lại hình ảnh của mình như là một người ủng hộ cải cách.” Và, đặc biệt là để “thu hút sự ủng hộ của giới trí thức cổ xúy cải cách, trong thời gian gần đây đã liên tục chỉ trích chính sách khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính quyền.”
Tuy nhiên, công điện kết luận:
“Trong bối cảnh mà ước nguyện và tư tưởng của Võ Văn Kiệt không được mấy tôn trọng trong năm qua, mánh khóe của Dũng không những đã chẳng giúp ông kiếm được tí điểm nào trong giới trí thức mà còn phản tác dụng.”
Đăng bởi

Wednesday, January 30, 2013

THƠ XƯỚNG HỌA



RƯỢU
(Thủ vĩ ngâm)
Bài xướng Trần Cảnh Hân
(1909 - 2006)
Rượu là linh dược dám khinh đâu
Rượu thiếu, lương y phải lắc đầu
Rượu có lượng liều tăng bổ dưởng
Rượu vô điều độ hại dài lâu
Rượu nâng phẩm giá chàng thanh lịch
Rượu giảm uy nghi gã bá hầu
Rượu dở rượu hay tùy kẻ uống
Rượu là linh dược dám khinh đâu
An Lưu, Quảng Trị
RƯỢU
( Những từ đầu RƯỢU đọc trên xuống dưới lên)
Bài họa 1: Lê Ngọc Kha
Rượu cũng đề tài luận tới đâu…
Uống nhiều tác hại đứng hàng đầu
Om sòm cải cọ say sưa mãi
U uất la rầy lảm nhảm lâu
Uyển chuyển cụng ly cùng hạ giới
Oai phong nâng chén bậc công hầu
Ưa thì khen tốt, ghét chê độc
Rượu cũng đề tài luận tới đâu…
RƯỢU

Bài họa Nguyễn Phú Long
Rượu là cần lắm! Có sai đâu!
Rượu cụng một ly lúc mở đầu.
Rượu chúc vợ chồng tình thắm thiết,
Rượu mừng bằng hữu nghĩa bền lâu.
Rượu thêm trang trọng nơi bàn tiệc,
Rượu để say sưa với ả hầu.
Rượu uống lai rai, thơ lãng mạn
Rượu là cần lắm! Có sai đâu!
RƯỢU               

Bài họa 2: Lê Ngọc Kha

Rượu ân rượu nghĩa hợp tâm đầu
Thơ rượu thâm tình dễ kiếm đâu
Cố quốc điêu tàn cơn khủng hoảng
Thi thư nghiêng ngửa nạn chư hầu
Nhân sinh bĩ cực cầu qua chóng
Trần thế yên bình ước được lâu
Cảnh vật hài hòa ly rượu cụng
Hân hoan mời rượu hợp tâm đầu.
RƯỢU

Bài họa Tâm Giao Nguyễn Văn Tương
Rượu dùng vừa phải có sao đâu ?
Rượu uống nhiều khi gây nhức đầu.
Rượu trắng Hòa Long ngon hết biết,
Rượu vang Đà Lạt đậm đà lâu !
Rượu tình, rượu nghĩa xin bồi tiếp,
Rượu quấy, rượu la chẳng dám hầu !
Rượu khiến đám đình thêm rộn rả,
Rượu dùng vừa phải có sao đâu ?
BR 31/12/2010
RƯỢU
Bài họa Linh Đàn
Lưu Linh rượu thánh biết về đâu
Lý Bạch rượu thơ vẫn đứng đầu
Bá Quát rượu bầu - trời cũng ngấm
Tản Đà rượu đế - đất quay lâu*
Tú Xương rượu mướn không ai rót
Nguyễn Khuyến rượu ngon chẳng bạn hầu
Xin hãy rượu tình cùng đối ẩm
Mừng Xuân rượu nhạt hỡi mình đâu

chú thích: * “Đất say đất cũng lăn quay
                   Trời say trời cũng đỏ gay ai cười”
                                                        Tản Đà
RƯỢU
Bài họa Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
Rượu lựa xem mình sức đến đâu
Rượu say quên hết bạn tâm đầu
Rượu mê ly cụng người chê trách
Rượu lỡ lời rồi khách nhớ lâu
Rượu biết cầm chừng nên bá tước
Rượu ngon khéo tiếp tạo công hầu
Rượu không quá lượng sao điều độ
Rượu lựa xem mình sức đến đâu!

RƯỢU
Bài họa Nguyễn Vô Cùng

Rượu nồng hương cũ biết tìm đâu
Rượu ngấm cơn say tới bạc đầu
Rượu buổi chia ly còn đắng mãi
Rượu ngày hội ngộ đã chờ lâu
Rượu tràn nỗi nhớ cay bờ mắt
Rượu đọng tình quê nghẹn cuống hầu
Rượu nhạt bên đời bao chỗ bán
Rượu nồng hương cũ biết tìm đâu
01- 2011
RƯỢU Ở ĐÂU

Bài họa Lý Hiểu

Gió lạnh canh tàn rượu ở đâu?
Thành sầu vây hảm rượu đương đầu
Tâm đầy mối hận rượu tuôn gấp
Ý dậy tình mê rượu ngấm lâu
Chung thủy nàng dâng rượu hợp cẩn
Phủ phàng chàng đắm rượu công hầu
Không mơ cạn chén rượu tri kỷ
Gió lạnh canh tàn rượu ở đâu ?
Virginia, 01-01-2011.
RƯỢU MỪNG           

Bài họa Trương Lan Anh

Rượu mừng ta uống có sao đâu?
Rượu rót mời nhau từ buổi đầu
Rượu nấu Kim Long say cũng dễ
Rượu dầm Can Lộc thấm càng lâu
Rượu vui cứ rót mừng nâng chén
Rượu ép xin đừng để phải hầu
Rượu đến tiệc vui thêm rộn rã
Rượu mừng ta uống có sao đâu?
(Thị xã Quảng Trị)
RƯỢU
Bài họa Nguyễn Tường

Rượu dùng hợp cảnh đã sao đâu,

Rượu nhấp vài ly tiện mở đầu.
Rượu uốn môi mềm nên nói ít,
Rượu nung gan nóng chớ ngồi lâu.
Rượu khi nghiêng ngả ông bằng cháu,
Rượu lúc say sưa chủ giống hầu.
Rượu tục hay thanh tùy cách uống,
Rượu dao hai mặt chẳng đùa đâu.
NY Jan, 03, 2011
RƯỢU           

Bài họa Phùng Trần,Trần Quế Sơn

Rượu làm sứ giả khắp đâu đâu
Rượu lễ nhân sinh xếp hạng đầu
Rượu trắng đậm đà tình mãi đẹp
Rượu hồng thắm thiết nghĩa bền lâu
Rượu vào xoa dịu bao phiền lụy
Rượu giải âu lo những đợi hầu
Rượu chính là nguồn vui cuộc sống
Rượu làm sứ giả khắp đâu đâu.
Jan-04-2011)
RƯỢU             

Bài họa Lê Văn Thanh

Rượu chưng gạo nếp hại gì đâu
Rượu ủ nhiều năm ngon ngọt lâu
Rượu cũng mê tâm và tổn trí
Rượu như đòn xóc nhọn hai đầu
Rượu phùng rượu biệt theo danh chính
Rượu nghĩa rượu ân lễ tiếp hầu
Rượu trước tiệc tùng khai vị đúng
Rượu chưng gạo nếp hại gì đâu
RƯỢU
Bài họa Trương Nghi
Rượu thánh thơ thần hỏi ở đâu
Rượu mênh mang ngọt chén tâm đầu
Rượu say ân nghĩa trời say khướt
Rượu ngấm men tình đất ngấm lâu
Rượu lạt cạn nồng ly khế hữu
Rượu ngon đốt cháy mộng vương hầu
Rượu quay quắt đắng mùi nhân thế
Rượu thánh thơ thần hỏi ở đâu

RƯỢU
Bài họa Văn Thiên Tùng


Rượu dùng đúng cách có sao đâu,
Rượu tốt khi chưng lấy nước đầu.
Rượu cộng phương thang đừng quá chén,
Rượu vô hương liệu chớ xài lâu.
Rượu bà ông xướng ai dùng được,
Rượu quán tôi nâng lắm kẻ hầu.
Rượu nghĩa, rượu tình không thể cạn,
Rượu này nhấm mãi chẳng say đâu.
Quảng Trị 06/01/2011
RƯỢU
Bài họa Phieuvan_Thlangdu
Rượu đắng tình nồng dễ biết đâu
Rượu ngây rượu tỉnh rượu tâm đầu
Rượu nung tiết tháo nơi thi các
Rượu luận anh hùng chốn kiếm lâu
Rượu khách thanh liêm men chí sỹ
Rượu phường ô lại bã công hầu
Rượu kia đậm nhạt nào ai chắc
Rượu đắng tình nồng dễ biết đâu

19-01-2011
RƯỢU
Bài họa Lê Văn Hạt
Rượu uống đừng say có hại đâu
Rượu đường rượu chợ vị đau đầu
Rượu sang người đãi làng thi phú
Rượu tốt ai vui chốn tửu lầu
Rượu đế rượu tây đều tốt cả
Rượu tình rượu nghĩa được người hầu
Rượu nào cấm bán là không nhấm
Rượu uống đừng say có hại đâu .
RƯỢU
Bài họa Võ Sĩ Quý
Rượu trắng tình son ấm bởi đâu
Rượu ai mời uống buổi ban đầu
Rượu người nâng chén dù quen mới
Rượu bạn chung ly như biết lâu
Rượu cạn dốc lòng châm chước rót
Rượu đầy quyết chí ân cần hầu
Rượu say nghĩa ý nồng tương ngộ
Rượu trắng tình son ấm bởi đâu
Nha Trang
RƯỢU
Bài họa Ly Châu
Cho là linh dược, dựa vào đâu?
“Bốn Bức Tường Vây”* rượu đứng đầu
Rượu giúp nam nhi hừng tráng khí
Men làm nữ tử đọa hồng lâu
Cờ bay ủ rủ “nam vô tửu”
Yếm trể tênh hênh nữ bất hầu
Rượu tự ngàn xưa cầu bạn hữu
Sa trường túy ngọa chẳng cười đâu!
*Tứ ÐỗTường”: Tửu, Sắc,Tài, Khí.
RƯỢU XUÂN
Bài họa Phan Khâm

Rượu rót tràn ly chảy tới đâu
Rượu ơi lai láng chốn giang đầu
Rượu quên cay đắng qua nhanh chóng
Rượu nhớ mặn nồng đọng rất lâu
Rượu thấy nụ cười sau suối tóc
Rượu nghe tiếng thét giữa thanh hầu
Rượu xuân tao ngộ bao lâu nữa
Rượu rót tràn ly chảy tới đâu.
TA, RƯỢU
Bài họa Thái Huy
Rượu ấy cùng ta, bạn khác đâu
Rượu khơi cảm khái thuở ban đầu
Rượu làm phấn chấn vui nhiều dịp
Rượu giúp nguôi ngoai hận bấy lâu
Rượu đã cùng ta mơ cái thế ( sic ! )
Rượu nay với tớ rũ công hầu
Rượu ơi, rượu nhé, ta và rượu
Rượu ấy cùng ta bạn, bạn khác đâu.
4-13-11
RƯỢU ĐOÀN VIÊN
Bài họa Đoàn Ngọc Kiều Nga
Chén rượu đoàn viên đã nhắp đâu
Sao nghe hiu hắt ý tâm đầu
Trăng thề, non hẹn dường chưa khuyết
Cá nước, chim trời tưởng đã lâu
Kẻ đợi ngậm ngùi câu ước thệ
Người đi tan tác mộng công hầu
Ngày qua môi mắt dần phai nhạt
Mà chén đoàn viên đã nhắp đâu
Boston, 15-4-2011
RƯỢU
Bài họa Văn Kế Thế

Rượu nồng chưa cạn bạn về đâu
Rượu xé lòng đau nhớ buổi đầu
Rượu đắng môi mềm tình bất tận
Rượu cay mắt ướt nghĩa dài lâu
Rượu nâng cạn chén giao lời ước
Rượu rót tràn ly...ngỏ ý hầu
Rượu thấm cho lòng thêm nhức nhối
Rượu nồng chưa cạn bạn về đâu.
RƯỢU
Bài họa Trần Quảng Lượng
Rượu mang ý nghĩa bởi từ đâu?
Rượu cúng Tổ Tiên - đứng hạng đầu
Rượu biếu Thầy Cô - tình vạn thuở
Rượu dâng Cha Mẹ - lễ từ lâu
Rượu mừng thành quả - Nam, Khanh, Tướng
Rượu thưởng công lao - Bá, Tử, Hầu
Rượu đợi tình nhân - câu ước hẹn
Rượu chờ tri kỷ - mãi nơi đâu!?
(Phụng Họa)
RƯỢU
(Nối Ý của Trần Quảng Lượng)
Bài họa Hoàng Gia Độ
Rượu chờ tri kỷ mãi nơi đâu?!
Rượu ướp tình em đến bạc đầu
Rượu tiển người đi thương nhớ mãi
Rượu mong hạnh ngộ đợi chờ lâu
Rượu cầu thế giới quên thù hận
Rượu ước tha nhân xóa chủ hầu
Rượu dẫn hồn thơ vào biển mộng
Vào nơi cung quế, tận đâu đâu...
(Phụng Họa)
RƯỢU TÌNH…
Bài họa 1: Quang Tuyết
Rượu tình rượu nghĩa thuở xưa đâu?
Rượu thấm tim đau kẻ bạc đầu
Rượu rót chưa say hình khuất mãi
Rượu mời vừa nhắp bóng tàn lâu
Rượu đời nghèo khổ ai cầu cạnh
Rượu phận giàu sang kẻ thỉnh hầu
Rượu đã mềm môi đêm chiếc bóng
Rượu tình ta uống bạn lòng đâu?
RƯỢU NGHĨA…
Bài họa 2: Quang Tuyết

Rượu rót ly tràn tri kỷ đâu?
Rượu thơm môi hẹn bến giang đầu
Rượu nồng hương lửa giờ xa lắc
Rượu đắng kim bằng đã biệt lâu
Rượu chuốc công danh cay ý nguyện
Rượu cầu khanh tướng nhục tâm hầu
Rượu nhạt tình sâu ai ngoảnh mặt?
Rượu ân rượu nghĩa biết tìm đâu?
RƯỢU
Bài họa Motthoi
Rượu ơi! tốt xấu ở nơi đâu?
Rượu!... cãi tới lui nhức cái đầu
Rượu biết điều hòa...thêm tuổi thọ
Rượu mê quá độ...sống không lâu
Rượu say...lầm lỡ sinh đồ tể
Rượu tỉnh..định tâm đạt tướng hầu
Rượu quỉ, rượu Tiên thật khó nói
Rượu ơi! tốt xấu ở nơi đâu ?
Jun. 8th. 2012
CHUYỆN RƯỢU
Bài họa Dương Hồng Kỳ
Chuyện rượu nói hoài đi đến đâu?
Ma men đưa lối cứ bầy đầu.
Kết giao bằng hữu không bền vững
Gìn giữ gia đình khó được lâu
Tụ phái, tụ bè, mơ chuyện phiếm
Bỏ con, bỏ cái, kiếm nàng hầu
Tan gia bại sản, vùi danh tiếng,
Chuyện rượu nói hoài đi đến đâu!
RƯỢU  QUÝ

Bài họa 1: Phan Thị Thanh Minh
Thơm men rượu quý chẳng thường đâu
Cúng tế dâng hương rượu đứng đầu
Nếp cái hoa vàng ngon nhớ mãi
Táo Mèo,thuốc Bắc bổ thơm lâu
Nam vô tửu ví cờ không phất
Kỳ hữu phong tựa rượu ngấm hầu
Đãi khách giao lưu mời nhấc đặt
Thơm men rượu quý chẳng thường đâu.


SAY  RƯỢU
Bài họa 2: Phan Thị Thanh Minh


Đã xỉn đâu mà, hử rượu đâu?
Ngất nga, ngất ngưởng quát điên đầu
Con mua trao vội, chuồn nhanh chóng
Vợ rót dâng mau, trốn biệt lâu
Thốc tháo bợm nôn, không kẻ hót
Liếm la vàng dọn, khỏi ai hầu
Mơ mơ ông quát:Tao còn tỉnh
Đã xỉn đâu mà, hử rượu đâu?


BA VẠN BỎ
Bài họa 3: Phan Thị Thanh Minh

Anh mà say xỉn chẳng yêu đâu !
Bình cạn kêu la lại lắc đầu
Mồm ói, mắt hoa, chân lảo đảo
Tay run, mặt đỏ, nói liên lâu
Ngày chưa bia rượu anh chiều chuộng
Nay cứ rượu bia em dọn hầu
Ngán cảnh tình này ba vạn bỏ!
Anh mà say xỉn chẳng yêu đâu !
RƯỢU
Bài họa Hồ Trọng Trí
Rượu là nhu yếu phải thường đâu
Rượu thuốc lương y xếp loại đầu
Rượu uống say sưa tâm trí loạn.
Rượu ghiền tác hại biết từ lâu.
Rượu tình rượu nghĩa vui bè bạn
Rượu lễ rượu nghi cống để hầu
Rượu yến tiệc dùng khai vị trước
Rượu trong ẩm thực phải thường đâu.
Kim Long, BRVT
RƯỢU
Bài họa Trần-Lệ-Khánh--Trúc-Lệ
Rượu thưởng bây giờ nhớ mãi đâu...
Rượu mời tương ngộ lúc ban đầu
Rượu trao Mặc Khách Đằng Vương Các
Rượu tặng Giai Nhân Vọng Phượng Lâu
Rượu kết vườn Đào chung Đế Bá
Rượu mua điều nghĩa đạt Công Hầu
Rượu nâng ly cạn mừng tri kỷ
Rượu thưởng bây giờ nhớ mãi đâu...
LUẬN VỀ RƯỢU
(thay lời kết, sau khi đã đọc những bài họa vận)
Bài họa Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
Luận bàn về rượu đến đâu đâu
Trăm sự đều do rượu dẫn đầu
Khi nói rượu hay dùng vẫn tốt
Lúc chê rượu dở bỏ càng lâu
Mấy tay rượu bợm không ai phục
Lắm ả rượu khôn có kẻ hầu
Rượu… một đề tài dài bất tận
Luận bàn về rượu đến đâu đâu.

No comments: