Thursday, October 20, 2016

TRỨNG GÀ TRUNG CỘNG - TRÍ THỨC - TRUYỆN CƯỜI

Friday, May 3, 2013

TRỨNG GÀ ĐỘC TRUNG QUỐC

 

Lật tẩy công nghệ biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta



Có rất nhiều hộ trong làng Đông Ngàn tham gia “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta. Mỗi ngày có tới cả triệu quả trứng “gà ta” từ ngôi làng ven đô này được tuồn vào thị trường Hà Nội để tiêu thụ.


» Trứng gà nhiễm melamine có nguy hại lớn?

» TP.HCM: "Rà" melamine từng hộ kinh doanh trứng nhỏ lẻ

» Mẹo phân biệt trứng gà ta và trứng gà Trung Quốc

» Trứng gà nhập lậu vẫn tràn qua biên giới

» Sẽ siết chặt kiểm tra trứng gà nhập từ Trung Quốc

Cả làng không ai dám ăn trứng gà

Nằm ven đê sông Đuống (chính xác hơn là ngã ba sông Đuống và sông Hồng), làng Đông Ngàn (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) cách trung tâm thành phố chỉ chừng hơn chục km. Vẻ bề ngoài ngôi làng cũng như bao miền quê khác của đồng bằng Bắc bộ, êm ả và tĩnh lặng.


Video kinh hoàng công nghệ tẩy trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Nhưng ở đằng sau cái vẻ bề ngoài tĩnh lặng ấy là cả một guồng máy nhộn nhịp với công nghệ “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta mà không nơi nào có thể bì kịp. Theo một số thợ tẩy trứng, có rất nhiều hộ trong làng tham gia tẩy trứng. Mà không chỉ rộ lên vài năm gần đây như báo chí đưa tin, thực tế nghề này đã có ở làng Đông Ngàn từ hơn…chục năm.

Trong vai một cặp vợ chồng về làng mua đất, chúng tôi lang thang “xâm nhập” vào từng con ngõ trong làng để tìm hiểu cái công nghệ kinh dị này. Khác với hình dung ban đầu của chúng tôi, trong làng không hề có mùi axít bốc lên nồng nặc, cũng không dễ tìm thấy những vỏ trứng rơi vãi trên đường làng, cống rãnh… điều ấy cho thấy người làng rất kín đáo khi tẩy trứng, họ hiểu rõ tác hại và sự vi phạm khi làm công việc này.
Lật tẩy công nghệ biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Đường làng Đông Ngàn yên tĩnh như bao làng quê khác 

Đến khu vực cửa khẩu (lối đi từ trong làng ra bờ đê) có mấy quán hàng tạp hóa lèo tèo và mấy hàng thực phẩm nhỏ. Chúng tôi để ý chỉ có một số trứng vịt được bầy bán, tuyệt nhiên không có trứng gà, người làng hiểu quá rõ về cái gọi là trứng gà ta nên không ai ăn.

Cả triệu trứng vào-ra làng mỗi ngày

Đang đứng ở cửa khẩu thì một chiếc xe ôtô tải loại 2,5 tấn đột ngột rẽ vào. Nhác thấy thùng xe chở đầy trứng, chúng tôi vội bám theo. Chiếc xe chạy sâu vào trong làng, đến một ngôi nhà mái ngói 3 gian có khoảng sân rộng thì dừng lại.

Không biết từ đâu, rất nhiều xe máy xuất hiện, nhanh chóng tham gia dỡ trứng xuống. Mỗi vỉ trứng có 30 quả, các vỉ lại được xếp chồng lên nhau cho dễ vận chuyển. Thật tài tình, nhiều chiếc xe máy chở trứng còn cao hơn đầu người lái, phóng qua phóng lại trong các con ngõ nhỏ. Tất cả số trứng gà trên xe ôtô đều là trứng gà Trung Quốc với màu nâu xỉn đặc trưng.
Lật tẩy công nghệ biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Một người đàn bà làng Đông Ngàn đang ngồi tẩy trắng trứng.  

Theo những thông tin chúng tôi có được, đều đặn mỗi ngày (cả ngày và đêm) có từ 10-15 chuyến xe tải như thế này chở trứng gà Trung Quốc về làng. Mỗi chiếc xe tải chở 10 vạn trứng, nghĩa là có khoảng 1-1,5 triệu trứng về làng/ngày. Đó là còn chưa tính đến một lượng đáng kể xe máy cũng tham gia vận chuyển trứng vào-ra. Và rồi, cũng ngần ấy trứng sau các công đoạn tẩy rửa, hô biến thành trứng gà ta lại được chở ra khỏi làng, đưa sang thị trường Hà Nội tiêu thụ.

H- một thợ tẩy trứng giấu tên tiết lộ cho chúng tôi hay: Trứng gà Trung Quốc là loại trứng chất lượng không cao. Con gà mẹ bị cho ăn loại thức ăn công nghiệp thúc đẻ 2 lần/ngày. Về đến làng, loại trứng này có giá thành khoảng 1.000 đồng/quả; tuy nhiên chỉ cần tẩy trắng thành trứng gà ta thì giá tăng gấp đôi: 2.000 đồng/quả.

“Cả Hà Nội này giờ đố ai tìm được trứng gà ta thật đấy”- H quả quyết- “Tất cả từ các chợ cho đến nhà hàng, siêu thị đều là trứng gà Tàu hết. Chính chúng em đóng gói nilon rồi đem nhập cho họ mà (?). Tính hết chi phí từ thức ăn chuẩn rồi đến chuồng trại… thì một quả trứng gà ta “xịn” phải có giá từ 3.800- 4.000 đồng, lấy đâu ra cái giá 2.000 đồng/quả”.


Tẩy trứng hay đầu độc người tiêu dùng?

Chất dùng để “hô biến” màu quả trứng đang từ nâu xỉn thành trắng be cho giống trứng gà ta là axít clo-hydríc, được người làng mua về từ khu vực Đức Giang (Gia Lâm, Hà Nội). Họ hòa với nước lã theo tỉ lệ nhất định, làm cho cả chậu dung dịch phồng bọt lên như giặt quần áo, rồi ngâm trứng gà Trung Quốc vào. Vài phút sau, từng quả trứng được lấy ra rồi dùng tay lau nhẹ, lau đến đâu thì như có phép thần kỳ đến đấy, cứ trắng nõn nà dần ra.
Lật tẩy công nghệ biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Nếu cần mỗi hộ có thể rửa tới cả vạn trứng/ngày, cung cấp cho khách. 

Rất đơn giản, chỉ cần vài cái chậu và một khoảnh sân bể nhỏ, từng hộ gia đình trong làng đều có thể tham gia tẩy trắng trứng. “Chiều tối trứng về làng, ra nhận rồi mang về nhà tẩy. Tùy theo nhu cầu bạn hàng, mỗi hộ có thể tẩy từ 1.000 quả cho đến cả vạn quả/ngày”- H cho hay.

Quay trở lại vấn đề vì sao người làng Đông Ngàn không ăn trứng gà- đơn giản vì họ biết chất axít dùng để tẩy trứng kia quá độc. Những chiếc khẩu trang của người ngồi tẩy trứng, thường sau một buổi làm thì đã cứng cả ra vì hơi axít bốc lên. Mùi của loại axít này hơi chua chua, ngai ngái rất dễ đau đầu. Nếu chẳng may đánh đổ ra sân (dù là đã pha loãng với nước lã để ngâm trứng) thì ngay lập tức khoảng sân ấy sẽ sùi bọt lên như bị ngâm ôxi già vậy.


Dưới sự ăn mòn của a-xít, vỏ quả trứng tẩy xong sẽ mỏng đi thấy rõ. Liệu a-xít có thẩm thấu vào trong quả trứng hay không thì chưa rõ, song chỉ cần cầm lên ngược sáng mà nhìn có thể thấy cả lòng đỏ phía trong, khi đập ra chảo thì độ nhớt bám vỏ gần như không có.

Rõ ràng, mua nguyên quả trứng gà Trung Quốc về ăn còn vừa rẻ vừa an toàn hơn loại “trứng gà ta” ngâm a-xít này. Còn nếu để thực sự an toàn thì chỉ có nuôi gà đẻ trong nhà mà thôi.


Theo VietNamnet

Trứng gà làng Đông Ngàn

image
Đường làng Đông Ngàn


Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.

Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị sẽ suy nghĩ như thế nào?

Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của quý vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !

Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.

Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.



image

Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bã của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.

Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?

Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ vô cùng lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".

Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.

Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?

image

 
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm

Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.

Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".

Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.

Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.



image

Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.

Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.

Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?

Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị

Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào

Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.



image

Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.

Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Quý vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.

Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.

Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?

Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?

Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?



image

Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.

Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn VN là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.



image

Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT Việt Nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.

Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị

Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu

Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.

Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi trí thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?



image

Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?

Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".

Quý vị ngu lắm.

Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.

Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.



image

Đến đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:


"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."







Tác giả: Shinra






Kinh hoàng công nghệ tẩy trứng gà “Tàu” thành trứng gà ta



image


Có rất nhiều hộ trong làng Đông Ngàn tham gia “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà Ta. Mỗi ngày có tới cả triệu quả trứng “gà ta” từ ngôi làng ven đô này được tuồn vào thị trường Hà Nội để tiêu thụ.




Cả làng không ai dám ăn trứng gà

Nằm ven đê sông Đuống (chính xác hơn là ngã ba sông Đuống và sông Hồng), làng Đông Ngàn (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) cách trung tâm thành phố chỉ chừng hơn chục km. Vẻ bề ngoài ngôi làng cũng như bao miền quê khác của đồng bằng Bắc bộ, êm ả và tĩnh lặng.

image

Nhưng ở đằng sau cái vẻ bề ngoài tĩnh lặng ấy là cả một guồng máy nhộn nhịp với công nghệ “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta mà không nơi nào có thể bì kịp. Theo một số thợ tẩy trứng, có rất nhiều hộ trong làng tham gia tẩy trứng. Mà không chỉ rộ lên vài năm gần đây như báo chí đưa tin, thực tế nghề này đã có ở làng Đông Ngàn từ hơn…chục năm.



image

 
Trong vai một cặp vợ chồng về làng mua đất, chúng tôi lang thang “xâm nhập” vào từng con ngõ trong làng để tìm hiểu cái công nghệ kinh dị này. Khác với hình dung ban đầu của chúng tôi, trong làng không hề có mùi axít bốc lên nồng nặc, cũng không dễ tìm thấy những vỏ trứng rơi vãi trên đường làng, cống rãnh… điều ấy cho thấy người làng rất kín đáo khi tẩy trứng, họ hiểu rõ tác hại và sự vi phạm khi làm công việc này.



Đến khu vực cửa khẩu (lối đi từ trong làng ra bờ đê) có mấy quán hàng tạp hóa lèo tèo và mấy hàng thực phẩm nhỏ. Chúng tôi để ý chỉ có một số trứng vịt được bầy bán, tuyệt nhiên không có trứng gà, người làng hiểu quá rõ về cái gọi là trứng gà ta nên không ai ăn.



Cả triệu trứng vào-ra làng mỗi ngày

Đang đứng ở cửa khẩu thì một chiếc xe ôtô tải loại 2,5 tấn đột ngột rẽ vào. Nhác thấy thùng xe chở đầy trứng, chúng tôi vội bám theo. Chiếc xe chạy sâu vào trong làng, đến một ngôi nhà mái ngói 3 gian có khoảng sân rộng thì dừng lại.



image

 
Một người đàn bà làng Đông Ngàn đang ngồi tẩy trắng trứng.


Không biết từ đâu, rất nhiều xe máy xuất hiện, nhanh chóng tham gia dỡ trứng xuống. Mỗi vỉ trứng có 30 quả, các vỉ lại được xếp chồng lên nhau cho dễ vận chuyển. Thật tài tình, nhiều chiếc xe máy chở trứng còn cao hơn đầu người lái, phóng qua phóng lại trong các con ngõ nhỏ. Tất cả số trứng gà trên xe ôtô đều là trứng gà Trung Quốc với màu nâu xỉn đặc trưng.



image

 
Theo những thông tin chúng tôi có được, đều đặn mỗi ngày (cả ngày và đêm) có từ 10-15 chuyến xe tải như thế này chở trứng gà Trung Quốc về làng. Mỗi chiếc xe tải chở 10 vạn trứng, nghĩa là có khoảng 1-1,5 triệu trứng về làng/ngày. Đó là còn chưa tính đến một lượng đáng kể xe máy cũng tham gia vận chuyển trứng vào-ra. Và rồi, cũng ngần ấy trứng sau các công đoạn tẩy rửa, hô biến thành trứng gà ta lại được chở ra khỏi làng, đưa sang thị trường Hà Nội tiêu thụ.



image

 
H- một thợ tẩy trứng giấu tên tiết lộ cho chúng tôi hay: Trứng gà Trung Quốc là loại trứng chất lượng không cao. Con gà mẹ bị cho ăn loại thức ăn công nghiệp thúc đẻ 2 lần/ngày. Về đến làng, loại trứng này có giá thành khoảng 1.000 đồng/quả; tuy nhiên chỉ cần tẩy trắng thành trứng gà ta thì giá tăng gấp đôi: 2.000 đồng/quả.



“Cả Hà Nội này giờ đố ai tìm được trứng gà ta thật đấy”- H quả quyết- “Tất cả từ các chợ cho đến nhà hàng, siêu thị đều là trứng gà Tàu hết. Chính chúng em đóng gói nilon rồi đem nhập cho họ mà (?). Tính hết chi phí từ thức ăn chuẩn rồi đến chuồng trại… thì một quả trứng gà ta “xịn” phải có giá từ 3.800- 4.000 đồng, lấy đâu ra cái giá 2.000 đồng/quả”.



Tẩy trứng hay đầu độc người tiêu dùng?

Chất dùng để “hô biến” màu quả trứng đang từ nâu xỉn thành trắng be cho giống trứng gà ta là axít clo-hydríc, được người làng mua về từ khu vực Đức Giang (Gia Lâm, Hà Nội). Họ hòa với nước lã theo tỉ lệ nhất định, làm cho cả chậu dung dịch phồng bọt lên như giặt quần áo, rồi ngâm trứng gà Trung Quốc vào. Vài phút sau, từng quả trứng được lấy ra rồi dùng tay lau nhẹ, lau đến đâu thì như có phép thần kỳ đến đấy, cứ trắng nõn nà dần ra.



image

 
Nếu cần mỗi hộ có thể rửa tới cả vạn trứng/ngày, cung cấp cho khách.



Rất đơn giản, chỉ cần vài cái chậu và một khoảnh sân bể nhỏ, từng hộ gia đình trong làng đều có thể tham gia tẩy trắng trứng. “Chiều tối trứng về làng, ra nhận rồi mang về nhà tẩy. Tùy theo nhu cầu bạn hàng, mỗi hộ có thể tẩy từ 1.000 quả cho đến cả vạn quả/ngày”- H cho hay.



image

 
Quay trở lại vấn đề vì sao người làng Đông Ngàn không ăn trứng gà- đơn giản vì họ biết chất axít dùng để tẩy trứng kia quá độc. Những chiếc khẩu trang của người ngồi tẩy trứng, thường sau một buổi làm thì đã cứng cả ra vì hơi axít bốc lên. Mùi của loại axít này hơi chua chua, ngai ngái rất dễ đau đầu. Nếu chẳng may đánh đổ ra sân (dù là đã pha loãng với nước lã để ngâm trứng) thì ngay lập tức khoảng sân ấy sẽ sùi bọt lên như bị ngâm ôxi già vậy.



image 

Dưới sự ăn mòn của a-xít, vỏ quả trứng tẩy xong sẽ mỏng đi thấy rõ. Liệu a-xít có thẩm thấu vào trong quả trứng hay không thì chưa rõ, song chỉ cần cầm lên ngược sáng mà nhìn có thể thấy cả lòng đỏ phía trong, khi đập ra chảo thì độ nhớt bám vỏ gần như không có.



image 

Rõ ràng, mua nguyên quả trứng gà Trung Quốc về ăn còn vừa rẻ vừa an toàn hơn loại “trứng gà ta” ngâm a-xít này. Còn nếu để thực sự an toàn thì chỉ có nuôi gà đẻ trong nhà mà thôi.

TIỂU BỐI * LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC


Lưu Manh hóa tri thc
Tiểu Bối
Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,….

Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.


Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” [2]

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình.

Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức.

Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… “sản xuất mì tôm”.

Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.

Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).

Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình.

Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.

Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?


Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm” . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:

– Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

– Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.

– Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .

– Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” ( chăn dắt!?) thế hệ kia.

– Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn !

– Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….

Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt tồi tệ .

Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ ” người sáng” cũng trở thành “người mù” , người thẳng cũng thành “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.


Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống.


Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn tay nghề ,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống, làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội…


Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội !


Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ.


Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi …) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng.


Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.


Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ .

Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao.


Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm.

Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.

Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.

Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.

[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra. [2] Tính toán của các chuyên gia dựa trên báo cáo của WB năm 2007 [3]Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc Gia.
 
 

THƠ VĂN CHÂM BIẾM

Bài thơ lục bát độc đáo khiến dân mạng “sục sôi”



Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Theo: Tinmoi

 

Adam và Eva là người nước nào ?



Một người Pháp, một người Mỹ và một người Viêt Nam
tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.


Người Pháp nói: “Trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng đế,
lãng mạn như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.


Người Mỹ nói: “Tự do luyến ái đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc,
chỉ cần đừng đụng đến điều cấm, nhưng với khát vọng tự do cá nhân
họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”.



Cuối cùng, người Viêt Nam nói:
Không áo, không quần, nhà cửa chẳng có,
thậm chí đến ăn một trái táo mà cũng bị cấm,
thế mà vẫn luôn miệng bảo là đang sống trên
Thiên đường, thì chắc chắn là dân … Việt Nam”!!!


 

HUY PHƯƠNG * NƯỚC MỸ TRONG TÔI


Tạp ghi Huy Phương


Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua 
 
Bức tường đá đen ở Washington, D.C. (Hình: Huy Phương)


Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ. Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.


Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà. Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi. Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.


Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ!


Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.


Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết. Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.


Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của mình.


Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại.
Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “ Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết. Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa!


Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.

VŨ THẾ THÀNH * CHUYỆN CỦA MỘT THỜI

 CHUYỆN CỦA MỘT THỜI
Vũ Thế Thành

Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “ … Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không?….” . Chạy 2 bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh. 
 
Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp…xích lô của tôi. Nó đang theo ban triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề hơn nữa. Nó (phải) bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.
 
 
Một buổi chiều cũng dạo tháng tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp y đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm. Y bảo : “ Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tôi hay sáng sớm gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe chạy kiếm thêm tiền”. “ Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?”, tôi hỏi. “ Không khó lắm”.
 
 
 
Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, tôi đang dạy kèm thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi:
-Xích lô! có đi không?
-Nghỉ rồi dì, thằng bạn lắc đầu
Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên :
-Ngồi đó chờ. Để tao!” , tôi quay qua bà khách: “ Dì đi đâu?”
 
 
Hình như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền của cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: “ 5 giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe”.
 
 
Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Một thằng đạp xích lô như tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô. Ống quần chân phải xắn cao để khỏi bị xích xe nghiến nát quần, tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp mặt người quen mới là chuyện lớn. Không ít lần tôi đã đụng phải học trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!
 
 
Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như …vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: “ Trời nắng chang chang người trói người…”. Hai bà khách vô tư cười nói, sao hai bả không xuống xe đi bộ 1 quãng cho mình đỡ khổ ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm tròn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô, nhưng lực bất tòng tâm, dốc mỗi lúc mỗi cao, tôi không còn ghì nổi tay lái, đành phải buông để xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc.. trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?
 
 
Một trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quý phái, túi da, vòng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù giá hơi hẻo, nhưng chở một người thì xe cân bằng, dễ chịu hơn chở xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới nữa, sắp tới, và tới nữa,… cũng cả hơn 2 cây số. Đến đây thì tôi hiểu mình bị lừa vặt, dừng xe lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ : “ Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá gì mà đòi đuổi bà xuống….” . Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ, nhưng thoáng thấy quần mình đang mặc, ống thấp ống cao,…Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng thân phận, mình chỉ là thằng đạp xích lô. Tôi xua tay : “ Tặng bà cuốc xe đó”, rồi lên xe đạp thẳng, còn kịp nghe tiếng nguýt đuổi theo: “ Xí….! Nghèo mà còn làm phách…”
 
 
Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng. Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ (0,6kg),..được mua theo giá chính thức. Cũng phải kể, đàn ông được thêm mua 3 gói thuốc đen, phụ nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa tiền lương rồi. Còn giá thị trường đại khái thế này: 3 đồng/ tô phở bình dân, 3 đồng/xị rượu hạng bét, 0,5 đồng/ly cà phê bắp,.. Đó là mức sống tiêu chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. Còn dân thường hầu như phải vật lộn theo giá thị trường, sổ gạo khi có khi không, chen lấn, khoai mì, bo bo, hàng độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay hoay kiếm cái gì đó để ăn, để tồn tại. Sức đề kháng của con người để sinh tồn trong nhiều trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này tôi mới hiểu vì sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ thả về mới chịu…đổ bệnh.
 
 
La cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng, không ít người là trí thức (cũ) đã chọn con đường mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có chọn lựa nào khác. Ai cũng tìm cách che giấu thân phận, nhưng “phát hiện” ra nhau không phải là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, táp xe vào bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách: tri thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống. 
 
 
Tôi biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép,.. Tôi hỏi một vị : “ Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo, làm nghề này chi cho cực?”. “ Không, tôi tình nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn. 
 
 
Có một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, đó là nghề bơm mực bởi vì ít nhiều nó dính dáng tới văn phòng tứ bảo, cũng gần gần với cái “nghiệp” năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể hình dung về nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang dùng, xài hết mực thì vất đi. Sau 75, bút bi thuộc loại “quý giá” và là hàng dễ hỏng. Bút nào mà xài được tới hết mực, được xem là hàng…chất lượng cao, xài hết thì mang ra ngoài đường bơm mực, xài tiếp. Nói tới bút dỏm, mà không nói tới giấy dỏm thì có vẻ hơi thiếu. 
 
Giấy vàng khè, còn lộm cộm những bã rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi ra ngoài. Tôi còn lưu giữ khoảng vài trăm trang giấy như thế, trên đó là bút tích các báo cáo và bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc nhìn lại thấy ngậm ngùi. Quả là một thời kiên nhẫn không cần thiết. 
 
 
Không phải khách đi xích lô nào cũng hãm tài như tôi vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít kì kèo. Khách nhi đồng thì miễn trả giá, cỡ nào tôi cũng chạy. Khách hào phóng nhất, mà đôi khi cũng xù tỉnh queo nhất là mấy em đi…khách, hôm nào trúng mánh thì trả đậm, lỡ trật mánh thì hẹn…kiếp sau. Có khách hàng lên xe, buông một câu: “ Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ 2 tiếng đồng hồ.”. Thời buổi lúc đó, lên voi xuống chó, tình đời đen bạc, đẩy đưa, tâm tư chất chứa gì đó, người khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở luôn nỗi buồn thời cuộc của họ. 
 
 
Một buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong Sàigòn, mỗi nơi đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở ra đi tiếp. Đi kiểu này thì khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe lòng vòng kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách ra đọc. Chặng cuối cùng, bà đi tới bến xe miền Tây, để đón xe đò về Rạch Giá. Có vẻ như đã xong công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt chuyện:
 
-Anh đạp xích lô lâu chưa?
-Chừng vài tháng
-Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mày như thế phải là người có ăn học.
-Tôi đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.
-Ban nãy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh, quyển gì, à…16 skeletons in closet
 
Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.
-Sao anh không đi?
-Đi đâu?, tôi vờ ngớ ngẩn
-Ở đây khó sống. Bên kia còn thấy tương lai…
Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. “Anh không muốn đi thật sao?”.Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay, “ Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an”.
 
 
Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút trong túi xách quyển sách:“ Anh cầm quyển này mà đọc” . Tôi chưa kịp cám ơn bà đã quầy quả đi ngay vào bến. Đó là quyển tiểu thuyết “ Chiếc cầu trên sông Drina” của Ivo Andritch
Sáu tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ, một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không đơn giản như những gì tôi chúi mũi trong phòng lab. 
 
 
Biết bao chuyện của một thời, không sao nói hết. Nói ra không phải để “khoe khoang” một thời khổ cực. Đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm mình khổ cực. Khổ nhiều thứ, khổ tinh thần, đến giờ vẫn còn khổ. Tôi nhớ câu nói của một người bạn đã khuất núi: “ Nghèo thì ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục thì không”. Có cách nào khác không?
 
 
Trong những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối, vẫn còn đâu đó vài điểm sáng. Thèm miếng thịt, thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi còn đầy, ngừơi này nhường người nọ, không ai nỡ gắp. Tuổi trẻ thời nay không hình dung nổi chuyện lẻ tẻ đó. Thế hệ @ là phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối với họ, cuộc sống là hưởng thụ, đề cao cá nhân, ứng xử theo kiểu bầy đàn mà quên chia sẻ. 
 
Thanh niên thiếu nữ giành giựt hoa ở hội chợ hoa Hà Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay sao? Hay chỉ mới hôm qua, báo đưa tin, cả ngàn fan nữ thảng thốt vì vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết lý giáo dục xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó, chứ không xem con người là cứu cánh. 
 
 
Chiếc cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ 16, nối liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư còn thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Máu và nước mắt, thù hận và nhẫn tâm, biết bao sự cố to nhỏ xảy ra chung quanh cây cầu trải suốt 400 năm, từ chiến tranh bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữa lao mình xuống sông Drina. Rồi chiếc cầu cũng bị giật sập trong cuộc chiến đầu thế kỷ 20, mang theo nỗi ê chề của cô chủ quán già Lotika vì tình đời bạc bẽo. Số phận của chiếc cầu và thân phận của con người. Bốn trăm năm có là giấc mộng?

 
Sàigòn bây giờ vẫn còn xe xích lô, nhưng chủ yếu để phục vụ du lịch, chở khách Tây. Nó trở thành hàng trang điểm cho cuộc đời.
Người Đà Lạt nói : “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì sẽ mưa thêm 5 chiều nữa. Bây giờ Đà Lạt đang mưa, đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ với tháng tư này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác gì “cửu hồi trường”, chín chiều quặn đau?
 
 
Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện 400 năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao nhiêu chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn !
Đà Lạt, 28/4/2013
Vũ Thế Thành

No comments: