Monday, October 17, 2016

TÚ ANH - BIỂN ĐÔNG -QUAN LÀM BÁO

TÚ ANH * NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN

NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN TRONG DÂN GIAN 

Thứ năm 07 Tháng Hai 2013
Tranh dân gian: Ông hoàng cưỡi lốt và Thạch Sanh giết Trăn tinh (DR)
Tranh dân gian: Ông hoàng cưỡi lốt và Thạch Sanh giết Trăn tinh (DR)
Tú Anh
Nhân dịp Tết Quý Tỵ, giới chiêm tinh Trung Hoa dự báo một năm con rắn nhiều xáo trộn: xung đột Nhật Bản – Trung Quốc trên biển, thị trường tài chính thế giới chao đảo như rắn uốn mình. Tuy nhiên cũng như rắn lột da, Quý Tỵ cũng hứa hẹn nhiều thay đổi sâu rộng. Năm Rắn bắt đầu kể từ 10/02/2013 tốt hay xấu ?
ể “trả lời” câu hỏi này, trong bài tường thuật 07/02/2013 từ Hồng Kông nhân dịp năm rồng sắp qua, năm rắn sắp đến, AFP tóm lược dự báo của một số chiêm tinh gia Trung hoa về tương lai trong năm Quý Tỵ. Theo hãng tin có tiếng nghiêm túc này thì “giới chiêm tinh Á châu tiên đoán con rắn năm nay là con rắn độc, hành thủy, sẽ mang lại những tai họa lớn và chuyển đổi quan trọng.
Trong quá khứ, năm Tỵ 2001 nổ ra vụ Al Qaida khủng bố tòa tháp đôi New York, năm Tỵ 1989 xảy ra phong trào Dân chủ Thiên An Môn và cuộc đàn áo đẫm máu đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, năm rắn 1941 không quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Một chiêm tinh gia họ Châu dự báo vào tháng 5, xác xuất Nhật Trung đụng độ tại biển Hoa Đông rất cao.
Trên các mạng xã hội tại Việt Nam cũng có nhiều dự báo và ước vọng trong năm Quý Tỵ. Tại Pháp, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nguyễn Dư không tin vào bình luận của giới chiêm tinh nhưng quan tâm nhiều hơn về giai thoại “rắn” trong dân gian, trong thi ca.
Trong bài “Rồng rắn lên mây”, giáo sư Nguyễn Dư đưa đến độc giả những nghi vấn rất lý thú về bài thơ “Rắn đầu biếng học”, về những giai thoại trong vụ án “Lệ Chi Viên”…về một số “chi tiết” đáng ngờ của các nhà nghiên cứu Tây phương về Nguyễn Trãi.
Giáo sư Nguyễn Dư tại Lyon, Pháp
07/02/2013
Theo tác giả, dân gian Việt Nam hay Trung Hoa thì con rắn được xem là biểu tượng của cái “xấu” nhưng dù có “độc” đến đâu vẫn không đáng sợ bằng chế độ chính trị hà khắc (Liễu Tôn Nguyên). Trước thềm năm Quý Tỵ, xin gởi đến quý thính giả bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Dư sau đây.
 ***
Bài viết tham khảo : Rồng rắn lên mây của giáo sư Nguyễn Dư
Nước ta nhiều núi rừng, sông lạch. Lắm thuồng luồng, rắn rết. Rắn bò vào điện thờ, chui vào sách vở, nấp trong quán ăn. Trẻ con mới tập tễnh cắp sách đến trường đã phải rùng mình làm quen với họ hàng nhà rắn :
Chẳng phải liu điu, vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn, hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm, rát cổ cha,
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba.
Từ nay Châu, Lỗ, xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
(Rắn đầu biếng học, Quốc văn giáo khoa thư)
Rắn đầu biếng học, có bản chép là Trách mình biếng học, tục truyền là của Lê Quý Đôn. Bài thơ ghép được nhiều tên rắn như vậy thì ngoài thần đồng Lê Quý Đôn ra ai mà làm được, phải vậy không thưa các cụ? Lãng Nhân (Giai thoại làng Nho), Bùi Hạnh Cẩn (Lê Quý Đôn), Tạ Quang Phát (Vân đài loại ngữ) và nhiều học giả khác kể rằng :
Năm lên tám, một hôm Lê Quý Đôn bị bố mắng là đồ rắn đầu rắn cổ (hay rắn đầu biếng học), bèn xuất khẩu « phun » ra bài thơ!
Rằng hay thì thật là hay, nhưng nghe không ổn, hôm nay xin bàn! Bàn về Rắn và Rắn. Rắn luồn lách và rắn cứng đờ. Rắn (con rắn) thì cả nước ta ai cũng biết. Tất cả các tự điển tiếng Việt từ xưa đến nay đều có từ Rắn này. Khỏi cần bàn thêm.
Rắn (cứng) mới… có vấn đề. Từ điển Alexandre de Rhodes (1651) có từ Rắn (cứng). Có cả Rắn gan và Rắn mày rắn mặt. Đại Nam quốc âm tự vị (1895) của Huỳnh Tịnh Của không có Rắn (cứng). Chỉ có Cứng (cứng lòng, cứng cổ, cứng đầu). Tự điển Génibrel (1898) có Rắn (raide), Rắn mắt (têtu) và Rắn gan, rắn dạ (audacieux).
Việt Nam tự điển (1931) của hội Khai Trí Tiến Đức không có Rắn (cứng) nhưng lại có Dắn (cứng, trái với nát). Ngược lại, Cứng nghĩa là Dắn (không bẻ được, trái với mềm). Tìm trong tất cả các tự điển xưa không đâu có rắn đầu và rắn đầu rắn cổ.
Thực tế thì người miền Bắc thường mắng con là đồ Cứng đầu cứng cổ hay Rắn mày rắn mặt. Người đàng ngoài không nói rắn đầu hay rắn đầu rắn cổ. Khuyên con chăm học chứ không khuyên siêng học. Đọc truyện Đông Chu liệt quốc, kính phục cụ Phan Chu Trinh. Châu, Lỗ hơi xa lạ với họ.
Lê Quý Đôn sinh năm 1726 tại Diên Hà (Thái Bình). Mười bốn tuổi mới rời quê, theo cha lên kinh đô Thăng Long… Rắn đầu biếng học và Châu, Lỗ xin siêng học, chắc chắn không phải là khẩu khí của cậu bé Lê Quý Đôn.
Bố Lê Quý Đôn mắng con rắn đầu rắn cổ (Lãng Nhân, Bùi Hạnh Cẩn) là… mắng bậy!
Rắn của Quốc văn giáo khoa thư bò lung tung như vậy nhưng vẫn còn kỉ luật hơn rắn của nhà nho rất nhiều.
Sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề (thế kỉ 18) có truyện Quan Phục Hầu Nguyễn Trãi :
« Quốc triều Quan Phục hầu Ức Trai tiên sinh người xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc. Trong khi Thái Tổ Cao Hoàng Đế bình định thiên hạ, các hiệu lệnh văn thư đều do tay ông thảo cả. Trong bài Bình Ngô đại cáo của ông có câu rằng :
Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm.
Nghĩa là : Đến nỗi đứa trẻ con giảo quyệt như Tuyên Đức nhàm võ không chán.
Ông làm câu ấy, là vì ông oán ghét người Minh nhiễu hại nước ta, nên xỉ vả thẳng đến vua của họ. Người Trung Quốc xem bài Bình Ngô đại cáo phê rằng : « Người nào làm bài này, con cháu sẽ không được toàn vẹn ». Về sau vì việc Thị Lộ ông bị giết chết. Người ta cho lời phê của người Trung Quốc là linh nghiệm.
Ông lấy Nguyễn Thị Lộ làm vợ lẽ. Tục truyền Thị Lộ là yêu tinh rắn hoá thành (…). Sau ông vì nàng mà bị tội » (1).
Vũ Phương Đề là người đầu tiên đem « sấm » Tàu và « yêu tinh rắn » vào thêu dệt cái chết của Nguyễn Trãi. Vũ Phương Đề đã mở đường cho phong trào viết… « lẫn lộn thực hư ». Cái chết bi đát của Nguyễn Trãi, một sự kiện lịch sử có thật, bắt đầu được tô vẽ, thêm bớt.
Đầu thế kỷ 19, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án soạn sách Tang thương ngẫu lục, chép truyện Ông Lê Trãi. Thực thực hư hư. Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi được thần báo mộng, được Tiên Dung mách bảo vào Lam Sơn phò Lê Lợi ...
Trước khi hiển đạt, Nguyễn Trãi mở trường dạy học ở làng Nhị Khê. Một hôm ông sai học trò dọn sạch một cái gò để dựng nhà học. Đêm hôm ấy ông nằm mộng thấy một người đàn bà đến xin ông cho ngừng chặt phá, làm cỏ trong 3 ngày để mẹ con bà kịp rời đi nơi khác. Tỉnh dậy, ông ra thăm thì thấy học trò đã làm cỏ xong cái gò. Chúng khoe có đánh cụt đuôi một con rắn và bắt được hai quả trứng.
« Ông cầm hai quả trứng về nuôi giữ. Đêm hôm ấy giong đèn đọc sách, ông thấy một con rắn trắng leo trên xà nhà, rỏ giọt máu xuống sách, ướt chữ « đại » (là đời), vết máu thấm xuống ba tờ giấy. Ông tự hiểu mà rằng :
- Nó sẽ báo oán ta đến ba đời sau.
Trứng rắn nở ra được hai con, một dài một ngắn, ông sai đem thả xuống sông Tô Lịch ở làng bên, nay những rắn ấy làm thần sông.
Khi ông hiển đạt, thường mỗi ngày ở triều đình về, qua phố hàng Chiếu, gặp một người con gái nhan sắc rất đẹp. Hai bên dùng thơ đùa cợt, rồi ông yêu mến, lấy về làm thiếp. Trong năm Thiệu Bình, người ấy thường đi lại vào trong cung cấm, vua Thái Tông cho làm chức Nữ học sĩ. Đến khi vua thăng hà, Triều đình đem nàng ra tra hỏi. Nàng nói là do ông xúi. Vì thế nên ông phải tội. Khi bị hành hình người con gái ấy hoá làm con rắn, bò xuống mặt nước mất.
Ông có một người thiếp chạy trốn xuống vùng Sơn Nam, ẩn ở nhà người, rồi sinh ra được một người con trai là Anh Võ (…). Nhớn lên, Anh Võ làm quan ở Đài sảnh, rồi phụng mệnh đi sứ Tàu. Khi qua hồ Động Đình, thấy trên mặt nước xuất hiện một con rắn, rồi sóng gió nổi lên dữ dội, ông khấn xin cho đi xong việc nước, sóng gió mới im. Sau khi đi chầu vua Tàu về, đến hồ Động Đình, thuyền bị úp sấp mà chết đuối, được truy tặng Thái Sư Sùng Quốc Công » (2).
Truyện Ông Lê Trãi của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án được dàn dựng công phu, có nhiều tình tiết hấp dẫn. Truyện được nhiều tác giả đời sau, trong đó có cả người Pháp, tiếp tục thêm mắm thêm muối, « xào xáo » lại.
Năm 1886, Landes kể truyện Ông Nguyễn Trại (Nguyễn Trãi được Tây gọi là Nguyễn Trại). Xin tạm dịch : « Nguyễn Trại là ông tổ thứ nhất của Gia Long. Ông làm quan kiểm lâm thời Lê. Một hôm ông dẫn lính vào rừng đốn cây, gặp một tổ rắn, đến đêm nằm mộng thấy một người đàn bà (…).
Sau khi bọn lính giết con rắn cái, trên đường về ông gặp một cô bé rất xinh đang đứng khóc. Cô bé lúc này đã bị hồn con rắn cái yêu tinh kia nhập vào. Nguyễn Trại động lòng mang cô bé về nuôi. Lớn lên cô được tuyển vào cung vua.
Có lần Hoàng thái hậu bị đau mắt, không lang y nào chữa nổi. Cô gái xin chữa. Cô chỉ liếm nhẹ vào mí mắt, Hoàng thái hậu bèn khỏi.
Một hôm nhà vua bị đau lưỡi, cho vời cô gái vào chữa. Cô gái xin nhà vua lè lưỡi cho cô xem. Vua lè lưỡi. Cô gái bỗng nhe răng cắn lưỡi vua. Vua chết tức khắc. Đình thần ra lệnh giết cô gái. Nguyễn Trại và người lính hầu của ông bị xử tội phải chôn sống.
Vợ người lính biết tin, lên đường đi thăm chồng. Nhưng, lúc bà đến được cửa ngục thì chồng đã bị hành quyết. Nguyễn Trại nói với vợ người lính : « Chồng nàng chết vì ta. Ta bị oan, cũng sẽ chết. Chuyện đã rồi ! Nàng hãy chìa tay ra để ta lưu dấu tích lại cho hậu thế ». Người đàn bà chìa tay ra, Nguyễn Trại liền nhổ nước bọt vào lòng bàn tay.
Trở về nhà, người đàn bà mang thai. Bà sinh được một đứa con trai nối dõi dòng họ Nguyễn Trại ». Landes chú thích : Có người kể rằng Nguyễn Trại từ chối những lời dụ dỗ của con yêu tinh nhập vào cô bé. Thậm chí ông còn đánh cô bé. Con yêu tinh trả thù bằng cách nhập vào con gái của ông. Lớn lên, con gái của Nguyễn Trại được tuyển vào cung vua, trở thành hoàng hậu. Về sau, hoàng hậu phạm tội giết vua. Dòng họ Nguyễn Trại bị giết hết. Lúc sắp chết Nguyễn Trại được vợ một người lính xin được tiếp tục lưu truyền dòng dõi của ông » (3).
Năm 1898, Nordemann kể Sự tích ông Nguyễn Trãi bằng chữ quốc ngữ. Nordemann cũng nói tên Trại bị trại thành Trãi !
« Đời vua Thái Tổ, nhà Hậu Lê, ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Nội, có một người tên là Nguyễn Trại (tục gọi là Nguyễn Trãi)… Nguyễn Trại nằm mộng thấy một người đàn bà xin cứu cho « mười ba mẹ con tôi ». Sau đó, người nhà dọn vườn chém con rắn chửa mười hai trứng v.v.
Truyện của Nordemann đại khái cũng giống truyện của Landes. Nhưng Nordemann đưa ra một chi tiết cần được kiểm chứng : « Nghe có người nói rằng ông Nguyễn Hữu Độ, làm kinh lược Bắc Kỳ, tước là Vĩnh Lại Quận Công, mới mất năm Đồng Khánh thứ ba, cũng là dòng dõi ông (Nguyễn Trại) ấy » (4).
Năm 1908, Dumoutier lại đưa thêm vài điều mới vào truyện Vua Lê Lợi và con rắn hồ Động Đình. Xin dịch tóm tắt :
« Ông Phi Khanh dọn vườn sửa soạn đất làm nhà. Ông nằm mộng thấy một người đàn bà xin ông tha chết cho ba mẹ con v.v. Phi Khanh đọc sách, bị con rắn trên xà ngang nhỏ một giọt máu xuống sách, thấm ướt 3 tờ giấy…
Con trai Nguyễn Trãi tên là Nguyen Dam được vua Lê Thánh Tôn cử đi sứ sang Tàu. Thuyền đang đi trong hồ Động Đình thì một con rắn rất lớn nổi lên vùng vẫy gây sóng gió. Nguyen Dam xin được đi bình yên, lúc trở về sẽ nộp mình.
Đi sứ xong, lúc trở về Nguyen Dam lại gặp rắn. Ông viết 2 bức thư gửi vua Tàu và vua ta để giãi bày hoàn cảnh, rồi nhảy xuống sông. Con rắn cắn ông, lôi xuống đáy hồ. Vua Tàu được tin, bèn sai phù thuỷ dùng bùa bắt con rắn. Mổ bụng moi xác Nguyen Dam, đem chôn cất. Thân rắn bị chặt làm 3 đoạn, vứt xuống hồ. Trong hồ bèn nổi lên 3 hòn đảo. Vua Tàu phong Nguyen Dam làm thần hồ Động Đình » (5).
Dumoutier mời Bố của Nguyễn Trãi nhập cuộc. Nguyen Dam (không biết tên Việt là gì) có liên hệ gì với Anh Võ (hay Anh Vũ) không ?
Ba tác giả Pháp đưa ra nhiều tên mới lạ, không hiểu nhằm mục đích gì ?
Tại sao Nguyễn Trãi bị đổi thành Nguyễn Trại ?
Trường hợp dấu ngã đổi thành dấu nặng chúng ta còn thấy trong một văn bản khác. Địa danh Vỹ Dã, Tổng Dã Lê, xã Dã Lê thượng, Dã Lê hạ của thời Lê Quý Đôn (6) đã trở thành thôn Vỹ Dạ, làng Dạ Lê không biết từ lúc nào.
Rất có thể mấy ông Tây đã được mấy ông thông ngôn trọ trẹ chữ quốc ngữ « gà » cho chăng ?
Truyện Ông Lê Trãi của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án được Phan Kế Bính đổi tên thành Nguyễn Trãi, đưa vào sách Nam Hải dị nhân.
Phan Kế Bính cho biết « vua Thái Tôn nhân đi chơi qua tỉnh Bắc, vào chơi trại Tiêu viên, Nguyễn Trãi đi vắng, có nàng hầu là Thị Lộ, ở nhà pha chè hầu vua, chiều hôm ấy vua mất… » (7).
Ngô Sĩ Liên chép là vua về đến Lệ chi viên (vườn Vải). Phan Kế Bính chép là trại Tiêu viên (vườn Chuối). Bao giờ thì đến lượt vườn Chà Là, vườn Sa Bô Chê ?
Nguyễn Đổng Chi đổi hẳn tên truyện thành Rắn báo oán. Ông ngờ rằng Rắn báo oán của ta chịu ảnh hưởng truyện Phương Chính Học và truyện Ngô Trân của Tàu.
« (Rắn báo oán) là câu chuyện do tầng lớp nho sĩ gần gũi giai cấp thống trị bịa đặt ra nhằm huyền thoại hoá tấn thảm kịch của người anh hùng Nguyễn Trãi, xoá mờ sự thật về tấn thảm kịch ấy, hòng gỡ tội cho những kẻ đã gây ra cái chết oan khốc của ông và cả họ ông » (8).
Thưa cụ Nguyễn Trãi, vàng thau lẫn lộn của thời xưa chưa phiền bằng « vàng ta pha vàng tây » của đời sau đâu ạ! Cụ sống khôn thác thiêng, xin cụ… xí xoá cho !
Thuở bé tôi thích nghe chuyện thần thánh, ma quỷ. Cho đến ngày bị thầy mắng Nói có sách, mách có chứng, bị cụ Mạnh bắt gặm cục xương Tận tín thư bất như vô thư mới tỉnh người. Từ đó hết thích truyện « vớ vẩn ».
Dân ta có truyền thống kính trọng các vị anh hùng dân tộc. Thần thánh, ma quỷ chỉ nên kính nhi viễn chi, xin các sử gia đừng nhập nhằng đưa vào sử.
Vẽ rắn thêm chân nên giao cho nghệ nhân dân gian, những người như Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, kết nghĩa với Lý Thông. Trong vùng có con yêu tinh :
Nó là rắn lớn hiện hình,
Nhờ hơi nhật nguyệt thành tinh hại người
Nhà vua treo giải thưởng tìm người giết con Xà tinh. Thạch Sanh vác búa đi giết được Xà tinh. Nhưng bị Lý Thông lập mưu cướp công. Một hôm, công chúa bị Mãng Xà Vương « tam đầu cửu vĩ (ba đầu chín đuôi) ai nào chẳng ghê » hoá thành Đại Bàng bắt mang về hang. Thạch Sanh giết Mãng Xà vương, cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lý Thông cướp công, lấp cửa nhốt dưới hang (…). Thạch Sanh còn gặp nhiều lận đận. Còn phải giết Trăn Tinh, đánh hồ tinh. Cuối cùng, Lý Thông cũng bị trừng trị. Thạch Sanh dẹp được giặc, được vua gả công chúa, truyền ngôi.
Xà của Tàu là rắn của ta. Mãng là con trăn, một giống rắn lớn. Trăn tinh không biết có họ hàng gì với Chằn tinh không ? Chằn cũng là yêu quái (Huỳnh Tịnh Của). Bên cạnh mấy con rắn có chân làm trò mua vui, vô thưởng vô phạt, ta còn có mấy con rắn giúp các ông đồng bà cốt, pháp sư phù thuỷ kiếm ra tiền.
« Phụ thần Bạch Xà thì dùng một con rắn bằng rơm rồi phù phép vào con rắn để con rắn bò quanh nhà diệt tà ma. Con rắn thường bò được là nhờ trong ruột có bộ phận cử động bằng máy, nhưng những người quá tin cho là thầy phù thuỷ cao tay có phép lạ » (9)
« Tại các điện thờ chư vị, nhất là điện thờ các ông Hoàng, bà Chúa Thượng Ngàn, ta thường thấy ở hai bên hàng sà kèo có cặp rắn trắng rất lớn mào đỏ, mà các đệ tử gọi là ngựa ngài, tức là cặp rắn là cặp ngựa để ngài cưỡi.
Các đệ tử con hương thường thuật lại tại các đền thờ ông Hoàng bà Chúa ở đường rừng, hay có những cặp rắn có mào thật bò ra quấn lấy kèo lấy cột ở trong đền, khác hẳn với các đền, điện miền xuôi, cặp rắn chỉ là đồ mã ».
« Nói về rắn, phải kể tới loại rắn biển, tức là con đẻn cũng được dân ta ở ven miền duyên hải kính sợ tôn thờ và gọi bằng Ông (...). Cũng là đẻn, phải kể đến bà Lạch tức là bà Chằng lạch và bà Mộc, được gọi là Mộc trụ thần xà » (10).
« Đẻn là loại rắn biển có nhiều sắc, nó cắn nhằm ai thì bắt ngủ mê mà chết. Đẻn cườm là đẻn có hoa lúm đúm, chính là đẻn độc hơn.
Thành ngữ Xông khói đẻn nghĩa là đốt đẻn khô làm cho chủ nhà mắc khói nó mà ngủ mê, ấy là nghề kẻ trộm ». (Huỳnh Tịnh Của).
Có âm thì phải có dương. Có bà thì phải có ông.
« Cấu trúc không gian trong các điện thờ Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được bài trí sắp xếp theo ba tầng : tầng trên không, tầng ngang trên ban, bệ thờ và tầng trệt. Đây là một điều rất riêng vì không có tôn giáo tín ngưỡng nào bài trí như vậy. Ở tầng không là sự hiện diện của đôi mãng xà (còn gọi là Ông Lốt) tượng trưng cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một con màu sẫm quấn trên xà ngang phía trái, bên trên ban thờ » (11).
Quan lớn tuần Tranh là ai ?
« Ở huyện Vĩnh Lại (Hải Dương), về đời Trần có hai vợ chồng nghèo, không con cái. Một hôm người chồng làm vườn bắt được hai quả trứng. Trứng nở ra hai con rắn. Người vợ muốn giết. Người chồng bảo để nuôi. Rắn một ngày một lớn. Vợ chồng phải đem ném xuống sông. Nước sông bỗng xoáy lại thành vực.
Một hôm có nàng công chúa qua sông, bị nước xoáy không đi được. Người vợ ném cơm xuống sông, khấn vái. Sông lặng sóng ngay. Dân sở tại lập miếu thờ thần Thuồng Luồng của sông. Đến đời Trần Minh Tôn, có vợ quan phủ Ninh Giang Trịnh Thường Quân là Dương Thị bị mất tích. Thường Quân phải nhờ Bạch Long Hầu dắt xuống Thuỷ Cung tìm vợ. Vợ chồng gặp lại nhau. Dương Thị kể cho chồng nghe chuyện bị hoàng tử thứ năm của Thuỷ Thần Long Vương bắt về làm vợ. Thường Quân đem chuyện khiếu nại với Thuỷ Thần. Thuỷ Thần xử cho vợ chồng Trịnh Thường Quân được đoàn tụ. Phạt hoàng tử thứ năm, đày ra sông Tranh cho được đới công chuộc tội.
Thuỷ thần vừa tuyên án xong thì trên trần gian miếu thần Thuồng Luồng bị đổ nát. Người ta thấy một con rắn dài hơn mười trượng, vảy biếc mào đỏ nổi trên mặt nước đi về phía sông Tranh, hơn trăm rắn nhỏ theo sau. Hoàng tử thứ năm hiển linh tại sông Tranh. Dân gian lập đền thờ, gọi là đền thờ Quan lớn tuần Tranh. Hàng năm mở hội. Các bà các cô lên đồng, hầu bóng rất đông » (12).
Ông Lốt là… cái gì ?
Lốt nghĩa rộng là vị thần đội lốt rắn thường gọi là ông Lốt. Nghĩa bóng là mượn bóng mượn tiếng đi doạ nạt lừa đảo. Thí dụ : đội lốt sư đi khuyến giáo. (Từ điển Khai Trí Tiến Đức).
Lốt là con rắn huyền thoại, một loài rắn nước mà người ta thường mô tả là có 3 cái đầu người và 9 tấm vẩy ở cuối đuôi. Nó dùng để cho thuỷ thần cưỡi, theo đạo đồng cốt (Nordemann).
Ông Lốt là « ngựa » của ông Hoàng ba, hoàng tử thứ năm, quan lớn tuần Tranh. Lốt sống dưới Thuỷ phủ. Lốt cũng có ba đầu chín đuôi, giống Mãng Xà Vương của truyện Thạch Sanh.
Nhìn sang vườn nhà hàng xóm cũng thấy rắn. Rắn thật !
Liễu Tôn Nguyên kể truyện người bắt rắn :
« Ở Vĩnh Châu có giống rắn lạ, thân đen, vằn trắng chạm vào cây cỏ, thì cây cỏ chết, cắn phải người, thì không thuốc gì chữa nổi. Song mà bắt được giống rắn ấy dùng làm thuốc để chữa những bệnh như bệnh trúng phong, bệnh co quắp chân tay, lại sát được cả trùng.
Cho nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con rắn ấy để dành. Ai bắt được rắn thì được trừ thuế ruộng.
Người châu Vĩnh tranh nhau mà làm nghề bắt rắn. Có nhà họ Tương cũng làm nghề ấy đã được ba đời. Hỏi ra thì nhà họ Tương nói :
- Ông tôi chết về nghề bắt rắn, cha tôi cũng chết về nghề bắt rắn. Tôi nối nghề ông cha tôi mới có mười hai năm, cũng đã mấy lần suýt chết.
Người ấy nói, vẻ mặt rất buồn rầu.
Ta thương và hỏi rằng :
- Nhà ngươi có thật cho nghề bắt rắn là khổ không ? Ta sẽ nói với quan trên cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Nhà ngươi tính thế nào ?
Người họ Tương vừa khóc, vừa nói :
- Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, thì ông để cho tôi làm nghề bắt rắn còn hơn. Nếu tôi không làm nghề này thì tôi khốn khổ đã lâu rồi. Nhà tôi ba đời ở làng kể đã hơn sáu mươi năm, cách sinh nhai trong làng mỗi ngày một quẫn bách. Người làng phải rút hết cả lợi hoa màu, vét hết cả của cải trong nhà để mà nộp thuế hết, thậm chí bỏ làng, bỏ xóm, đói khát, trôi giạt, chết đường, chết chợ kể bao nhiêu người. Những người vào chạc tuổi ông tôi mười nhà không còn một. Những người vào chạc tuổi cha tôi, mười nhà còn độ hai, ba. Những người vào chạc tuổi tôi mười nhà còn độ bốn, năm. Không chết chóc thì lưu lạc cả…
Tôi nhờ nghề bắt rắn mà còn đến bây giờ. Những quan lại tàn ác về làm thuế làng tôi, xúc hết đầu làng, cuối xóm vơ vét đến cả con gà, con chó, dân gian phải hãi hùng kinh sợ. Những lúc ấy, về phần tôi, tôi được yên lặng, trông trong giỏ con rắn vẫn còn là tôi được ăn no, ngủ yên. Tôi làm nghề bắt rắn một năm sợ chết chỉ có hai lần, ngoài ra là vui vẻ, không phải lo thuế má, không đến nỗi như người làng xóm tôi hết ngày này, sang tháng khác khốn khổ về quan lại tàn ác. Giá tôi có chết về nghề bắt rắn, ví với người làng xóm tôi cũng đã là chậm, đâu dám cho là rắn độc mà xin thôi.
Ta nghe câu chuyện, lại càng thương lắm. Xưa Đức Khổng nói : « Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ » ta vẫn ngờ, bây giờ xem chuyện họ Tương mới cho là thật. Than ôi ! cái độc quan lại tàn ác làm thuế ở dân gian dữ hơn con rắn độc, cho nên nói ra đây để người xem xét phong tục thấu được tình cảnh đau khổ của dân ! » (13).
Kinh Thi có câu : « Duy huỷ duy xà nữ tử chi tường ; duy hùng duy bi nam tử chi tường » (Mộng thấy rắn là điềm sinh con gái, mộng thấy gấu là điềm sinh con trai).
Điềm lành hùng huỷ hiện thân
Kể đã ba đời sinh được phu nhân (Thiên Nam ngữ lục) (14).
Tục truyền là bà ngoại Khổng Tử một hôm nằm mộng thấy một con rắn be bé xinh xinh bò vào giường, chui xuống dưới chăn. Mẹ Khổng Tử nằm mộng thấy một con gấu trúc to tướng vén màn leo vào giường. Người Tàu cho rằng đó là điềm thánh nhân sắp ra đời !
Nói chung, loài người không thích rắn. Thậm chí sợ rắn.
Sợ từ ngày bà E-Và bị Rắn dụ dỗ ăn trái cấm. Bà mời ông A-Dong cùng ăn. Thượng đế hay tin bèn nổi giận, đuổi ông bà ra khỏi vườn Địa Đàng. Phạt ông bà và con cháu đời sau phải sống… như chúng ta bây giờ !
Rắn trở thành kẻ thù của loài người từ ngày đó.
Người phương Tây gọi những kẻ hay nói xấu, chụp mũ người khác là bọn rắn độc (langue de serpent, langue de vipère). Cứu giúp kẻ vô ơn, sẵn sàng quay lại hại chính mình là ấp rắn trong ngực (Réchauffer un serpent dans son sein). Ta gọi bọn khua môi múa mép là nói rắn trong lỗ bò ra. Dân ta căm thù, nguyền rủa bọn cõng rắn về cắn gà nhà. Nói đúng hơn là bọn bắt rắn về cắn gà nhà (Léopold Cadière).
Tuy nhiên, rắn phương Tây cũng có khi được cưng. Ngày nay chúng ta thấy nhan nhản rắn trên bảng hiệu của bác sĩ, tiệm thuốc tây. Ồ, lạ nhỉ ? Vì sao vậy ?
Thần thoại Hi Lạp suy tôn Asclépios là ông thần đứng đầu ngành y. Ông có tài chữa lành cho người mù, người tàn tật. Ông cải tử hoàn sinh cho Glaucos, Tyndare, Hippolyte. Tâm nguyện của Asclépios là cứu nhân độ thế… hoàn toàn miễn phí.
Không ngờ, việc làm của Asclépios đã gây bất mãn cho vị thần cai quản Địa ngục Hadès. Hadès lo ngại… thiếu dân để hành hạ. Hadès khiếu nại với Zeus. Zeus mủi lòng trước cảnh đất rộng người thưa của Địa ngục, bèn tung sét đánh chết Asclépios. 
Sinh thời, Asclépios rất thích rắn vì rắn là con vật biết thay da đổi thịt, biết đổi mới hàng năm. Rắn lột xác giống như bệnh tật được chữa khỏi, sức khoẻ được phục hồi.
Lúc đi hành nghề, Asclépios bao giờ cũng mang theo chiếc gậy có chạm trổ một con rắn. Vì vậy mà các bác sĩ, dược sĩ đã chọn Rắn quấn gậy làm biểu tượng của ngành nghề và mời rắn bò lên bảng hiệu.
Rắn của người lớn rắc rối quá.
Rốt cuộc chỉ có Rồng rắn của trẻ con là dễ thương nhất !
Lũ trẻ thật là… rắn gan (de Rhodes, Génibrel). Dám để cho rắn chơi trèo với rồng. Chúng mày cho dân đen được dòm mặt vua à? Không coi tôn ti trật tự ra cái quái gì.
Trò chơi Rồng rắn chia làm hai phe. Ít đứa chơi (chuyện khó tin!) thì chọn một đứa làm thầy thuốc, đám còn lại ôm nhau làm rồng rắn. Thầy thuốc phải đuổi bắt cái đuôi rồng rắn. Nếu có nhiều đứa chơi thì chia làm hai phe, mỗi phe là một rồng rắn. Đứa đứng đầu vừa phải bảo vệ, che chắn cho cái đuôi khỏi bị đối phương bắt, vừa phải tìm cách bắt cái đuôi của đối phương. Vào trò, rồng rắn uốn éo hát :
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Có nhà điểm binh
- Thầy thuốc có nhà không?
- Thầy thuốc không có nhà
(…)
- Xin khúc đuôi
- Tha hồ mà đuổi.
Thế là tha hồ đuổi bắt nhau. Vui nhộn, ồn ào. Người lớn bực mình thì mặc kệ người lớn !
Gần đây bên Âu Tây nảy sinh mốt chơi rắn cảnh. Đẹp… dễ sợ ! Nhưng chưa đáng sợ bằng mốt ẩm thực đầy « tâm huyết » của đại gia nước ta. Hôm nay mời ông món lạ. Ít hiệu có.
Khách chuyện trò mới hết nửa đĩa lạc rang thì từ nhà bếp một « thích khách » mặt lạnh như tiền bước ra. Tay cầm dao, nách kẹp chiếc gậy nhỏ. Một thằng tiểu đồng xách giỏ rắn theo sau. Thầy trò đến trước mặt khách ẩm thực chờ lệnh. Ông khách quen của hiệu liếc nhìn giỏ rắn rồi hất hàm, chỉ tay. « Thích khách » liền thò chiếc gậy gắn móc sắt vào giỏ, khoắng một vòng, lôi con rắn được chọn ra ngoài. Tay còn lại múa một đường, cổ rắn bị kẹp chặt. Dao loè sáng. Tiết rắn phọt ra. Tiểu đồng nhanh tay giơ tách hứng. Không một giọt rơi xuống mặt bàn. Thêm một đường dao. Tim rắn bị móc ra, thả vào tách. Tiểu đồng mở chai Quốc Lủi, rót đầy tách, đặt trước mặt khách.
Khách mỉm cười, gật đầu ra hiệu cho « thích khách » biểu diễn thêm một lần nữa…
Tâm, huyết đã sẵn sàng. Hồ trường ! Hồ trường ! Ta biết rót về đâu ?(Nguyễn Bá Trác). Rót vào họng chứ còn rót vào đâu nữa? Định rót vào túi à? Lộc trời cho, ta cứ nốc. Làng Lệ Mật « có hàng trăm hộ nuôi rắn, hàng chục nhà hàng đặc sản rắn và có nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật về rắn được tổ chức rầm rộ hàng năm. Lệ Mật được đánh giá là trung tâm giao dịch về rắn của toàn miền Bắc, đồng thời là làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới » (15). Lại thêm một thành tích nổi… da gà!
Rắn được giới ẩm thực khen là loài có tâm, huyết. Bổ thận, cường dương. Bảy món khề khà. Ngộ độc, chết có người chôn, lo gì !
Nguyễn Dư
(Lyon, Tết Con Rắn 2013)
1- Vũ Phương Đề, Công dư tiệp ký, bản dịch của Đoàn Thăng, Văn Học, 2001, tr. 275.
2- Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, Tang thương ngẫu lục, bản dịch của Đạm Nguyên, 1962, Đại Nam tái bản, tr. 112-128.
3- A. Landes, Contes et Légendes annamites, Imprimerie Coloniale, 1886, tr. 63.
4- Edmond Nordemann, Quảng tập viêm văn (1898), Nguyễn Bá Mão biên dịch và chú thích bổ sung, Hội Nhà Văn, 2006, tr. 26-28.
5- Gustave Dumoutier, Essais sur les Tonkinois, IDEO, 1908, tr. 300-304.
6- Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, bản dịch của nhóm Đỗ Mộng Khương, Đào Duy Anh
hiệu đính, Khoa Học Xã Hội, 1977, tr. 79.
7- Phan Kế Bính, Nam Hải dị nhân liệt truyện (1912), Mặc Lâm tái bản, 1969, tr.33-39.
8- Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, Khoa Học Xã Hội, 1975,
tr. 451-461.
9- Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, Nam Chi tùng thư, 1965, Xuân Thu
tái bản, tr. 211.
10- Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, quyển hạ, tr. 260 -261.
11- Bùi Xuân Mỹ, Tục thờ cúng của người Việt, Văn Hoá Thông Tin, 2001, tr. 181.
12- Nguyên Tử Năng, Thần thoại Việt Nam, 1966, Zieleks tái bản 1980, tr. 96-104.
13- Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, quyển 2, Thọ Xuân, 1962,
tr. 133-135.
14- Đinh Gia Khánh chủ biên, Điển cố văn học, Khoa Học Xã Hội, 1977, tr. 193.
15- Quốc Văn, Làng nghề Hà Nội, Thanh Niên, 2010, tr. 127.

Wednesday, February 6, 2013

ISHAAN THAROOR * CHÂU Á

Châu Á hiện nay tương tự như

 châu Âu trước thế chiến I

Ishaan Tharoor
Bài viết trên tờ Time (Mỹ) ra ngày 01 tháng 02 năm 2013
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Mặc dù chẳng ai muốn thấy xung đột ở châu Á, nhưng số người bi quan và hốt hoảng đang gia tăng từng ngày. Sự ngóc đầu dậy về mặt địa chính trị của Trung Quốc là bóng ma đang săn đuổi lục địa này. Chính phủ các nước xa gần đang cảnh giác quan sát siêu cường phi dân chủ đang lên tìm cách bảo vệ địa vị của mình trên trường quốc tế và ngầm thách thức học thuyết Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) có từ năm 1945.

 Một số nước đã vướng vào những cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng với Bắc Kinh: trong mấy năm vừa qua, những cuộc tranh cãi không ngưng nghỉ về những hòn đảo hoang ở phía nam và đông Trung Quốc đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.
Bầu không khí căng thẳng đến mức làm người ta nhớ đến giai đoạn hiểm nghèo cách đây đúng một trăm năm trước. Trong tuần này, hai ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước châu Á (ý nói Australia và Hàn Quốc, xem bên dưới - ND) trong những bình luận riêng biệt, cùng so sánh châu Á với châu Âu lúc đó cũng bị vướng vào những vụ xung đột và liên minh trước Thế chiến I.

 Biển Đông – vùng biển chiến lược quan trọng nhất mà Trung Quốc coi là “nội thủy” của mình, làm cho các lân bang nổi giận – giống như khu vực Balkans cách đây 100 năm: nó giống như một thùng thuốc súng có thể tạo ra một đám cháy lớn trên một khu vực, nếu không phải là một cuộc chiến tranh thực sự. Cựu Thủ tướng và cựu Ngoại trưởng Australia, ông Kevin Rudd nói:

Giống như khu vực Balkans một trăm năm về trước, bị chia rẽ bởi những liên minh chồng lấn lên nhau, bị chia rẽ bởi lòng trung thành và thù hận, tình hình chiến lược của Đông Nam Á hiện nay rất phức tạp. Ít nhất có sáu nước hay thực thể chính trị hiện đang tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc, ba trong số đó là những đồng minh chiến lược gần gũi với Mỹ. 
Quyền lực của Washington ở khu vực Thái Bình Dương được cho là đang đi xuống, trong khi sức mạnh của Trung Quốc lại đang gia tăng, tạo ra bối cảnh cho những vụ tranh cãi về lãnh thổ hiện nay. Luật chơi trong khu vực đang có biến đổi và sự không chắc chắn làm gia tăng nguy cơ đối đầu. Ông Yoon Young-kwan, cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc, vừa chỉ ra một sự tương đồng nữa giữa châu Á ngày nay với châu Âu thời đầu thế kỉ XX:
Lúc đó sức mạnh tương đối của Anh cũng đang xuống dốc; trong khi từ ngày thống nhất, sức mạnh của Đức lại đang đi lên. Tương tự như thế, ít nhất là sức mạnh kinh tế của Mỹ và Nhật Bản dường như cũng bắt đầu đi xuống, đấy là nói nếu so với Trung Quốc. 

Những vụ thăng trầm quyền lực lớn thường tạo ra những thời đại, trong đó các nhà lãnh đạo chính trị chủ chốt có thể có những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại. Việc thiếu kiểm soát quan hệ quốc tế trong những giai đoạn khủng hoảng như vậy thường dẫn tới những cuộc chiến tranh lớn.  
Tôi không biết gì về con tàu đánh cá của Việt Nam có tên là Đại công tước Archduke Franz Ferdinand, cũng như không biết gì về bãi ngầm mang tên Sarajevo. Hiện nay ngành ngoại giao đang làm việc: tuần vừa rồi Tokyo đã gửi đến Bắc Kinh vị đại diện để trao tận tay bức thư của ông Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật Bản – cho nhà lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình.


 Ông Tập Cận Bình đã đồng ý xem xét khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh để bàn về tranh chấp lãnh thổ. Trong khi những bàn tán về chiến tranh có thể là hơi quá đáng, nhưng rõ ràng là có lý do để lo lắng. Lý do chính là chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên toàn khu vực. Từ Nhật Bản đến Ấn Độ và hầu như tất cả các nước nằm trong khu vực này, ngôn từ hiếu chiến đã và đang được đẩy lên.


 Ông Tập Cận Bình – nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc – hứa sẽ không có nhượng bộ về tuyên bố chủ quyền trên những vùng lãnh thổ đang bị các nước khác tranh giành; trong khi đó, một số sĩ quan hiếu chiến của Trung Quốc hiện nay có thể tuyên bố rằng họ có thể “tấn công phủ đầu” và có thể tiến hành một cuộc “chiến tranh quyết liệt, chớp nhoáng”.
Có thể thấy sự đồng vọng của nước Đức hồi cuối thế kỷ XIX trong sự tự tin như thế của Trung Quốc. Các nhà sử học đã chỉ ra được những sự tương đồng giữa nhà nước toàn trị Trung Quốc với nước Đức do nhà thiết kế người phổ, ông Otto von Bismarck, lập ra. Chủ nghĩa dân tộc đầy kiêu ngạo của Hoàng đế Wilhelm II không phải là điều xa lạ với Trung Quốc hiện nay, trong khi Bắc Kinh lại rất khéo léo trong việc thổi bùng lên ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa nhằm làm át đi những tiếng thét phản đối của dân chúng. Cho nên đừng lấy làm ngạc nhiên nếu câu nước Đức của Wilhelm lại xuất hiện trên các tờ xã luận.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang tập trung vào những vấn đề đối nội – đất nước này đang phải đối mặt với những áp lực cực kỳ lớn nhằm giữ vững được tốc độ phát triển như vũ bão của họ, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và đáp ứng được những lời kêu gọi về cởi mở chính trị hơn nữa.

Chính sách đối ngoại cứng rắn có thể trở thành cái van xả bớt tình trạng căng thẳng ở trong nước. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, đăng trên số ra tuần tước của tờ Time, ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore và cũng là một chính khách lão luyện của châu Á, đã nói tới “cảm thức về sứ mệnh đã thức dậy” trong những người dân Trung Quốc – mà ông Lý cho rằng sẽ là “lực lượng không gì cưỡng lại được”. Ông còn nói thêm:
Liệu nước Trung Quốc đã công nghiệp hóa và mạnh mẽ có tử tế với Đông Nam Á như Mỹ kể từ năm 1945 hay không? Singapore không tin… [Các lân bang] tỏ ra lo lắng về sự kiện là Trung Quốc có thể muốn xác lập lại vị thế đế quốc mà họ từng có trong những thế kỷ trước đây.
Và đấy là giai đoạn lịch sử mà không có lân bang nào của Trung Quốc muốn lặp lại.
I.T.
Ishaan Tharoor là cây viết của tạp chí TIME (Mỹ) và đồng biên tập tạp chí TIME World, có trụ sở ở thành phố New York.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

QUAN LÀM BÁO * ÁP BỨC VÀ ĐẤU TRANH

Có áp bức là có đấu tranh!

 


Từ trước đến nay bất cứ ai khi nói đến đa nguyên đa Đảng đều bị 'tai họa', mở đầu là Trần Xuân bách cũng bị phế truất về vườn, các Bloggers trên mạng ai mở miệng đòi Đa đảng đều đã bị tống giam, xử án nặng, điển hình là thầy giáo Định, hay Luật sư họ Cù không bị bắt ngay khi đòi đa Đảng và dám kiện Thủ Tướng, thì cũng đã bị bắt vì mấy cái bao cao su rách!

Nhà tù và sự tàn bạo là viễn cảnh của những người dám lên tiếng đòi đa nguyên đa Đảng ở Việt Nam!
Các Blog hôm nay đưa tin một đoàn đại biểu gồm những trí thức tên tuổi đã đệ trình kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp, bỏ điều 4 để cho phép đa nguyên đa đảng... Biết rằng chẳng khi nào Đảng cộng sản lại tự nguyện chia sẻ quyền lực và quyền lợi cho bất cứ ai. Nhất là những thế lực 'Nhóm lợi ích' trong Đảng CS nhuw đồng chí X lại càng không bao giờ dễ dàng chấp nhận cho đa nguyên đa đảng chính là tự ký tên vào bản kết án chính mình sao!
Việt Nam xem ra đang tụt hậu và ngày càng tụt hậu, những ngày gần đây tổng hợp ngay tin tức trên các Lề Đảng thì thấy rõ: Chính Phủ đang ban hành những chính sách từ 20 năm trước và đã được xóa bỏ hàng chục năm nay: 
Xem ra Chính Phủ Việt Nam lo sợ cả thế hệ tương lai 'tiêm nhiễm' tư tưởng tự do và dân chủ nên ngăn chặn từ bây giờ! Cái việc lấy cớ 'phải rành tiếng Việt' thật tức cười! Ông Phạm Vũ Luận lại lo thay cho cha mẹ của các cháu khi mà ông thấy 2000 điểm ZÊ-RÔ môn lịch sử là "bình thường"! Nay ông quan tâm như vậy thì roofi Việt Nam sẽ 'cho ra' những thế hệ với những cái đầu cũng chỉ là ZÊ-RÔ mà thôi!

Thật đáng thương cho nhân dân Việt Nam đang bị những băng nhóm tội phạm trong Đảng, trong Chính Phủ kéo lùi lại hàng thế kỷ!

Nền kinh tế tồi tệ, nạn thất nghiệp tràn lan, người dân nghèo đói gia tăng, trộm cắp, giết chóc tăng chóng mặt, dân oan bức xúc khiếu kiện, người yêu nước biểu tình chống xâm lược thì bị bắt, người đòi được dân chủ, được bình đẳng trước pháp luật thì bị tống giam, bị 'phong' cho tội khủng bố!


Bầu không khí nghẹt thở và lầm than bao trùm cả đất nước thì "Phó Thủ Tướng thăm chiến sĩ hy sinh bắt gà lậu", hay Bộ VHTT còn bận quy định 'cấm không được nhìn mặt người chết' và chính ông Thủ Tướng thì cũng đang 'bận rộ' ra giảng "Lòng tự trọng" cho học sinh, đang bận "Quyết liệt bắt cho được Dương Chí Dũng" - Con đẻ của chính mình và chặn họng những tiếng nói vạch trần tham nhũng của Chính Phủ bằng 'Luật' 7169 của mình. Không những thế còn huy động cả lực lượng hùng hậu từ Bộ 4T đến an ninh, cảnh sát, gián điệp.... đủ loại để săn lùng 'Quan làm báo'! Thật nực cười cho những kẻ tàn bạo mà hoang tưởng bệnh hoạn.

Không có Quan làm báo này, thì sẽ có Quan làm báo khác - Đó chính là sự thật! Ngày nào còn chế độ độc Đảng, ngày nào còn những kẻ độc tài, tham nhũng như Thủ Tướng X điều hành đất nước bằng nhà tù, bằng cướp bóc, trấn lột doanh nghiệp, làm giàu qua đêm; ngày nào còn bóp nghẹt dân chủ và tiếng nói phản kháng của nhân dân thì ngày đó sẽ còn hàng triệu triệu Quan làm báo! Liệu ông Thủ Tướng có thể diệt hết được không?

Quan làm báo là nguyện vọng cháy bỏng thiết tha chống tham nhũng của nhân dân Việt Nam trước sự oằn oại bởi nạn tham nhũng đã đến mức trầm kha, đục ruỗng cả trí tuệ, cả nhân cách, tham nhũng đã bò đến tận hang cùng, ngõ hẻm, đã hành hạ, tước đi cả đến miếng cơm, manh áo, thửa ruộng của người nghèo.

 Thử hỏi có bất cứ việc gì từ làm giấy chứng sanh, chứng tử , đến chứng nhận lý lịch xin việc .... tại xã, tại phường mà không phải chi tiền? Có ai làm được giấy 'Đỏ' cho miếng đất của mình mà thoát khỏi 'lót tay'? ... Những người dân lam lũ dù không có cái ăn cho vào miệng nhưng vẫn phải rút ruột ra 'lót tay' để cho được việc nếu không muốn bị ngâm tôm, bị buộc chầu chực đi lên đi xuống bỏ cả ngày giờ ra đồng...

Hãy đến trước cổng Số 1 Hoàng Hoa Thám để thấy hàng hà xe con biển số trắng của chính các quan chức chính phủ tự bỏ tiền túi ra mua dù cho không có tiêu chuẩn xe nhà nước cấp! 10 năm về trước kẻ tham nhũng còn dấm dúi, có cái xe 'Dream' phải trùm mềm, đố dám đi! Vậy mà bây giờ ngang nhiên sắm xe hơi đi làm việc ngay trong Chính Phủ!

Ai có dịp đến các Bộ ngành thì chứng kiến người ta đưa và nhận phong bì cứ tự nhiên 'như ở nhà'! Ngay tại Bộ Giáo dục của ông Phạm Vũ Luận người ta cũng đưa và cầm phong bì ngay chỗ hành lang qua lại như thể chỗ không người...!

Rõ ràng, hơn lúc nào, tham nhũng đã trở thành 'Văn hóa' ở Việt Nam khiến người ta xem đó là bình thường! Văn hóa 'mắc cỡ, xấu hổ' hoặc ít nhất che dấu vì biết đó là 'Tội' đã biến mất từ lâu.

Nhà dột từ nóc, hàng tỷ tỷ đô la của nhà nước như Vinashin, Vinalines... đã không kèn không trống cuốn gói ra đi mà ai cũng biết nói đi về đâu. Cha mẹ lem nhem thì đàn con thi nhau bắt chước!

Quan làm báo chính là tiếng nói của dân tộc Việt Nam yêu đất nước đòi tự do và dân chủ, đòi quyền được làm một con người bình thường như hàng tỷ tỷ người trên thế giới - Một thứ sa sỉ mà người Việt Nam không có! "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh" - Hình như chính những  người cộng sản như thầy trò đồng chí X lại cố tình quên mất chính lời dậy từ ông tổ của họ!

Chắc chắn nhân dân Việt Nam sẽ làm lên lịch sử, nhanh hay chậm các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ vứt bỏ cái điều 4 Hiến Pháp vào sọt rác nếu hôm nay Đảng CS vẫn tiếp tục bám víu như là vỏ áo giáp chống đạn. Môn học lịch sử sẽ đến ngày giảng dạy về  sản phẩm của chế độ độc Đảng là Sâu chúa, là tham nhũng mà từ điển Việt Nam đã mặc nhiên được thêm vào cụm từ  "đồng chí X" đã cô đọng, bao hàm đầy đu!

 Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ đến ngày nhân dân được tự do vạch trần tội ác của bè lũ thầy trò X đã đẩy nhân dân Việt Nam đến lầm than, tước bỏ cả những quyền làm người tối thiểu nhất: Quyền được nói!

Bao nhiêu năm, Đảng Lao động vIệt Nam gắn với tên tuổi Hồ Chí Minh, với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp... đã có công giành độc lập dân tộc thì đến nay những bè lũ X đã và đang phá nát thành quả đó, đã đẩy Đảng CS thành vật cản trở tiến trình phát triển đất nước "Công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh"!

90 triệu dân Việt Nam, nếu loại trừ 3 triệu đảng viên, nếu cho họ cái quyền lựa chọn thì chắc chắn không ai chọn 'nhà tù' và bị đối xử như thời kỳ ăn lông ở lỗ như hiện nay. Chắc chắn nhân dân Việt Nam mưu cầu "Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc" và sẽ đấu tranh để những điều đó trở thành hiện thực, để có được một "Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa" như Bác Hồ đã đặt tên cho đất nước!

Trần Ái Quốc

Xem thêm
TIN QUAN TRỌNG: 11h - Hồi 10h sáng nay, thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Thành phần Đoàn đại biểu gồm:


1- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2- Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội
3- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM
4- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội
5- Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội
6- Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất).
7- Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
8- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
9- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội
10- Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn)
11- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM
12- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
13- Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội
14- Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội
15- Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
16- Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.

Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
Tiếp Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và các cán bộ trong Ủy ban …
Phóng viên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, VietnamNet đều có mặt.

(Trong ngày hôm nay chúng tôi sẽ đưa lên dần nhiều hình ảnh và video)

Ghi chú: Việc trực tiếp trao bản Kiến nghị chỉ là một bước tiếp theo để thể hiện hơn nữa mong muốn của những người tham gia, hoàn toàn không phải là kết thúc việc lấy chữ ký của mọi tầng lớp Nhân dân.

Cập nhật (29/1) DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 11) (BoxitVN). Đã có 2.178 người ký tên. Trong đợt 11 này có 436 người, trong đó có 58 nữ tu Công giáo vào 108 sinh viên.

TƯỞNG NĂNG TIẾN * DƯƠNG TRUNG QUỐC

Sử gia và dân biểu Dương Trung Quốc

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ khác: bắp nướng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo... để nhai lai rai trong lúc coi phim. 

Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến: 
- Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác... con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha? 
Nếu họ gật đầu là kể như... khỏe. Theo lệ, mỗi người lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em - miễn phí. 
Lối thứ hai rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên hông rạp, cho cả lũ vào luôn! 
Có lần vì giông bão, nên dù là ngày chủ nhật, rạp chiếu bóng cũng chỉ có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn tiếp tục rủ nhau vào cửa cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham... vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi – rạp hát lại gần nhà – nên mọi người đều vui vẻ... vô luôn! 
Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán đuợc bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của người lớn. Không cần phải thông minh lắm người ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó. 
Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào xoát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không xót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ - tất nhiên - hoàn toàn không nhã nhặn. 
Đã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi: 
It’s not fun. Như vậy đâu có vui bố. 
And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à. 
– Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút. 
– Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố! 
Tôi miễn cưỡng đồng ý với tụi nó mà bụng dạ (nói thiệt) có hơi buồn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã gian lận gì nhiều trong chuyện xem phim mà vào bằng cửa cọp. Cũng như tất cả những người dân lớn nhỏ khác của cả xóm mình, tôi chỉ có tội nghèo mà ham... vui, và hơi láu cá chút đỉnh, thế thôi. 
Láu cá (rõ ràng) không phải là một đức tính, dù nhìn theo quan niệm đạo đức của bất cứ ai. Bởi vậy, càng già tôi càng đàng hoàng thấy... rõ! Những người tử tế, biết phục thiện, và đàng hoàng tử tế như tôi – tiếc thay – hơi ít. 
Tạp chí Khởi Hành số 34, phát hành tháng 8 năm 99, từ California, có bài viết “Khi Chính Trị Chi Phối Văn Hóa”, của Trần Anh Tuấn, về những người... rất không đàng hoàng như thế. Những kẻ mà đến lúc chết vẫn còn (vô cùng) láu cá! 
Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hóa Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức, tập Một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, nhà xuất bản Văn HóaThông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau: 
- “Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9 thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.)”. 
- “Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 – 1945) họ chỉ chấm có 38 nhân vật tức 53%. Đó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi, Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Đôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.” 
- “Trong 50 năm sau cùng (1945 – 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ là 33 người, tức 47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn sống ở Pháp, còn lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam và những người phục vụ chế độ cộng sản. Đó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon Tum, Dương Đức Hiền, Đặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Đổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Đức Thảo, Hoàng Thúc Trâm, Đào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.” 
Cứ theo như lời của ông Trần Anh Tuấn thì “nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách”. Là kẻ hậu sinh, tôi không hề dám có nghĩ tranh luận hay bút chiến với một người cầm bút vào hàng trưởngthượng – và nặng ký – như ông Trần Anh Tuấn; tuy nhiên, vì đã lỡ biện minh cho chuyện vào cửa cọp của chính mình, tôi tự thấy có bổn phận phải lên tiếng để bênh vực cho một số những người vừa được vinh danh là “trí thức Việt Nam tiêu biểu” – trong nửa thế kỷ qua. 
Theo tôi thì qúy ông Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Hãn... đều dư sức dắt theo ba trự lóc nhóc cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh... đi vào lịch sử mà khỏi cần mua vé. Như đã thưa, tuy không bằng luật nhưng theo lệ (ít nhất cũng là lệ ở những thành phố thân miền Nam, khi tôi còn bé) mỗi người đi xem phim có quyền dắt theo một nhi đồng – miễn phí. Hồi nhỏ tụi tôi vẫn đi xem phim ké theo kiểu đó mà. Điều này đâu có gì là gian lận mà ông Tuấn phải phàn nàn và nặng lời dữ vậy? 
Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm này chung: túng làm liều. Điểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin tưởng là thông cảm và chia sẻ được. 
Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác – dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang. 
Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo và Hoàng Xuân Hãn… thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên qúy ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang – vậy thôi. 
Người ta mượn lời để diễn ý. Đặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui! 
Tôi chỉ tận tình chia sẻ nỗi bất bất bình của ông Trần Anh Tuấn về việc những vị sử quan đương đại – Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, và Tạ Ngọc Liễn – theo chỉ thị, đã mở cửa hông cho thêm cả đống ông nữa (tổng cộng lên đến 33 mạng) ào ạt nhào luôn vào lịch sử. 
Cũng như đi coi phim cọp, đi quá giang – dù là bằng thúng, bằng mủng, bằng bè, bằng ghe tam bản, bằng thuyền ba lá, bằng ca nô, bằng tầu, hay bằng thủy phi cơ… chăng nữa – nên tránh chuyện đàn đúm, kéo bè, kết đảng đông đảo quá. Xô đẩy, giành giật, chen lấn là cảnh (luôn luôn) rất khó coi và dễ gây hiểu lầm là một vụ thủy tặc hay không tặc. Đó là chưa kể chuyện quá tải, rất không an toàn. Chìm xuồng, cả lũ, như chơi. 
Nửa thế kỷ qua dân việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than, nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm; danh nhân, trí thức, kẻ sĩ… ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông dữ vậy – hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế (kể) cũng kỳ. 
Mới đây ông Nguyễn Chính còn khám phá ra vụ này, ngó bộ, còn kỳ dữ nữa về chuyện khai thác bauxite ở Việt Nam: “Quốc hội chưa họp, nghĩa là chưa ai có ý kiến gì, ông dân biểu Dương Trung Quốc đã phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ rằng “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi” khiến nhiều cử tri rất ngỡ ngàng.” 
Tôi thì không ngỡ ngàng gì cho lắm vì đã được họp tập trước về việc “Đảng chỉ tay, Quốc Hội vỗ tay, dân trắng tay” tự lâu rồi. Chỉ hơi ngờ ngợ vì cái tên của ông Dương Trung Quốc nghe (có vẻ) quen quen. Té ra, ông chính là một trong ba nhân vật đã sưu tầm và biên tập cuốn Lịch Sử Và Văn Hóa Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức (tập I) do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. 
Tưởng sao chớ “đi ra, đi vô cũng cái thằng cha khi nẫy” chớ ai! Muời năm trước ông Dương Trung Quốc tô vẽ cho nhiều kẻ bất hảo trở thành “Những Guơng Mặt Trí Thức” của lịch sử và văn Hóa Việt Nam. Bây giờ thì ông mở đường để con chúng nó mang đất nước ra băm xẻ, cho bằng thích. 
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải! 

QUÊ CHOA * TRẦN CẢNH * THƯ TRAO ĐỔI

Xin đừng sốt ruột

Thư trao đổi với anh Nguyễn Long Việt về thư: “Xin giáo sư đừng im lặng” của anh gửi hai gs NBC và ĐTS
Trần Cảnh
Cra-29.wct&j=3d300&u=3d275&mp=3d1&d=3d100 
Thưa anh Nguyễn Long Việt
Xin phép được xưng hộ như vậy vì tôi không biết tuổi anh. Tôi quyết định viết thư này ngay sau khi đọc bài “Xin giáo sư đừng im lặng” đăng tại http://quechoa.vn/2013/02/06/xin-giao-su-dung-im-lang/. Và thư này gửi cũng chỉ với mục đích hoàn toàn nằm trong nội dung bài viết đó.
Trước tiên, tôi chỉ là một độc giả của Quê Choa, là một cử nhân luật còn trẻ tuổi trong cả kinh nghiệm sống và kinh nghiệm hành nghề. Vì vậy có gì sai xót rất mong được anh bỏ quá cho. 
Bức thư anh gửi cho 2 giáo sư đáng kính khá dài, nhưng tôi rút lại ý anh muốn các điều sau:
“Thứ nhất, trang Cùng viết Hiến pháp ra đời đã tạo thêm cho bạn đọc một kênh thông tin cho bạn đọc tham khảo về Hiến pháp. Tôi nghĩ, có lẽ hơi thiển cận một chút, nhưng điều này có dẫn tới việc “chia đàn, xẻ nghé” giới trí thức Việt Nam hay không?”
Như đa số chúng ta đang quan điểm về dân chủ hiện nay, trong đó phải thừa nhận các quan điểm đa chiều và nhiều phương pháp thực hiện. Trong việc góp ý sửa đổi dự thảo Hiến pháp mà Quốc hội đang kêu gọi, Bản kiến nghị Hiến pháp của 72 nhân sĩ đăng trên mạng Boxit cũng là là một quan điểm đi cùng với một phương pháp thực hiện mà thôi. Xin nói trước rằng tôi cũng là một người thấy bản kiến nghị đó có rất nhiều tiến bộ và ủng hộ (tuy không hoàn toàn).
Điều quan trọng của việc lấy ý kiến, góp ý sửa đổi Hiến pháp là làm sao lấy được nhiều ý kiến nhất, nhiều quan điểm nhất của nhiều tầng lớp xã hội nhất. Vì mỗi tầng lớp xã hội cũng sẽ cảm thấy tác động của Hiến pháp lên cuộc sống của mình một cách khác nhau.
Vì vậy, vấn đề quan điểm như thế nào, phương thức thực hiện ra làm sao phải để tự mỗi người suy nghĩ và tự lựa chọn cách thực hiện, không nên có bất cứ “tác động” dù lớn hay nhỏ nào để làm ảnh hưởng đến sự tự lựa chọn đó.
Có những người góp ý như các nhân sĩ đã làm, như những người đã ký tên, cũng có người tự góp ý để gửi trực tiếp cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Có những nhóm người tự tập hợp ý kiến, gửi một cách công khai hoặc âm thầm, có ý kiến muốn thay đổi toàn bộ, có những người chỉ thấy cần thay đổi một hoặc một vài phần.
Cho dù có cùng một quan điểm giống hệt nhau về việc sửa đổi Hiến pháp, nhưng lựa chọn ký tên cùng người khác hay gửi độc lập, hoặc bất cứ cách thức nào thì cũng cần sự tôn trọng quyết định của người có ý kiến. Thậm chí, cùng quan điểm, cùng phương pháp thực hiện nhưng mỗi người vẫn có quyền lựa chọn thực hiện chung hay thực hiện riêng cơ mà.
Như vậy, theo tôi chúng ta phải cổ xúy cho việc có nhiều nhóm, có nhiều ý kiến, nhiều bản kiến nghị khác nhau (cho dù quan điểm góp ý có giống nhau của cùng một tầng lớp) giống như là cổ xúy cho dân chủ và suy nghĩ độc lập hơn là lo ngại “chia đàn, xẻ nghé”.
Trong nội dung bức thư anh gửi, tôi còn thấy có một sự hàm ý rằng, bản kiến nghị của 72 nhân sĩ làm “ đã phải lao động rất miệt mài. Trong số đó, có nhiều người rất giỏi và có kinh nghiệm lâu năm như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, GS Chu Hảo, GS Tương Lai,…”. Thưa anh, nếu muốn những người trẻ như tôi có một cái nhìn độc lập, có ý kiến độc lập, thì hãy để tôi có nhìn độc lập, để tôi đọc bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ với tâm thế như đọc bản dự thảo Hiến pháp 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi HP đang lấy ý kiến hoặc như với bất kỳ ý kiến góp ý cho HP nào mà tôi tiếp cận và đọc được. Có chăng, bản HP của các nhân sĩ chỉ tác động về mặt niềm tin cho tôi mà thôi.
Điều thứ hai:
Tôi chỉ mong các thành viên thành lập trang Cùng viết Hiến pháp, đặc biệt là Giáo sư Châu và Giáo sư Sơn cho tôi cũng như các bạn trẻ biết được là các Giáo sư có đồng ý với Bản kiến nghị  Hiến pháp mẫu do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng hay không? Nếu không đồng ý thì lý do là gì? Nếu đồng ý, thì các Giáo sư đang và sẽ ký tên?
Thực ra, việc anh mong các giáo sư trả lời các câu hỏi trên là hoàn toàn đúng, không sai, nhưng việc viết thư bày tỏ mong muốn một cách công khai như một hình thức gây “áp lực” cho người khác lại là điều không nên. Nhất là việc ghi “tôi cũng như các bạn trẻ” thì lại càng không đúng, có chăng chỉ là của mong muốn của anh và đúng là có thêm một số bạn trẻ mà anh biết, không nên đồng nhất tất cả như vậy.
Hai nữa, bản kiến nghị này được công khai trên mạng, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận và đọc, và bất cứ ai cũng có thể biểu hiện thái độ. Giống như ông A giữa chốn đông người tự cất cao tiếng hát, tôi nghe thấy hay và vỗ tay tán thưởng, nhưng không thể vỗ tay xong rồi đi hỏi người khác cùng nghe rằng, bài ông A hát có hay không? Nếu không hay thì dở ở chỗ nào? Vì sao lại dở? Và nếu ông A hát hay thì anh sẽ vỗ tay chứ?
Bản thân tôi cho rằng, các giáo sư Sơn và giáo sư Châu có quan điểm riêng của họ, có phương thức thực hiện riêng của họ, “riêng” nhưng không có nghĩa là đối lập, ngược lại (nếu thế cũng chả sao) đối với những quan điểm khác, cho nên tôi chỉ tin tưởng và chờ đợi ở họ. Không nên đưa ra các yêu cầu như kiểu quy “trách nhiệm giải trình” cho hai giao sư về những việc họ đang và sẽ làm. Xin anh đừng sốt ruột, bởi lẽ trả lời hay không là quyền của người nhận.
Tác giả gửi Quechoa

No comments: