IỚI THIỆU SÁCH MỚI
HƯƠNG CAU-PARIS XUẤT BẢN
Biên tập của Võ Đừc Trung
Biên tập của Võ Đừc Trung
Đây là tác phẩm thứ 22 của nhà xuất bản Hương Cau-Paris (Pháp quốc)
Địa chỉ: Allée des Peupliers - 59320 Hallenes Lez Hambourdin (France)
Giá 14 Euro kể cước phí
TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT ÔNG HỒ NHỎ
Một Ông Hồ Nhỏ
Wed, 05/15/2013 - 10:17 — tuongnangtien

Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn
(rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ
Chí Minh” và đã trở thành một bác Hồ nho nhỏ – thế thôi. Chế độ
hiện hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ
tương tự. Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì
không.
T.N.T
Hai câu chuyện nhỏ kể sau, dù tôi được đọc đã khá lâu nhưng lần nào xem lại cũng thấy lòng (thoáng) có chút gì ái ngại:
Khoảng cuối 1970, nhà văn Nguyễn Khải có dịp cùng với Tô Hoài
qua New Delhi, dự hội nghị nhà văn Á Phi, trước và sau đó đều có ghé qua
Moskva. Trong câu chuyện kể lại với chúng tôi ở Văn nghệ Quân đội,
Nguyễn Khải dành cho Tô Hoài một vai khá đẹp:
- Đến New Delhi, ông ấy cũng chỉ có bộ vét-tông tài chính cũ kỹ.
Ấy thế nhưng tây nó lại thích, có mấy tay nhà văn Ấn Độ nổi tiếng, sách
toàn được nhà Gallimard ở Pháp cho in mà trông cũng xuềnh xoàng như lão
bán vải.
- Đi họp thời nay thể nào cũng phải có chuyện đấu đá một chút.
Được cái Tô Hoài nói khôn lắm. Trước lúc thông qua cái văn kiện, ông ấy
chỉ vừa cười vừa bảo với mấy tay Nga: “Làm thế nào để tôi có thể đi nữa
thì làm”. Thế là tự họ thu xếp với nhau, khiến cho sứ quán mình cũng
nghe được.
(Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người: Tô Hoài và Những Nghiêm Chỉnh Của Kiếp Phù Du. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).
Khoảng năm 1982, Xuân Diệu vừa đi Pháp về, đang nói chuyện trên phòng họp, thì ở nhà ngang, Nguyễn Tuân rỉ tai tôi :
- Đang nói rằng chuyến đi thành công lắm, có nói thế bận sau người ta mới cho đi nữa! (sđd, tr. 321 -322).
“Người ta” quả là có khó khăn trong việc đi/lại của toàn dân, kể
cả những cán bộ văn nghệ cao cấp như Tô Hoài, hay “danh nhân văn hoá”
– cỡ như Xuân Diệu. Thảo nào, trong dân gian thường (nghe) có tiếng
than van và giễu cợt:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An - Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào…
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An - Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào…
Mãi cho đến “thời kỳ hội nhập” thì chuyện vào/ ra (ở nước ta)
mới trở nên thông thoáng hơn thấy rõ, nếu so với Bắc Hàn! Bởi vậy,
hễ ai có dịp “đi ra” là y như rằng khi “đi vào” thế nào cũng có
chuyện làm quà – dù thường chỉ là chuyện nhạt.
Riêng câu chuyện sau đây, của ông Nghiêm Tiến Quang – giám đốc công ty in báo Hà Nội – lại hơi bị mặn (chắc) tại thêm thắt và mắm muối quá tay:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua
một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông
cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi”. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức
có nhiều người đọc ANTG không?”. Ông gật đầu: “Nhiều đấy. Đọc xong lại
cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc”.
Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:
Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha
mẹ, ông nội và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm
đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh
vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh
tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của
mình tổ chức nhiều trận đánh ‘xuất quỷ nhập thần’ làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
Kẻ thù từng xem anh là “tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm”
và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá
trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh
(Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại - NV).
Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn -
một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân
chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân
chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả
giấy chứng nhận danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường".
Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy
viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy
tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh:antg.cand.com
“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra
được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì đã có chuyện
đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:
17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai
báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân
của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Mọi người cho biết, hồ sơ của
ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ
sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là
những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc,
không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả
được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi
lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng
như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê,
không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người
khiếu nại bức xúc.
Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, "quan" lớn cùng một số "quan"
nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến
làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các
"quan". Và (có lẽ cũng như thường lệ), "quan" lớn nhất đã không cầm
lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã...
ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến
của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy
nhục nhã bởi hành vi của vị "quan" đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh
thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp
viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt
"quan"! Cát tát làm cả nhà hàng "chết lặng…

Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “... mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.”
Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự
thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng
pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.
Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!
Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao
hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông
Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.

Coi:
Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc
sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ
ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này ... chỉ
chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian
này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên
Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012).
Ông Lê Sáu,
nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong
những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như
sau:
Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng
Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu
tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng,
Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó
có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót"
để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương...
Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo
nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô
tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong
thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...
Với đường lối xuyên suốt là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” thì
để trừ khử một viên trưởng ấp mà có thêm 17 thường dân vừa chết vừa
bị thương, kể ra, cũng vẫn đáng được tuyên dương. Trong Cải Cách
Ruộng Đất, con số những kẻ thương vong nhiều hơn cả chục ngàn lần.
Tuy thế, Hồ Chủ Tịch cũng vẫn coi đây như là thành tích:
“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí
nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung
nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông,
đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”
Và điều mà các đồng đội của ông Hồ Xuân Mãn than phiền nhiều nhất là ông Mãn viết báo tự xưng tụng mình, hay “hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên.”
Hồ sơ của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, cũng chính ổng tự làm ra và
“đưa từ trên xuống” chớ đâu. Bác tự viết tiểu sử rồi bắt cả nước học
tập và xưng tụng còn được thì nhằm nhò gì cái chuyện lẻ tẻ – như bài
tạp bút của ông Hồ Xuân Mãn (“Nhớ Đêm Về Xóm Bồ”) trên tạp chí Sông Hương.
Tương tự, cái tát của cô tiếp viên nhà hàng – hồi năm 2005 – mới
chỉ làm thực khách của một quán ăn “chết lặng” chứ còn cái xác của bà Nông Thị Xuân (nằm trước Phủ Chủ Tịch, vào sáng hôm 12 tháng 2 năm 1957) bộ không làm cho cả nước sững sờ sao?
Dù vậy, theo ghi nhận của Wikipedia:
“Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một ‘tấm gương sáng ngời về đạo đức’, một ‘nhân cách cao thượng’, được coi là một ‘thần tượng.’ Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền,
vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học
tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.”
Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn
(rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ
Chí Minh” và đã trở thành ông Hồ nho nhỏ – thế thôi. Chế độ hiện
hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ tương
tự. Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì không.
BÙI TÍN * TRẦN HUY QUANG
Vài nét chấm phá, một chân dung
CỠ CHỮ
15.05.2013
Nhớ lại ngày xưa ở trong nước, cứ đến tháng 5 sau ngày lễ Lao động 1/5, sau ngày lễ Chiến thắng phát xít 8/5/1945 là đến ngày 19/5 lễ sinh nhật ông Hồ Chí Minh, một ngày kỷ niệm rất ồn ào, náo động.
Báo đài ra rả kể lể chuyện xưa, chuyện nay về «Cụ Hồ», về «Bác Hồ», về «Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại», họp chi bộ, họp chi đoàn, họp khu phố, kể đi kể lại cho nhau nghe những mẩu chuyện được coi là hay ho nhất, xúc động nhất về tài năng xuất chúng, về đạo đức tận cùng nhân bản của «Bác».
Đến nay với đà suy thoái thê thảm của đảng Cộng sản, hình ảnh «Cụ Hồ» trong trí não của ngay các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng đã mờ nhạt dần, thay thế bằng hình ảnh đồng đô la xanh và những lá vàng óng ánh do Ngân hàng Nhà nước vừa bán ra ồ ạt, kiếm lời hơn 2 ngàn tỷ đồng để chia nhau.
Với nhân dân, qua «đổi mới», «mở cửa», qua thời đại « công dân mạng», đồng bào ta đã điều chỉnh rất nhiều hình ảnh của «Ông Hồ», «Bác Hồ», «Cụ Hồ» trong nhận thức của mình, để gần với sự thật hơn, vượt qua những tung hô, thêu dệt, cường điệu của bộ máy loa phường mà bà con gọi vui là «loa mẹ Đốp» ra rả từ mờ sáng thời xưa.
Bởi vì việc đánh giá cho thật chuẩn xác nhân vật then chốt này của lịch sử cận đại Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và tương lai nước ta đang cựa mình, nhằm rũ bỏ những gì là sai đường lạc lối, u mê mụ mị của quá khứ để vươn lên phía trước.
Một loạt ấn phẩm quốc tế đã có vai trò điều chỉnh và tác dụng thức tỉnh. Đó là cuốn sách đồ sộ của nhà sử học Mỹ William J. Duiker có nhan đề Hồ Chí Minh, a Life (Hồ Chí Minh - một cuộc đời)dày hơn 700 trang; đó là những cuốn sách tiếng Anh, tiếng Pháp của Gabriel Kolko, Sophie Quinn-Judge, Pierre Brocheux, hay của tác giả Trung Quốc như Hoàng Tranh…
Ở trong nước, có một người với một bài viết bằng tiếng Việt rất ngắn gọn và công phu, chưa đến 2 ngàn từ, gói gọn trong 2 trang nhỏ mà khắc họa được cả cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, kín đáo mà rõ ràng, không nêu tên mà ai nấy đều vỡ lẽ, ám chỉ mà không lẫn vào đâu, ẩn dụ mà sống động, như một họa sỹ thiên tài, vung tay đưa vài nét cọ chấm phá mà phác họa được nhân vật với tất cả thần sắc hiển hiện.
Đó là nhà văn Trần Huy Quang, biên tập viên chuyên nghiệp của tuần báo Văn Nghệ, tác giả truyện ngắn «Linh Nghiệm» trên số báo ngày 4 tháng 7 năm 1992.
Chữ mở đầu bài báo là tên một con người, cũng là chủ đề bao trùm của toàn bài. Rất kín, khó đoán lúc đầu, mà lại rất hở, khi đã vén màn bí mật lên. Đó là chữ «H», rồi 3 chấm, rồi «inh». Như thế này: «H… inh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo mà cũng chẳng giàu có gì lắm». Vì kín, nên bài báo lọt qua được 5 lớp duyệt của phó phòng văn nghệ, trưởng phòng văn nghệ, phó tổng biên tập thường trực, trưởng phòng thư ký tòa soạn, rồi họa sỹ trình bày minh họa báo và một loạt cán bộ cùng 2 công nhân nhà in. Xin nhớ vào thời vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, công nhân xếp chữ của nhà in cũng được huy động để cảnh giác, canh gác nghiêm mật cho đảng, để không cho lọt lưới những «bài báo xấu chống đảng».
Vì «H… inh» chính là tên Hồ Chí Minh cô lại một cách kín đáo, bất ngờ, thú vị. Và Hồ Chí Minh chẳng sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là con thứ 3, có anh là Nguyễn Tất Khiêm và chị là Nguyễn Thị Thanh là gì?
«Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan nhưng tính khí thất thường, đã bỏ quan, khi đi dạy học, khi ngồi bốc thuốc», rõ ràng là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, từng là tri huyện Bình Khê, rồi bị giáng chức, về nhà gõ đầu trẻ và bốc thuốc Bắc, chứ chẳng còn ai khác.
«Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất vùng chôn rau cắt rốn tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt», khắc họa đúng phóc về «Cụ Hồ», một người chủ trương «lạt mềm buộc chặt», được tình báo đệ tam Quốc tế Cộng sản đào luyện, biết khóc, cười đúng lúc…
«Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngọại», thì đó chính là tâm lý anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ mới học hết tiểu học đã muốn rời nước đi xa.
Rồi anh thanh niên ấy nuôi một cuồng vọng mơ hồ thần bí muốn «tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên, hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh», và rồi «lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải được quỳ gối dưới chân bậc Chí Thành», được «Linh nghiệm». Anh được lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí Linh. Để được nhận tấm Đạo thư. Đó là ám chỉ sự kiện một đêm anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vớ được luận cượn ng Cộng sản của đấng Chí Linh – Lenin - rồi la toáng lên rằng ánh sáng đây rồi, chân lý đây rồi, và Đạo thư chính là nói về cái chủ nghĩa Mác - Lê đầy mê hoặc một thời.
Thế rồi anh thanh niên đi về phương Nam, mang theo cẩm nang đi tìm của quý trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân, thu hút quanh mình đông đảo đồng bào. Anh bí hiểm lập lờ, thầm thì với mọi người tò mò hý hửng theo anh: «đi tìm cái này», cứ thế thu hút quần chúng nghèo khổ đủ loại vô sản rồng rắn đi theo, với hy vọng mơ hồ «cái này» sẽ đổi đời cho họ, sẽ có một chút no ấm», cứ thế, sáng, trưa rồi chiều, tối, và đến nay hơn nửa thế kỷ, vẫn còn đám đông xúm xít trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân.
Bài viết chấm hết. Gọn gàng, sâu sắc, lại hóm hỉnh, chua chát, cũng lại tinh tế nữa. Một chân dung chấm phá mà hoàn hảo.
Thì các nhà lý luận Cộng sản chẳng luôn mồm nói chủ nghĩa Cộng sản là Mùa Xuân Nhân Loại là gì, rằng chủ nghĩa Cộng sản là Thiên đường dưới trần thế là gì!
Tháng 5 năm nay khi trong nước vẫn còn phát động học theo đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh, việc các bạn trẻ tìm đọc lại bài «Linh Nghiệm» trên đây là một việc làm rất lý thú, lại bổ ích. Các bạn cứ bấm google Trần Huy Quang hay «Linh Nghiệm» sẽ đọc được toàn bài.
Tôi nhớ khi bài «Linh Nghiệm» xuất hiện, sau 3 ngày cả Ban Tuyên giáo Trung ương đảng giật mình, Bộ Chính trị nổi giận, ông Đào Duy Tùng nguyên là trùm tư tưởng, lúc ấy là uỷ viên thường trực Ban Bí thư, nổi cơn tam bành. Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ là Hữu Thỉnh vừa thay Nguyên Ngọc tuy đi vắng cũng bị khiển trách. Lệnh thu hồi triệt để số báo không thực hiện nổi vì ai cũng lưu giữ thành của quý.
Riêng Trần Huy Quang bị kỷ luật treo bút 3 năm. Năm anh bị nạn là năm «hạn», 49 tuổi, sau đó không báo lề phải nào dám đăng bài của anh, cho đến khi anh phải về hưu sớm năm 1996. Năm nay anh vừa tròn 70 tuổi. Anh là nhà văn có tâm, lại có tài, nhưng trên hết là tấm lòng với dân tộc, với kẻ nghèo khổ. Anh nổi tiếng về bút ký «Lời khai của bị can» nói về thân phận của nhà kinh doanh làm ra lốp xe Nguyễn Văn Chẩn, còn có biệt danh là «Vua Lốp». Một nhà văn có tâm và có tầm không cần có tác phẩm hàng ngàn trang, cũng không cần phải có đến hàng chục tác phẩm để lại cho đời, vẫn để lại tiếng vang lớn trong xã hội, trong lòng bạn đọc.
Trần Huy Quang là thế. Một truyện ngắn 2 trang, chưa đến 2 ngàn từ, chấm phá nên chân dung một nhân vật lịch sử, với thái độ phê phán sâu sắc, không có từ nào thô kệch, lại ngay thật theo công tâm lương thiện.
«Linh Nghiệm» có thể là một mẫu mực về tả chân dung trong nền văn học và nền báo chí nước ta. Giữa không khí sùng bái cá nhân lãnh tụ mà viết phê phán kiểu ẩn dụ như thế, thật tuyệt !
Xin chúc nhà văn Trần Huy Quang tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi vừa bước qua tuổi 70. Tình hình xã hội ta đang cần những cây bút tinh anh, sắc sảo, lại cô đọng, hóm hỉnh, khi cần thì kín đáo, dùng chiến thuật du kích tinh khôn, vượt qua các tầng lớp kiểm duyệt hiểm nghèo của một chế độ độc đoán toàn trị, mà vẫn phơi bày được cốt cách của nhân vật định mô tả.
Nhớ lại ngày xưa ở trong nước, cứ đến tháng 5 sau ngày lễ Lao động 1/5, sau ngày lễ Chiến thắng phát xít 8/5/1945 là đến ngày 19/5 lễ sinh nhật ông Hồ Chí Minh, một ngày kỷ niệm rất ồn ào, náo động.
Báo đài ra rả kể lể chuyện xưa, chuyện nay về «Cụ Hồ», về «Bác Hồ», về «Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại», họp chi bộ, họp chi đoàn, họp khu phố, kể đi kể lại cho nhau nghe những mẩu chuyện được coi là hay ho nhất, xúc động nhất về tài năng xuất chúng, về đạo đức tận cùng nhân bản của «Bác».
Đến nay với đà suy thoái thê thảm của đảng Cộng sản, hình ảnh «Cụ Hồ» trong trí não của ngay các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng đã mờ nhạt dần, thay thế bằng hình ảnh đồng đô la xanh và những lá vàng óng ánh do Ngân hàng Nhà nước vừa bán ra ồ ạt, kiếm lời hơn 2 ngàn tỷ đồng để chia nhau.
Với nhân dân, qua «đổi mới», «mở cửa», qua thời đại « công dân mạng», đồng bào ta đã điều chỉnh rất nhiều hình ảnh của «Ông Hồ», «Bác Hồ», «Cụ Hồ» trong nhận thức của mình, để gần với sự thật hơn, vượt qua những tung hô, thêu dệt, cường điệu của bộ máy loa phường mà bà con gọi vui là «loa mẹ Đốp» ra rả từ mờ sáng thời xưa.
Bởi vì việc đánh giá cho thật chuẩn xác nhân vật then chốt này của lịch sử cận đại Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và tương lai nước ta đang cựa mình, nhằm rũ bỏ những gì là sai đường lạc lối, u mê mụ mị của quá khứ để vươn lên phía trước.
Một loạt ấn phẩm quốc tế đã có vai trò điều chỉnh và tác dụng thức tỉnh. Đó là cuốn sách đồ sộ của nhà sử học Mỹ William J. Duiker có nhan đề Hồ Chí Minh, a Life (Hồ Chí Minh - một cuộc đời)dày hơn 700 trang; đó là những cuốn sách tiếng Anh, tiếng Pháp của Gabriel Kolko, Sophie Quinn-Judge, Pierre Brocheux, hay của tác giả Trung Quốc như Hoàng Tranh…
Ở trong nước, có một người với một bài viết bằng tiếng Việt rất ngắn gọn và công phu, chưa đến 2 ngàn từ, gói gọn trong 2 trang nhỏ mà khắc họa được cả cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, kín đáo mà rõ ràng, không nêu tên mà ai nấy đều vỡ lẽ, ám chỉ mà không lẫn vào đâu, ẩn dụ mà sống động, như một họa sỹ thiên tài, vung tay đưa vài nét cọ chấm phá mà phác họa được nhân vật với tất cả thần sắc hiển hiện.
Đó là nhà văn Trần Huy Quang, biên tập viên chuyên nghiệp của tuần báo Văn Nghệ, tác giả truyện ngắn «Linh Nghiệm» trên số báo ngày 4 tháng 7 năm 1992.
Chữ mở đầu bài báo là tên một con người, cũng là chủ đề bao trùm của toàn bài. Rất kín, khó đoán lúc đầu, mà lại rất hở, khi đã vén màn bí mật lên. Đó là chữ «H», rồi 3 chấm, rồi «inh». Như thế này: «H… inh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo mà cũng chẳng giàu có gì lắm». Vì kín, nên bài báo lọt qua được 5 lớp duyệt của phó phòng văn nghệ, trưởng phòng văn nghệ, phó tổng biên tập thường trực, trưởng phòng thư ký tòa soạn, rồi họa sỹ trình bày minh họa báo và một loạt cán bộ cùng 2 công nhân nhà in. Xin nhớ vào thời vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, công nhân xếp chữ của nhà in cũng được huy động để cảnh giác, canh gác nghiêm mật cho đảng, để không cho lọt lưới những «bài báo xấu chống đảng».
Vì «H… inh» chính là tên Hồ Chí Minh cô lại một cách kín đáo, bất ngờ, thú vị. Và Hồ Chí Minh chẳng sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là con thứ 3, có anh là Nguyễn Tất Khiêm và chị là Nguyễn Thị Thanh là gì?
«Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan nhưng tính khí thất thường, đã bỏ quan, khi đi dạy học, khi ngồi bốc thuốc», rõ ràng là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, từng là tri huyện Bình Khê, rồi bị giáng chức, về nhà gõ đầu trẻ và bốc thuốc Bắc, chứ chẳng còn ai khác.
«Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất vùng chôn rau cắt rốn tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt», khắc họa đúng phóc về «Cụ Hồ», một người chủ trương «lạt mềm buộc chặt», được tình báo đệ tam Quốc tế Cộng sản đào luyện, biết khóc, cười đúng lúc…
«Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngọại», thì đó chính là tâm lý anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ mới học hết tiểu học đã muốn rời nước đi xa.
Rồi anh thanh niên ấy nuôi một cuồng vọng mơ hồ thần bí muốn «tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên, hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh», và rồi «lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải được quỳ gối dưới chân bậc Chí Thành», được «Linh nghiệm». Anh được lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí Linh. Để được nhận tấm Đạo thư. Đó là ám chỉ sự kiện một đêm anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vớ được luận cượn ng Cộng sản của đấng Chí Linh – Lenin - rồi la toáng lên rằng ánh sáng đây rồi, chân lý đây rồi, và Đạo thư chính là nói về cái chủ nghĩa Mác - Lê đầy mê hoặc một thời.
Thế rồi anh thanh niên đi về phương Nam, mang theo cẩm nang đi tìm của quý trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân, thu hút quanh mình đông đảo đồng bào. Anh bí hiểm lập lờ, thầm thì với mọi người tò mò hý hửng theo anh: «đi tìm cái này», cứ thế thu hút quần chúng nghèo khổ đủ loại vô sản rồng rắn đi theo, với hy vọng mơ hồ «cái này» sẽ đổi đời cho họ, sẽ có một chút no ấm», cứ thế, sáng, trưa rồi chiều, tối, và đến nay hơn nửa thế kỷ, vẫn còn đám đông xúm xít trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân.
Bài viết chấm hết. Gọn gàng, sâu sắc, lại hóm hỉnh, chua chát, cũng lại tinh tế nữa. Một chân dung chấm phá mà hoàn hảo.
Thì các nhà lý luận Cộng sản chẳng luôn mồm nói chủ nghĩa Cộng sản là Mùa Xuân Nhân Loại là gì, rằng chủ nghĩa Cộng sản là Thiên đường dưới trần thế là gì!
Tháng 5 năm nay khi trong nước vẫn còn phát động học theo đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh, việc các bạn trẻ tìm đọc lại bài «Linh Nghiệm» trên đây là một việc làm rất lý thú, lại bổ ích. Các bạn cứ bấm google Trần Huy Quang hay «Linh Nghiệm» sẽ đọc được toàn bài.
Tôi nhớ khi bài «Linh Nghiệm» xuất hiện, sau 3 ngày cả Ban Tuyên giáo Trung ương đảng giật mình, Bộ Chính trị nổi giận, ông Đào Duy Tùng nguyên là trùm tư tưởng, lúc ấy là uỷ viên thường trực Ban Bí thư, nổi cơn tam bành. Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ là Hữu Thỉnh vừa thay Nguyên Ngọc tuy đi vắng cũng bị khiển trách. Lệnh thu hồi triệt để số báo không thực hiện nổi vì ai cũng lưu giữ thành của quý.
Riêng Trần Huy Quang bị kỷ luật treo bút 3 năm. Năm anh bị nạn là năm «hạn», 49 tuổi, sau đó không báo lề phải nào dám đăng bài của anh, cho đến khi anh phải về hưu sớm năm 1996. Năm nay anh vừa tròn 70 tuổi. Anh là nhà văn có tâm, lại có tài, nhưng trên hết là tấm lòng với dân tộc, với kẻ nghèo khổ. Anh nổi tiếng về bút ký «Lời khai của bị can» nói về thân phận của nhà kinh doanh làm ra lốp xe Nguyễn Văn Chẩn, còn có biệt danh là «Vua Lốp». Một nhà văn có tâm và có tầm không cần có tác phẩm hàng ngàn trang, cũng không cần phải có đến hàng chục tác phẩm để lại cho đời, vẫn để lại tiếng vang lớn trong xã hội, trong lòng bạn đọc.
Trần Huy Quang là thế. Một truyện ngắn 2 trang, chưa đến 2 ngàn từ, chấm phá nên chân dung một nhân vật lịch sử, với thái độ phê phán sâu sắc, không có từ nào thô kệch, lại ngay thật theo công tâm lương thiện.
«Linh Nghiệm» có thể là một mẫu mực về tả chân dung trong nền văn học và nền báo chí nước ta. Giữa không khí sùng bái cá nhân lãnh tụ mà viết phê phán kiểu ẩn dụ như thế, thật tuyệt !
Xin chúc nhà văn Trần Huy Quang tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi vừa bước qua tuổi 70. Tình hình xã hội ta đang cần những cây bút tinh anh, sắc sảo, lại cô đọng, hóm hỉnh, khi cần thì kín đáo, dùng chiến thuật du kích tinh khôn, vượt qua các tầng lớp kiểm duyệt hiểm nghèo của một chế độ độc đoán toàn trị, mà vẫn phơi bày được cốt cách của nhân vật định mô tả.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá
nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
GOC CỦA PHAN * CHƠI VƠI
- Details
- Created on Saturday, 18 May 2013 22:35
- Category: Tạp Ghi

Hai giờ sáng, ông Lý thức giấc với cái điện thoại trong túi áo vì quên cắm xạc ngoài garage, (để khỏi nghe điện thoại khi đã đi nằm). Kinh nghiệm ấy ông Lý học được từ một người khả kính, bởi cắm xạc điện thoại ngoài garage nên không nghe ai gọi khi không muốn nghe... Những người khả kính thường tế nhị, và người tế nhị thì âm thầm học hỏi sự khả kính trong đời hôm nay.
Ông Lý lại thừa hưởng sự di truyền của gia đình là ít ngủ, ông nằm thao thức, cố ngủ lại vì đồng hồ trên tường mới hai giờ sáng. Sáng mai lại là ngày đầu tuần, công việc trong công ty chắc chắn là ngập mặt. Nhưng ngủ nghê gì nữa với cái đồng hồ sinh học trong người còn đúng hơn cả đồng hồ thời gian-đúng quá hóa phiền với thói hư tật xấu, hễ mở mắt ra là phải đốt điếu thuốc. Mà đốt xong điếu thuốc thì ngủ nghê gì nữa với đàn kiến bò trong xương bò ra... kiếm cà phê. Ông Lý đi pha cà phê.
Trời đã vào hè nhưng đêm còn khá lạnh, ông khoác thêm cái áo văn hóa vì vợ chẳng cho mặc ra đường bởi nó rách bươm, nhưng rất thoải mái khi viết lách vì mặc áo rách thường viết được chữ lành; văn chương áo thụng không hợp với ông, và sự hiểu nhau của vợ chồng đã bỏ đi chơi sau nhiều năm cãi nhau đến phát chán mà thầy bói gọi là khắc khẩu. Cái áo khoác đã nhiều lần bà Lý bỏ thùng rác vì coi kỳ quá khi khách đến nhà, bởi ông cứ máng trên lưng ghế ông thường ngồi, tênh hên trong trung tâm văn hóa của gia đình là cái thư phòng mà ông thường ngồi vần chuột còm, cũng là nơi mà bà Lý thường để mắt dọn dẹp cho khang trang, sạch sẽ
. Nhưng mỗi lần không thấy cái áo trên lưng ghế thì ông Lý lầm lũi ra thùng rác nhặt lại chiếc áo phong sương vì lý do riêng! Bà có nhằn ông gàn, dở hơi... ông làm lơ, rồi lải nhải áo cũ như vợ già, quen hơi thôi chứ ấm áp gì đâu! Gần đây, ông đọc được tài liệu khoa học nói về sự biến đổi tâm sinh lý của phụ nữ sau khi giã biệt kinh kỳ, nhưng không chó cắn như đàn ông ở tuổi nắng không ưa mưa không chịu mà trời mát thì lại thấy buồn... phiền. Dường như ông Lý dạo này thường suy tư về chủ nghĩa xét lại trong quan hệ vợ chồng sau nhiều năm cà khịa chống xâm lăng với vợ...
Giờ thì ông đã có thể ngồi đồng ngoài garage với chiếc áo tình thù rực nắng. Bốn mùa như gió, bốn mùa như mây của ông Trịnh ngoài cửa; trong nhà xe này chỉ có ông Lý với bóng mình, và cái bóng đèn vàng hiu hắt như người trăm năm. Cả ba đều đã sắp phế thải nên buồn như nhau. Ông Lý để cái điện thoại trước mặt nhưng không cầm lên vì còn mải mê với ly cà phê nóng và điếu thuốc đầu ngày. Từ ngày cái điện thoại chùa của ông Lý bị bệnh không xạc, mà không phải là chết cục pin, ông đành đi mua cái điện thoại sau bao nhiêu năm ông chỉ xài điện thoại free; mở đường line điện thoại là họ cho không cái điện thoại. Ông quan niệm: điện thoại là dùng để gọi hay nghe nên ông không dùng những loại điện thoại phải để trên bàn ăn trong nhà hàng; trên bàn họp, cho người ta lé mắt. Rồi khi có ai chửi cha mình, hay đòi nợ thì lại phải đi ra một góc không ai nghe để xin lỗi, khất nợ; người nô lệ da vàng đã đắng cay tới biệt xứ, ông nhất định không làm nô lệ tự giác cho những thứ hightech để làm gì?
Nhưng dù cái điện thoại mới mua của ông Lý đã rẻ nhất nơi bán thì nó cũng bắt được internet mới ghê. Bao nhiêu năm qua, những công ty mà ông làm việc cho họ đều có trả tiền internet trên điện thoại cho ông nhưng bởi cái điện thoại free nên có mua internet cũng không bắt được, chỉ có text được đã đủ xài nên ông Lý cũng chẳng quan tâm, bởi điện thoại tốt quá thì không còn lý do mất sóng! Và còn một cái hiện đại của cái điện thoại mới này là nó thuộc loại phone quẹt mới vui tay, muốn đâu quẹt đó là có hết. Ông Lý quẹt tới tổng đài chóng mặt thì thôi, xóa mất progam mấy lần vẫn không hư... Có hôm giận bạn, ông Lý đập cái phone tan tành xuống nền xi măng. Người bạn ông biết lỗi càm ràm không đúng lúc nên nhặt lên, ráp lại cho ông Lý, cái phone quẹt của ông Lý chỉ trầy xước chút đỉnh chứ không sao. Đặc biệt là từ đó nó ngoan hơn, không trục trặc kỹ thuật gì nữa.
Với ông, đồ điện tử bây giờ không dễ tử như xưa, chỉ tại ông dị ứng với những người thích khoe khoang nên ghét lây sản phẩm hightech... Nhưng từ hôm điện thoại của ông Lý có internet thì có email tới nay, nó có mặt lợi là có thể check được email bất cứ lúc nào, nơi đâu... nhưng lợi bất cập hại là phiền phức vô kể, những chuyện không liên can đến ông nhưng người gởi ra email quá hào phóng đã đưa địa chỉ email của ông vào nhóm địa chỉ điện thư mà họ tự cho phép họ; những người bận rộn trong cộng đồng thì ngày càng nhiều theo đà thất nghiệp ở Mỹ.
Nên cái phone của ông Lý đôi khi run lên như động kinh, ông Lý cứ coi như trong quần có vật không ổn nên thỉnh thoảng nó ồn, ông chả thèm xem. Ông chỉ đọc những cái text message khi có tín hiệu vì thường là bạn nhậu hay bà xã thường dùng text hơn email. Vô hình trung, bảo thủ hay cố chấp thì cũng phải quẹt khi nhân loại đã chuyển từ bấm sang quẹt.
Ông Lý ngồi nhâm nhi cà phê vô tư... cà phê cứ từ từ mà thấm vô phế phủ. Ông ngồi nhìn cái điện thoại trước mặt để lại nghĩ lung tung... đã nhiều nơi, người bán hàng không còn là một cô hàng xinh đẹp để xao xuyến tâm cang khách hàng nam giới; Những cô hàng mặt vuông ở siêu thị bây giờ chỉ chờ người ta touch là charge - quẹt là tính tiền! Touch lộn chỗ là double charge, ráng chịu! Chẳng còn nụ cười chết người của những cô hàng trong thế kỷ trước. Sao ông lại sống trong cái thời đại lạnh lùng như touch screen này nhỉ?
Ông Lý thơ thẩn nghĩ ngợi bên ly cà phê nửa đêm thì đúng hơn là đầu ngày. Chợt nhớ đến lý do ông thức dậy trái giờ là bởi cái phone báo có text. Không biết ai text cho ông giờ này? Một người bạn quắc cần câu ở đâu rồi, kêu cứu không chừng! Còn nếu đã bị cảnh sát bắt thì sáng mai cảnh sát mới cho gọi về nhà hay gọi luật sư; Và một người bạn đi nhậu thì không hú, lúc lú rồi mới kêu... thì kệ cha nó đi! Cùng lắm sáng mai hùn tiền mua vòng hoa thăm viếng đã là... Hay một người bạn khác lác đác thơ say cũng không chừng; cánh làm thơ thường bấn xúc xích nửa đêm nên dễ mắc thằng bố; nửa đêm ra thơ rồi text đi muôn phương... Sáng ra, có ai chê dở thì đổ thừa đêm qua tôi say quá! Mấy cha viết nhạc cũng ăn lộn đũa nhà thơ nên cũng ưa ra nhạc nửa đêm bất tử. Nhìn lại, ông Lý không biết sao mình quen toàn người ít tỉnh. Suy ra...
Thế là canh tàn, ly cà phê cạn sớm quá so với giờ đi làm. Chả biết làm gì cho hết hết thời gian mà giết thời gian là điều ngu ngốc nhất đời vì thời gian không trở lại với ai bao giờ. Ông Lý đành ngồi delete bớt những rác rưởi trong phone. Ai dè cái text message trong phone lúc hai giờ đêm hoàn toàn không bạn bè với ông, nội dung text ngắn gọn: “Bố khỏe không? Con quá cảnh phi trường DFW chỉ 1 tiếng. Muốn gặp bố để uống cà phê quá nhưng giờ này chắc bố đã ngủ...”
Ông Lý đọc xong - thở dài. Giá đọc ngay lúc hai giờ đêm thì ông đã phóng ra phi trường, có mất cả tiếng lái thì ông cũng thoả mãn là được gặp mặt. Giờ chỉ còn ngồi ôm dĩ vãng... Hơn mười năm rồi, điện thoại của ông Lý thỉnh thoảng có số phone lạ gọi vào, nhưng chẳng bao giờ nói được câu nào. Cứ loạn xạ những tín hiệu viễn thông rồi thôi.
Ông có hỏi bạn bè thì họ cho biết là số phone đó bên Việt nam. Trong khi ông là người tử tế nhất với V247 vì bạn bè có mua cho ông 5 đồng, rồi 10 đồng, có người ái mộ mua cho ông đến 20 đồng V247 để gọi Việt Nam, nhưng ông chưa hề gọi về bên nớ bao giờ. Thi thoảng bạn bè trong nước gọi qua chúc tết thì hầu như chỉ có vợ ông bắt điện thoại để cảm ơn những bạn bè còn nhớ đến những người đi. Ông Lý ngồi nhớ đã lâu lắm rồi, ông có gọi cho số phone ấy; nhớ rõ V247 lúc nào cũng nói là ông có cả ngàn phút, nhưng số điện thoại bên Việt nam đã ngừng sử dụng nên không liên lạc cho ông được!
Rồi cái phone của công ty cũ không xài nữa, mất hết tiền V247 không thành vấn đề. Họ có cho chuyển sang số phone mới, nhưng hơi đâu, đáng gì. Chỉ tiếc là mất số phone của người con bí hiểm – cứ thỉnh thoảng lại hỏi, “Bố khỏe không?” mà ông chẳng biết là ai!
Song, chừng hơn năm năm trước, ông bất chợt nhận được text message: “Bố khỏe không? Bố đổi số điện thoại rồi hả? Con không gọi được bố...” Ông vội vã trả lời, nhưng bặt vô âm tín thời gian dài. Hôm bỗng nhớ, ông ân hận vì cái phone mới lúc đó, nhưng khi nhớ ra thì đã mất việc, công ty lấy lại mất rồi! Trong khi ông đang xài cái phone khác của công ty mới, thời buổi bây giờ chủ cả siêng đuổi người còn hơn ông Lý siêng đi xin việc...
Ông Lý thấy vui-buồn lẫn lộn với cuộc rượt đuổi này. Sao lại có người mang tên con gái cứ thỉnh thoảng lại có liên lạc bất chợt với ông. Nói là hời hợt cũng không đúng vì đâu ai dư thời gian để làm chuyện không đâu! Mười mấy năm trước, cô ấy còn trong nước. Bây giờ chắc đã ra hải ngoại hay là người đi công tác ở hải ngoại. Cô gái này đã gọi điện thoại cho ông từ mười mấy năm trước thì nay cô phải chừng ba mươi tuổi, hay hơn chút đỉnh... Cô là ai?
Và đêm qua, lần đầu tiên số điện thoại mới nhất của ông nhận được text
message, nghĩa là cô ấy biết ông định cư ở đâu, hành tung của ông... kể
ra số điện thoại và địa chỉ email của ông thì nhiều người biết nên
chuyện cô biết không khó. Nhưng sao đời sống cứ còn những người tử tế
đến bâng khuâng người khác; một lời thăm hỏi, một câu ân tình, không làm
cho người ta bớt lo về việc làm, thu nhập nhưng an tâm mà đi giữa bầy
thú dữ trong đời bây giờ. Lời han hỏi như sự xoa bóp trái tim cô lý. Cô
là ai? Giá giúp được gì cho cô, ông Lý cũng sẵn lòng trả ơn ban phước
theo nghĩa miếng khi đói bằng gói khi no; dường như mỗi khi ông bế tắc
là lời thăm hỏi ân tình lại chợt đến – để chợt đi... Ông Lý ngồi làm
công việc mà không ai giúp ông được là moi trí nhớ về chính mình cách
nay chừng ba mươi tới hơn ba mươi năm chút ít thì sao chứ! Nhưng ông
quyết định khi tia nắng mặt trời đã lọt khe cửa garage là cớ chi phải rõ
ngọn nguồn/ nâng ly ta cạn nỗi buồn chơi vơi...
Phan
Phan
NGUYỄN NGỌC NGẠN * NHỚ VỀ TRẦN THIỆN THANH
Nhớ về Trần Thiện Thanh

Nói đến những sáng tác của Trần Thiện Thanh, người ta thường nghĩ ngay tới hai dòng nhạc: nhạc tình và nhạc lính. Thật ra hai dòng nhạc ấy vẫn là một, bởi cũng giống như Lam Phương hay Anh Bằng, nhạc lính của Trần Thiện Thanh chỉ là nhạc tình trong thời chiến. Anh chia sẻ tâm sự người quân nhân xa nhà, anh cảm thông nỗi niềm người tình hay người vợ đợi chờ ở hậu phương. Thế hệ mai sau sẽ thấy nhạc Trần Thiện Thanh là những trang sử viết gọn, ghi dấu một thời khói lửa trên quê hương Việt Nam.
Tôi gặp Nhật Trường Trần Thiện Thanh lần đầu tiên ở Las Vegas khi anh mới ra hải ngoại. Vì chưa quen, chưa biết tính tình anh thế nào, nên tôi chỉ bắt tay xã giao, chúc mừng anh vừa sang Mỹ định cư. Ngày ấy tôi mới lên sân khấu Thúy Nga được hơn 2 năm, nên vẫn còn là khuôn mặt mới trong làng văn nghệ. Nhưng dĩ nhiên anh vẫn coi tôi ở Sài Gòn vì băng lậu tràn ngập trong nước. Nghe tôi gợi chuyện, Trần Thiện Thanh lắc đầu cười buồn rồi bùi ngùi nói:
- Anh Ngạn ở cải tạo về mà đi được ngay, hên quá!
Tôi hiểu trong lòng anh đang mang nỗi sầu “trâu chậm uống nước đục”! Mất miền Nam, anh đang ở lứa tuổi ngoài 30. Tiếng hát Nhật Trường và dòng nhạc Trần Thiện Thanh đang độ sung mãn như dòng suối tuôn chảy chan hòa thì bất ngờ bị đứt đoạn. Rồi anh kẹt lại đến 20 năm mới có người bảo lãnh ra hải ngoại. Khoảng thời gian hai thập niên ấy là một phí phạm lớn, rất thiệt thòi cho sinh hoạt văn nghệ của anh và của những người yêu nhạc Trần Thiện Thanh. Cho nên giờ này anh ngồi trầm ngâm ưu tư cũng là phải! Trên chuyến xe đón nghệ sĩ từ phi trường vào khách sạn, anh không nói chuyện với ai, khác hẳn những nghệ sĩ chung quanh lúc nào cũng ồn ào vui đùa thoải mái. Đó cũng là live show duy nhất tôi đứng cùng anh trên một sân khấu, rồi suốt 20 năm làm văn nghệ, chẳng bao giờ tôi diễn chung với anh một lần nào nữa!
Cuối tháng 4 năm 2009, tôi nhận được lá thư của một khán giả, bà Vũ Vân Nga ở Sugar Land, Texas, có đoạn viết như sau:
“Cả gia đình và bạn bè Nga có một thắc mắc từ lâu lắm mà đợi hoài không thấy nên đành viết thư hỏi sau 25 năm đợi chờ: Lý do gì Thúy Nga không làm chủ đề Trần Thiện Thanh (Nhật Trường)? Thiết nghĩ đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người Việt Nam, vậy xin trả lời trên show Paris By Night cho vui lòng mọi người.
Cám ơn chú Ngạn…”
Ttrích thư viết ngày 21 tháng 4 năm 2009)
Tôi không trả lời thắc mắc này trên Paris By Night là vì có một chút tế nhị giữa Trần Thiện Thanh với trung tâm Thúy Nga. Từ khi tôi cộng tác với Paris By Night, Thúy Nga đã thực hiện băng chủ đề giới thiệu sự nghiệp của hầu hết tất cả mọi nhạc sĩ miền Nam, như Phạm Duy, Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Văn Phụng, Đức Huy, Nguyễn Hiền, Song Ngọc, Hoàng Thi Thơ, Huỳnh Anh, Cung Tiến, Tuấn Khanh, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Lê Dinh, Trường Sa, Phạm Mạnh Cương, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Xuân Tiên, Thanh Sơn, Châu Kỳ, Nguyễn Ánh 9, Quốc Dũng và Tùng Giang. Chỉ có Phạm Đình Chương không may mất sớm khi Thúy Nga chưa bắt đầu loạt video chủ đề này. Và người thứ hai là Hoàng Trọng, Thúy Nga đang chuẩn bị mời thì ông qua đời.
Ông Tô Văn Lai, chủ nhân trung tâm Thúy Nga, thường nói với mọi người:
“Giáo sư Dương Quảng Hàm viết cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu, để ghi lại đôi nét về sự nghiệp các nhà văn, nhà thơ. Thúy Nga cũng muốn làm điều này với các nhạc sĩ sáng tác, để lưu lại chút tài liệu nhạc sử cho thế hệ mai sau.”
Với chủ trương ấy, Thúy Nga đã lần lượt mời tất cả các nhạc sĩ lên sân khấu Paris By Night, mặc dầu băng chủ đề một nhạc sĩ đôi khi khó bán hơn các chương trình đại nhạc hội tổng hợp.
Mời mọi nhạc sĩ lên sân khấu Paris By Night mà thiếu Trần Thiện Thanh thì phải có lý do!
Cái lý do ấy là hai bên đã gặp nhau khoảng 4 lần, ngay từ những ngày đầu khi Trần Thiện Thanh vừa đặt chân đến Mỹ, nhưng đôi bên không đạt được thỏa thuận vì Trần Thiện Thanh đòi nhiều điều kiện khó khăn quá. Ngoài tiền tác quyền anh tính quá cao so với các nhạc sĩ khác, anh còn muốn can dự cả vào việc chọn bài bản và mời ca sĩ trình diễn.
Sau những lần gặp gỡ bất thành ấy, giao tình giữa Thúy Nga và Trần Thiện Thanh ngày càng xa cách. Nói đúng ra thì không phải riêng với Thúy Nga, mà với bất cứ trung tâm băng nhạc nào, Trần Thiện Thanh cũng chẳng thân thiện bởi bản tính anh vốn lạnh lùng, khiến nghệ sĩ gặp anh đều ngần ngại, ít dám kết thân. Cũng nên nhớ ngày ấy, chỉ có Thúy Nga là trung tâm duy nhất thực hiện băng chủ đề về các nhạc sĩ. Anh không đạt được thỏa thuận với Thúy Nga thì đâu còn trung tâm nào thực hiện cho anh!
Những năm sau này, anh ít đi show, trừ các show Hội Đoàn hay Hội Chợ Tết, mặc dầu tiếng hát Nhật Trường vẫn còn nguyên vẹn như trước năm 1975. Có ba trung tâm băng nhạc hoạt động đều đặn là Asia, Thúy Nga và Hollywood Night thì không may, anh lại cộng tác với Hollywood Night là trung tâm yểu tử đầu tiên! Anh lập trung tâm Nhật Trường, tự thực hiện vài chương trình thu hình chính những ca khúc hay nhất của mình, nhưng kết quả tài chánh thu nhập rất èo uột bởi anh đầu tư kỹ thuật sơ sài quá.
Một lần, tôi sang Cali, đi với ông Tô Văn Lai đến thăm nhạc sĩ Lam Phương sau khi ông bị tai biến mạch máu não phải ngồi xe lăn. Tình cờ tôi gặp Nhật Trường Trần Thiện Thanh và Mỹ Lan cũng vừa từ trong nhà Lam Phương bước ra. Gặp Nhật Trường thì tôi không thấy thoải mái lắm mặc dù tôi rất phục tài anh: viết nhạc hay mà hát cũng hay. Chỉ có điều vì chưa thân nên tôi vẫn giữ một khoảng cách.
Mỹ Lan vốn trước đây ở Montreal, lại gia nhập Thúy Nga cùng thời với tôi, hay gặp nhau bên Paris trong những cuốn băng đầu tiên, nên cũng khá thân. Đã lâu mới gặp lại, tôi niềm nở tiếp chuyện Mỹ Lan và hỏi:
- Lâu rồi Mỹ Lan có về lại Canada không?
Trần Thiện Thanh từ bên kia đường đi nhanh qua, tươi cười bảo tôi:
- Ý đồ gì mà anh cứ rủ vợ tôi về Canada?
Thái độ thân thiện và cởi mở của anh làm tôi rất ngạc nhiên. Anh bắt tay và nhìn tôi, trang nghiêm tiếp:
- Nguyễn Ngọc Ngạn, người gây sóng gió!
Tôi hiểu anh muốn nhắc đến một số bài báo đả kích tôi nên tôi trả lời:
- Sóng gió tìm tôi chứ tôi đâu có bao giờ gây sóng gió!
Rồi tôi từ giã anh và Mỹ Lan để vào gặp nhạc sĩ Lam Phương trong căn nhà mobile home.
Năm sau, tôi lại gặp Nhật Trường ở San Jose nhân dịp đầu Xuân. Anh hát cho đoàn xe hoa diễu hành ban ngày, tôi diễn trong show văn nghệ buổi tối. Tình cờ ở chung khách sạn, tôi xuống lobby lấy ly cà phê lên phòng thì thấy anh ngồi một mình ngoài hành lang và giơ tay ngoắc tôi. Tôi bưng tách cà phê Starbucks lại ngồi với anh. Gặp anh, tôi luôn giữ thái độ dè dặt thì chính anh lại liên tục đùa giỡn, chọc ghẹo tôi, có lẽ vì anh biết tính tôi qua những cuốn Paris By Night bên cạnh Kỳ Duyên.
Anh hỏi thăm tôi thời còn đi dạy học ở Sài Gòn bởi anh cũng là nhà giáo
trước khi tình nguyện vào quân đội trước tôi. Lan man qua nhiều mẩu
chuyện, tôi vẫn thấy nét buồn trong ánh mắt anh. Anh là người mang bản
tính tự tôn, vừa là nhạc sĩ giỏi vừa là ca sĩ hay, anh nghĩ mình phải
thành công lớn tại hải ngoại mới đúng, thế mà tiếc rằng con đường văn
nghệ không trải thảm đỏ đón anh! Biết vậy, nhưng tôi không đả động gì
đến việc mời anh trở lại nói chuyện với Thúy Nga, mà anh vốn là người tự
ái nên dù muốn, anh cũng không bao giờ ngỏ lời trước! Người làm nghệ
thuật, bất cứ ngành nào, cũng đều muốn tác phẩm của mình được phổ biến
càng rộng càng tốt. Nhu cầu ấy lớn hơn cả tiền bạc. Tôi nhớ một lần gặp
nhạc sĩ Phạm Duy gần 20 năm về trước, lúc tôi vừa vào Paris By Night.
Ngồi ở tiệm ăn, bên cạnh một người bạn trẻ vừa từ Việt Nam qua, nhạc sĩ
Phạm Duy hỏi:
- Cậu về bên ấy, có thấy chúng nó hát nhạc của tôi không?
Người bạn trẻ lắc đầu. Tôi thấy Phạm Duy buồn lắm. Sau đó ông rủ tôi về nhà, chỉ cho tôi thấy, ông đang đưa hết tất cả các tác phẩm của ông vào computer để lưu trữ và phổ biến. Tôi vốn mù tịt về lãnh vực này. Ông bảo tôi:
- Trong nước không cho phổ biến nhạc Phạm Duy thì chính Phạm Duy phải tự lo phổ biến lấy!
Chỉ một lời tâm sự ấy, tôi hiểu nỗi khắc khoải của những nhạc sĩ không đưa được tác phẩm của mình đi xa. Paris By Night dù sao cũng là diễn đàn rộng lớn nhất của người Việt từ hải ngoại đến trong nước, anh Trần Thiện Thanh không thể không có lúc nghĩ đến việc góp mặt trên diễn đàn này, giống như bao nhiêu nhạc sĩ khác. Nhưng một chút tự ái đã giữ chân anh lại!
Mãi đến khi anh lâm trọng bệnh, nữ ca sĩ Hoàng Oanh mới gợi ý khuyên anh nên hợp tác với Thúy Nga thực hiện một cuốn Paris By Night về sự nghiệp sáng tác của anh để lưu lại cho đời như các nhạc sĩ khác. Nếu anh đồng ý thì Hoàng Oanh sẽ là nhịp cầu liên lạc với Thúy Nga và Nguyễn Ngọc Ngạn.
Trong cuộc đời mấy chục năm văn nghệ, Hoàng Oanh là người mà Trần Thiện Thanh nể nang nhất, hay nói đúng hơn, đã có một thời anh “thầm yêu trộm nhớ” người nữ ca sĩ trang nghiêm này. Anh đã sáng tác ít nhất hai bản nhạc cho Hoàng Oanh, là: Người Yêu Của Lính và Một Đời Yêu Em.
Trước đề nghị tha thiết của Hoàng Oanh, Nhật Trường xiêu lòng bảo:
- Cám ơn madam. Tôi về bàn lại rồi sẽ phone cho madam.
Cuối tuần đó, Trần Thiện Thanh gọi cho Hoàng Oanh để xúc tiến, vì bệnh anh đột ngột trở nặng. Nhưng Hoàng Oanh bận đi show, không gặp.
Như thế thì rõ ràng Nhật Trường Trần Thiện Thanh và Thúy Nga không có duyên làm việc với nhau. Bao nhiêu năm khỏe mạnh, ở bên cạnh nhau, anh không hợp tác vì tự ái. Đến khi đổi ý thì đã quá muộn!
Anh mất rồi, trung tâm Asia thực hiện cho anh cuốn băng rất thành công. Nhưng tiếc rằng, anh không còn nữa, không có mặt trên băng để khán giả được nghe những lời tâm sự, những xuất xứ, những động cơ sáng tác của từng ca khúc nổi tiếng mà anh đã để lại cho đời.
Ngày trước, chúng ta có nhạc sĩ Lê Thương sở trường về “chuyện ca”, nghĩa là dùng một bài hát để kể một câu chuyện, chẳng hạn “Bà Tư Bán Hàng” hoặc trường ca “Hòn Vọng Phu”. Gần chúng ta hơn, Trần Thiện Thanh cũng có biệt tài về thể loại này: dùng một ca khúc ngắn ngủi mà kể được một câu chuyện minh bạch, không gò bó, không gượng ép, làm sống lại hình ảnh của những người lính trong cuộc chiến, như Tình Thư Của Lính, Người Ở Lại Charlie, Anh Không Chết Đâu Anh, Góa Phụ Ngây Thơ, Chân Trời Tím, Chiều Trên Phá Tam Giang, Lâu Đài Tình Ái, Bảy Ngày Đợi Mong, Tình Đầu Tình Cuối, v.v…
Mãi mãi, người ta sẽ nhớ Trần Thiện Thanh là dòng nhạc tình ghi dấu tích của mùa chinh chiến.
Năm nay, Quỹ Cộng Đồng Thời Báo tổ chức show văn nghệ ngày Thứ Bảy, 20 tháng 7, tôi đề nghị chọn chủ đề Trần Thiện Thanh bởi đây là dòng nhạc đa dạng, phong phú mà lại mang nhiều ý nghĩa, dẫn đưa chúng ta quay về với kỷ niệm xưa. Bạn đọc nào chưa mua vé, xin gọi ngay cho Thời Báo (416-925-8607). Không nên bỏ lỡ một đêm văn nghệ đặc sắc. Hẹn gặp!
Nguyễn Ngọc Ngạn
- Cậu về bên ấy, có thấy chúng nó hát nhạc của tôi không?
Người bạn trẻ lắc đầu. Tôi thấy Phạm Duy buồn lắm. Sau đó ông rủ tôi về nhà, chỉ cho tôi thấy, ông đang đưa hết tất cả các tác phẩm của ông vào computer để lưu trữ và phổ biến. Tôi vốn mù tịt về lãnh vực này. Ông bảo tôi:
- Trong nước không cho phổ biến nhạc Phạm Duy thì chính Phạm Duy phải tự lo phổ biến lấy!
Chỉ một lời tâm sự ấy, tôi hiểu nỗi khắc khoải của những nhạc sĩ không đưa được tác phẩm của mình đi xa. Paris By Night dù sao cũng là diễn đàn rộng lớn nhất của người Việt từ hải ngoại đến trong nước, anh Trần Thiện Thanh không thể không có lúc nghĩ đến việc góp mặt trên diễn đàn này, giống như bao nhiêu nhạc sĩ khác. Nhưng một chút tự ái đã giữ chân anh lại!
Mãi đến khi anh lâm trọng bệnh, nữ ca sĩ Hoàng Oanh mới gợi ý khuyên anh nên hợp tác với Thúy Nga thực hiện một cuốn Paris By Night về sự nghiệp sáng tác của anh để lưu lại cho đời như các nhạc sĩ khác. Nếu anh đồng ý thì Hoàng Oanh sẽ là nhịp cầu liên lạc với Thúy Nga và Nguyễn Ngọc Ngạn.
Trong cuộc đời mấy chục năm văn nghệ, Hoàng Oanh là người mà Trần Thiện Thanh nể nang nhất, hay nói đúng hơn, đã có một thời anh “thầm yêu trộm nhớ” người nữ ca sĩ trang nghiêm này. Anh đã sáng tác ít nhất hai bản nhạc cho Hoàng Oanh, là: Người Yêu Của Lính và Một Đời Yêu Em.
Trước đề nghị tha thiết của Hoàng Oanh, Nhật Trường xiêu lòng bảo:
- Cám ơn madam. Tôi về bàn lại rồi sẽ phone cho madam.
Cuối tuần đó, Trần Thiện Thanh gọi cho Hoàng Oanh để xúc tiến, vì bệnh anh đột ngột trở nặng. Nhưng Hoàng Oanh bận đi show, không gặp.
Như thế thì rõ ràng Nhật Trường Trần Thiện Thanh và Thúy Nga không có duyên làm việc với nhau. Bao nhiêu năm khỏe mạnh, ở bên cạnh nhau, anh không hợp tác vì tự ái. Đến khi đổi ý thì đã quá muộn!
Anh mất rồi, trung tâm Asia thực hiện cho anh cuốn băng rất thành công. Nhưng tiếc rằng, anh không còn nữa, không có mặt trên băng để khán giả được nghe những lời tâm sự, những xuất xứ, những động cơ sáng tác của từng ca khúc nổi tiếng mà anh đã để lại cho đời.
Ngày trước, chúng ta có nhạc sĩ Lê Thương sở trường về “chuyện ca”, nghĩa là dùng một bài hát để kể một câu chuyện, chẳng hạn “Bà Tư Bán Hàng” hoặc trường ca “Hòn Vọng Phu”. Gần chúng ta hơn, Trần Thiện Thanh cũng có biệt tài về thể loại này: dùng một ca khúc ngắn ngủi mà kể được một câu chuyện minh bạch, không gò bó, không gượng ép, làm sống lại hình ảnh của những người lính trong cuộc chiến, như Tình Thư Của Lính, Người Ở Lại Charlie, Anh Không Chết Đâu Anh, Góa Phụ Ngây Thơ, Chân Trời Tím, Chiều Trên Phá Tam Giang, Lâu Đài Tình Ái, Bảy Ngày Đợi Mong, Tình Đầu Tình Cuối, v.v…
Mãi mãi, người ta sẽ nhớ Trần Thiện Thanh là dòng nhạc tình ghi dấu tích của mùa chinh chiến.
Năm nay, Quỹ Cộng Đồng Thời Báo tổ chức show văn nghệ ngày Thứ Bảy, 20 tháng 7, tôi đề nghị chọn chủ đề Trần Thiện Thanh bởi đây là dòng nhạc đa dạng, phong phú mà lại mang nhiều ý nghĩa, dẫn đưa chúng ta quay về với kỷ niệm xưa. Bạn đọc nào chưa mua vé, xin gọi ngay cho Thời Báo (416-925-8607). Không nên bỏ lỡ một đêm văn nghệ đặc sắc. Hẹn gặp!
Nguyễn Ngọc Ngạn
TIỂU TỬ * NGƯỜI VIẾT MƯỚN
- Created on Thursday, 16 May 2013 16:54

Nhà văn Tiểu Tử, tên thật là Võ Hoài Nam. Ông là con trai duy nhứt của giáo sư Võ Thành Cứ, cựu giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Ông sanh ngày 19 tháng 7 năm 1930 tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille, Pháp quốc năm 1955. Ông về Việt Nam, dạy tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1955-1956. Tháng 10 năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp. Sau đó, ông nhận làm việc cho công ty Đường Mía của nhà nước tại Côte d’Ivoire, Phi Châu, từ 1979 đến 1982. Ông qua làm hãng xăng Shell Côte d’Ivoire cho đến khi về hưu (1982-1991). Hiện ông đang nghỉ hưu tại Paris, Pháp quốc.
Ở chợ Plateau thành phố Abidjan ( thủ đô cũ của xứ Côte d'Ivoire, Phi Châu ) ai cũng biết ông già viết mướn đó. Người ta gọi ông là " l'écrivain chinois " (ông Tàu viết mướn )
Xứ Côte d'Ivoire – thuộc vùng Phi Châu Da Đen – ngày xưa là thuộc địa của Pháp. Dân bản xứ đi học bằng tiếng Pháp. Và vì họ gồm nhiều bộ tộc, mỗi bộ tộc nói một thổ ngữ, nên họ phải dùng tiếng Pháp để hiểu nhau. Về sau, khi đã độc lập rồi, trường vẫn dạy bằng tiếng Pháp và ngôn ngữ chánh trong dân gian vẫn là tiếng Pháp. Những người ít học hay thất học thì nói " tiếng bồi ", nghĩa là tiếng Pháp không đúng văn phạm. Mấy bà buôn bán ở chợ Plateau nói trên thuộc vào thành phần này. Nhiều bà có con cái " đi làm ăn " ở Pháp hay ở Bỉ, lâu lâu cần xin gì hay cần nhắn gì, họ phải nhờ người khác viết cho cái thư. Ngoài ra, có nhiều người cần viết đơn từ thưa gởi nhưng không đủ trình độ để viết đúng từ ngữ hành chánh nên nhờ viết dùm. Do đó mới có cái nghề viết mướn.
Ở khu chợ Plateau, trước đây, chỉ có một người đàn ông trung niên người bản xứ làm nghề này. Anh ta hành nghề dưới hàng hiên khu phố nhìn qua chợ, nằm cách chợ một con đường. Chỗ hắn ngồi là một bức tường nhỏ nằm giữa hai cửa hàng bán radio của người libanais. " Dụng cụ " của anh ta là cái máy đánh chữ loại xách tay đặt trên bàn gỗ nhỏ. Anh ta ngồi trên ghế thấp vừa tầm với cái bàn, nhưng vì anh ta lớn con chân dài nên khi đánh máy anh ta phải cho hết hai chân xuống dưới bàn đưa thẳng về phía trước lòi ra một khúc, trông giống như anh ta ôm cái bàn vào lòng ! Còn " khách hàng " thì hoặc đứng hoặc ngồi xổm cạnh hai bàn chân to xù mang dép Nhựt của hắn, tỉ tê kể những gì mà họ muốn để trong thư. Anh ta gõ máy bằng hai ngón tay nhưng gõ khá nhanh, khách kể đến đâu hắn gõ theo đến đấy. Đánh xong thư, khách hàng đưa cho hắn mảnh giấy nhỏ trong đó có ghi rõ địa chỉ của người nhận thư, hắn lấy trong ba lô để dưới chỗ hắn ngồi một phong bì có dán tem sẵn, đánh máy địa chỉ, cho thư vào rồi le lưỡi liếm keo dán lại.
Người khách hàng chỉ còn có cho thư vào thùng thư đứng ở góc đường gần
đó. Dĩ nhiên, khi hắn tính tiền, hắn tính cả tiền giấy, phong bì,
tem…Thư gởi đi Pháp hay đi Bỉ đều cùng một giá. Cho nên đã thành lệ, sau
vài câu chào hỏi, khách hàng cứ đặt tiền trước lên bàn rồi đợi hắn sửa
bộ kéo bàn vào lòng với cái máy đánh chữ lúc nào cũng " ngậm " sẵn một
tờ giấy, là bắt đầu tỉ tê kể lể…Còn đơn từ thì hắn dùng phong bì không
có tem, bởi vì khách hàng mang tay đến nộp thẳng cho cơ quan liên hệ.
Loại " đơn từ " này, hắn vẫn lấy bằng giá với " thư nhà ", bởi vì, theo
hắn giải thích, viết cho hành chánh khó gấp mấy lần viết cho thân nhân.
Bớt con tem nhưng thêm nhiều công suy nghĩ !
Một hôm, có ông già á đông – ốm nhom, già khú – đi lang thang với điếu thuốc trên môi, ngang qua đó nghe tiếng đánh máy lọc cọc nên tò mò đứng lại nhìn. Đợi anh đen làm xong công việc, ông già mới chào hỏi làm quen. Anh đen rất ngạc nhiên vì ông ta nói tiếng Pháp rất trôi chảy rành rọt, không giống những người á đông mà anh đã từng gặp hay quen biết. Ông già ghé đít ngồi lên bệ thềm gần đó, hỏi :
- Ông làm nghề gì vậy ?
Anh đen nhăn răng cười :
- Viết thư dùm người ta, người ta trả tiền. Ông không thấy bà hồi nãy cầm phong bì đi sao ?
- Thấy. Nhưng mà hồi nãy hai người nói với nhau bằng thổ ngữ nên tôi không hiểu.
Ngừng một chút, ông già lại hỏi :
- Làm ăn có khá không ?
- Ố ! Cũng tạm được.
Hắn chỉ qua bên chợ :
- Khách hàng của tôi là mấy bà buôn bán ở bên kia. Họ không biết chữ, mà con cái họ thì đi làm công bên Pháp bên Bĩ hết. Thành ra, ngày nào cũng viết dùm vài cái thư, lai rai…Với lại ở xứ này, người ta hay thưa gởi kiện cáo lắm nên có công việc làm hoài !
Rồi hắn nhìn ông già từ đầu đến chân :
- Còn ông ? Ông làm nghề gì ở đây ?
- Già quá đâu có ai mướn. Ở không, đi lang thang.
Anh đen lại nhìn ông già ra vẻ tội nghiệp :
- Rồi lấy gì sống ?
- Sống nhờ con. Con gái ở nhà làm nem. Thằng em nó đạp xe đi bán. Khá chật vật !
- Ông người Tàu hả ?
- Không. Tôi người Việt Nam.
Nói xong, ông già thở dài. Tội nghiệp cho cái xứ Việt Nam của ông ! Nhược tiểu đến mức độ mà người dân khi ra ngoại quốc cứ bị thiên hạ gọi là người Tàu !
Ông già đưa bao thuốc lá mời anh đen :
- Hút một điếu chơi.
- Cám ơn. Tôi không biết hút thuốc.
Ngừng một chút, anh ta hỏi :
- Nhà ông ở đâu ?
- Ở tuốt trên Cocody, gần nhà thờ.
- Xa quá há. Rồi ông đi bằng gì xuống đây ? Xe buýt hả ?
- Đi bằng xe đạp. Đạp xuống thì dễ, đạp về leo dốc mới mệt !
Anh đen lại nhìn ông già một lúc, mới nói :
- Ông nói tiếng Pháp rành quá mà không đi làm việc cũng uổng.
- Già như tôi thì còn làm được gì ?
- Tuổi tác ăn nhập gì, trình độ văn hoá mới cần chớ !
Ông già hít mấy hơi thuốc, suy nghĩ. Một lúc sau ông hắng giọng rồi hỏi :
- Ông thấy tôi làm cái nghề viết mướn được không ?
Anh đen nhăn răng cười hớn hở :
- Được chớ ! Được chớ !
Rồi đề nghị :
- Ông cứ ngồi kế bên đây ! Đừng ngại gì hết ! Cả khu Plateau chỉ có một mình tôi làm nghề này. Có thêm ông càng vui.
Thấy dễ dàng quá, ông già đứng ngẩn ra, chưa kịp nói lời nào thì anh ta nói tiếp :
- Vậy, sáng mai ông đem máy đánh chữ ra, nghen.
- Tôi không có máy đánh chữ. Tôi viết tay được không ?
Giọng anh đen hơi xìu xuống :
- Ồ…cũng không sao. Cứ ra đây đi, rồi tính.
Ông già mừng rở, bắt tay anh đen, nói " Cám ơn ! Cám ơn ! Ông tốt bụng quá !", rồi đi xăng xớm về chỗ để xe đạp trước ngân hàng gần đó, mở khoá lấy xe phóng lên đạp đi mà nghe như vừa được bơm vào người thêm nhiều sinh lực !
Mấy hôm sau, ông già xin được của hội nhà thờ một cái bàn và ba cái ghế bằng nhôm loại xếp được để đi pique-nique. Ông mua một mớ giấy viết thư, phong bì, tem, bút bi rồi đạp xe đạp chở bàn ghế đến ngồi cạnh anh đen, hành nghề viết mướn. Buổi sáng đó, trước khi rời nhà, ông lẩm bẩm :" Bữa nay đúng là một ngày đẹp trời !"…
Ông già ngồi đã ba hôm, chẳng có một ai đến nhờ viết ! " Khách hàng " cứ nhờ anh đen. Thấy vậy, anh ta an ủi :
- Đừng buồn. Từ từ rồi sẽ có khách. Tại ông không có máy đánh chữ nên người ta không biết đó thôi.
Một hôm, có hai bà cùng đến một lúc. Anh đen tiếp một bà rồi nói với bà kia :
- Nếu bà gấp thì bước qua ông đồng nghiệp của tôi đây, ổng giúp cho. Ổng viết tay, nhưng cần gì ! Viết tay hay đánh máy cũng vậy thôi ! Điều cần thiết là viết làm sao cho người đọc hiểu.
Bà khách ngần ngừ một lúc rồi bước qua ngồi lên cái ghế xếp trước mặt ông già. Như thông lệ, bà ta đặt tiền lên bàn rồi bắt đầu kể lể bằng thứ tiếng Pháp không có văn phạm. Ông già ngồi chống càm, lắng tai nghe.
Thấy ông viết mướn không viết gì hết, bà khách ngừng kể, lấy làm lạ nhìn ông :
- Sao ông không viết ?
- Thưa bà, tôi đang nghe bà kể, đây.
Bà ta chỉ anh đen :
- Sao kỳ vậy ? Ông làm không giống anh này ! Với anh ta, khi tôi bắt đầu nói là anh ta bắt đầu gõ. Còn ông thì không nhúc nhích gì hết !
Ông già phì cười, giải nghĩa chầm chậm :
- Xin lỗi. Tôi phải nghe bà kể hết những gì bà muốn nói cho người con của bà, rồi tôi mới sắp xếp câu văn để viết. Bà biết không, viết thư phải viết cho mạch lạc thì người con của bà mới hiểu được hết cái ý của bà, bà hiểu không ?
Bà khách ngần ngừ rồi gật đầu. Ông già đốt điếu thuốc, nói tiếp :" Bây giờ, xin bà kể lại. Từ từ kể lại, tôi nghe ". Bà khách liếc nhìn ông rồi nhìn vội xuống hai bàn chân của bà, thấp giọng kể…Bà khổ lắm, buôn bán ế ẩm, con dâu mang bầu đứa thứ năm gần sanh mà cứ đau rề rề, mấy đứa cháu nội đi mót khoai mót củ nhưng không đủ ăn, bà đã gởi ba cái thư xin tiền thằng con, xin nó thương vợ thương con của nó nheo nhóc, chắc thư đã đi lạc nên không thấy hồi âm, bà khổ lắm, không biết thằng con ở bên Pháp còn sống hay đã bị cái gì rồi…Bà khách ngừng kể, kéo ống tay áo lên lau nước mắt.
Nghe xong, ông già viết mướn, chừng như xúc động, làm thinh hít mấy hơi thuốc dài. Bà khách len lén nhìn ông rồi lại nhìn xuống chân của bà, hai bàn chân cùi đày nằm trong đôi dép cao su rách bươm lấm lem bùn đất. Bà đợi. Suy nghĩ một lúc, ông già mới lấy giấy viết. Lâu lâu, ông ngừng lại nhìn xa xăm qua chợ nằm phía đối diện như để tìm chữ tìm câu. Rồi lại cuối đầu viết tiếp.
Viết xong, ông hỏi :
- Bà cần tôi đọc lại không ?
Bà khách chớp chớp mắt, lắc đầu. Bà đưa cho ông địa chỉ của người con, ông chép lên phong bì đã dán tem, cho thư vào dán lại rồi trao cho bà khách. Bà cầm thư lật qua lật lại nhìn như thiếu tin tưởng, rồi đứng lên làm thinh đi về hướng thùng thư đứng ở góc đường. Ông già nhìn theo, lòng nghe chơi vơi như chính ông đang đi gởi thư cho thằng con…
Ngày nào ông già viết mướn cũng mang đồ ra ngồi cạnh anh đồng nghiệp đen, nhưng không phải ngày nào ông cũng có khách. Lâu lâu, có dư người thì anh đen " đẩy " qua cho ông. Anh ta nói đùa :" Đồng nghiệp mà ! Phải giúp nhau chớ ! " Ông cười chua chát :" Cám ơn ! Cám ơn ! Nhờ lòng tốt của anh mà tôi cũng vớt vát được một hai người ".
Một hôm, anh đen bỗng hỏi :
- Hồi trước ông làm gì ở Việt Nam ?
- Buôn bán.
Ông không muốn nói hồi đó ông là chủ hai nhà thuốc tây, khá giàu.
- Rồi tại sao ông đi qua đây vậy ?
- Tại làm ăn không được. Tại…tại nghèo.
Ông không muốn nói " cách mạng " đã tịch thâu tài sản của ông, gia đình ông sống cầu bơ cấu bất ở vùng kinh tế mới, vợ ông chết ở trên đó, ông và hai đứa con trốn về thành phố sống chui như bầy chó hoang, ăn nhờ ở đậu…
- Bộ ông có quen ai bên nây hả ?
Đến đây thì ông già không giấu giếm gì hết :
- Đâu có. Tôi đâu có quen ai. Tôi nghe nói Nhà Nước Côte D' Ivoire dễ dãi và tốt bụng nên tôi viết đại một lá thư dài gởi thẳng cho ông Tổng Thống, trong đó tôi kể hết hoàn cảnh bi đát của tôi. Tôi viết mà không có hy vọng gì hết.
- Ồ…Tại ông không biết chớ Tổng Thống Houphouet của tụi này rất bình dân và thương người lắm !
- Bây giờ thì tôi biết. Bởi vì sau bức thư của tôi, tôi nhận được visa và luôn vé máy bay cho ba cha con tôi nữa. Chuyện thật khó tin.
- Gì mà khó tin ? Tổng Thống tụi này hay làm những " cú " ngoạn mục như vậy lắm ! Chắc ông viết thư cũng phải hay lắm nên mới làm xúc động " Le Vieux " ( Ông Già ).
Ở Côte d' Ivoire, dân chúng thương Tổng Thống Houphouet nên khi nói chuyện với nhau họ gọi ông là " Ông Già " một cách triều mến.
- Hồi đó tôi viết giống như tôi muốn than thở với một người nào đó để cho vơi nỗi thống khổ của mình, chớ đâu dè. Nhận được giấy tờ, tôi như trên trời rớt xuống !
Đến đây, ông già không nói rằng ông đã bán mấy chiếc nhẫn cất giấu từ sau trận nhà nước đánh tư sản, để chạy lo vô hộ khẩu của người bà con xa, rồi chạy lo chiếu khán xuất cảnh v.v…
Ông chỉ nói :
- Hồi qua đến phi trường Abidjan, cha con tôi không biết đi đâu ở đâu. Tôi phân trần với chánh quyền sở tại, họ điện thoại gọi hội " Anciens d'Indochine ". Nhờ hội này giúp nên tụi tôi mới có căn nhà nhỏ ở Cocody và chút vốn làm nem đi bán dạo, sống lây lất tới bây giờ…
- Tôi nghe nói người ViêtNam tỵ nạn ở Pháp ở Mỹ nhiều lắm. Bộ ông không có bạn bè bà con định cư ở các xứ đó sao ?
- Có chớ.
- Sao ông không viết thư cho họ ? Kẻ đi trước giúp người đi sau là sự thường mà.
Ông thở dài, hít mấy hơi thuốc rồi mới nói :
- Tôi có viết thư chớ. Chỉ viết thăm thôi và báo tin rằng tôi đã đến Côte d'Ivoire. Nhưng không thấy ai trả lời hết.
- Có lẽ không đúng địa chỉ chăng.
- Đúng chớ ! Nếu không đúng nó phải được trả về, bởi vì tôi có ghi rõ địa chỉ người gởi mà. Hồi ở Việt Nam người thân của họ cho tôi địa chỉ và tin tức, nói họ bây giờ ổn định và khá lắm.
- Ờ…sao vậy há ?
- Chắc họ sợ tôi xin tiền…
Ông cười khẩy một tiếng nghe như ông muốn khạc ra một cái gì chận ngang cổ họng, một cái gì vừa cay đắng vừa nhờm tởm. Ông nhớ lại hồi thời " vàng son ", bạn bè bà con của ông tới lui nhà ông ăn nhậu hà rầm, trong số đó có nhiều người đã được ông giúp đỡ cưu mang. Vậy mà bây giờ…Ông hít một hơi thuốc thật sâu rồi nhả khói ra từ từ làm khoảng trống trước mặt bị mờ đi, giống như ông muốn xoá bỏ trong đầu hình ảnh của mấy thằng bạn bè mấy người bà con mà ông vừa nhớ lại…
Một hôm, có ông già á đông – ốm nhom, già khú – đi lang thang với điếu thuốc trên môi, ngang qua đó nghe tiếng đánh máy lọc cọc nên tò mò đứng lại nhìn. Đợi anh đen làm xong công việc, ông già mới chào hỏi làm quen. Anh đen rất ngạc nhiên vì ông ta nói tiếng Pháp rất trôi chảy rành rọt, không giống những người á đông mà anh đã từng gặp hay quen biết. Ông già ghé đít ngồi lên bệ thềm gần đó, hỏi :
- Ông làm nghề gì vậy ?
Anh đen nhăn răng cười :
- Viết thư dùm người ta, người ta trả tiền. Ông không thấy bà hồi nãy cầm phong bì đi sao ?
- Thấy. Nhưng mà hồi nãy hai người nói với nhau bằng thổ ngữ nên tôi không hiểu.
Ngừng một chút, ông già lại hỏi :
- Làm ăn có khá không ?
- Ố ! Cũng tạm được.
Hắn chỉ qua bên chợ :
- Khách hàng của tôi là mấy bà buôn bán ở bên kia. Họ không biết chữ, mà con cái họ thì đi làm công bên Pháp bên Bĩ hết. Thành ra, ngày nào cũng viết dùm vài cái thư, lai rai…Với lại ở xứ này, người ta hay thưa gởi kiện cáo lắm nên có công việc làm hoài !
Rồi hắn nhìn ông già từ đầu đến chân :
- Còn ông ? Ông làm nghề gì ở đây ?
- Già quá đâu có ai mướn. Ở không, đi lang thang.
Anh đen lại nhìn ông già ra vẻ tội nghiệp :
- Rồi lấy gì sống ?
- Sống nhờ con. Con gái ở nhà làm nem. Thằng em nó đạp xe đi bán. Khá chật vật !
- Ông người Tàu hả ?
- Không. Tôi người Việt Nam.
Nói xong, ông già thở dài. Tội nghiệp cho cái xứ Việt Nam của ông ! Nhược tiểu đến mức độ mà người dân khi ra ngoại quốc cứ bị thiên hạ gọi là người Tàu !
Ông già đưa bao thuốc lá mời anh đen :
- Hút một điếu chơi.
- Cám ơn. Tôi không biết hút thuốc.
Ngừng một chút, anh ta hỏi :
- Nhà ông ở đâu ?
- Ở tuốt trên Cocody, gần nhà thờ.
- Xa quá há. Rồi ông đi bằng gì xuống đây ? Xe buýt hả ?
- Đi bằng xe đạp. Đạp xuống thì dễ, đạp về leo dốc mới mệt !
Anh đen lại nhìn ông già một lúc, mới nói :
- Ông nói tiếng Pháp rành quá mà không đi làm việc cũng uổng.
- Già như tôi thì còn làm được gì ?
- Tuổi tác ăn nhập gì, trình độ văn hoá mới cần chớ !
Ông già hít mấy hơi thuốc, suy nghĩ. Một lúc sau ông hắng giọng rồi hỏi :
- Ông thấy tôi làm cái nghề viết mướn được không ?
Anh đen nhăn răng cười hớn hở :
- Được chớ ! Được chớ !
Rồi đề nghị :
- Ông cứ ngồi kế bên đây ! Đừng ngại gì hết ! Cả khu Plateau chỉ có một mình tôi làm nghề này. Có thêm ông càng vui.
Thấy dễ dàng quá, ông già đứng ngẩn ra, chưa kịp nói lời nào thì anh ta nói tiếp :
- Vậy, sáng mai ông đem máy đánh chữ ra, nghen.
- Tôi không có máy đánh chữ. Tôi viết tay được không ?
Giọng anh đen hơi xìu xuống :
- Ồ…cũng không sao. Cứ ra đây đi, rồi tính.
Ông già mừng rở, bắt tay anh đen, nói " Cám ơn ! Cám ơn ! Ông tốt bụng quá !", rồi đi xăng xớm về chỗ để xe đạp trước ngân hàng gần đó, mở khoá lấy xe phóng lên đạp đi mà nghe như vừa được bơm vào người thêm nhiều sinh lực !
Mấy hôm sau, ông già xin được của hội nhà thờ một cái bàn và ba cái ghế bằng nhôm loại xếp được để đi pique-nique. Ông mua một mớ giấy viết thư, phong bì, tem, bút bi rồi đạp xe đạp chở bàn ghế đến ngồi cạnh anh đen, hành nghề viết mướn. Buổi sáng đó, trước khi rời nhà, ông lẩm bẩm :" Bữa nay đúng là một ngày đẹp trời !"…
Ông già ngồi đã ba hôm, chẳng có một ai đến nhờ viết ! " Khách hàng " cứ nhờ anh đen. Thấy vậy, anh ta an ủi :
- Đừng buồn. Từ từ rồi sẽ có khách. Tại ông không có máy đánh chữ nên người ta không biết đó thôi.
Một hôm, có hai bà cùng đến một lúc. Anh đen tiếp một bà rồi nói với bà kia :
- Nếu bà gấp thì bước qua ông đồng nghiệp của tôi đây, ổng giúp cho. Ổng viết tay, nhưng cần gì ! Viết tay hay đánh máy cũng vậy thôi ! Điều cần thiết là viết làm sao cho người đọc hiểu.
Bà khách ngần ngừ một lúc rồi bước qua ngồi lên cái ghế xếp trước mặt ông già. Như thông lệ, bà ta đặt tiền lên bàn rồi bắt đầu kể lể bằng thứ tiếng Pháp không có văn phạm. Ông già ngồi chống càm, lắng tai nghe.
Thấy ông viết mướn không viết gì hết, bà khách ngừng kể, lấy làm lạ nhìn ông :
- Sao ông không viết ?
- Thưa bà, tôi đang nghe bà kể, đây.
Bà ta chỉ anh đen :
- Sao kỳ vậy ? Ông làm không giống anh này ! Với anh ta, khi tôi bắt đầu nói là anh ta bắt đầu gõ. Còn ông thì không nhúc nhích gì hết !
Ông già phì cười, giải nghĩa chầm chậm :
- Xin lỗi. Tôi phải nghe bà kể hết những gì bà muốn nói cho người con của bà, rồi tôi mới sắp xếp câu văn để viết. Bà biết không, viết thư phải viết cho mạch lạc thì người con của bà mới hiểu được hết cái ý của bà, bà hiểu không ?
Bà khách ngần ngừ rồi gật đầu. Ông già đốt điếu thuốc, nói tiếp :" Bây giờ, xin bà kể lại. Từ từ kể lại, tôi nghe ". Bà khách liếc nhìn ông rồi nhìn vội xuống hai bàn chân của bà, thấp giọng kể…Bà khổ lắm, buôn bán ế ẩm, con dâu mang bầu đứa thứ năm gần sanh mà cứ đau rề rề, mấy đứa cháu nội đi mót khoai mót củ nhưng không đủ ăn, bà đã gởi ba cái thư xin tiền thằng con, xin nó thương vợ thương con của nó nheo nhóc, chắc thư đã đi lạc nên không thấy hồi âm, bà khổ lắm, không biết thằng con ở bên Pháp còn sống hay đã bị cái gì rồi…Bà khách ngừng kể, kéo ống tay áo lên lau nước mắt.
Nghe xong, ông già viết mướn, chừng như xúc động, làm thinh hít mấy hơi thuốc dài. Bà khách len lén nhìn ông rồi lại nhìn xuống chân của bà, hai bàn chân cùi đày nằm trong đôi dép cao su rách bươm lấm lem bùn đất. Bà đợi. Suy nghĩ một lúc, ông già mới lấy giấy viết. Lâu lâu, ông ngừng lại nhìn xa xăm qua chợ nằm phía đối diện như để tìm chữ tìm câu. Rồi lại cuối đầu viết tiếp.
Viết xong, ông hỏi :
- Bà cần tôi đọc lại không ?
Bà khách chớp chớp mắt, lắc đầu. Bà đưa cho ông địa chỉ của người con, ông chép lên phong bì đã dán tem, cho thư vào dán lại rồi trao cho bà khách. Bà cầm thư lật qua lật lại nhìn như thiếu tin tưởng, rồi đứng lên làm thinh đi về hướng thùng thư đứng ở góc đường. Ông già nhìn theo, lòng nghe chơi vơi như chính ông đang đi gởi thư cho thằng con…
Ngày nào ông già viết mướn cũng mang đồ ra ngồi cạnh anh đồng nghiệp đen, nhưng không phải ngày nào ông cũng có khách. Lâu lâu, có dư người thì anh đen " đẩy " qua cho ông. Anh ta nói đùa :" Đồng nghiệp mà ! Phải giúp nhau chớ ! " Ông cười chua chát :" Cám ơn ! Cám ơn ! Nhờ lòng tốt của anh mà tôi cũng vớt vát được một hai người ".
Một hôm, anh đen bỗng hỏi :
- Hồi trước ông làm gì ở Việt Nam ?
- Buôn bán.
Ông không muốn nói hồi đó ông là chủ hai nhà thuốc tây, khá giàu.
- Rồi tại sao ông đi qua đây vậy ?
- Tại làm ăn không được. Tại…tại nghèo.
Ông không muốn nói " cách mạng " đã tịch thâu tài sản của ông, gia đình ông sống cầu bơ cấu bất ở vùng kinh tế mới, vợ ông chết ở trên đó, ông và hai đứa con trốn về thành phố sống chui như bầy chó hoang, ăn nhờ ở đậu…
- Bộ ông có quen ai bên nây hả ?
Đến đây thì ông già không giấu giếm gì hết :
- Đâu có. Tôi đâu có quen ai. Tôi nghe nói Nhà Nước Côte D' Ivoire dễ dãi và tốt bụng nên tôi viết đại một lá thư dài gởi thẳng cho ông Tổng Thống, trong đó tôi kể hết hoàn cảnh bi đát của tôi. Tôi viết mà không có hy vọng gì hết.
- Ồ…Tại ông không biết chớ Tổng Thống Houphouet của tụi này rất bình dân và thương người lắm !
- Bây giờ thì tôi biết. Bởi vì sau bức thư của tôi, tôi nhận được visa và luôn vé máy bay cho ba cha con tôi nữa. Chuyện thật khó tin.
- Gì mà khó tin ? Tổng Thống tụi này hay làm những " cú " ngoạn mục như vậy lắm ! Chắc ông viết thư cũng phải hay lắm nên mới làm xúc động " Le Vieux " ( Ông Già ).
Ở Côte d' Ivoire, dân chúng thương Tổng Thống Houphouet nên khi nói chuyện với nhau họ gọi ông là " Ông Già " một cách triều mến.
- Hồi đó tôi viết giống như tôi muốn than thở với một người nào đó để cho vơi nỗi thống khổ của mình, chớ đâu dè. Nhận được giấy tờ, tôi như trên trời rớt xuống !
Đến đây, ông già không nói rằng ông đã bán mấy chiếc nhẫn cất giấu từ sau trận nhà nước đánh tư sản, để chạy lo vô hộ khẩu của người bà con xa, rồi chạy lo chiếu khán xuất cảnh v.v…
Ông chỉ nói :
- Hồi qua đến phi trường Abidjan, cha con tôi không biết đi đâu ở đâu. Tôi phân trần với chánh quyền sở tại, họ điện thoại gọi hội " Anciens d'Indochine ". Nhờ hội này giúp nên tụi tôi mới có căn nhà nhỏ ở Cocody và chút vốn làm nem đi bán dạo, sống lây lất tới bây giờ…
- Tôi nghe nói người ViêtNam tỵ nạn ở Pháp ở Mỹ nhiều lắm. Bộ ông không có bạn bè bà con định cư ở các xứ đó sao ?
- Có chớ.
- Sao ông không viết thư cho họ ? Kẻ đi trước giúp người đi sau là sự thường mà.
Ông thở dài, hít mấy hơi thuốc rồi mới nói :
- Tôi có viết thư chớ. Chỉ viết thăm thôi và báo tin rằng tôi đã đến Côte d'Ivoire. Nhưng không thấy ai trả lời hết.
- Có lẽ không đúng địa chỉ chăng.
- Đúng chớ ! Nếu không đúng nó phải được trả về, bởi vì tôi có ghi rõ địa chỉ người gởi mà. Hồi ở Việt Nam người thân của họ cho tôi địa chỉ và tin tức, nói họ bây giờ ổn định và khá lắm.
- Ờ…sao vậy há ?
- Chắc họ sợ tôi xin tiền…
Ông cười khẩy một tiếng nghe như ông muốn khạc ra một cái gì chận ngang cổ họng, một cái gì vừa cay đắng vừa nhờm tởm. Ông nhớ lại hồi thời " vàng son ", bạn bè bà con của ông tới lui nhà ông ăn nhậu hà rầm, trong số đó có nhiều người đã được ông giúp đỡ cưu mang. Vậy mà bây giờ…Ông hít một hơi thuốc thật sâu rồi nhả khói ra từ từ làm khoảng trống trước mặt bị mờ đi, giống như ông muốn xoá bỏ trong đầu hình ảnh của mấy thằng bạn bè mấy người bà con mà ông vừa nhớ lại…
Anh đồng nghiệp da đen suy nghĩ một lúc lâu rồi nghiêng người qua vỗ vai
ông vài cái nhè nhẹ, một cử chỉ an ủi tầm thường như vậy mà ông già
viết mướn bỗng thấy nó đẹp vô cùng. Ông xoay người qua bắt tay anh đen,
không nói gì hết, nhưng ông chắc chắn rằng anh bạn đó hiểu là cái cám ơn
của ông già Việt Nam lưu vong…
Một hôm, bà khách hàng đầu tiên của ông già viết mướn mang biếu ông hai trái xoài Caméroun ( loại xoài xứ Caméroun ngon nổi tiếng vùng Phi Châu Da Đen ) vừa cười vừa nói :
- Tôi cám ơn ông. Nhờ cái thư của ông mà thằng con của tôi hồi tâm. Nó gởi tiền về, kèm theo một cái thư dài. Nó nói nó đọc thư của ông nó khóc quá ! Nó lạy lục xin tôi tha tội cho nó. Nó nói là nó có vợ và một con ở bên Pháp nhưng nó thề sẽ gởi tiền về đều đặn để nuôi tụi này…Tôi vui quá ! Vui quá !
Bà ta nói một hơi, nói thứ tiếng Pháp " ba xí ba tú ", nhưng trong giọng nói nghe đầy xúc động. Nói xong, bà kéo ống tay áo lên lau nước mắt. Ông già nhớ lại cách đây hơn mươi bữa, bà cũng kéo áo lên lau như vậy sau khi kể lể sự buồn khổ của bà. Thì ra, cái vui cái buồn vẫn giống nhau ở giọt nước mắt !
Ông già mỉm cười :
- Tôi viết mướn, bà trả tiền, có gì đâu mà bà cám ơn ?
- Không nhờ cái thư của ông, không biết tụi này còn khổ sở đến đâu. Cám ơn ! Cám ơn !
Nói xong, bà đi trở qua chợ. Ông già đưa một trái xoài cho anh đen :
- Anh cầm lấy để chia vui với tôi !
Anh ta cầm trái xoài trên tay nhìn ngắm một lúc rồi nói :
- Làm nghề này đã hơn năm năm, tôi chưa được khách hàng tặng quà bao giờ. Ông mới ra nghề mà được như vầy là ông viết thư phải hay lắm.
- Thì cũng ráng viết vậy thôi.
- Đâu được ! Viết mà làm xúc động người đọc đâu phải dễ. Bây giờ tôi hiểu tại sao "Ông Già" đã gởi tặng ông visa và vé máy bay !
Ông già viết mướn đốt điếu thuốc, thở khói một cách sảng khoái. Ông nhớ lại ngày xưa, thuở thiếu thời, ông lúc nào cũng đứng đầu về luận văn, và về sau ra đời, ông cũng có lai rai vài ba truyện ngắn đăng báo này tạp chí nọ. Viết, đối với ông, là để giải toả tâm tư, một cách giải toả trầm lặng và sâu đậm hơn là nói. Cho nên trong đời ông, ông rất thích viết, nhứt là viết thư cho bạn, những người cũng thích viết như ông hay ít ra cũng biết viết vài dòng hồi âm hay vài chữ để hỏi thăm nhau…
Hai hôm sau, có thêm một bà mang đến mấy trái cam để cám ơn ông đã viết thư cho chồng bà có vợ đầm ở Bỉ. Rồi cứ như vậy, vài hôm là có người đến cám ơn, cho quà, khi thì chai đậu phọng ( Ở đây, sau khi ran, đậu được cho vào chai lít đầy tới miệng rồi đóng nút để giữ cho được dòn lâu. Người nghèo bản xứ hay ăn đậu phọng với bánh mì…) Khi thì mấy trái cà chua, vài bó rau cải…Có gì cho nấy, không nề hà ! Ông già nhận hết, bởi vì ông thấy làm như vậy, người cho rất vui. Cái vui của họ được bộc lộ ra một cách rất thiệt thà : họ quay lưng bước đi, vừa vỗ tay thành nhịp vừa lắc lư nhún nhảy. Lần nào ông cũng nhìn theo, thấy cũng vui lây…
Vậy rồi không biết họ đồn với nhau thế nào mà khách hàng cứ đến nhờ ông viết. Những người cần làm đơn từ cũng đến nhờ ông ! Bên anh đen đồng nghiệp thấy thưa khách. Ông già bèn đề nghị :" Tình trạng này kéo dài coi kỳ quá ! Tôi đề nghị anh bạn như thế này : tôi lãnh viết thư nhà, anh lãnh viết đơn hành chánh. Mình cứ nói đơn hành chánh phải được đánh máy cho sạch sẽ dễ đọc thì các cơ quan mới mau chóng cứu xét. Anh đồng ý không ? " Anh đen nhăn răng cười, bắt tay ông một cái đau điếng !
Từ đó, thấy khách đến, anh đen trịnh trọng nói :" Đơn từ thì ở bàn này. Thư cho thân nhân thì bước sang bàn ông bạn đồng nghiệp của tôi đây ! " Lần hồi, khách hàng cũng quen nên cả hai người viết mướn cùng có việc làm đều đặn. Và càng ngày càng đông khách.
Một hôm, anh đen hỏi :
- Tôi cứ thắc mắc : làm sao viết thư mướn mà ông viết hay được như vậy ?
- Tại anh không biết. Xưa nay tôi say mê viết. Tôi thích viết cho một người nào đó để giải bày, để chia xẻ những cảm nghĩ những suy tư của mình, chọn lời cho đúng, chọn câu cho hay…thú lắm !
Ông già ngừng nói, hít chầm chậm một hơi thuốc rồi chép miệng :
- Bây giờ tôi chẳng còn ai để mà viết. Bạn bè thì anh biết đó. Chúng nó cũng như người vừa đui vừa điếc, viết uổng công. Cho nên làm nghề viết mướn này, tôi có chỗ để viết. Tôi khổ cái khổ của khách hàng, tôi vui cái vui của khách hàng, tôi tâm sự cái tâm sự của khách hàng. Tôi viết với tất cả những xúc cảm chân thật đó,viết mà không nghĩ là mình viết mướn !
Anh đen vỗ tay đôm đốp, khen :
- Hay ! Ông nói hay quá ! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khách hàng mến mộ ông như vậy ! Tổng Thống tụi tôi đem ông qua đây, đúng là " Ông Già " ổng có con mắt !
Rồi hắn cười hắc hắc làm ông già cũng bật cười theo. Cả hai, không người nào nhớ rằng mình da đen hay mình da vàng, họ chỉ biết họ là hai người viết mướn…
Hai năm sau…
Một hôm ông già bỗng thèm viết cho mấy thằng bạn hồi đó. Viết cho mỗi người một cái thư, lời lẽ y chang như nhau. Viết bức thư cuối cùng cho họ. Viết để cho họ thấy rằng ông phủi đít phủi tay, dứt khoát không còn bận bịu gì nữa với quá khứ, với lớp bụi đất đã ăn bám vào ông hồi thuở " vàng son ".
Ông đốt điếu thuốc, suy nghĩ. Đại khái, ông sẽ viết :
" Thưa anh…gì gì ( hay chị … gì gì )
Tôi viết thư này để báo tin cho anh… ( hay chị… ) mừng dùm cho cha con chúng tôi. Tụi này đã định cư luôn ở Côte d'Ivoire. Bây giờ, đời sống tụi này đã ổn định, cuộc sống tương đối khá. Hai con tôi có cửa hàng bán nem ở chợ Cocody, thiên hạ đến mua cũng đông. Còn tôi thì làm nghề viết mướn, khách hàng cũng nhiều. Được như vậy là nhờ ở xứ đen này, con người thấy đen nhưng lòng dạ của họ không đen chút nào hết. Chẳng bằng người Việt mình, nhiều người bề ngoài trắng trẻo lịch sự nhưng lòng của họ chẳng những đen mà còn bạc nữa, anh… ( hay chị…) có thấy như vậy không ?..."
Nghĩ đến đó, ông già bỗng cười khan một mình !
Tiểu Tử
Một hôm, bà khách hàng đầu tiên của ông già viết mướn mang biếu ông hai trái xoài Caméroun ( loại xoài xứ Caméroun ngon nổi tiếng vùng Phi Châu Da Đen ) vừa cười vừa nói :
- Tôi cám ơn ông. Nhờ cái thư của ông mà thằng con của tôi hồi tâm. Nó gởi tiền về, kèm theo một cái thư dài. Nó nói nó đọc thư của ông nó khóc quá ! Nó lạy lục xin tôi tha tội cho nó. Nó nói là nó có vợ và một con ở bên Pháp nhưng nó thề sẽ gởi tiền về đều đặn để nuôi tụi này…Tôi vui quá ! Vui quá !
Bà ta nói một hơi, nói thứ tiếng Pháp " ba xí ba tú ", nhưng trong giọng nói nghe đầy xúc động. Nói xong, bà kéo ống tay áo lên lau nước mắt. Ông già nhớ lại cách đây hơn mươi bữa, bà cũng kéo áo lên lau như vậy sau khi kể lể sự buồn khổ của bà. Thì ra, cái vui cái buồn vẫn giống nhau ở giọt nước mắt !
Ông già mỉm cười :
- Tôi viết mướn, bà trả tiền, có gì đâu mà bà cám ơn ?
- Không nhờ cái thư của ông, không biết tụi này còn khổ sở đến đâu. Cám ơn ! Cám ơn !
Nói xong, bà đi trở qua chợ. Ông già đưa một trái xoài cho anh đen :
- Anh cầm lấy để chia vui với tôi !
Anh ta cầm trái xoài trên tay nhìn ngắm một lúc rồi nói :
- Làm nghề này đã hơn năm năm, tôi chưa được khách hàng tặng quà bao giờ. Ông mới ra nghề mà được như vầy là ông viết thư phải hay lắm.
- Thì cũng ráng viết vậy thôi.
- Đâu được ! Viết mà làm xúc động người đọc đâu phải dễ. Bây giờ tôi hiểu tại sao "Ông Già" đã gởi tặng ông visa và vé máy bay !
Ông già viết mướn đốt điếu thuốc, thở khói một cách sảng khoái. Ông nhớ lại ngày xưa, thuở thiếu thời, ông lúc nào cũng đứng đầu về luận văn, và về sau ra đời, ông cũng có lai rai vài ba truyện ngắn đăng báo này tạp chí nọ. Viết, đối với ông, là để giải toả tâm tư, một cách giải toả trầm lặng và sâu đậm hơn là nói. Cho nên trong đời ông, ông rất thích viết, nhứt là viết thư cho bạn, những người cũng thích viết như ông hay ít ra cũng biết viết vài dòng hồi âm hay vài chữ để hỏi thăm nhau…
Hai hôm sau, có thêm một bà mang đến mấy trái cam để cám ơn ông đã viết thư cho chồng bà có vợ đầm ở Bỉ. Rồi cứ như vậy, vài hôm là có người đến cám ơn, cho quà, khi thì chai đậu phọng ( Ở đây, sau khi ran, đậu được cho vào chai lít đầy tới miệng rồi đóng nút để giữ cho được dòn lâu. Người nghèo bản xứ hay ăn đậu phọng với bánh mì…) Khi thì mấy trái cà chua, vài bó rau cải…Có gì cho nấy, không nề hà ! Ông già nhận hết, bởi vì ông thấy làm như vậy, người cho rất vui. Cái vui của họ được bộc lộ ra một cách rất thiệt thà : họ quay lưng bước đi, vừa vỗ tay thành nhịp vừa lắc lư nhún nhảy. Lần nào ông cũng nhìn theo, thấy cũng vui lây…
Vậy rồi không biết họ đồn với nhau thế nào mà khách hàng cứ đến nhờ ông viết. Những người cần làm đơn từ cũng đến nhờ ông ! Bên anh đen đồng nghiệp thấy thưa khách. Ông già bèn đề nghị :" Tình trạng này kéo dài coi kỳ quá ! Tôi đề nghị anh bạn như thế này : tôi lãnh viết thư nhà, anh lãnh viết đơn hành chánh. Mình cứ nói đơn hành chánh phải được đánh máy cho sạch sẽ dễ đọc thì các cơ quan mới mau chóng cứu xét. Anh đồng ý không ? " Anh đen nhăn răng cười, bắt tay ông một cái đau điếng !
Từ đó, thấy khách đến, anh đen trịnh trọng nói :" Đơn từ thì ở bàn này. Thư cho thân nhân thì bước sang bàn ông bạn đồng nghiệp của tôi đây ! " Lần hồi, khách hàng cũng quen nên cả hai người viết mướn cùng có việc làm đều đặn. Và càng ngày càng đông khách.
Một hôm, anh đen hỏi :
- Tôi cứ thắc mắc : làm sao viết thư mướn mà ông viết hay được như vậy ?
- Tại anh không biết. Xưa nay tôi say mê viết. Tôi thích viết cho một người nào đó để giải bày, để chia xẻ những cảm nghĩ những suy tư của mình, chọn lời cho đúng, chọn câu cho hay…thú lắm !
Ông già ngừng nói, hít chầm chậm một hơi thuốc rồi chép miệng :
- Bây giờ tôi chẳng còn ai để mà viết. Bạn bè thì anh biết đó. Chúng nó cũng như người vừa đui vừa điếc, viết uổng công. Cho nên làm nghề viết mướn này, tôi có chỗ để viết. Tôi khổ cái khổ của khách hàng, tôi vui cái vui của khách hàng, tôi tâm sự cái tâm sự của khách hàng. Tôi viết với tất cả những xúc cảm chân thật đó,viết mà không nghĩ là mình viết mướn !
Anh đen vỗ tay đôm đốp, khen :
- Hay ! Ông nói hay quá ! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khách hàng mến mộ ông như vậy ! Tổng Thống tụi tôi đem ông qua đây, đúng là " Ông Già " ổng có con mắt !
Rồi hắn cười hắc hắc làm ông già cũng bật cười theo. Cả hai, không người nào nhớ rằng mình da đen hay mình da vàng, họ chỉ biết họ là hai người viết mướn…
Hai năm sau…
Một hôm ông già bỗng thèm viết cho mấy thằng bạn hồi đó. Viết cho mỗi người một cái thư, lời lẽ y chang như nhau. Viết bức thư cuối cùng cho họ. Viết để cho họ thấy rằng ông phủi đít phủi tay, dứt khoát không còn bận bịu gì nữa với quá khứ, với lớp bụi đất đã ăn bám vào ông hồi thuở " vàng son ".
Ông đốt điếu thuốc, suy nghĩ. Đại khái, ông sẽ viết :
" Thưa anh…gì gì ( hay chị … gì gì )
Tôi viết thư này để báo tin cho anh… ( hay chị… ) mừng dùm cho cha con chúng tôi. Tụi này đã định cư luôn ở Côte d'Ivoire. Bây giờ, đời sống tụi này đã ổn định, cuộc sống tương đối khá. Hai con tôi có cửa hàng bán nem ở chợ Cocody, thiên hạ đến mua cũng đông. Còn tôi thì làm nghề viết mướn, khách hàng cũng nhiều. Được như vậy là nhờ ở xứ đen này, con người thấy đen nhưng lòng dạ của họ không đen chút nào hết. Chẳng bằng người Việt mình, nhiều người bề ngoài trắng trẻo lịch sự nhưng lòng của họ chẳng những đen mà còn bạc nữa, anh… ( hay chị…) có thấy như vậy không ?..."
Nghĩ đến đó, ông già bỗng cười khan một mình !
Tiểu Tử
SƠN TRUNG * CHÍNH LUẬN 18

CHÍNH LUẬN 18
I. QUỐC TẾ
Học
thuyết Marx đẻ ra đảng cộng sản và những quái thai thời đại. Chủ nghĩa
cộng sản lớn mạnh và đi đến hai hủy thể lớn của chính nó. Đó là sự tha
hóa (alienation) và sự phát triển cùng độ của vô sản chuyên chính.
1 THA HÓA
Marx
huyênh hoang cho rằng triết lý duy vật của ông là khoa học nhưng sự
thực sau một thời gian, chủ nghĩa Marx trở thành phản khoa học, một tôn
giáo với những giáo điều mù quáng , ngu ngốc, và những tín đồ cuồng
điên.
Những
kế hoạch năm mười năm của các chương trình phát triển kỹ nghệ hóa và
nông nghiệp là kết quả bi thảm của tư tưởng duy tâm hay duy ý chí của
Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Căn cứ vào đâu mà họ đặt ra những kế
hoạch đó? Thông thường các nhà kinh tế phải làm con số nhân và số cộng.
Lenin, Stalin, Mao có tính toán không hay đó chỉ là do lòng tham, do
tưởng tượng của kẻ bịnh tâm thần. Làm sao họ vượt qua kinh tế tư bản,
nhất là vượt qua Mỹ?
Mao ngu xuẩn khi bắt dân chúng lao động chân tay không nhập cảng kỹ thuật Tây phương theo kiểu Tố Hữu"Bàn tay ta làm nên tất cả". Ông cho rằng ý chí quyết định tất cả. Ý chí quan trọng hơn vũ khí, ý chí quan trọng hơn máy móc, kỹ thuật. Bởi quan điểm này ông không cho nhập cảng máy móc Tây phương trong nông nghiệp và kỹ thuật. Ông ăn uống no nê nhưng ông bắt nông dân, công nhân lao động với bụng đói, và khi bệnh tật thì không thuốc men!Sau này Đặng Tiểu Bình đi theo đường lối khác, đó là bốn hiện đại hóa.
Mao ngu xuẩn khi bắt dân chúng lao động chân tay không nhập cảng kỹ thuật Tây phương theo kiểu Tố Hữu"Bàn tay ta làm nên tất cả". Ông cho rằng ý chí quyết định tất cả. Ý chí quan trọng hơn vũ khí, ý chí quan trọng hơn máy móc, kỹ thuật. Bởi quan điểm này ông không cho nhập cảng máy móc Tây phương trong nông nghiệp và kỹ thuật. Ông ăn uống no nê nhưng ông bắt nông dân, công nhân lao động với bụng đói, và khi bệnh tật thì không thuốc men!Sau này Đặng Tiểu Bình đi theo đường lối khác, đó là bốn hiện đại hóa.
Mao viết quyển sách đỏ và theo lệnh ông, mọi người coi đó là thánh kinh,
nếu gặp việc gì khó khăn, giở vài trang sách Đỏ là sẽ được thánh thần
linh thiêng truyền dạy.
Hồ Chí Minh chết đi, dân Việt Nam nghèo đói nhưng cộng đảng cũng bắt chước Liên Xô xây mộ to lớn và tốn kém, với mục đích biến mộ ông Hồ thành một thánh tích. Không những thế, Việt Cộng còn bắt dân thờ cúng. Tại tư gia và chùa chiền, chúng bắt dân đặt ảnh lão già chung với tổ tiên và Phật.
Hồ Chí Minh chết đi, dân Việt Nam nghèo đói nhưng cộng đảng cũng bắt chước Liên Xô xây mộ to lớn và tốn kém, với mục đích biến mộ ông Hồ thành một thánh tích. Không những thế, Việt Cộng còn bắt dân thờ cúng. Tại tư gia và chùa chiền, chúng bắt dân đặt ảnh lão già chung với tổ tiên và Phật.
Họ
không biết rằng tín ngưỡng và thờ phụng là do tâm chứ không do bắt
buộc. Họ không biết rằng tại một quốc gia nọ vị vua kia bắt dân theo tôn
giáo của ông, ai không theo thì bị giết, bị bỏ tù. Một số dân phải bỏ
lên núi gia nhập đảng cướp. Rốt cuộc, dân nổi lên giết gia đình vua.
Sau đó
con cháu vua đều bị báo oán mà trước sau đều chết thảm khốc. Kết quả
rõ ràng nhất là ngay sau khi vua chết, gần một triệu người bỏ đạo!
Sau khi Kim Chính Nhật qua đời, nhiều hình ảnh cho thấy người dân Bắc Triều Tiên khóc thương thảm thiết, và có đến năm triệu người đã ra đường bày tỏ sự thương tiếc đối với ông. Tuy nhiên cũng có người nghi ngờ tính chân thật của nỗi đau này, BBC dẫn lời người từng có tác phẩm viết về Bắc Triều Tiên Barbara Demick nói rằng:
"Cả tương lai của anh tùy thuộc khả năng khóc được không.
Không chỉ sự nghiệp, tấm thẻ đảng Lao Động, mà cả sinh mạng.
Đó là chuyện sống hay chết."
Hãng
thông tấn Trung ương Triều Tiên
(KCNA) cho biết: cả thiên nhiên và loài chim chóc cũng khóc thương lãnh
tụ Kim Chính Nhật, người được gọi là "con của thánh thần" Cũng theo Bắc
Triều , bão tuyết đã nổi lên khi ông qua đời, băng trên hồ ức Thiên
Trì trên đỉnh ngọn núi Paektu
tại biên giới Trung-Triều nơi ông sinh ra đã vỡ tan, ánh hào quang bí
ẩn hiện ra trên núi và người ta thấy một dòng chữ sáng chói: "Núi
Paektu, ngọn núi thiêng liêng của cách mạng. Kim Chính Nhật".(Wikipedia)
Ông Trần Đại Sĩ đã kể chuyện ông gặp một nữ bác sĩ Bắc Hàn:" Bấy giờ tôi đã 41 tuổi, còn Diệp Oanh mới 30 tuổi. Tuy là bác sĩ, thế nhưng cô tươi như hoa lan, phơi phới như hoa thủy tiên ban mai. Thấy mỗi bữa ăn cô lẩm nhẩm đọc kinh mà không làm dấu thánh giá, tôi cho là cô đọc kinh Phật. Tôi cũng đọc kinh Bát-nhã bằng tiếng Việt.
Ông Trần Đại Sĩ đã kể chuyện ông gặp một nữ bác sĩ Bắc Hàn:" Bấy giờ tôi đã 41 tuổi, còn Diệp Oanh mới 30 tuổi. Tuy là bác sĩ, thế nhưng cô tươi như hoa lan, phơi phới như hoa thủy tiên ban mai. Thấy mỗi bữa ăn cô lẩm nhẩm đọc kinh mà không làm dấu thánh giá, tôi cho là cô đọc kinh Phật. Tôi cũng đọc kinh Bát-nhã bằng tiếng Việt.
Cô hỏi tôi:
- Ủa! Anh đọc kinh cảm ơn Tổng-thống Valéry Giscard đấy à?
- Không! Tôi đọc kinh Phật. Thế cô đọc kinh gì vậy?
- Phật đâu có cho anh cơm ăn, áo mặc ?
- Vậy cô đọc kinh gì ?
- Tôi đọc kinh cảm ơn cha già Kim Nhật-Thành đã cho chúng tôi đươc tự do, có cơm ăn, áo mặc!
Không biết cô này nói thật hay chỉ là một màn biểu diễn trước công an và quan khách quốc tế?
2. LƯU MANH
Cái tàn ác của cộng sản nằm trong hai chữ chuyên chính. Lenin và Stalin thực hiện vô sản chuyên chính một cách triệt để bằng cách giêt người , cướp của, bỏ tù. Họ bắt người, xử người không cần bằng cớ, không cần tòa án. Họ chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, họ nói " mục đich biện minh phương tiện". Họ làm tất cả điều ác, điều xấu để được thắng lợi. Họ khủng bố, giết người, họ cũng dối trá, lường gạt, vu vạ, nói xấu...Chuyên chính và lưu manh trở thành một. Hồ Chí Minh là một kẻ gian giảo xảo quyệt. Hồ Chí MInh và đảng cộng sản là một lũ du côn đúng như vua Bảo Đại nhận xét. Ngay cả Đặng Tiểu Bình cũng gọi người anh em đồng chí mình là côn đồ!
Bắc Hàn nghèo đói nhưng đã khoe khoang về khả năng hạt nhân và hỏa tiễn. Lâu lâu, Bằc Hàn thử hạt nhân và hỏa tiễn khiến Mỹ " lo quýnh lên" mà phải hội đàm cùng họ. Cuối cùng họ cũng được Mỹ và Nam Hàn viện trợ lương thực. Mỹ và Nam Hàn sợ Bắc Hàn? Mỹ và Nam Hàn ngu si để cho lũ yêu ma bắt nạt ư? Cậu Ủn Bắc Hàn vừa lên ngôi đã bắt chước âm mưu cũ của cha. Trong mấy tháng đầu hung hăng, cậu Ủn dọa bắn tan tành Nam Hàn, Mỹ và Nhật. Nhưng ông ngoại trưởng mới của Mỹ cũng chì thật, không chịu xuống nước, còn ráo riết trừng phạt Bắc Hàn.
Theo quan điểm của Bắc Hàn, cần có hiệp định hòa bình đảm bảo vắng bóng kẻ thù từ bên ngoài trước khi Bình Nhưỡng có thể từ bỏ vũ khí nguyên tử một cách an toàn. Nghĩa là Mỹ có bom hạt nhân, có hỏa tiễn xuyên lục địa thì Bắc Hàn cũng phải có!
Washington nghĩ ngược lại: hoàn toàn không thể bình thường hóa quan hệ nếu Bắc Hàn còn có chương trình hạt nhân. Như thế là lần này Mỹ và Bắc Hàn đều lên gân, chưa ai chịu thua ai. Lần này, cậu Ủn tỏ ra là một tay chơi bài gỉỏi lắm, cậu tố xả láng khi cậu đóng cửa khu Kaesong. là nơi hái ra bạc, khạc ra ngoại tệ của cậu. Làm như thế cậu muốn tỏ ra là ta không cần tiền, ta không cần xin cơm thừa canh cặn của tư bản như cha của cậu đã từng làm một cách lưu manh và nhục nhã như thế! . Nhưng kết cuộc ra sao? Mỹ và Nam Hàn nói không hoặc vì lẽ nào đó cuối cùng lại đem tiền thuế của nhân dân nhét vào miệng cọp đói?
II.VIỆT NAM
1.HIẾN PHÁP
Cộng đảng loan tin sửa đổi Hiến Pháp. Hiện nay đã có những bản dự thảo và các bản kiến nghị. Nhưng giờ chót sẽ là cái gì? Một điểm được thông báo là đổi tên nước, là trở lại cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà bỏ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Phải chăng là muốn bỏ chủ nghĩa cộng sản? Thật ra cái tên không quan trọng bằng thực chất. Thời Dân chủ cộng hòa đã có đảng cộng sản ác gian, và nước ta không có tự do, dân chủ vì Hồ Chí Minh đã treo Hiến Pháp 1946 lên cành đa.
Và thời Dân Chủ Cộng hòa vẫn có tàn sát Quốc Dân đảng, Đại Việt , Hòa Hảo, Cao Đài. Nhất là đã có cuộc Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất gây sầu thảm cho nhân dân và đảng viên.
Đổi Hiến Pháp có mục đích gì? Để trao quyền Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước vào một người như Trung Cộng? Hay đổi tên Việt Nam thành một quận huyện của Trung Cộng? Và bỏ cờ đỏ sao vàng thành cờ Trung Cộng sáu sao? Việt Cộng gian xảo, quỷ quyệt, chúng ta phải đề phòng.
Việt Nam nay như một căn nhà bị mối mọt ăn hết rồi, phải phá đi mà xây dựng nhà mới, còn lấy ni lon che, hay mâm thau mà hứng nước cũng vô ích. Sửa hiến pháp chỉ là việc xoa bóp ngoài da không chữa nổi bệnh ung thư. Phải vứt bỏ khối u độc, phải tiêu diệt chủ nghĩa Marx ,đập tan đảng cộng sản để xây dựng một đất nước thật sự tự do, dân chủ.
2. HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 VÀ 7
Mục đích của Tổng bí thư và Chủ tịch nước mở hội nghị trung ương 6 và 7 là thanh trừng tham nhũng, làm sạch chế độ, củng cố bô máy chính quyền,.... Nói rất hay nhưng kết quả hai ông Tổng bí thư và Chủ tịch nước hăm he đe dọa ầm ầm mà chẳng trừng phạt, truất phế được đồng chí X như hai ông mong muốn.
Mặc dầu các ông lịch sự chẳng nói ra, cả nước đều biết d /c X là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thật ra cả nước đã thấy toàn là tham nhũng chẳng thấy đâu Bao Công thì xử án làm sao! Chính Tổng bí thư nói là cả một đàn sâu chứ chẳng phải một hai con. Ba ông lớn nhất là đại tham nhũng, và còn có cả mấy trăm, mấy ngàn đảng viên gộc đều mặt mũi xấu xa, lòng dạ tàn ác, tất cả đều phạm tội tham nhũng, bòn rút tài sản quốc gia, cướp đất, cướp nhà nhân dân và thuộc tập đoàn bán nước cho Trung Cộng. Như vậy bọn chúng mượn danh trừ tham nhũng để giết nhau giành ăn, hoặc đàng sau có mục đích gì. Phải chăng phe thân Trung Cộng và chống Trung Cộng đang hầm hè đấu tranh?
Đây là một vấn đề tế nhị nhưng đã xì ra từ vụ Tổng cục 2 muốn trừ phe chống Trung cộng. Nguyễn Chí Vịnh được Nông Đức Mạnh giao cho việc thanh trừng Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt cùng một số tướng lãnh và đảng viên cao cấp khác với tội danh là CIA. May thay, cuộc thanh trừng không thành công, chỉ một mình Võ Văn Kiệt lãnh đạn!
Trước đại hội 6, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư cho Bauxite Vietnam cho rằng Trung Quốc can thiệp vào nội bộ Việt Nam mục đích cho Nguyễn Tấn Dũng tồn tại. Sự nghi ngờ này là do một diễn biến mới đây , ngay trước thềm Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam mà theo nhiều nguồn tin sẽ xem xét và kiểm điểm các sai phạm của Thủ tướng Dũng, ông Dũng đến tham dự hội chợ đầu tư thương mại giữa Trung Quốc và các nước Asean tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, đã có cuộc gặp với lãnh đạo tương lai của Trung Quốc là phó Chủ tịch Tập Cận Bình.Ông cho là Nguyễn Tấn Dũng là người của Trung Quốc, được TRung Quốc bảo vệ. Ông nói
"Cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?"Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại."
- http://boxitvn.blogspot.ca/2012/10/bbc-noi-ve-bai-viet-tren-trang-boxitvn.html
- http://iixij.blogspot.ca/2012/10/tuong-nguyen-trong-vinh-khong-e-tq-can.html
Sau đại hội 7, trả lời đài BBC , giáo sư Tương Lai của nhà nước Cộng sản cho rằng việc hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ không vào bộ Chính trị là điểu mừng. Ông cho rằng Nguyễn Bá Thanh đi với Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130511_7th_plenum_comments.shtml
TIN TỨC XA GẦN
Vì tế nhị, GS Tương Lai không nói ra nhưng ta cũng hiểu là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang là tay sai Trung Quốc. Nhiều bài báo cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào bộ Chính trị là một điềm tốt nhưng bà Kim Ngân thì không nổi bật còn ông Nguyễn Thiện Nhân thì đã phá nát nền giáo dục Việt Nam. Những con người đó thì có ích lợi gì cho đại cuộc!
Cuộc diện Việt Nam thật tối tăm, khuất khúc và khó khăn thay!
Sau đại hội 7 là hồng thủy hay là gì đây?
No comments:
Post a Comment