Wednesday, November 2, 2016

HÀ THANH = VIỆT CỘNG = SAIGON 1967=

VĨNH BIỆT TIẾNG HÁT HÀ THANH



    KÍNH VIẾNG CA SĨ HÀ THANH
                     ------
Ôi, loài hoa vỡ hay tim tôi vỡ ?
Chiều xuân nhớ một giọng vàng để nhớ
Người đi để cho đời trăn trở
Bến sông chờ nặng một thuyền mơ.
       Hà Nội 4-1-2014
         Nguyễn Khôi
      (Nhà văn Hà Nội)

VĨNH BIỆT TIẾNG HÁT HÀ THANH – LOÀI HOA VỠ BÊN TRỜI
2 Janvier 2014, 10:22

(Trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày thứ sáu 3 tháng 1 năm 2014)



Ảnh trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992


Ảnh trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992

Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ, Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm, Buồn tìm về tình ai đằm thắm. Giờ vun vút trời mây..
(Nhớ Một Chiều Xuân – Nguyễn Văn Đông)

Cứ mỗi lần nghe ca khúc này và Sắc Hoa Mầu Nhớ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tôi lại bâng khuâng nhớ về giọng hát Hà Thanh. Tiếng hát của những hoài niệm. Tiếng hát của những giọt nắng chiều tiếc nhớ. Mỗi khi chị hát đoạn “loài hoa vỡ bên trời”, trái tim tôi như ai bóp mạnh hơn, nhói hơn khi nhớ về những mùa Xuân xưa quê nhà nay đã không còn nữa..


Những năm gần đây, Trung Trần, một cậu em tuổi đời mới 25, sống ở Cần Thơ, nhưng lại chỉ thích nghe giọng hát của các cô chú Thanh Thúy, Bạch Yến, Minh Hiếu, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh (Gõ Cửa), Giang Tử, Phương Dung, Mai Lệ Huyền.. và những ca khúc trữ tình trước 75. Mỗi tháng, Trung thỉnh thoảng dành thì giờ nhắn tin, điện thoại thăm hỏi các cô chú, và chỉ khi nào Trung không liên lạc được, em mới ngõ ý nhờ người viết giúp tìm. Trong số những người Trung nhờ mà tôi chịu thua suốt 3 năm qua, đó là ca sĩ Hà Thanh. Có lúc, tôi phải tìm đến các nghệ sĩ Thanh Thúy, Như Hảo, Phương Hồng Quế.. những người từng một thời thân thiết với chị.. nhưng chẳng ai có câu trả lời. Sau này tôi mới biết, khi cô thu Video cho TT Thúy Nga bài Hoa Xuân, sau đó với TT Asia nhạc phẩm Nha Trang, chị khám phá mình vướng vào căn bịnh ung thư máu. Từ đó, chị tránh né và gần như cắt đứt mọi liên lạc với những tình thân.


Chiều thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2014, mới khoảng 5g00 chiều hơn, ca sĩ Mai Hương, giọng hốt hoảng báo tin: “Có tin chị Hà Thanh vừa mất, B. biết chưa?”. Tôi đang ngầy ngật vì mất ngủ nguyên đêm và nhất là vừa bước vào nhà sau một chuyến bay từ Houston trở về, chợt thót tim trước hung tin đưa tới. Chị Mai Hương chỉ biết có thế và hai chị em chỉ biết lặng im bùi ngùi qua điện thoại. Tôi gọi đến chị Hoàng Oanh, và chị cũng cho biết, đó là tin cô Bạch Lan, em gái ca sĩ Hà Thanh đã xác nhận là sự thật. Ôi, vậy là thật rồi, tháng 12 năm nay, tháng của giỗ một năm Duy Quang khuất bóng, rồi những tin buồn tới tấp của các ca nhạc sĩ Huỳnh Anh, Việt Dzũng ra đi và bây giờ vừa bước vào ngày đầu tiên của một năm mới, ngày 1 tháng 1 năm 2014, tiếng hát của những “khúc tình ca xứ Huế”, tiếng hát của những giòng nhạc Nguyễn Văn Đông, giờ đã về bên kia thế giới.


Và những cú điện thoại sau đó, là những bàng hoàng, là những nấc nghẹn của Thanh Thúy, Như Hảo, Phương Hồng Quế.. khi nhắc lại những kỷ niệm của những ngày còn bên cạnh Hà Thanh. HÀ THANH theo tuổi ghi trên các mạng điện tử thì cô sinh năm 1939, nhưng theo các ca sĩ Thanh Thúy, Mai Hương, Hoàng Oanh, mỗi lần từ Boston bay đến Quận Cam, tiếng hát Sắc Hoa Mầu Nhớ luôn tạm trú ở chùa TQ do ni sư Chơn Đạo trụ trì, và theo lời của vị ni sư này, tuổi thật Hà Thanh là năm 1937. Khi nói về tuổi thật và tuổi trên giấy tờ, ca sĩ Thanh Thúy nói theo cảm nghĩ riêng của mình: “Chị nghĩ rằng, ghi lại đúng tuổi thật của một người đã mất, đó là điều quan trọng.

Dưới đây là một số tư liệu được góp nhặt từ nhiều nơi, viết về cuộc đời ca sĩ Hà Thanh.
Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học – Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế. Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.

Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội… Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớp, Chiều mưa biên giới…

Trong khoảng thời gian từ 1965 tới 1975 ở Sài Gòn, Hà Thanh thâu âm rất nhiều cho các hãng đĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Shotguns, Trường Sơn, Premier, Continental, Sơn Ca… Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.


Sau năm 1975, TT Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD như Hải ngoại thương ca - Giáng Ngọc thực hiện (1985), Chiều mưa biên giới - Giáng Ngọc thực hiện (1995), Sầu mộng - Phạm Vũ thực hiện (1995), Ngát hương đàm - Phật Ca (1999), Chinh phụ ca - Giáng Ngọc thực hiện (2000), Nhành dương cứu khổ - Phật Ca (2003).

MỘT SỐ ĐƯỜNG LINKS VỀ GIỌNG HÁT HÀ THANH:

Monday, January 6, 2014

TIN KHÔNG LỀ

Ước gì ở Việt Nam có nhiều "Chuyên gia đi đái"!

Tin Không Lề
"Chuyên gia đi đái" Huỳnh Sơn Phước
Ước gì ở Việt Nam có nhiều "Chuyên gia đi đái"! Nghe nhà văn Nguyễn Đình Bổn nói về cái sự hèn của TBT mấy tờ báo phía Nam, mình nhớ tới cựu Phó TBT báo Tuổi Trẻ Huỳnh Sơn Phước, mà anh em trong giới báo chí đặt cho biệt danh "Chuyên gia đi đái". 
Lý do mà ông Huỳnh Sơn Phước có cái biệt danh này là vì mỗi khi họp giao ban báo chí để nhận chỉ thị từ Ban Tuyên giáo định hướng tuyên truyền, rằng báo chí nên đưa tin này, hạn chế hoặc ngưng đưa tin nọ... thì ông Phước đều bận "đi đái" nên không nhận được chỉ thị. 

 Ông Phước vẫn cho tờ báo của mình đăng các tin "không được phép" đăng. Khi bị cấp trên gọi lên khiển trách, hỏi vì sao làm vậy, thì ông bảo ông không biết, vì lúc đó ông bận... đi đái, nên ông không nghe phổ biến chỉ thị của BTG. 
Sau một thời gian làm "chuyên gia đi đái", đến năm 2007, ông Huỳnh Sơn Phước đã bị bay chức Phó Tổng Biên tập, cùng lúc với Trương Quang Vĩnh, một Phó TBT khác của báo Tuổi Trẻ, cũng bị mất chức. Khi thấy các tờ báo liên tục bị gỡ bài, xóa bài, không dám đăng những tin quan trọng, như không dám đăng các bài về sự kiện Hoàng Sa đang diễn ra, mình ước gì ở VN có nhiều "chuyên gia đi đái" là các TBT, phó TBT các tờ báo. Báo chí VN sẽ bớt hèn, ngư dân VN sẽ bớt bị Trung Quốc ăn hiếp, đánh đập, biển đảo VN sẽ mất ít đi... khi VN có nhiều "chuyên gia đi đái" như Phó TBT Huỳnh Sơn Phước. 
 ..............
  Nhà văn Nguyễn Đình Bổn: "Mới hôm qua giao diện hai tờ báo Thanh niên và Tuổi trẻ còn tràn ngập chuyện Hoàng Sa. Hôm nay tuyệt không thấy. Đù má hai thằng TBT này sao hèn vậy? Không đăng bài mới mà bài cũ cũng ẩn luôn! Cái nỗi nhục này tụi bay chia nhau ăn tết nghen!"
 Cái sự hèn của dân dính đến chữ nghĩa phía Nam.
 Nói rõ ngay và luôn là cái sự hèn này của dân viết phía Nam thuộc về những ai nằm trong các hội, các tờ báo “chính thống”. 
Chẳng muốn chửi mà cũng phải chửi khi sáng này lướt một vòng báo mạng thấy các tờ báo phía Nam hôm qua còn đầy tin bài về Hoàng sa hôm nay đã biến mất. Cái sự hèn này còn nằm trong trang bìa các tờ báo Xuân của các Hội văn nghệ vẫn trương lên cái bảng “mừng đảng mừng xuân” một cách trái khoáy. Cái sự hèn này còn biểu hiện ở các tay làm văn nghệ khi các trang báo tràn ngập một thứ thơ tình vớ vẩn, thứ văn chương tầm phào khi thực tế xã hội hoàn toàn khác hẳn. Các tay làm văn nghệ hay viết báo phía Bắc dù sao cũng đở hơn, họ dám động chạm đến những vấn đề gai góc hơn và chấp nhận tác phẩm bị thu hồi như sách của nhà văn Hoàng Minh Tường. Ngay cả tở vietnamnet hôm nay trên giao diện vẫn còn vài bài về Hoàng Sa là một minh chứng. Vì sao các cây bút miền Nam lại hèn vậy? 
Ôi trời ơi! Đù má, bực cái cửa mình quá!
 

TƯỞNG NĂNG TIẾN * BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG

Đến Bước Đường Cùng


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình.
Paulo Thành
Ngó bộ, tôi không có duyên lắm với ông Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi không sinh cùng thời, không sống cùng nơi, và cùng chế độ. Bởi vậy, tên tuổi ông nghe rất quen (quen như thấy bất cứ  người VN nào họ Nguyễn) nhưng sách của nhà văn này thì tôi chưa được đọc cuốn nàoo, chỉ biết rằng ông có một tác phẩm tên Bước Đường Cùng.
Cái tựa (nghe) thấy thương hết sức, và cũng (hơi) kích thích trí tò mò của độc giả. Tôi cũng đã định đọc chơi cho nhưng chỉ “định” vậy thôi chứ rồi cũng không đọc thật.
Vừa lò dò vào “Google” đã nhặt được thêm thông tin là nhà văn Nguyễn Công Hoan từng “được” giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Điều này, tự nhiên khiến tôi bị ... quê ngang. Theo như cách nói của nhà báo Trương Duy Nhất thì cái giải thưởng này bị “bốc mùi.” Tôi còn nghĩ thêm rằng nó làm cho thiên hạ nghi ngại về nhân cách, cũng như tài tài năng, của người nhận lãnh.
Thôi dẹp ông Nguyễn Công Hoan để khỏi phải nghĩ ngợi lăn tăn, mất thì giờ! Loay hoay làm sao tôi lại tìm ra “bước đường cùng” của một nhà văn khác, một nạn nhân của chế độ hiện hành, Bùi Ngọc Tấn:
“Có một ý kiến (hay chỉ thị) không thành văn nhưng mạnh hơn văn bản mà tất cả các báo, các nhà xuất bản đều thực hiện rất triệt để và nghiêm chỉnh là không in bài của Mặc Lân, Lê Bầu. Nếu hạn hữu có in cũng không được ký tên hai người… không được in đã hẳn, nhuận bút cũng không có nốt.
Túng thiếu. Mà phải có tiền. Phải sống. Đang loay hoay với kế mưu sinh thì Dương Tường đến. Nào ai ngờ được chính anh chàng lơ ngơ này lại là người giải quyết cho Mặc Lân vấn đề cực kì khó khăn ấy: Đi bán máu…
Lân mừng như người chết đuối vớ được cọc… Tiền tính theo cc còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít màu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui…
Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất:
Chính Yên!
Phan Kế Bảo!
…..
Phương Nam!
Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng.” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời Gian Gấp Ruổi“. Viết VBè Bạn. Fallchurch, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006.)
Và đến “bước đường cùng” thì mới thấm thía hương vị của một tô phở, cho dù là phở quốc doanh. Nó có thể làm cho khách qua đường phải ứa nước miếng, và (đôi khi)… nước mắt:
“Ngày ấy từ quê ra đèo nhau qua hiệu phở, ngửi mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ, hai vợ chồng cùng thấy đói, thấy thèm và bảo nhau vào ăn phở. Nhưng khi lục túi chỉ còn ba trăm. Đúng một bát phở chín. Không hơn. Ai ăn? Bà bảo ông ăn vì trông ông gầy quá. Ông bảo bà ăn. Bà bảo thế thì không ai ăn cả. Cùng về. Nhưng ông biết bà đã nhịn thèm nhịn nhạt, nhường chồng con bao nhiêu năm rồi. Ông quát lên khe khẽ, bắt bà phải ăn. Bà vâng lời ông. Ông còn dặn bà: Nửa bát đầu cứ thế ăn, nửa bát sau hãy cho chanh ớt. Như vậy em được ăn hai thứ phở.” (Bùi Ngọc Tấn. Trụ Không Cùng. Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2007).
Xong bữa phở (một người ăn) hai vợ chồng lại “đèo nhau” về. Thật là qúi hoá và phước đức là hai ông bà Bùi Ngọc Tấn vẫn có một chỗ để về, dù (có lẽ) chỉ là một căn hộ cỡ vài ba chục mét vuông là hết mức.
Thế hệ của những trí thức đến sau Mặc Lân, Lê Bầu ... cũng không bị một ý kiến (hay chỉ thị) thành văn nào chi phối nhưng họ vẫn bị đẩy vào những cảnh đời cùng quẫn như thường. Luật sư Lê Trần Luật là một nạn nhân điển hình trong số những kẻ chả may này:
7h 30 sáng nay, vừa mở cửa, vợ chồng chủ nhà liền nói: “ Mời anh Luật qua nhà, chúng tôi trao đổi chút việc”. Vợ chồng chủ nhà bắt đầu kể:
“ Tối hôm qua làm việc với công an gần 12h30 mới cho về. Họ nói cho chúng tôi nghe về anh. Chúng tôi là người công giáo, giờ mới biết anh là luật sư của vụ Thái hà. Chị tôi là một Sơ trong nhà dòng có biết và nói anh là người tốt, không sao. Dù không nói ra nhưng theo chúng tôi hiểu là bên công an không muốn vợ chồng tôi cho anh thuê nhà”.
Dạ, anh chị nói tiếp, tôi đang nghe!
“ Khu nhà trọ này vợ chồng tôi mới xây từ tiền của bà già, để bà có thu nhập dưỡng già nên chưa có giấy phép xây dựng hay kinh doanh gì hết. Chúng tôi rất căng thẳng vì không biết để anh ở đây có sao không nữa”.
Tôi nói: “Tôi biết trước mọi chuyện nên anh chị nhớ là khi làm hợp đồng tôi đã đề nghị ký một năm, bây giờ mới ở có một ngày mà”.
Người vợ nói chen vào: “Dạ, dạ, tụi em đâu có nói gì đâu, chỉ xin anh hiểu và thương vợ chồng em. Bây giờ gì nè, em có một căn nhà cho đứa em ở, có giấy tờ đầy đủ, để tụi em nói nó ngăn làm 2 cho anh. Hoặc là tụi em hổ trợ anh để tìm chổ khác”.
Tôi nói: “Ở đâu cũng vậy thôi, bây giờ tôi chưa thể tính toán gì được, nhưng tôi hứa tôi không vì chổ ở của mình mà làm anh chị phải lo lắng hay mất an toàn”.
“ Dạ, vợ chồng em cảm ơn anh” , người vợ nhỏ nhẹ nói.
Tôi về phòng nằm và thầm cầu nguyện: “ Xin Chúa hãy xua đuổi bầy quỷ dữ đang ở quanh con  cho con được một phút giây bình an bên Người”.
AnhBaSG cũng góp chuyện, và nghe cũng “thảm thương” tương tự:
Mình cũng bị tất cả bốn lần như vậy, lần nào cũng nhận ra tình trạng xung đột tình cảm của chủ nhà, họ bảo "chị thấy em đâu có tội tình gì, nếu có tội thì sao họ không bắt luôn đi...", và sau đó là "em thông cảm chị đâu muốn thế, chị chỉ là dân thường, họ cứ gọi lên gọi xuống thế này phiền quá...". Rõ ràng là có áp lực của "một cái gì đó" bắt người ta đòi hủy một hợp đồng ký chưa ráo mực, họ sẵn sàng trả lại tiền nhà tiền cọc cho mình, chỉ vì muốn được yên thân.
Mới đây, vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, độc giả của trang Dân Luận còn được đọc được những dòng chữ (rất nản) như sau:
Vợ chồng Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến là hai blogger năng động trong các hoạt động xã hội, họ là chủ của cửa hàng No-U Shop kêu gọi tẩy chay hàng hóa độc hại của Trung Quốc và sử dụng hàng Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Hiện nay Trịnh Kim Tiến đang có bầu, sắp sinh con, nhưng họ liên tục bị an ninh quấy rối. Xin giới thiệu tới độc giả những chia sẻ của Paulo Thành Nguyễn về việc công an vừa can thiệp với chủ nhà để đuổi họ ra khỏi khu nhà mới dọn vào được một tuần...
Cả tuần nay hai vợ chồng hì hục dọn nhà, hôm nay vừa tạm ổn thì chủ nhà mới báo tin rằng công an không cho mình đăng ký tạm trú ở đó, còn hăm sẽ kiểm tra, sách nhiễu nếu chủ nhà không đuổi mình đi, giờ chủ nhà ra thời hạn 7 ngày mình phải dọn đi, hài thật!
Tôi viết những dòng này trong thời gian ngắn ngủi còn lại trong ngôi nhà tôi vừa dọn tới ở chưa đầy 24 tiếng... Trước khi dọn công ty, dọn nhà, một bạn an ninh mời tôi uống cafe dò hỏi và gợi ý sự giúp đỡ bảo đảm về mặt pháp lý, tôi sẽ không lo sợ bị sách nhiễu, chỉ cần tôi im lặng, chỉ cần tôi lo làm nuôi vợ, nuôi con, mọi chuyện khác của xã hội thì…kệ cha nó.
Tôi hiểu lòng tốt của anh, nhưng tiếc là lòng tốt đối với tôi nó lại khác. Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình.
Tôi không còn thời gian để viết thêm, ngay lúc này, chú bảo vệ đang hối thúc chúng tôi ra khỏi nhà... Giờ chúng tôi phải đi, đi trong an bình và hy vọng về một xã hội tương lai không còn những người bị sách nhiễu vì lên tiếng cho sự thật như chúng tôi...”
Sáu tuần lễ sau, vào ngày 17 tháng 12 năm 2013, trên hai trang web Huỳnh Ngọc Chênh và Đàn Chim Việt cùng xuất hiện bài viết tựa là “Công Dân Nguyễn Văn Thạnh Bị Đẩy Vào Bước Đường Cùng.” Xin trích dẫn một đoạn mở đầu, ngăn ngắn:
Tôi là Nguyễn Văn Thạnh, hiện cư trú tại Đà Nẵng, là một blogger.
Các bài viết của tôi có ở đây: http://danluan.org/tu-khoa/nguyen-van-thanh
Thời gian rồi, tôi liên tục bị chủ nhà thôi hợp đồng thuê nhà, tôi phải chuyển nhà liên tục.
Một số chủ nhà nói lý do thôi hợp đồng là cần lấy lại nhà dùng cho việc khác nhưng có một chủ nhà nói với tôi là có nhân viên an ninh nói họ không được cho tôi thuê nhà.
 
Ba ngày sau, diễn đàn Dân Luận cho biết thêm chi tiết:
Được biết, hôm nay thứ 7 ngày 20/12/2013, chỉ còn ít ngày nữa là tới Giáng Sinh và năm mới, gia đình anh Thạnh vẫn chưa có nhà để thuê. Vừa mới chất đồ xuống, còn chưa kịp dọn vào nhà mới, chủ nhà đã lấy cớ từ chối và bắt dọn đi...
Đi đâu?
Cũng như Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến, vợ chồng Nguyễn Văn Thạnh – xem chừng – đã bị đẩy đến bước đường cùng! Nhưng họ đã làm gì khiến cho Đảng và nhà nước hiện nay “căm ghét” và “oán hận” đến như vậy, hả Trời?
Như trang Dân luận vừa giới thiệu: “Vợ chồng Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến là hai blogger năng động trong các hoạt động xã hội, họ là chủ của cửa hàng No-U Shop kêu gọi tẩy chay hàng hóa độc hại của Trung Quốc và sử dụng hàng Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.”
Theo Gia Minh, RFA, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh “....hiện cư ngụ ở Đà Nẵng, do khởi xướng và truyền bá ý tưởng mang tên Quỹ Hoàng Sa- Trường Sa vào ngày 15 tháng 5 vừa qua bị người tự xưng là an ninh đến sách nhiễu trực tiếp.”
Tôi còn được biết thêm bà Thạnh là một trong năm ngàn người đã ký tên vào Lời Tuyên Bố Công Dân Tự Do; ở số thứ tự 4836 thấy ghi: Dư Thị Ánh Liên, thạc sĩ hóa học, Hội An, Quảng Nam.
Nhà nước Việt Nam đang vận dụng mọi phương cách (kể cả những cách đê tiện nhất) để đẩy hết lớp tinh hoa của dân tộc này vào bước đường cùng chỉ vì họ có tinh thần độc lập, và yêu chuộng tự do. Chế độ hiện hành, rõ ràng, đã đến hồi ... cùng quẫn và đang đào hố để tự chôn mình. 

LÊ DIỄN ĐỨC * CỘNG SẢN DỐI TRÁ

Không thể nói thật vì dối trá là bản chất


Lê Diễn Đức
Ông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội truyền thông Việt Nam vào đầu năm mới có bài viết trên "Tuanvietnam.net" hôm mồng 2/01/2014 nói "từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng. Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở,doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc".
Ông Hợp nói thêm:
"Phải coi bệnh nói dối kéo dài đã đến hồi phải kết. Thà kết thúc bằng một nỗi đau để làm lại từ đầu còn hơn tiếp tục kéo dài nỗi đau mà chưa biết khi nào kết thúc. Nói dối kéo dài, bản chất cũng là lừa đảo. Phải xử tội nói dối như tội danh lừa đảo thì mới nghiêm túc, triệt để".
Ô hay, thế từ mấy chục năm nay người ta toàn nói dối nhau hay sao mà bây giờ mới "phát động cao trào nói thật".
Xin thưa, quả đúng như thế! Suốt mấy chục năm nay người ta vẫn lừa gạt nhau, ru ngủ nhau bằng dối trá. Dối trá là căn bệnh không thể chữa của cả hệ thống chinh trị, lan toả, bao trùm xã hội dưới sự cai trị của hệ thống này. Hệ thống này chính xác được xây dựng và tồn tại dựa trên dối trá và bạo lực. Không có phương thức nào có thể phát động cao trào nói thật. Đó là sự thật trần truồng và xót xa.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam được xây dựng trên một học thuyết dối trá. Chủ nghĩa Mác-Lenin và nhà nước xã hội chủ nghĩa tốt đẹp (trên lý thuyết) mà họ dùng làm phương tiện để hô hào dân chúng kháng chiến chống thực dân đế quốc đã bị phá sản sau năm 1990 khi hệ thống Xô Viết tại châu Âu bị sụp đổ. Nó là chủ nghĩa siêu thực và đẫm máu. Một học thuyết đã bị chôn vùi trong đống rác lịch sử và ngày hôm nay, sự phản trắc và phản bội lại giai cấp lao động càng chứng minh rõ ràng hơn. Đây là một hệ thống chính trị mafia, quyền lực tập trung vào các nhóm lợi ích và thân hữu theo hình kim tự tháp.
Để định hướng chính trị, bộ máy quyền lực đôi khi không cố gắng làm sai lệch sự thật nhưng làm sai lệch ý nghĩa của chúng, mặc dù vì mục đích tuyên truyền họ có thể bịa đặt ra rồi nhồi nhét thông tin. Một Lê Văn Tám không có thật, hay hình ảnh "không vợ, không con, hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc" của Hồ Chí Minh là những ví dụ.
Chỉ có một giá trị nhân quyền thống nhất, phổ quát cho toàn nhân loại mà Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện, nhưng họ đưa ra khái niệm nhân quyền phương Tây, phương Đông để nguỵ biện cho những vi phạm nhân quyền. Chỉ có một gia trị dân chủ duy nhất, họ đưa ra khái niệm dân chủ tập trung để biện minh cho sự độc tài toàn trị.
Trong bài “Lạm bàn về căn bệnh dối trá ở Việt Nam”, giáo sư Trần Kinh Nghị lưu ý rằng ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng. “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ cũng khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau”.
Ông nói thói “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh dối trá ở Việt Nam hiện nay, và đã trở thành “căn bệnh trầm kha bám sâu rễ trong toàn xã hội đến độ ai không biết nói dối, không biết làm ẩu và không biết ‘ăn theo nói leo’ thì không thể tồn tại”. Rồi ông kết luận “ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!”.
Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Cần một cuộc tự vấn” viết:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”.
Đứa trẻ con Việt Nam sinh ra đã bị cơn bão táp dối trá của một nền giáo dục suy sụp về phẩm chất quất vào tâm hồn trong trắng. Một nền giáo dục tử tế khó có thể tồn tại khi khắp nơi dấy lên cao trào chạy bằng cấp giả để kiếm đường leo thang quan chức. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, "đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương". Rất nhiều tỉnh uỷ viên, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh sử dụng bằng giả. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chánh của chính phủ mua bằng tại La Salle Louisiana nhưng không đi học một ngày nào. Chưa có quốc gia nào trên thế giới mà khi các chính trị gia xuất hiện thì chức danh, học hàm được kèm theo nhan nhản như trên báo Việt Nam. Các từ "giáo sư", "tiến sĩ" trở nên phản cảm và gây dị ứng.
Chạy bằng chạy cấp, người ta còn chạy cả khen thưởng, huy chương, huân chương, dẫn đến những hậu quả tệ hại, lộng giả thành chân. Hồ Xuân Mãn, cựu Bí thư Thành uỷ Huế khai mạn lý lịch để được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Những nhà ngoại cảm rởm vì tiền đã chẳng chút rung động gì khi dùng xương trâu bò thay cho hài cốt liệt sĩ, lừa bịp những người cả tin, nhẹ dạ.
Trong lĩnh vực kinh doanh, tờ Thời báo Sài Gòn ngày 20 tháng 6, 2013 viết:
"Việc che giấu hoặc không muốn minh bạch thông tin về hoạt động kinh doanh trở thành lợi ích cấu kết thường trực của cả cơ quan chủ quản và bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước để tránh những rắc rối từ công luận, tức từ ông chủ đích thực của mình”.

"Đâu đâu cũng thấy tình trạng thông tin mập mờ, không đầy đủ hoặc bị bóp méo sai lệch bởi chính bộ máy hành chính công rất đông mà không mạnh. Mỗi khi cần giải quyết một việc gì người dân phải chạy vòng vo để tìm kiếm mà cũng không có gì để đảm bảo. Xã hội đầy rẫy những “ma hồn trận” do sự dối trá gây ra. Nó tạo ra môi trường tranh tối tranh sáng rất thuận lợi cho các loại tội phạm, kể cả mafia dân sự và mafia chính trị".

"Nói cách khác, người dân đã bị lừa dối quá nhiều bởi những thực tế phũ phàng, trong đó có rất nhiều những công trình xây dựng kém chất lượng do bị các nhóm lợi ích đục khoét tham nhũng trong quá trình thi công. Tuy mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm nhưng những vụ tham nhũng như PU 18, Lã Thị Kim Oanh, ODA Hành lang Đông-Tây, những vụ nhượng bán rừng và hầm mỏ cùng với những vụ thất thoát bạc nghìn tỷ của Vinashin, Vinalines, Dung Quất và của hàng loạt “anh cả đỏ” đang trên bờ vực phá sản khiến dư luận xã hôi hết sức bất bình và bất tín. Sự kiện rò nước tại con đập Sông Tranh 2 hiện nay là một ví dụ điễn hình của loại "tội phạm kép"- tham nhũng và dối trá", giáo sư Trần Kinh Nghị viết.

Cũng vì thế mà tăng trưởng GDP 2013 của các tỉnh thành đều ở mức trên 10% nhưng cả nước chỉ trên 5%. Bạch hoá thông tin là đồng nghĩa với tự sát trong một cơ chế xin-cho và trục lợi từ nguồn đầu tư công bằng ngân sách nhà nuớc hay vốn vay nước ngoài. Các số liệu chính thức về kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam hầu hết chỉ mang tính tham khảo, rất ít khi sát với thực tế. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về tình hình Việt Nam, để có thể đánh giá chuẩn xác thường phải lấy thêm các tư liệu của nước ngoài.
Ông Trần Doãn Hợp có nhắc lời cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản Bulgaria Todor Zhivkov:
"Điều quý giá nhất của thế giới và hành tinh chúng ta là niềm tin cậy và sự thật. Sự thật sẽ sáng tạo thế giới, và mọi sự giả dối đều phá hoại thế giới".
Nhưng, nghịch lý thay, chính sự dối trá phát sinh, nảy nở và củng cố thể chế độc tài, đặc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dối trá là bản chất của chế độ. Đảng dối trá, Nhà nước dối trá, người người dối trá, cả xã hội chìm ngập trong dối trá và nghi kị, cảnh giác lẫn nhau.
Dù sao thì Albert Camus cũng nói đúng:
"Dối trá có nhiều khía cạnh: dựng chuyện, nói nửa sự thật, vu khống... Nhưng luôn luôn là vũ khí bảo vệ của kẻ hèn nhát".
© Lê Diễn Đức

CÁNH CÒ * THỦ TƯỚNG

Thủ tướng nói…


Đầu năm 2014, hầu hết các trang mạng điện tử đều chú ý tới bài thông điệp đầu năm của Thủ tướng. Đỉnh nhất có lẽ là bài của nhà văn Phạm Thị Hoài với nhận xét ngắn gọn và chính xác: không thấy bóng nhân dân trong đó.
Một bài “thông điệp” nói với nhân dân mà không có bất cứ một anh nông dân hay một chị bán báo nào thì có lẽ anh chàng viết diễn văn này của Thủ tướng sắp nhận được chiếc phong bì cuối cùng trong cuộc đời làm “ma” viết (ghostwriter).

Bài thông điệp dài nhưng không buồn ngủ. Không phải ở sự hấp dẫn thông tuệ của nó mà do ẩn phía sau những từ ngữ quen thuộc đã được đánh bóng, tân trang lại cho hợp với cái gout ngôn ngữ ngày nay. Bóng quá nên trơn trợt và gây nên nhiều dấu hỏi cần được nêu ra trong tinh thần chính thủ tướng đề xướng ở những dòng kết luận: “phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”
Với tư cách một người dân, tôi làm chủ với Thủ tướng.

Theo trình tự từ đầu tới cuối của bài thông điệp, trước tiên Thủ tướng nói: “Thực hiện Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.”
Tôi nói: Như vậy là Thủ tướng đã chính thức thừa nhận trước nhân dân cả nước rằng Quốc hội và Chính phủ là công cụ của Đảng do đó phải thi hành kết luận của Trung ương Đảng. Xin hỏi Thủ tướng, đây có phải là một khẳng định “có tính lịch sử” về điều 4 Hiến pháp đã bắt đầu bạch hóa?
Thủ tướng nói: “Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng....Báo cáo thường niên của nhiều tổ chức quốc tế đều xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Đây là chỉ báo tham khảo quan trọng về vị trí của từng quốc gia trong cuộc ganh đua toàn cầu. Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.”
Tôi xin hỏi thủ tướng: Còn báo cáo thường niên về chỉ số tham nhũng của Việt Nam thì sao? Báo cáo thường niên về đàn áp và bỏ tù nhà báo và blogger của Việt Nam thì sao? Báo cáo thường niên về chỉ số tin tưởng của doanh nghiệp Việt Nam thì sao?
Thủ tướng có nghĩ rằng những chỉ số này có làm cho Việt Nam lừng lững trong mắt của bạn bè quốc tế không? Nếu không thì giải pháp mà Thủ tướng đưa ra là gì?
Thủ tướng nói:“Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Tôi nói: Người viết bài diễn văn này cho Thủ tướng tỏ ra không biết gì về lịch sử của hai từ Dân chủ. Anh hay chị ta chỉ cần vào Wikipedia sẽ thấy ngay: “Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp với cụm từ "quyền lực của nhân dân” được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.”
Cái bệnh “ăn theo” bác Hồ đã ăn sâu vào não thùy của rất nhiều bài diễn văn nhưng thông điệp đầu năm mà như thế thì thật là đáng buồn Thủ tướng ạ.
Thủ tướng nói: “Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ”.
Là người dân tôi xin hỏi: Ý nghĩa thật sự của câu này là gì vậy? cái chế độ xã hội chủ nghĩa mà Thủ tướng đang nói thì ông Tổng Bí thư đã khẳng định rồi, phải đến hết thế kỷ này chúng ta mới biết được diện mạo của nó, vậy mà khăng khăng cho là nó “sẽ” đẹp trai hơn các chàng trai của xã hội dân chủ hiện nay trên khắp thế giới thì có quá hoang tưởng hay vĩ cuồng không?
Thủ tướng nói: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân”.
Xin thưa với thủ tướng: Không có bất cứ nước nào trên thế giới lấy lãnh đạo và quản lý để gọi là giúp cho tốt hơn cái quyền làm chủ của người dân cả. Thủ tướng đang nói ngược lại với sự thật. Dân chủ là phương tiện, công cụ giúp cho lãnh đạo và quản lý nhà nước không sai phạm và đi ra ngoài hiến pháp, tức những gì mà pháp luật quy định.
Thủ tướng nói: “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại.”
Câu này Thủ tướng nói đúng 50%.
“Dân chủ và nhà nước pháp quyền là một cặp song sinh” là chính xác nhưng “trong một thể chế chính trị hiện đại” thì hoàn toàn sai. Cách đánh tráo khái niệm này rất thường thấy trong bất cứ bài diễn văn nào của cán bộ các cấp, tuy nhiên đối với một thông điệp chính thức của lãnh đạo thì không thể xem thường, bởi ngày nay mạng lưới Internet không cho phép người ta “nói lời rồi lại nuốt lời như không”.
Việt Nam không hề là một thể chế chính trị hiện đại.
Tam quyền phân lập mới là thể chế chính trị hiện đại. Mặc dù nó đã ra đời hàng trăm năm nhưng vẫn chưa có mô hình nào tốt hơn để thay thế. Trong khi ngay từ câu đầu tiên Thủ tướng đã xác định Việt Nam chỉ chịu sự lãnh đạo duy nhất của Đảng thì hiện đại chỗ nào thưa ông?
Thủ tướng nói: “Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng”
Câu này thì sướng tai cho ai không biết về thông tin trên Internet.
Tôi hỏi: Những cái chết thương tâm trong đồn công an, những cuộc khiếu kiện đắng lòng của dân oan khắp chốn, những công dân Việt Nam chưa hề phạm một tội gì vẫn bị cấm xuất cảnh vì sự vượt luật của ngành công an. Thưa Thủ tướng ông gọi những vụ việc này là gì vậy?
Thủ tướng nói: “Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.”
Thưa thủ tướng, tôi hỏi: Quốc hội là của Đảng, nó ngang hàng với Chính phủ. Vì là hai đứa con song sinh nên khó lòng biết đứa nào là anh đứa nào là em, vậy thằng em chất vấn thằng anh trước 90 triệu con người vừa hiền vừa bất lực như cừu thì nghĩa lý gì thưa ông?
Thủ tướng nói: “Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản.”
Tôi hỏi: Cái quyền tham gia xây dựng chính sách là quyền gì vậy và liệu nó có thật hay chỉ là một phần trong vở kịch nhiều chương hồi? Nếu anh nông dân tham gia chính sách thì với sự chân chất vốn có anh ta góp vào cái quyền ấy như thế nào? Chị bán rau ngoài chợ liệu dám ngồi đôi co với một bà chủ tịch Hội phụ nữ đầy quyền lực hay không?
Về cái quyền lựa chọn người đại diện cho mình, tôi có ý kiến:
Mỗi lần đi bầu Quốc hội tôi cứ nghĩ người nào tôi bỏ phiếu phải là người giúp dân giúp nước, thế nhưng sau khi hiệp thương thì toàn những khuôn mặt do chính quyền chọn trước. Bỏ ai cũng rơi vào rọ hết thì người dân chúng tôi làm sao thực hiện được cái quyền cao sang đó, thưa ông Thủ tướng?
Rồi lại còn quyền sở hữu tài sản nữa chứ!


Người ta chỉ coi cái gì là tài sản khi nó có thể bán được hay chí ít cho thuê được, kể cả trí tuệ và bản quyền. Tôi là nông dân nên không có trí tuệ lẫn bản quyền nhưng tôi có đất. Mảnh đất từ ông bà tiên tổ để lại từ hàng trăm năm bỗng nhiên trở thành “sở hữu toàn dân và nhà nước quản lý”.
Sờ hữu toàn dân mà tôi quay sang hỏi ông hàng xóm ổng có biết gì về miếng đất của tôi hay không thì ông ấy lắc đầu. Xin Thủ tướng giải thích thêm vì tôi nghĩ vốn tiếng Việt của mình hình như có vấn đề nên không thể nào hiểu cho suốt một câu tuy ngắn nhưng đầy gai nhọn như thế.


Thủ tướng nói: “Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh”
Tôi thề sẽ chấm dứt sau mấy cái …“Thủ tướng nói” này, vì càng nói ông càng sai, người nghe càng mỏng và tôi càng mệt.
Ông quên những Tổng công ty, Tập đoàn do chính ông sinh ra và chỉ đạo từ đó đến nay. Hỏi nhỏ ông nhé, chúng có độc quyền không và chúng có cạnh tranh bình đẳng không, thưa ông?

NGUYỄN HUY CƯỜNG * NGỤY

06-01-2014


Ngụy?

Nguyễn Huy Cường
Tôi muốn viết chuyện này từ lâu.

Khi mới vào Nam sinh sống, tôi gọi những người lính, sỹ quan quân đội Sài Gòn cũ là “Ngụy” rất tự nhiên. Khi viết, nếu bài viết đề cập tới chính thể ở Miền Nam trước ngày 30/4/1975 tôi cũng quen miệng gọi đó là NGỤY QUYỀN. Cần nói rõ rằng, cách gọi này thực sự là …quen mồm chứ không có ý gì cả.


Dần dà, cách gọi này trở nên “có vấn đề” . Đó là khi tiếp cận một số nhân vật khả kính, một số học giả, nhân sỹ gốc Việt từ Mỹ về thì cách gọi này gây nên một thương tổn lớn.

Những người đối diện với mình có khi chính là “Ngụy” trong câu chuyện.

Sự thương tổn ở đây không phải là mình làm thương tổn họ mà chính là mình làm thương tổn mình.
Khi đó, chính mình đã “Lạy ông , tôi ở …trình độ này” khi vốn văn Việt-Hán của mình quá tệ, không đủ để hiểu bản chất của chữ NGỤY.

NGỤY là một cái được tạo ra giống về hình thức, để thay thế một cái cũ không chính đáng.

Chính quyền ở miền nam trước 1975 là chính quyền hợp hiến. Nó được tạo nên bởi những cuộc bầu cử đàng hoàng, nó có đồng tiền riêng, có thủ đô, tại thủ đô, có đại sứ của nhiều nước và chính quyền này có đại diện ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới.

Về nguyên tắc, cần biết rằng: Văn bản có giá trị pháp lý muộn nhất, công khai, phổ cập trên bình diện quốc tế , có chữ ký của Bộ trưởng ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ William P. Rogers,chính là HIỆP ĐỊNH PARIS về Việt Nam năm 1973 công nhận chính thể này bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt là VIỆT NAM CỘNG HÒA. Về phía chính thể này, ông Trần Văn Lắm, bộ trưởng bộ Ngoại giao hạ bút ký cùng ba bộ trưởng Mỹ, Việt Nam DCCH, chính phủ CMLTCHMNVN.

Mấy ngày nay trên báo Tuổi Trẻ và nhiều báo khác khi viết về vấn đề biển đảo, Hoàng Sa đã dùng cụm từ VIỆT NAM CỘNG HÒA là rất xác đáng.

Chiến tranh, đối kháng hai miền đã lùi xa gần bốn chục năm, việc gỡ bỏ những thiên kiến, gọi đúng tên người tên vật vừa là tôn trọng sự thật, vừa là tránh gây …tổn thương chính người gọi.

REDSVN * SAIGON 1967

03-01-2014

Chùm ảnh Sài Gòn 1967

Theo Reds.vn 


NQL: Có điều này không mới nhưng phải nhắc lại:
Dù không muốn nói ra, dù bây giờ ai nói ra đều bị coi là phản động, rằng đã có một cuộc giải phóng ngược trong ngày 30/4/1975, bên thắng cuộc đã được hoàn toàn giải phóng, trước tiên và trên hết là sự giải phóng về tư duy, ít nhất là đúng với mình.

Năm 1976 mình 20 tuổi, lần đầu vào Sài Gòn, thấy người bán hàng niềm nở chào mời khách hàng mình quá ngạc nhiên. Mua bất cứ thứ gì cũng được chủ hàng cho vào túi nilon lại càng ngạc nhiên tợn. Lần đầu tiên mình hiểu thế nào là thế giới tự do và điều mà cô thầy mình hay nói về Sài Gòn là phồn vinh giả tạo là rất giả tạo.
Ngày ấy học Sống như anh, mình hỏi cô giáo, nói thưa cô sao anh Trỗi nghèo thế mà có xe máy để đi? Cô giáo trả lời, nói bọn tư bản nham hiểm lắm các em ạ, chúng bắt dân nghèo phải mua xe máy để chúng nó bán được xăng. Lúc đó mình khinh ghét bọn tư bản lắm, sau ngày 30/4/1975 mình mới hiểu ra đó là lối giáo dục nham hiểm, cô giáo mình chỉ là cái loa, không loa thế có mà ăn cám!
Cảm ơn ngày 30 /4/năm 1975 đã giúp tôi giải phóng tư duy từ lúc đó sau khi đứng trước vạn cuốn sách từ bé đến lớn chưa khi nào trông thấy.
Giả sử không có 30/4/1975 thì đến nay rất có thể miền Nam là Hàn Quốc còn miền Bắc là Bắc Triều về mọi phương diện,  chắc thế.
Dưới góc nhìn của Bill Mullin - một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu.
Bên cạnh vẻ hào nhoáng ấy là bức tranh tương phản của những khu ổ chuột ven sông hay vùng nông thôn vắng lặng...
Đại lộ Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao.

Khung cảnh đại lộ Nguyễn Huệ vào buổi tối.

Khách sạn - quán bar Eden Roc.

Một góc phố trung tâm Sài Gòn vào buổi đêm.

Ngã 6 Phù Đổng.
Các đốm lửa hỏa châu (pháo sáng quân sự) được phóng lên từ sân bay Tân Sơn Nhất.

Máy bay quân sự C-141B của Mỹ tại Tân Sơn Nhất.

Khung cảnh trong nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất.

Trẻ em Sài Gòn.

Những pano quảng cáo trên phố.

Con đường chạy qua công viên Tao Đàn.
Trẻ em bơi lội tại đài phun nước giữa đại lộ Nguyễn Huệ.

Khu cư xá Rex BOQ.

Khách sạn Continental Palace.

"Chợ đen" Sài Gòn, nơi bán các mặt hàng lậu với giá rẻ hơn chính hãng. Những thứ màu vàng là hộp phim Kodak.

Xe jeep của lính Mỹ án ngữ trước cổng một ngôi chùa.

Lính Mỹ (góc dưới bên phải) ngồi ăn quà vặt trước ngôi chùa.

Chợ Bến Thành.

Một chú vượn nghỉ ngơi khi người chủ đi vắng.

Một gia đình khá giả trên xe máy.

Nữ sinh áo dài Sài Gòn.

Nữ nhân viên tiếp tân khả ái tại một khách sạn.

Chợ cây cảnh trên phố.

Chợ bán động vật.

Những chiếc Citroen quý phái xuất hiện khá nhiều trên đường phố Sài Gòn.

Ga Sài Gòn nhìn từ khách sạn trên đường Võ Tánh.

Cảnh tắc đường ở Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà.

Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.

Cho voi ăn mía tại Thảo Cầm Viên.

Cầu bắc qua rạch Thị Nghè.

Áp phích quảng cáo bộ phim "Johnny Yuma" của Italia trước một rạp chiếu phim.

Một rạp khác chuyên chiếu phim chưởng Hồng Kông.

Khu chợ chính tại Chợ Lớn, nơi tập trung đa số người Hoa.

Cảnh chợ búa ở Sài Gòn.

Xóm ổ chuột ở rạch Bãi Sậy.

Những con thuyền trên sông Sài Gòn.

Một chiếc xe tang ở Chợ Lớn.

Pano quảng cáo kem đánh răng Hynos xuất hiện mọi nơi.

Xe chở khách "Lambro 550" ở Sài Gòn.

Khu vực nông thôn Sài Gòn có mức sống thấp hơn nhiều so với nội đô.

No comments: