Wednesday, November 2, 2016

NHỮNG BỨC TRANH RẤT SỐNG ĐỘNG= TRUNG CỘNG =HÌNH GÀ TRỐNG

LÝ TOÉT * ỦNG HỘ DÙNG TIỀN THAY QUÂN DỊCH

Ủng hộ chủ trương thu phí miễn quân dịch

Viết tặng thành viên Tuan Vina

Gần đây, một nhà khoa học mang quân hàm Thiếu tướng (có tin nói là Trung tướng, điều này không quan trọng, vì vị này chỉ là tướng không quân - not air force), Dân biểu quốc hội, đề nghị một sáng kiến. Theo đó, công dân nam trong độ tuổi 18-27 có thể nộp một khoản tiền để hoãn thực hiện quân dịch theo từng năm. Từ đây ta gọi là Phí miễn quân dịch.

Sáng kiến này đang bị dư luận thiếu hiểu biết phản đối bằng các luận điệu rẻ tiền như:
- Điều này không được ghi vào trong Hiến pháp
- Như thế là không công bằng
- Lòng "yêu nước" không thể quy thành tiền mặt
- Nếu ai cũng đóng tiền thì không còn quân đội
- vân vân

Sáng kiến này thực ra không mới. Trước đây, các đơn vị bộ đội đã có chính sách "Bộ đội nghĩa vụ Làm kinh tế". Nội dung của chính sách này là: cho phép bộ đội nghĩa vụ được về nhà có thời hạn, sau khi cam kết đóng góp một số tiền tương đương tháng lương và để lại mọi chế độ quân lương, quân trang, quân dụng cho đơn vị. Tuy chưa thành luật, Chính sách này đã đi vào đời sống trong thực tế.

Đảng và Chính phủ ta đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng kinh tế: người tiêu thụ e ngại cuộc sống khó khăn mà không chịu mua hàng tiêu dùng dẫn đến đình đốn các ngành sản xuất và dịch vụ. Thất nghiệp lan rộng là kết quả của việc Đình đốn kinh tế. Tổng cục Thuế dự kiến Tổng thu ngân sách năm nay sẽ ít hơn kế hoạch tới 63 ngàn tỷ đồng. Xu hướng chung là nguồn thu sẽ giảm, năm sau sẽ thu ít hơn năm trước.

Kế hoạch Chi ngân sách hiện nay đã là tối thiểu. Những khoản không thể không chi là: Chi cho lực lượng an ninh bảo vệ chế độ; chi cho các hoạt động của Đảng bộ các cấp, của bộ máy nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị. Những khoản chi phải cắt giảm sẽ là các khoản chi cho phúc lợi của công chúng. Đó là, Y tế, Giáo dục và Cơ sở hạ tầng. Đường sá xuống cấp mà không có tiền tu sửa, là kết quả nhãn tiền.

QL14 đoạn qua Buôn Ma Thuột
Cắt giảm Chi ngân sách cũng đồng thời làm giảm Tham nhũng, như là máu thịt của chế độ. Sự suy giảm chi tiêu công sẽ trực tiếp đe dọa sự tồn tại của chế độ. Vì vậy, củng cố duy trì phong độ Thu ngân sách là Mệnh lệnh của thời đại.

Sau bao năm "đi tắt, đón đầu", tài nguyên mọi mặt đã được khai thác đến cạn kiệt. Ưu thế về tài nguyên còn lại ở nước ta hiện nay là Dân số. Mỗi năm, dân số tăng lên 1 triệu người, nghĩa là có hơn 1 triệu công dân ra đời, trong đó có 1/2 là nam. Ước tính mỗi năm ít nhất có thêm 500 ngàn người có nhu cầu không thực hiện NVQS, hay thường trực 5 triệu người trong độ tuổi tại ngũ bắt buộc (từ 18 đến 27 tuổi) nhưng không muốn gia nhập quân ngũ.

Bình quân một người ở độ tuổi lao động mỗi năm tạo ra 60 triệu đồng, nên mức thu 30 triệu đồng/năm hay 300 triệu để miễn quân dịch suốt đời là hợp lý (*).

Dự kiến số tiền thu được hàng năm là:
30 triệu đồng x 5 triệu người = 150 ngàn tỷ đồng.
Để độc giả hình dung quy mô con số trên, nó tương đương với 20% kế hoạch thu ngân sách hay 5% Tổng sản phẩm quốc nội, là một con số không hề nhỏ.  

Biện pháp thực hiện:

Ta đã có kinh nghiệm thành công trong việc thu thuế bảo trì đường bộ: Đẳng kiểm không sót một xe, Phí thu không thiếu một đồng.

Ai cũng biết, công dân nước CH XHCN Việt Nam luôn luôn có ít nhất một người giám hộ, đó là UBND Phường/xã nơi cư trú. Mọi người dân không có tư cách cá nhân trong một giao dịch dân sự. Bất kỳ giao dịch nào cũng phải có sự xác nhận của UBND Phường/xã. Từ việc xin đi học, xin đi du lịch, xin việc làm cho đến đăng ký sở hữu tài sản tư. Việc truy thu Phí miễn quân dịch sẽ được thực hiện ở UBND phường/xã tương tự như việc thu Phí bảo trì đường bộ ở cơ quan đăng kiểm.

Kết luận: Những ai chống lại chủ trương thu Phí miễn quân dịch rõ ràng là biểu hiện của "suy thoái". Chỉ có Ngân sách dồi dào mới bảo đảm dân chúng vững niềm tin vào chế độ.  

Tham khảo:
- Vì không có tiền Mẹ cho con uống thuốc độc ngay sau ngày sinh nhật  http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/150903/me-cho-con-uong-thuoc-doc-ngay-sau-ngay-sinh-nhat.html
- Theo Luật Y tế cháu bé này, dưới 6 tuổi được bảo vệ sức khỏe miễn phí, nhưng hiện đang phải kêu gọi lòng từ tâm http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/tieng-keu-cuu-cua-be-11-thang-tuoi-bi-tim-bam-sinh-the-phuc-tap-807770.htm  

Diễn giải:
(*)Dân số 90 triệu, 50% độ tuổi lao động, Tổng sản phẩm quốc nội trên 3 triệu tỷ.
Tính toán giá của một người được miễn nghĩa vụ quân sự là 300 triệu đồng không phải là cao nếu so với giá đền cho một mạng người chết vì bị xe cán chỉ có 500 triệu đồng.http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/149031/ke-tong-chet-cong-nhan-ve-sinh-lanh-an-treo.html

NHỮNG BỨC TRANH RẤT SỐNG ĐỘNG

Những bức tranh thật hơn cả ảnh chụp

Dưới đây là các bức tranh siêu thực đẹp và chi tiết hơn cả ảnh chụp của các họa sĩ siêu thực từ khắp thế giới.
Mặc dù nghệ thuật thỉnh thoảng được xem là sự nhấn mạch sự tách biệt với thực tế, nhưng các tác phẩm theo trường phái siêu thực trong thực tế lại xóa bỏ ranh giới này. Những bức ảnh và tượng, được tạo bởi các nghệ sĩ theo trường phái siêu thực, gần như không có sự khác biệt so với một bức ảnh có độ phân giải cao. Các tác phẩm như vậy khiến ít người tin rằng chúng được vẽ ra từ các công cụ đơn giản như bút chì hay bút bi.
Nhiều bức tranh siêu thực thường có kích thước lớn hơn bức ảnh gốc từ 10 đến 20 lần, nhưng vẫn giữ độ phân giải rất cao về màu sắc, độ chính xác và chi tiết. Một số bức tranh như vậy thậm chí được vẽ bằng bình sơn và sử dụng màu vẽ acrylic, sơn dầu hoặc cả hai.
 
 Tranh vẽ bằng bút chì của họa sĩ Diego Fazio.  
 
Tranh vẽ bằng màu vẽ acrylic của Jason de Graaf.
 
 Tranh sơn dầu của Pedro Campos.
Tranh sơn dầu của Robin Eley.
Tượng của Ron Mueck.
Tranh sơn dầu của Steve Mills.
 Tranh sơn dầu của Paul Lung.
Tác phẩm của Roberto Bernardi.
 Tranh vẽ bằng bút bi của Samuel Silva.
Tranh 3D của Keng Lye.
 Tranh màu nước của Erich Christensen.
 
 Tranh sơn dầu của Teresa Elliott.
 
 Tranh bút chì của Lynch-Smith.
 
Tranh 3D của nghệ sĩ người Nhật Riusuke Fukahori.
Tranh bút chì của Franco Clun.
 
Tác phẩm sơn dầu của Omar Ortiz.
 
 Tranh bút chì của Paul Cadden.

TS. ĐOÀN XUÂN LỘC * TRUNG QUỐC NHẬN VIỆN TRỢ ANH

Trung Quốc nhận viện trợ từ Anh

Cập nhật: 16:49 GMT - thứ năm, 19 tháng 12, 2013
Thủ tướng Cameron gần đây thăm TQ.
Tựa đề lớn trên trang nhất của tờ Daily Mail – một trong những nhật báo quan trọng tại Anh – số ra ngày thứ Hai (16/12) là ‘Why Are We Giving China £27m in Aid?’ tạm dịch là ‘Tại sao chúng ta lại viện trợ Trung quốc 27 triệu bảng?’ khi quốc gia này vừa mới ‘phóng vệ tinh lên mặt trăng và là một siêu cường kinh tế’?
Theo số liệu mà tờ Daily Mail có được, năm 2012, Anh đã viện trợ Trung Quốc đến 27.4 triệu bảng (Anh) và Việt Nam – một trong số 15 nước vẫn còn nhận viện trợ từ Anh – 51.5 triệu bảng.
Nhưng trong số các quốc gia nhận viện trợ Anh, Trung Quốc là nước làm tác giả của bài viết ấy là Jason Groves thắc mắc và đặt câu hỏi tại sao Anh lại đi viện trợ cho quốc gia Cộng sản giàu có và vừa thành công phóng vệ tinh lên mặt trăng này?
Giàu vẫn nhận viện trợ
Bài viết đã trích dẫn ông Peter Bone, một dân biểu thuộc đảng Bảo thủ và là người đã kêu gọi bà Justine Greening, Bộ trưởng Phát triển quốc tế của Anh, phải giải thích tại sao Anh vẫn viện trợ cho Trung Quốc.
Hệ thống tàu cao tốc của TQ được phát triển mạnh 
và nhanh trong nhiều năm qua.
Ông Peter Bone được trích dẫn nói rằng: ‘Công luận có lý khi kinh tởm về việc chúng ta vẫn tiếp tục lãng phí tiền viện trợ cho Trung Quốc. Thật là bất thường chúng ta làm việc đó trong khi họ đã phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng.'
Một dân biểu khác thuộc đảng Bảo thủ và là thành viên của ủy ban phát triển quốc tế của Hạ viện Anh, bà Pauline Latham, cũng được trích dẫn nói rằng bà rất ngạc nhiên về tiết lộ ấy và cho rằng khi Trung Quốc đã phóng vệ tinh lên mặt trăng ‘rõ ràng họ không cần sự giúp đỡ của chúng ta nữa’.
Theo tác giả của bài viết Trung Quốc hiện có gần 2000 tỷ bảng tiền dự trữ, đang đổ hàng tỷ vào chương trình không gian của mình và có đến 1.4 tỷ người Trung Quốc xem trực tiếp trên truyền hình chương trình phóng Jade Rabbit (Thỏ Ngọc) lên mặt trăng vừa rồi của nước này.
Có thể nói phóng viên Jason Groves, các dân biểu như Peter Bone và Pauline Latham cũng như người dân Anh có lý khi hỏi tại sao chính phủ của họ lại bỏ ra một số tiền lớn như vậy để viện trợ cho Bắc Kinh.
Trung Quốc hiện là nước có kích cỡ kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), sản lượng quốc gia (GDP) của nước này năm 2012 là 8,358 tỷ đôla Mỹ – sau Mỹ (15,680 tỷ) và trước Nhật (5,969 tỷ) – trong khi đó GDP của Anh chỉ là 2,435 tỷ. Như vậy, tính theo GDP, Trung Quốc ‘giàu’ hơn Anh gần đến bốn lần.
Về thương mại, Trung Quốc cũng vượt trội Anh. Theo Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO), năm 2012, với việc chiếm đến 10.45% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ (10.5%) và vượt xa Anh (3,15%).
Điều đáng nói hơn, Trung Quốc hiện là nước đứng đầu về xuất khẩu (chiếm đến 11.1% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới), trong khi đó Anh xếp thứ 11 (với chỉ 2.6% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới).

TQ tăng đầu tư cho hải quân và không quân.
Trung Quốc hiện cũng là quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới. Theo số liệu của Stockholm International Peace Research Institute, chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc năm 2013 là 166 tỷ, trong khi đó Anh chỉ dành cho quốc phòng 60.8 tỷ.
Về thu nhập đầu người, Trung Quốc vẫn còn thua xa các nước phát triển khác như Anh. Theo số liệu của World Bank, trong khi thu nhập đầu người của Trung Quốc năm 2012 chỉ có 5,680 đôla Mỹ, thu nhập đầu người ở Anh là 38,250.
Nhưng tính theo các chỉ số khác, như GDP, thương mại hay chi phí cho quốc phòng, Trung Quốc không còn là một nước nghèo. Trái lại, quốc gia này đang trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự.
Thậm chí xét về thu nhập đầu người, Trung Quốc cũng giàu hơn nhiều quốc gia châu Á khác như Ấn Độ (1,530 đôla/người), Indonesia (3,420 đôla/người), Philippines (2,470 đôla/người) hay Việt Nam (1,400 đôla/người).
Tuy vậy, xem ra Trung Quốc vẫn cảm thấy ‘nghèo’ và đi nhận viện trợ từ một quốc gia khác như Anh. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng vào đầu tháng 12 này, Thủ tướng Anh David Cameron đã có chuyến công du tới Trung Quốc và trong khi ông còn đang ở đây, một số báo chí nước này đã lên tiếng chê bai nước Anh và cho rằng nước Anh không còn là ‘một nước lớn’.
'Giàu nhưng hơi keo kiệt'?
Trung Quốc đứng chót bảng viện trợ khắc phục bão Haiayn 
ở Philippines
Một điều đáng nói là nữa là dù tương đối ‘giàu’ và sẵn sàng đi nhận viện trợ từ các chính phủ khác, chính quyền Trung Quốc lại tỏ ra keo kiệt đối với những quốc gia, nạn nhân bị thiên tai.
Chẳng hạn, Bắc Kinh chỉ viện trợ cho Philippines 100 nghìn đôla tiền mặt sau khi quốc gia này bị bão Haiyan tàn phá nặng nề vào tháng 11. Với số tiền ít ỏi ấy (bằng Việt Nam và chỉ bằng 1/200 tổng giá trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Mỹ), Trung Quốc xếp chót bảng các nước viện trợ Philippines.
Thái độ ti tiện này của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của báo chí và dư luận thế giới. Ngay cả Hoàn cầu Thời báo (Global Times) – một tờ báo của Trung Quốc có xu hướng diều hâu, nặng chủ nghĩa dân tộc – cũng phải lên tiếng về khoản viện trợ quá khiêm tốn ấy và cho rằng làm như thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
"Tại sao một quốc gia đang trở nên giàu mạnh, đang lên như thế lại không có lòng tự trọng, chấp nhận đi nhận viện trợ từ một quốc gia khác."
Sau khi bị công luận quốc tế và truyền thông trong nước chỉ trích về khoản viện trợ bằng tiền mặt quá ít ỏi ấy, chính phủ Trung Quốc mới quyết định viện trợ thêm cho Philippines 1,4 triệu đôla.
Một cường quốc kinh tế chỉ bỏ ra 100 ngàn đôla để cứu trợ một nước láng giềng đang bị thảm họa – với việc hàng ngàn người bị thiệt mạng và hàng chục ngàn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất – trong khi những quốc gia xa xôi lại đồng loạt đưa ra những khoản viện trợ lớn và kịp thời cho thấy Trung Quốc rất keo kiệt, ti tiện.
Dù sau đó Trung Quốc cung cấp thêm gói viện trợ trị giá 1,4 triệu đôla, khoản viện trợ ấy cũng thua xa rất nhiều các nước khác, trong đó có Anh – quốc gia đã tăng gấp đôi viện trợ từ khoảng hơn 20 triệu đôla ban đầu lên 80 triệu trong khi người dân Anh cũng đóng góp khoảng hơn 53 triệu.
Chuyện Trung Quốc giàu nhưng vẫn đi nhận viện trợ từ Anh hay việc quốc gia này chỉ dành một gói viện trợ quá khiêm tốn cho Philippines sau bão Haiyan chứng tỏ dù đang trở thành cường quốc kinh tế của thế giới Trung Quốc vẫn chưa cư xử như là một nước lớn và có trách nhiệm. Và chắc chắn những chuyện đó cũng làm ảnh hưởng đến vị thế, uy tín của Trung Quốc.
Trong một thế giới mà sức mạnh mềm đóng một vài trò quan trọng, việc Trung Quốc đi nhận viện trợ từ Anh như tờ Daily Mail tường thuật sẽ làm không ít người đặt câu hỏi tại sao một quốc gia đang trở nên giàu mạnh, đang lên như thế lại không có lòng tự trọng, chấp nhận đi nhận viện trợ từ một quốc gia khác.
Có thể nói, nếu việc Trung Quốc phóng thành công vệ tinh lên mặt trăng làm nhiều người thán phục, nể sợ Trung Quốc bao nhiêu, chuyện nước này nhận một số tiền viện trợ như vậy từ Anh lại làm cho công luận coi thường Trung Quốc và nghi ngờ sức mạnh của quốc gia này bấy nhiêu.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nghiên cứu viên tại tổ chức Global Policy Institute tại Anh Quốc.

Monday, December 30, 2013

HÌNH GÀ TRỐNG

HÌNH GÀ TRỐNG 













TRẬN HOÀNG SA

 

CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974

Cập nhật: 10:30 GMT - thứ hai, 30 tháng 12, 2013
Bốn mươi năm trước, Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đánh bật lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại đó và chiếm đóng quần đảo này từ đó.
Trận hải chiến kéo dài chưa tới hai ngày dẫn đến việc Trung Quốc chiếm trọn quyền kiểm soát quần đảo này.


̣Điện tín của CIA cũng theo dõi phản ứng từ Bắc Việt khi đó
Bị ràng buộc bởi Hiệp định Paris, Hạm đội 7 Mỹ nằm ngoài khơi Thái Bình Dương không can thiệp một chút gì vào cuộc chiến này cả, nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không quan tâm: Hồ sơ bạch hóa của CIA cho thấy họ theo dõi trận chiến và tường trình lên tổng thống Mỹ mỗi ngày.
Không phải tới năm 1973 Mỹ mới theo dõi tình hình Hoàng Sa.
Hầu hết những động thái trước đó của Trung Quốc liên quan đến quần đảo này đều được CIA ghi nhận, kể cả lời tuyên bố đường lưỡi bò 12 hải lý năm 1958.
Những thông tin này được tóm tắt trong bản Central Intelligence Bulletin (“CIB”), một bản tin tình báo hàng ngày của CIA nộp cho Tổng thống và các viên chức cao cấp.

Gia tăng hoạt động

Ngày 16 tháng 6 năm 1971, một bản CIB báo tin Bắc Kinh gia tăng hoạt động trong vùng quần đảo Hoàng Sa:
“Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”
Bản CIB này cho biết Trung Quốc “đang xây một bến đậu, vét một con kênh, xây một cây cầu, và dựng nhiều tòa nhà mới trên đảo.”


Chiến hạm Nhật Tảo của VNCH đã tham gia bảo vệ Hoàng Sa
Bản CIB cũng khuyến cáo là trong tình trạng nhiều nước cùng tranh chủ quyền Hoàng Sa, những hoạt động xây cất này củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Hồ sơ CIA cũng nhận xét rằng Trung Quốc từ nhiều năm đã giữ một đài truyền thông và quan sát trên đảo Phú Lâm và ngư dân Trung Quốc dùng Hoàng Sa làm nơi trú ẩn và lấy tổ yến.
Tới tháng 1/1974, giao tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa.
Bản tin CIB đề ngày 18/1 (giờ Washington, tức 17/1 giờ Việt Nam) báo động là “Trung Quốc và Nam Việt Nam có thể đã giao tranh hôm 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Robert Island (đảo Hữu Nhật).
Sài Gòn (ý nói CIA tại Sài Gòn) báo cáo là binh sĩ Nam Việt Nam bắn vào phía Trung Quốc khi những người này dựng lều và cắm cờ trên đảo. Phía Nam Việt Nam cũng cho rằng quân Trung Quốc đã đổ bộ xuống hai đảo nữa trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (còn gọi là Nguyệt Thiềm).”
Bản tin CIB nhận xét rằng trước trận giao tranh này, vụ đụng độ duy nhất trước đó là năm 1959 khi phía VNCH bắt một số ngư dân Trung Quốc trong nhóm đảo Lưỡi Liềm và vài ngày sau thả họ ra.
Đến hôm sau, bản tin CIB ngày 19/1 báo tin “lực lượng Trung Quốc và Nam Việt Nam giao tranh trên một hòn đảo của Hoàng Sa, đươc cho biết là Duncan Island (đảo Quang Hòa). Bản tin này, với nhiều đoạn còn chưa được bạch hóa, đưa tin rằng có 74 thủy quân lục chiến Việt Nam đổ bộ lên đảo và “bị khoảng hai đại đội Trung Quốc bao vây.”
“Phía Nam Việt Nam báo tin có 3 thủy quân lục chiến bị giết và 2 bị thương, và hiện đã rút lực lượng ra khỏi đảo.”
Bản tin ngày 21/1, tóm tắt trận hải chiến, ghi nhận “quân đội Trung Quốc và Nam Việt Nam giao tranh hôm qua (tính ra là ngày 19/1) trong ngày thứ nhì, với phía Trung Quốc chiếm trọn phần kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.”
Bản tin này, đi kèm một trang bản đồ Hoàng Sa, trích lời “phát ngôn viên Nam Việt Nam” cho biết:

"Một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam 'lúng túng' trước trận chiến Hoàng Sa"
“Phía Trung Quốc sau khi không kích vào sáng hôm qua thì tiếp theo với cuộc đổ bộ vào các đảo Pattle, MOney, và Robert (Hoàng Sa, Quảng Ảnh, Hữu Nhật). Các lực lượng hải và không quân của Sài Gòn đã được lệnh rút ra khỏi vùng này, và phía Nam Việt Nam đã bỏ lại quân đội trên đảo. Trong số người bị bỏ lại là một sĩ quan liên lạc người Mỹ, thuộc văn 
 Một số tài liệu khác cho thấy viên sĩ quan này khi đó đã giải ngũ, và trở thành một nhân viên dân sự của DAO tên là Gerald Kosh, sau đó có viết báo cáo chi tiết về trận chiến nộp cho Bộ binh Hoa Kỳ.
“Cho tới gần đây,” bản tin viết tiếp, “phía Nam Việt Nam chỉ duy trì sự hiện diện trên đảo Hoàng Sa. Sự xuất hiện của binh sĩ Sài Gòn trên các đảo lân cận có thể đã kích thích cho hoạt động quân sự của Bắc Kinh.”


Tới ngày 29/1, bản tin CIB cho biết Trung Quốc bắt đầu trả tù binh, khởi đầu với Gerald Kosh và năm quân nhân VNCH bị thương, sẽ được chuyển cho Hồng thập tự tại biên giới Hong Kong ngày 31/1.
CIA cũng quan tâm đến một chi tiết do một sĩ quan Việt Nam nói với phóng viên Washington Post, cho rằng vài ngày trước trận hải chiến, VNCH quan sát tàu chiến Liên Xô đi qua vùng biển này.
Bài báo này khiến CIA phải kiểm chứng lại, và trả lời trong một bức điện gửi từ trung tâm điều hành Operation Center của CIA đến phòng Situation Room của Nhà Trắng.
Bức điện tín đề ngày 23/1 bác bỏ chi tiết này và viết, “Không một chiếc tàu chiến Xô-viết nào đến gần quần đảo Hoàng Sa từ sau tháng 11 năm ngoái, dù có một tàu tuần dương, một tàu khu trục, và ba tàu ngầm đi băng qua biển Nam Hải (biển Đông) trên đường đến Ấn Độ Dương.

Liên Xô lo Trung Quốc

Hải quân Xô-viết tỏ ra đặc biệt không quan tâm đến vụ Hoàng Sa: Tàu Xô Viết neo ở biển Nam Hải để thu thập tình báo vẫn theo dõi căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Philippines, thay vì sự việc ở Hoàng Sa.”
Bản đồ Hoàng Sa của Hoa Kỳ ghi nhận hoạt động xây cất từ phía TQ
Trong khi CIA tường thuật là cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, thì một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam “lúng túng” trước trận chiến này.
Bức điện tín trích báo chí Pháp cho hay “nguồn tin được phép nói” (authorized sources) của Hà Nội phát biểu rằng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ là một “nghĩa vụ thiêng liêng” của mọi quốc gia, nhưng ngược lại cũng cho rằng “những tranh chấp nhiều khi phức tạp đối với lãnh thổ và ranh giới giữa hai nước láng giềng cần được xem xét kỹ lưỡng và thận trọng.”
Liên Xô, ngược lại, không ngại ngần dùng trận chiến này để bêu xấu Trung Quốc.
Bản tin CIB ngày 21/3/1974 cho rằng: “Bộ máy tuyên truyền của Moscow đã dùng sự kiện Hoàng Sa và việc Trung Quốc ủng hộ phiến quân ở Miến Điện để lợi dụng sự nghi ngại truyền thống của Nam và Đông Nam Á đối với Trung Quốc.”
Bản tin này cũng cho rằng “Moscow có thể cũng lo ngại rằng việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa là bằng chứng của một sự hiểu ngầm giữa Bắc Kinh và Washington về khu vực.”
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên ở California, Hoa Kỳ. BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề hải chiến Trường Sa và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Xem thêm: 'Bấm Thái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974', và 'Bấm Hà Nội im lặng nhưng không đồng tình'

Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa

Cập nhật: 16:50 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013

Từ 1968, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu nói đến 'mối đe dọa' từ Liên Xô
Tiếp tục loạt chuyên đề về Hoà đàm Paris 1973, BBC xin giới thiệu bài của Giáo sư Lý Hiểu Binh từ Đại học Central Oklahoma trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt và Tiếng Trung từ London về bối cảnh quan hệ Bắc Kinh với Moscow và Hà Nội từ 1968.
Giáo sư Lý Hiểu Binh, tác giả các cuốn sách và bài viết về quân đội Trung Quốc, cũng trình bày lại cách nhìn từ Bắc Kinh về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Quan hệ Trung Xô đổi hướng

Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố tạm ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam để bày tỏ một thiện chí hòa bình, và đã nhận được phản hồi tích cực từ Hà Nội qua tuyên bố ngày 4 tháng 4 rằng họ sẵn sàng thảo luận với người Mỹ.
Trung Quốc chỉ biết về chuyện Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam (DRV) đàm phán với nhau mãi về sau này. Vào khoảng tháng 4 và 5, Bắc Kinh bắt đầu phê phán Hà Nội đi theo Moscow. Sau khi đàm phán tại Paris bắt đầu ngày 13/5/1968, Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉ trích Bắc Việt nói chuyện với Hoa Kỳ. Ngày 31/10, Tổng thống Johnson ngưng oach tạc Bắc Việt cả trên đất liền và vùng ven biển. Trong lúc Bắc Kinh kiềm chế không tham gia hội đàm Paris thì Moscow, trái lại, luôn hào hứng ủng hộ đàm phán. Bắc Việt Nam bắt đầu dịch chuyển lại gần Liên Xô.

Cùng thời gian ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cảm thấy có bằng chứng rằng Hoa Kỳ đã là cường quốc mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, trong khi Liên Xô lại chiếm ngay ‘khoảng trống quyền lực’ đó và bắt đầu thay chân Mỹ để thành ‘đế quốc xâm lăng’. Trung Quốc và các nước châu Á khác dễ trở thành mục tiêu của ‘chủ nghĩa đế quốc Xô Viết’. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nguyên soái Lâm Bưu và cộng sự coi Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp hơn Hoa Kỳ.
Quan niệm của Lâm Bưu được các cấp chỉ huy và binh sỹ Quân Giải phóng tán đồng vì họ trực tiếp chứng kiến sự thù địch gia tăng của Liên Xô với Trung Quốc. Trong cuộc xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, quân Liên Xô đã tràn vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha, tập phá và đánh tàn bạo các nhà ngoại giao Trung Quốc. Khi căng thẳng hai bên lên cao, Liên Xô triển khai một số lượng lớn quân đội dọc biên giới Trung – Xô, từ 17 tăng lên tới 27 sư đoàn vào cuối 1968.
Chu Ân Lai cũng từng nói thẳng với Phạm Văn Đồng vào ngày 29/4 rằng: “Nay Liên Xô đang bao vây Trung Quốc và vòng vây đó đã gần trọn, chỉ còn phía Việt Nam là chưa.” Lâm Bưu ra lệnh cho Quân Giải phóng sẵn sàng chiến đấu chống trả Liên Xô một khi có xâm nhập.

"Hai ông Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai ở Hà Nội năm 1960. Ông Hồ đã mời Trung Quốc cử quân đội sang Bắc Việt Nam hỗ trợ nỗ lực chiến tranh"
Các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Trung Quốc năm 1968. Vì coi Liên Xô là mối đe dọa hàng đầu, Trung Quốc cho rút quân khỏi Việt Nam mà trước đó họ sang theo lời mời của ông Hồ Chí Minh để đề phòng bị tấn công từ phía Bắc. [Trên thực tế] liên minh cộng sản ở Đông Nam Á coi như tan rã.
Ngày 17/11/1968, Mao nói với Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng rằng một số đơn vị Trung Quốc sẽ rút về nước và Trung Quốc “sẽ gửi quân trở lại nếu người Mỹ quay lại”.
Vào tháng 3/1969, theo thỏa thuận giữa hai quân đội, Quân Giải phóng bắt đầu rút về, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân, xuống không còn đơn vị phòng không nào ở Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.
Trong thời gian ở Việt Nam, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tham gia 2153 trận, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ và làm hư hại 1608 chiếc trong trận Sấm Rền (Rolling Thunder) hay ‘Chiến tranh phá hoại miền Bắc’ theo cách gọi của Hà Nội.

Liên Xô thay dần Trung Quốc

Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có va chạm dọc biên giới Trung – Xô. Các vụ bắn nhau xảy thường xuyên trong cả năm, và hai nước ở vào thế sắp lâm chiến. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, bằng gần một triệu quân dọc đường biên. Có tin rằng lãnh đạo Liên Xô tính cả đến cách dùng vũ khí nguyên tử để ‘đánh phủ đầu’ Trung Quốc. Hậu quả của tình hình đó là Quân Giải phóng tăng cường lực lượng lên tới tổng số sáu triệu quân, cao nhất trong lịch sử của họ.

Một tài liệu của CIA 12/8/1969 dự báo rằng:
“Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận gần gũi không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết.”
Sau khi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam và giảm viện trợ cho Hà Nội, Liên Xô ngay lập tức bù vào chỗ trống và còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự cho Bắc Việt Nam. Từ 1969 đến 1971, Moscow ký bảy hiệp định viện trợ cho Hà Nội. Năm 1972, Liên Xô tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ bằng tên lửa ở Bắc Việt Nam.

Điều thú vị là các lãnh đạo Trung Quốc cũng khuyến khích phía Việt Nam yêu cầu thêm viện trợ từ Liên Xô. Chẳng hạn như Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã nói với Thứ trưởng Ngoại thương Bắc Việt Nam, ông Lý Ban, vào năm 1971, rằng “Các đồng chí cần yêu cầu Liên Xô chuyển nhiều, càng nhiều càng tốt vũ khí, đạn dược, lương thực”.
Khi Chủ tịch Ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh thăm Bắc Kinh năm 1972, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với ông rằng Bắc Việt Nam cần đòi hỏi nhiều hơn vũ khí, quân trang quân dụng từ Liên Xô.

"Từ những năm 1968-69, Liên Xô tăng cường nhiều sư đoàn quân đội đến biên giới với Trung Quốc"
Với Bắc Kinh, cam kết hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương đã và đang làm hao hụt nguồn lực của Liên Xô. Ngoài ra, mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Nhu cầu chiến lược này cuối cùng đã đưa tới chỗ bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào nửa đầu thập niên 1970.
Về tác động của nó đến cuộc chiến tại Đông Á và Chiến tranh Lạnh, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc thời Chiến tranh Lạnh. Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng.

Không nổ súng trước

Quần đảo Hoàng Sa hay Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa nằm cách Đà Nẵng chừng 170 hải lý, giữa vĩ tuyến 15'45" và 17'05" và kinh tuyến đông 111'00" và 113'00". Quần đảo này gồm khoảng từ 15-30 hòn đảo, tùy cách tính...Sau hai thập niên quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ, năm 1974, Hoàng Sa đã bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa chiếm bằng vũ lực.

Nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 330 hải lý về phía Đông Nam, quần đảo Hoàng Sa gồm các nhóm đảo Tuyên Đức (tên Việt Nam: nhóm An Vĩnh - BBC) và Vĩnh Lạc (nhóm Lưỡi Liềm) và chừng 30 đảo nhỏ khác nằm trải rộng trên khoảng 15 nghìn km2. Đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) là đảo lớn hơn cả, có diện tích 1,6 km2 và hiện nay chính quyền Hải Nam và Quân Giải phóng có trụ sở chính…

Vào tháng 9/1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước Tuy- BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu. Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra công bố chính thức “xác nhận chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa”.
"Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý."
Ngày 15/1/1974, Hải quân VNCH gửi một khu trục hạm ra vùng biển quanh đảo Vĩnh Lạc. Sang ngày 16, phía Nam Việt Nam bắn vào đảo Cam Tuyền (Việt Nam: đảo Hữu Nhật) buộc các tàu đánh cá của Trung Quốc phải rời vùng này. Sang ngày 17, phía Việt Nam cử một khu trục hạm nữa chở quân lính đến chiếm Cam Tuyền và Kim Ngân (đảo Quang Ảnh) và nhổ cờ Trung Quốc. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897-1986), Bộ trưởng Quốc phòng và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hạ lệnh cho Hải quân Quân Giải phóng trực chiến và sẵn sàng mở chiến dịch bảo vệ Tây Sa.

Nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền đánh bắt cá, chính phủ Trung Quốc đã quyết định có biện pháp trước tình hình này. Các tàu cá tiếp tục hành nghề nhưng luôn chú ý đến các hoạt động của Hải quân VNCH. Cùng lúc, Hải quân Trung Quốc triển khai hai chiến hạm săn tàu ngầm số 271 và 274 đến đảo Vĩnh Lạc để bảo vệ ngư dân và dân quân Trung Quốc; hai tàu quét mìn cũng được cử đến, cùng các nguồn cung ứng nước ngọt và tiếp liệu. Chiến lược của Trung Quốc là không nổ súng trước nhưng nếu Nam Việt Nam khai hỏa trước thì Trung Quốc sẽ đánh trả tàn bạo. Nguỵ Minh Sâm, chỉ huy trưởng của căn cứ hải quân Ngọc Lâm được phong làm ‘tư lệnh chiến dịch bảo vệ Tây Sa’.

Ngày 17/1, hai chiến hạm săn ngầm của Trung Quốc chở một số dân quân ra Tấn Khánh (tên Việt Nam: Duy Mộng), và Sâm Hàng (Quang Hòa). Khi đến khu vực này họ chứng kiến hai tuần dương hạm số 4 và 16 của VNCH đã bắn vào thuyền cá Trung Quốc. Phía Trung Quốc cảnh báo phía Việt Nam ngay lập tức và yêu cầu ra khỏi khu vực. Ngày 18/1 hai khu trục hạm Việt Nam quay lại và bắn vào các tàu cá Trung Quốc tám lần, phá hỏng một thuyền phía Bắc bãi Linh Dương (đá Hải Sâm).

Đến tối, phía Nam Việt Nam cử thêm tuần dương hạm số 5 (Trần Bình Trọng) và hộ tống hạm số 10 (Nhật Tảo) vào vùng nước cạnh Vĩnh Lạc. Như thế có bốn chiến hạm Nam Việt Nam trong khu vực và sau đó, Hải quân Trung Quốc cử thêm hai tuần ngầm số 281 và 282 tới đảo Vĩnh Hưng.

Mao đồng ý chiếm trọn

Ngày 18/1, theo yêu cầu của Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chu Ân Lai (1898-1976), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp phiên đặc biệt cùng nhằm lập ra ban chuyên trách năm người để ứng phó với tình hình. Các vị Diệp Kiếm Anh, chủ nhiệm ban chuyên trách, cùng Vương Hồng Văn (1935-1992), Trương Xuân Kiều (1917-2005), Đặng Tiểu Bình (1904-1997) và Trần Tích Liên (1915-1999) đã nghe Tô Chấn Hoa (1912-1979), Phó Tư lệnh Hải quân báo cáo tình hình và đề nghị phản công.

"Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, chiến hạm số 10 (Nhật Tảo) của Hải quân VNCH bị hư hỏng nặng"
Ban chuyên trách đã ngay lập tức công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần dương hạm của VNCH tại đảo Vĩnh Lạc. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến dịch.
Vào 4:10 chiều ngày 18/1, ba tàu tuần dương của Việt Nam đã lập thành một đội hình nhằm tiến vào chỗ hai tàu săn ngầm số 271 và 274 của Trung Quốc. Hai tàu này nhổ neo và lao tới tăng hết tốc lực chặn đội tàu Việt Nam. Các tàu VNCH vì thế đã quay lại. Vào lúc 7:00 sáng ngày 19/1, hai tàu số 4 và số 5 của VNCH đem hơn 40 binh sỹ đổ bộ vào hai đảo Sâm Hàng (Quang Hòa) và Quang Kim (Quang Hòa Tây). Sau cuộc đổ bộ, hai bên bắt đầu đọ súng.

Một binh sỹ VNCH bị bắn chết, ba người khác bị thương. Chừng 10:22 sáng, bốn tàu Việt Nam bắn vào tàu Trung Quốc, phía Trung Quốc bắn trả. Trong loạt đạn đầu tiên, phía Trung Quốc bắn hỏng ăng-ten cho radar trên tàu số 4 của VNCH. Tàu VNCH số 16 cũng bị tàu chống ngư lôi của Trung Quốc bắn trúng và phải rời khu vực. Các tàu Trung Quốc sau đó tập trung hỏa lực và tàu số 10 của Việt Nam.

Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, các tàu Việt Nam để lại chiến hạm số 10 bị hư hỏng nặng. Tàu này tìm cách bơi đến bãi Linh Dương như không được. Hai tàu số 281 và 282 của Trung Quốc đã bắn chìm nó. Cùng thời gian, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý. Sau trận hải chiến thành công ngoài biển, quân đội Trung Quốc đã đổ bộ xuống Cam Tuyền, San Hô (đảo Hoàng Sa), Kim Ngân (Quang Ảnh) và chiếm đóng các đảo này.
Trong trận chiến ‘Bảo vệ Tây Sa’ của Trung Quốc, có 18 binh sỹ Trung Quốc bị giết, 67 bị thương và phía Việt Nam có hơn 100 sỹ quan và binh sỹ bị giết hoặc bị thương, 49 người bị bắt làm tù binh.
Giáo sư Lý Hiểu Binh giảng dạy tại Đại học Central Oklahoma và là tác giả cuốn 'A History of the Modern Chinese Army'.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130123_china_paris_accords_paracels.shtml


 Thái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974
Cập nhật: 12:24 GMT - thứ hai, 3 tháng 10, 2011
Ông Henry Kissinger từng đóng vai trò quyết định trong chính sách của Hoa Kỳ với Đông Nam Á nhiều năm liền. Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
Loạt sách Quan hệ Ngoại giao của Hoa Kỳ là hồ sơ chính thức về hoạt động ngoại giao của chính phủ Mỹ bắt đầu từ 1952, tập hợp các văn bản gốc như biên bản cuộc họp, điện tín, thư từ.
Các sử gia của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoàn tất 25 cuốn về chính quyền Kennedy, 34 cuốn về chính quyền Johnson, trong khi ý định làm 54 tập về thời kỳ Nixon và Ford (1969-1976) vẫn còn dở dang.
Biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 - 19 tháng Giêng), tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì.

'Tránh xa'
Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."
Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"
Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"
Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.
"Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
Đô đốc Thomas H. Moorer, 25/1/1974
"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.
"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."
Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"
William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."
Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."

Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:
"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?
Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.
Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.
Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."

Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."
Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."
Bảo vệ Philippines hay không?
Tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa -hình minh họa
Trong một cuộc họp ngày 31/1/1974 của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger khi đó được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa."
"Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy."
Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công.

Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.
Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn."
Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."
Chỉ cho đến gần đây, hồi tháng Bảy 2011, Thượng Nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích công khai về hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Jim Webb khi đó nói: "Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là vô cùng quan trọng với đồng minh, Philippines và cho toàn vùng Đông Nam Á."

PHAN HUY ĐƯỜNG * JEAN PAUL SARTRE



Jean-Paul Sartre
Nỗi đam mê làm người của thế kỷ 20
[1]
(Có sửa chút ít, thêm chút đỉnh so với bản đăng trong Hợp Lưu 74)

Phan Huy Đường

Viết về con người, cuộc đời Sartre, chán ngắt. Thiên hạ đã viết quá nhiều, ít có khả năng tiết lộ điều gì mới, nẩy lửa, hấp dẫn 'thị trường'. Năm 1985, nhà xuất bản Gallimard đăng quyển Sartre của Annie Cohen-Solal, khổ lớn, hơn 700 trang. Trong đó, những thông tin mới lạ nhất thuộc loại: khi viết Les Mots, Ngôn từ, chàng trở về cố hương vài lần!

Viết về triết lý của Sartre càng chán hơn. Lúc quyển L'Être et le Néant, Thực-thể và Hư-vô ra đời năm 1943, chẳng ai hiểu nó, viết về nó chắc lý thú. Nhưng, năm 1947, Francis Jeanson đã viết quyển Sartre par lui-même (Sartre, do chính Sartre) tái bản dưới tựa Le problème moral et la pensée de Sartre[2] (Vấn đề luân lý và tư tưởng của Sartre), giới thiệu chính xác, mạch lạc, dễ hiểu triết lý của Sartre và những vấn đề luân lý nó đặt ra. Trong đề tựa cho quyển sách này, Sartre công nhận: Jeanson đã trình bầy chung thủy triết lý của mình và, trên cơ sở đó, nêu những đề tài suy ngẫm Sartre đang nêu cho chính mình. Một thái độ hiếm trong làng triết gia. Các tổ sư triết thường không bao giờ công bố 3 điều:

- Có người đã hiểu thấu tư tưởng mình, tức là đã ngang hàng với mình trong lĩnh vực ấy. Thái độ của Sartre đối với Jeanson. Ðặc biệt hơn, đối với Simone de Beauvoir, người được chàng ký tặng toàn bộ sách triết của chàng, đọc, tranh luận toàn bộ bản thảo, được chàng ủy quyền cắt bỏ bất cứ câu nào nàng thấy thừa trước khi nàng mang trao cho nhà xuất bản. Chàng thổ lộ, nàng không chỉ ở cùng trình độ kiến thức với chàng mà:

[...] nàng là người duy nhất hiểu tôi ở mức tôi hiểu chính mình, hiểu tôi đang muốn làm gì. Do đó nàng là người đối thoại toàn hảo, người đối thoại mà [bình thường] ta chưa bao giờ có được. Ðó là một may mắn có một không hai. [...] Ðiều có một không hai trong quan hệ giữa Simone de Beauvoir với tôi, chính là quan hệ bình đẳng ấy[3].




- Công nhận mình bế tắc trước chất vấn của người khác hay của chính mình. Thái độ của Descartes đối với công chúa Élisabeth de Bohême[4]. Thái độ của Aristote đối với chính mình khi bàn về giá trị trao đổi của hàng hoá[5].

- Người ủng hộ, đề cao tư tưởng của mình đã… hiểu sai tư tưởng đó. Thái độ của Marx và Engels đối với đồng chí của họ. Có vô số thí dụ lừng danh.
Không phải triết gia nào cũng đủ bản lĩnh để ứng xử như thế đối với bề đệ tử!
Viết về văn chương của Sartre thì... hỡi ơi! Có hàng tấn sách đăng khắp thế giới. Bản thân Sartre nhận xét:

Nhưng tôi có thể nói, trong tất cả những bài viết về tôi mà tôi đã đọc […], tôi chẳng học được gì[6].
Vậy, viết bài này để làm gì? Ðể làm bạn, để trả nợ quỷ thần.

Làm bạn. Ðọc một bài trên Hợp Lưu có nói về Sartre của bạn, tôi góp ý riêng về hai từ tôi thấy sai và giải thích tại sao. Không ngờ bè bạn lại muốn đăng lá thư ấy. Ðã đăng, phải dịch những đoạn tiếng Pháp. Trong chuyện này, tôi lại góp ý, giải thích. Bè bạn lại muốn đăng tuốt. Kết quả, tùm lum. Nếu muốn đăng thành bài, phải viết lại. Ðành viết lại. Ðã viết lại, nên viết có gốc, có ngọn, tránh lạm dụng thời giờ của độc giả.


Trả nợ quỷ thần. Sartre là một tác giả thiết thân với tôi. Bè bạn chế diễu: đồ đệ của Sartre. Ðúng thế. Phải tới cuối đời tôi mới có khả năng phê phán chàng trong quyển Penser librement. Người Việt nói và viết rất nhiều về Sartre nhưng ít dịch tác phẩm của Sartre, đặc biệt tác phẩm triết. Tôi viết bài này để chia sẻ với người Việt cuộc gặp gỡ giữa một thanh niên Ziao Chỉ với một triết gia, một nhà văn Pháp. Chia sẻ cuộc gặp gỡ thôi vì, đương nhiên, không thể giới thiệu hết, dù chỉ lướt qua, cuộc đời phong phú và tác phẩm đồ sộ của Sartre trong một bài báo.

Một con người quái đản

 Con người Sartre đặc biệt nhất ở nhu cầu, ý chí sống trong suốt (transparent) với chính mình, với người khác, với đời. Chàng muốn vậy và đã sống như vậy. Ðiều này phù hợp với triết lý của L'Être et le Néant, Thực-thể và Hư-vô: Ý thức (Conscience) là một quá trình phủ định trong suốt, không gợn tí vật thể nào. Vì thế, viết tiểu sử Sartre rất chán: chẳng còn chút 'bí mật' nào để bật mí. Chính chàng đã thuật lại, phân tích tuổi thơ của mình trong Les Mots, Ngôn từ.

Cuối đời, trong Situation X[7], Thế X, qua 3 cuộc phỏng vấn của Michel Contat và Simone de Beauvoir, chàng lại nhận định về mình, đời mình, tư tưởng và tác phẩm của mình. Từ thuở họ quen nhau cho tới ngày chàng chết, Simone de Beauvoir, trong một loạt hồi ký nổi tiếng đã thuật lại rất chi tiết cuộc sống, quan hệ, suy nghĩ hàng ngày của họ. Năm 1990, tập san Les Temps Modernes (Thời Hiện đại) đăng trong 2 số đồ sộ, tổng cộng gần 1500 trang, bài vở của nhiều người đã từng quen biết, gần gũi với Sartre, dưới tựa Témoins de Sartre (Nhân chứng về Sartre). Sartre lại cho phép đăng tất cả bản thảo bỏ dở, thư từ chàng viết cho bất cứ ai, đặc biệt cho Simone de Beauvoir, tất cả những gì chàng đã từng viết. Còn chuyện gì mới để nói về chàng nữa?

Không những Sartre muốn sống trong suốt với chính mình, chàng còn muốn sống trong suốt với người khác, khi người ấy... chịu đựng nổi. Người duy nhất chịu đựng nổi là Simone de Beauvoir. Vì họ cùng nhân sinh quan và nhân sinh quan ấy, cộng với bản lĩnh, tài năng của mỗi người, khiến họ có khả năng sống bình đẳng, trong suốt với nhau: theo nhân sinh quan ấy, đam mê chiếm hữu hay đam mê thống trị người khác là những đam mê hão, không thể thực hiện được, chỉ dẫn tới những nếp sống không trung thực (inauthentique), với những thái độ không trung thực như ghen tuông, v.v. Sartre đã từng yêu nhiều bà.


Người biết rõ hơn ai hết là... Simone de Beauvoir. Ngược lại, Simone de Beauvoir cũng đã yêu mấy người đàn ông khác và người biết rõ nhất, chính là Sartre. Họ chưa từng sống chung dưới một mái nhà, thường ở hai khách sạn khác nhau và, cuối đời, ở hai căn hộ khác nhau. Nhưng ngày nào họ cũng gặp nhau tay đôi, nói cho nhau biết mọi chuyện về đời sống hàng ngày, những suy nghĩ của họ. Khi xa nhau, ngày nào họ cũng viết thư cho nhau. Kho thư ấy đã đăng một phần. Ðọc chúng, ắt sững sờ: họ sống trong suốt với nhau thật, ngay cả trong những chi tiết thầm kín của những mối tình riêng của từng người. Sống kiểu ấy chẳng dễ tí nào, đã trở thành đề tài... văn học. Và gây vài bi hài kịch trong làng văn. Bi kịch, có mối tình giữa Simone de Beauvoir với Algreen, một nhà văn Mỹ đoạt giải Pulitzer. Ðó là mối tình tha thiết nhất của nàng sau... mối tình với Sartre.


Trong Les Mandarins, Những quan thầy, có một nhân vật, Algreen nhận ngay ra là mình. Trong nhiều năm, mỗi năm nàng qua Mỹ sống vài tuần, vài tháng với Algreen. Algreen cũng qua Pháp sống với nàng, đi chơi với... Sartre. Cuối cùng Algreen không chịu nổi quan hệ 'tay ba' đó, hai người bỏ nhau. Cuối đời, Algreen nghèo túng, căm giận Beauvoir, đem 18 lá thư nàng đã gửi cho mình bán lấy một số tiền khá lớn. Nhưng, 24 tiếng sau, chàng chuộc lại và... giữ tới chết. Một trang tình sử. Hài kịch: trong cơn lốc Tháng 5 năm 1968 tại Pháp, một chục cặp trí thức nổi tiếng cũng thử sống trong suốt với nhau. Kết quả: một chục cuộc ly dị. Sartre và Beauvoir là những triết gia hiếm hoi đã thực sự sống tới cùng triết lý của họ. Ðiều đó đòi hỏi một triết lý đặc biệt, khả thi, và sự hiện diện của 2 con người, một nữ một nam, tương đắc, bình đẳng với nhau về mọi mặt. Ðó là trường hợp hi hữu của Sartre và Beauvoir. Nó khẳng định: con người có thể yêu nhau mà vẫn quý mến tự do của nhau.


Sartre cũng muốn sống trong suốt với đời. Thà mất bạn còn hơn duy trì một quan hệ bè bạn nhập nhằng. Thí dụ điển hình nhất là cuộc tranh luận với Albert Camus. Bài Réponse à Albert Camus[8] (Trả lời Albert Camus) thể hiện tiêu biểu tình bạn của Sartre trong văn chương: hiểu và đánh giá một cách tổng hợp con người, hành động, tư tưởng, văn chương. Có lẽ ít khi Camus được đọc một bài ca ngợi mình hay, sâu sắc như trong mấy trang 111 và sau đó:

Ðối với chúng tôi ông đã từng là - và nay mai vẫn có thể lại là - sự kết hợp tuyệt vời của một con người, một hành động, một tác phẩm[9].


Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. Trong bài đó, Sartre giải thích vì sao những suy luận dẫn Camus đến một đỉnh cao của văn chương Pháp cũng là những suy luận đưa Camus vào ngõ cụt, biến chàng thành nhân vật long trọng, hình thức, ngay trong văn chương. Có lẽ Camus cũng chưa từng 'ăn đòn' nặng như thế bao giờ.


Sau cuộc tranh luận này, có hai tiểu tiết đáng ghi nhận để hiểu phong cách tranh luận giữa các con người cỡ ấy. Trong 2 số Les Temps Modernes nói trên, một nhà văn tường thuật lại nhận xét của Camus về Sartre sau cuộc tranh luận đó. Tác giả, người ủng hộ Camus, chống Sartre, gặp Camus trong một quán café ở Paris, lôi chuyện ấy ra bàn. Camus nói: con người này [Sartre] có một điều gì ma quái (diabolique) nhưng không bao giờ hạ lưu (bassesse). Khi Camus chết, Sartre viết một bài rất hay, chân tình[10].


Ðiều nổi bật thứ hai ở Sartre: chàng mê hiểu. Hiểu chính mình, hiểu người khác, hiểu cả loài người. Khi chàng tìm hiểu vấn đề gì, chàng đào tận gốc lần tận ngọn.


Hiểu chính mình. Trong Les Mots, Ngôn từ, chàng đã vận dụng triết lý của L'Être et le Néant để hiểu tuổi thơ của mình, xem nó đã ảnh hưởng cuộc đời, tư duy, tác phẩm của mình ra sao, những gì còn tồn tại trong mình, những gì cuộc đời, nghiệm sinh của mình đã khiến mình quét đi. Tác phẩm kết thúc với câu văn nổi tiếng nói về chính mình:
một con người trọn vẹn, hình thành bằng cả nhân loại, ngang giá với mọi người và bất cứ ai cũng ngang giá với mình[11].


Nhiều anh lý luận văn học PhuLăngXa ghét, phản đối câu này. Nhiều anh, đã từng chửi Sartre thậm tệ, không chấp nhận nổi chàng Nobel PhuLangXa lại chỉ ngang giá với bất cứ ai trên đời. Họ không hiểu nổi chính vì Sartre đam mê làm người như thế mà chàng đã trở thành nhà văn lớn của thế kỷ 20. Y hệt như một số phản ứng với câu: Trước một đứa bé đang chết, Buồn nôn chẳng đáng kilo nào.

Hiểu người khác (đã chết), có quá nhiều thí dụ, từ Descartes tới Baudelaire, Nizan. Cuối quyển L'Être et le Néant, Sartre viết: có thể dùng bản thể luận này làm nền tảng cho một phân tâm học hiện sinh (psychanalyse existentielle), cho vài thí dụ, đặc biệt bàn về sự quyến rũ của những cái lỗ (trou) đối với con người ngay từ thời ấu trĩ, lúc chưa có nhu cầu tình dục, liên hệ với khái niệm Hư vô. Chàng đã thực hiện điều đó nhiều lần, với nhiều tác giả. Thí dụ tiêu biểu nhất: Flaubert. Chàng đã đọc lại toàn bộ tác phẩm của Flaubert, kể cả 18 pho thư từ riêng của Flaubert, viết 3 quyển sách đồ sộ, L'Idiot de la famille (Thằng Ngốc của gia đình), để chứng minh: con người có thể hiểu con người. Quyển cuối cùng, dựa vào thân phận làm người và tư duy của Flaubert để giải thích văn phong của Flaubert, chàng bỏ dở, vì mù luôn con mắt còn lại.

Hiểu người khác (đang sống), có chuyện 'tiếu lâm' sau. Jean Gênet là một tù phạm vào tù ra khám liên miên vì đủ thứ tội, ăn cắp, nghiện ngập, đồng tính luyến ái, v.v. Ðồng thời là một đại văn hào... vô danh! Sách của chàng bị cấm xuất bản, cấm bán tại Pháp. Toàn chuyện đầu trộm đuôi cướp, xì ke ma túy, nhục tình 'bệnh hoạn', thể hiện bằng một văn phong cực kỳ trong sáng, tinh khiết! Sách đó xuất bản tại Thụy Sĩ, mỗi lần vài trăm bản là cùng. Thế mà đám nhà văn lớn của Pháp đều biết tới và mê. Jean Cocteau và Sartre can thiệp để nhà nước Pháp thả Jean Gênet, lúc đó đang ở tù, vì đó là nhà văn lớn. Không nhớ ai lại đề nghị Gallimard xuất bản Jean Gênet toàn tập trong bộ sách trứ danh La Pléiade. Bộ sách này đăng toàn tập và chỉ đăng đại văn hào khắp thế giới đã chết từ lâu, như Shakespeare hay Molière, không đăng tác giả còn sống (ngoài Gide và Malraux), nói chi tới một tác giả chẳng mấy ai biết là ai! Thế mà Gallimard nhận đăng, nhờ Sartre viết bài đề tựa cho bộ sách. Sartre viết bài đề tựa dài... 700 trang.

Quyển I của Jean Gênet toàn tập chỉ có bài đề tựa ấy thôi, không có tác phẩm của Jean Gênet. Chuyện bên lề lý thú. Sartre gửi bản thảo cho Jean Gênet. Một hôm, chàng đang ngồi làm việc trong café Les trois mousquetaires, Jean Gênet xuất hiện, đập rầm bản thảo ấy xuống bàn, nói: Mày với thằng Cocteau định giết tao, đáng lẽ tao đã vứt vào lò sưởi. Nếu chàng làm thế, và Gênet rất có thể làm thế, chúng ta sẽ chẳng bao giờ được đọc đề tựa quái dị này. Sartre luôn luôn viết tay, không có bản sao. Ngày nay, 'bài' đề tựa ấy, Saint Gênet, comédien et martyr (Thánh Gênet, kịch sĩ tử vì đạo), hầu như gắn với tác phẩm của Gênet. Ðồng ý với nó hay không, ta khó lờ nó.

Ngoài ra, hiểu người đang sống, chỉ liếc qua danh sách nhà văn trẻ Sartre đã giới thiệu cũng đủ thấy.
Hiểu cả loài người. Tiêu biểu nhất có tác phẩm triết cuối cùng của Sartre, Critique de la raison dialectique (Phê phán lý trí biện chứng). Trong tác phẩm này, Sartre vừa dựa vào bản thể luận của L'Être et le Néant, vừa muốn vượt nó, đưa cả Lịch sử vào tầm nhìn và lý luận, trả lời câu hỏi: con người có khả năng hiểu Lịch sử hay không, bằng phương pháp suy luận nào, vì sao, v.v. Ðây mới là cuộc đương đầu cơ bản, đích thực giữa Sartre với Marx. Những tác phẩm khác về đề tài này, như Sartre đã viết, chỉ là tranh luận với học trò tồi của Marx và nhất là của Engels. Trong bài đề tựa cho tác phẩm này, Sartre viết những câu nổi tiếng sau:


Cuối cùng, tôi chỉ đặt một câu hỏi. Một câu hỏi thôi: ngày nay, chúng ta có hay không khả năng thiết lập một nhân học[12] có tính cấu trúc và lịch sử? Nó sẽ có chỗ đứng trong triết lý của Marx vì - như độc giả sẽ thấy sau đây - tôi coi chủ nghĩa Marx như triết lý không thể vượt qua được trong thời đại của chúng ta và vì tôi coi ý thức hệ hiện sinh và phương pháp suy luận "thông cảm[13]" của nó như một xâm nhập vào chủ nghĩa Marx do chính chủ nghĩa Marx gây ra và đồng thời chống lại[14].


Sartre rất ghét từ existentialisme (chủ nghĩa hiện sinh) do Gabriel Marcel tạo năm 1943[15]. Ngay năm 1945, trong một cuộc thảo luận do nhà xuất bản Cerf tổ chức, chàng trả lời Gabriel Marcel: triết lý của tôi là triết lý của sự hiện sinh (une philosophie de l'existence); tôi không biết chủ nghĩa hiện sinh là cái gì cả[16]. Người Việt không phân biệt được những khái niệm existentialisme, existentialiste với khái niệm existence vì dịch tuốt luốt bằng từ 'hiện sinh'. Dễ hiểu, đây chỉ là một đề tài triết kinh điển của Tây Âu.

Nôm na, nội dung nó là: hiện thực (existence, những gì có trong thế giới hiện thực) có trước hay bản chất (essence) có trước? Dịch thế nào không quan trọng lắm, quan trọng là hiểu nội dung: sự đối kháng giữa thế giới thực và khái niệm. Theo Platon, bản chất có trước, là sự thực tinh khiết vĩnh cửu của mọi sự vật, còn điều con người ý thức chỉ là hình ảnh méo mó của sự vật đích thực, hình thành vì sự ngu muội. Tất nhiên, với triết gia thì khác! Sartre tuyên bố cộc lốc: L'existence précède l'essence, sự hiện sinh có trước bản chất, trong buổi nói chuyện với 'quần chúng' đăng lại dưới tựa L'existentialisme est un humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản), 1945. Rất nhiều độc giả, ngại đọc sách triết, biết triết lý của chàng qua bài nói chuyện nẩy lửa đó. Sartre lừng danh, trở thành đề tài tranh luận văn học từ đó. Sau này, chàng ân hận đã cho đăng bài ấy:


Rất nhanh, tôi đã nghĩ rằng cho đăng nó là một sai lầm lớn[17].
Ðối với chàng, chủ nghĩa hiện sinh của Kierkegaard, của Jasper và của chàng, khác nhau về nội dung, đều chỉ đáng gọi là ý thức hệ.


Sartre phân biệt triết lý với ý thức hệ như sau. Ở mỗi thời đại chỉ có một triết lý sống (vivante). Tư tưởng đáng gọi là triết lý là tư tưởng đã đi vào đời, biến thành môi trường suy luận của con người, 'thành văn hoá và, đôi khi, bản chất của cả một giai cấp', có thể áp đảo cả tư duy của các giai cấp bị thống trị (ý của Marx). Vì thế, triết lý của một thời đại luôn luôn vượt xa tác phẩm của triết gia đã khai sinh nó: những người khác dựa vào nó để ý thức và hành động, làm chủ thế giới, đương nhiên phải phát triển nó trong đủ thứ lĩnh vực.

Nhưng tìm hiểu tác phẩm gốc sẽ giúp ta soi sáng những học phái phụ thuộc (doctrines). Thí dụ tiêu biểu: triết lý của Descartes. Hiện tượng ấy Sartre gọi là quá trình nhập thế của triết, le devenir monde de la philosophie[18]. Trong nghĩa đó, từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 20, Sartre cho rằng chỉ có ba thời điểm chứng kiến sự kiện ấy, chàng nêu danh bằng những tên tuổi nổi tiếng: thời điểm của Descartes và Locke, thời điểm của Kant và Hegel và, cuối cùng, thời điểm của Marx. Tất cả các tư tưởng khác đều chỉ đáng coi như ý thức hệ (idéologie) bám vào môi trường triết lý kia mà tồn tại để phát triển hay chống nó. Riêng với triết lý của chính mình, Sartre giải thích: nó ra đời vì những người cộng sản thời ông đã biến triết lý của Marx thành một thứ học thuyết rỗng tuếch, khô cứng, tê liệt, không cho phép con người hiểu cuộc sống và bản thân mình[19].


Một khía cạnh khá ý nghĩa ở Sartre: chàng hoàn toàn không có ý niệm gì về tiền. Tiền nhuận bút vừa tới, thoắt biến. Tiêu cho mình một phần, chủ yếu cho ăn mặc và trả tiền phòng. Còn lại, cho hết, cho đủ thứ người vì đủ thứ lý do. Có lúc không còn tiền trả thuế lợi tức, phải vay mẹ 12 triệu quan cũ để nộp thuế. Cuối cùng, Gallimard giữ lại tiền trả thuế. Còn lại, mỗi tháng 'trả lương' cho Sartre một phần. Jean Cau, thư ký riêng của chàng, kể: hai bàn tay Sartre thủng, đổ tiền vào tới đâu chảy đi tới đó. Mỗi tháng, tới ngày Gallimard chuyển tiền nhuận bút vào tài khoản của Sartre, Jean Cau tiến hành một 'nghi lễ' lý thú: đưa cho Sartre ký ngân phiếu cho một đống người, trong đó, không biết do đâu, vì lý do gì, có tiền thanh toán chi phí bệnh viện cho một chàng clochard (vô gia cư, sống lê lết trên vỉa hè Paris)! Ký xong, Sartre: Hết sạch rồi, phải không? Jean Cau gật đầu. Sartre bèn chạy xuống bếp, vay bà đầy tớ của mẹ 10000 quan cũ để sống.


Con người hiểu thấu biết bao chuyện rắc rối trong đời, thú nhận: quan hệ của chàng với tiền là một vấn đề chàng không giải thích nổi, luôn luôn khó chịu, bứt rứt. Chàng không thấy mối liên hệ nào giữa những đống tiền chàng nhận và những tác phẩm của chàng vì, theo chàng, triết lý, văn chương thuộc loại đồ vô dụng (inutile, không có giá trị sử dụng). Chàng cũng cho rằng nhà văn tư sản như chàng là kẻ ăn bám giai cấp thống trị. Kể cho vui. Tuy vậy, Sartre không hiểu nổi, ắt có vấn đề không nhỏ. Ðây là bế tắc cơ bản của khái niệm giá trị sử dụng trong học thuyết kinh tế của Marx, khiến nó bất lực để tìm hiểu kinh tế đời nay.


Còn nhiều chuyện đáng nói về con người Sartre vì chàng là người hiếm hoi sống triệt để, trong suốt, tới cùng triết lý của mình. Nhưng đã quá dài. Xin nêu một khiá cạnh cuối cùng: Sartre cực ghét mọi hình thái quyền lực, chính trị, kinh tế, xã hội, kiến thức, tư tưởng... Chàng đã gặp nhiều người có quyền lực, danh vọng trên khắp thế giới, không kết bạn với ai. Chàng luôn luôn ứng xử bình đẳng với bất cứ ai, kể cả những người đáng tuổi con, cháu. Trong đời, Sartre 'có quyền lực' trong thời làm giáo sư triết cho năm cuối trung học. Một ông 'thầy' quái đản. Không 'dậy', chỉ nói chuyện, thảo luận với học trò. Khi phải chấm bài, cho mọi người điểm... như nhau! Ra khỏi lớp, hay rủ học trò đi... đánh boxe! Thầy trò boxer nhau túi bụi, còn ra thể thống quái gì? Nhưng, trong vài trường hợp, lại kết bạn lâu bền. Hai người học trò cũ thuật lại[20]:


Thực ra, ông không dậy học, ông nói chuyện với những người bạn trẻ và những điều ông nói có vẻ đương nhiên, chắc chắn đến mức chúng tôi có cảm tưởng mình đang khám phá Sự Thật.
Ðột nhiên, một ông thầy tạo ra một quan hệ giữa người với người không giống quan hệ gia đình hay bất cứ quan hệ quyền lực nào, một quan hệ gạt bỏ những hàng rào thông thường.


Về già, chàng vẫn tiếp học sinh tới hỏi chàng về vở kịch La Putain Respectueuse, Con đĩ kính cẩn, để về viết bài vở. Phong cách đối xử ấy với người đời, ai đã gặp chàng đều công nhận. Trong thế kỷ 20, đây là con người tiêu biểu nhất cho 2 giá trị cơ bản của nền văn minh tư sản Pháp: tự do và bình đẳng. Vì nó đã tái sinh và phát triển nội dung của hai khái niệm ấy.

Một kiếp sống, tư duy, hành động và sáng tác nghệ thuật phi thường

Trong đoạn tới, phải nói tới triết lý của Sartre, phải sử dụng những khái niệm triết. Vậy, xin nói trước, đối với tôi, 'khái niệm' nghĩa là gì. Khái niệm là một từ ngữ có định nghĩa và có ý nghĩa trong môi trường của một hệ suy luận[21]. Khái niệm khoa học (tự nhiên) khác khái niệm triết hay văn học ở điểm cơ bản cuối cùng đó. Trong khoa học, khi cộng đồng những người làm khoa học đã chấp nhận một khái niệm thì nó chỉ có 'một' định nghĩa thôi vì môi trường suy luận của họ là một. 'một' vì thực tế một khái niệm khoa học có thể có nhiều định nghĩa tuỳ độ chính xác cần thiết để hiểu một sự kiện trong khuôn khổ một nghiên cứu và thực nghiệm. Thí dụ: khái niệm kilogramme. Nó biểu hiện một quan hệ về lượng giữa hai hay nhiều vật thể. Trong đời sống và hành động thường ngày, đó là quan hệ giữa bất cứ vật thể nào với một khối kim loại trưng tại Palais des Poids et des Mesures ở vùng Paris, có thể cụ thể hoá dưới dạng một cái cân và ký hiệu hoá dưới dang một cái kim ở vị trí nào đó trên một bảng đo hay một con số. Mở tầm nhìn ra toàn bộ quả đất, nó có một định nghĩa khác, bao quát hơn, chính xác hơn. Mở tầm nhìn ra cả vũ trụ, cũng vậy.


Nhưng ba định nghĩa ấy nhất quán với nhau, định nghĩa bao quát và chính xác nhất bao phủ, giải thích giới hạn của định nghĩa thấp hơn. Trong văn học, hoàn toàn khác. Ðằng sau một từ ngữ, có thể có vô vàn khái niệm với vô vàn định nghĩa khác nhau. Mỗi triết gia định nghĩa lại khái niệm của triết gia khác. Những khái niệm ấy chỉ có nghĩa trong môi trường của một hệ tư duy. Tình nghĩa chẳng hạn, là một khái niệm không có từ tương ứng trong tiếng Pháp, không thể 'dịch' được. Vậy, trong triết, khi ta dùng một khái niệm, nếu muốn viết chính xác, phải điền theo 'của tác giả nào'. Nói thế tưởng dễ, nhưng không dễ tí nào. Những bố triết gia thường định nghĩa khái niệm của mình bằng vài chục trang! Thí dụ khái niệm mauvaise foi (sự giả dối với chính mình) của Sartre: cả một chương trong L'Être et le Néant! Viết đi viết lại như thế, chết độc giả, nuốt thế quái nào được! Vậy, trong đoạn sau, những khái niệm triết tôi dùng hoặc là khái niệm của Sartre, có ý nghĩa trong hệ suy luận của chàng hoặc là khái niệm bình dân học vụ. Khi là khái niệm do tôi bịa, tôi sẽ nói rõ.



Ðời người là một quá trình liên tục từ sinh tới tử. Trong quá trình ấy, tư duy của con người lúc tiến, lúc chựng lại, lúc lùi. Có lúc nhẩy vọt lên phiá trước, có lúc nhẩy vụt về... khởi điểm. Cắt một cuộc đời thành nhiều giai đoạn có vẻ giả tạo, hình thức, nhất là đối với Sartre, người có thói quen làm cùng lúc nhiều chuyện: viết triết, viết văn, tranh luận, bút chiến, giới thiệu nhà văn trẻ, dấn thân chính trị... Lại có thói đột ngột bỏ chuyện này làm chuyện khác, rồi trở lại hoàn thành chuyện bị bỏ rơi... 10 năm sau. Tuy vậy, chính Sartre đã làm chuyện đó đối với đời mình. Ta có thể dựa vào đó để tìm hiểu. Cuộc đời ấy có ba giai đoạn:

- trước chiến tranh thế giới 2.


- từ chiến tranh thế giới 2 tới 1968, khi xã hội Pháp bùng nổ.

- từ 1968 tới chết, năm 1980.


Ba giai đoạn ấy khớp với vận động của lịch sử, hai giai đoạn sau khởi đầu bằng một cuộc động đất trong lịch sử Pháp. Chúng cho phép ta thấy tư tưởng, văn chương của Sartre vận động trong hoàn cảnh lịch sử.

Giai đoạn 1, tới 1945


Sartre là một tác giả hiếm hoi vừa làm chủ tư tưởng của mình vừa làm chủ ngòi bút hành văn của mình, không bao giờ cho phép triết lý và văn chương chia lìa nhau. Cho tới nay, chưa ai phát hiện được mâu thuẫn nào giữa triết lý, văn chương, hành động, cuộc sống của chàng. Phê phán Sartre khó ở đó. Người ta trách chàng đã từng lựa chọn sai, như 'lịch sử đã chứng minh'. Từ đó kết luận: phương pháp suy luận của chàng sai. Cứ cho là vậy. Nhưng phương pháp suy luận ấy sai ở chỗ nào về mặt lôgích? Tại sao phương pháp suy luận sai ấy khiến chàng thường thường lựa chọn đúng và sáng tác lắm tác phẩm văn chương hay như vậy? Chẳng mấy ai nói được điều gì đáng kể, thường chỉ phán và đem... lịch sử (sic) ra nện. Chẳng thuyết phục tí nào.


Cuối cùng, ý kiến thời thượng hiện nay: Sartre là một nhà văn lớn, một triết gia tồi; ca ngợi văn chương của chàng và lờ triết lý của chàng. Nhưng lờ thế quái nào được: vứt bỏ nội dung triết lý, chẳng còn điều gì hiểu được! Nhưng độc giả ngày nay đọc vẫn hiểu điều chàng muốn nói, dĩ nhiên ở những mức độ khác nhau. L’enfer, c’est les autres (Ðịa ngục, chính là tha nhân) hiểu theo kiểu thông thường vẫn hay. Và không mâu thuẫn với l’Être-pour-Autrui (Thực-thể-do-Tha-nhân) trong triết lý của L'Être et le Néant. Sống với chàng (nàng), có lúc tôi có cảm tưởng tôi chỉ còn là một cái bàn, cái ghế. Có mấy người đã từng nói với tôi như thế. Họ 'vận dụng' triết lý của Sartre mà không biết. Do đó Sartre vẫn incontournable (không thể vòng tránh) đối với triết gia Pháp: không đụng tới thì thôi (đó là thái độ chung, lờ), đụng tới khó nhai nghiền lắm lắm. Ðúng là:


Nhưng không ai chiến thắng nổi một triết lý bằng cách tuyên bố đơn thuần rằng nó sai. Phải hiểu nó và vượt nó, trong nghĩa dựa vào nó mà tiến lên đúng theo lôgíc nội tại của nó, vận dụng khả năng phê phán của con người để gạt bỏ khía cạnh hình thức của nó [nói toẹt là ngôn ngữ thời thượng cũng được, PHĐ] nhưng vẫn giữ lại nội dung mới mà nó đã đạt được[22].


Thuở còn thơ, Sartre mơ trở thành nhà văn lớn. Vào École Normale Supérieure (Trường Cao Ðẳng Sư Phạm), chàng mơ thêm trở thành triết gia lớn. Trưởng thành trong thời đại cách mạng, chàng đã mong giải quyết mâu thuẫn giữa triết lý (dựa vào suy luận cá nhân) và hành động (cùng người khác thay đổi thế giới), đem triết lý vào đời thực. Do đó chàng phải đương đầu với triết lý của Marx vì, trong thế kỷ 20, nếu có một triết lý đã thực sự biến thành môi trường cảm nhận và tư duy của đông đảo quần chúng, đó là triết lý của Marx, mọi triết gia đều phải đối diện với nó để khẳng định mình. Do đó chàng tạo những khái niệm liberté en situation (tự do trong bối cảnh), intellectuel engagé (trí thức dấn thân), littérature engagée (văn chương nhập cuộc), v. v...


Từ ấy, chàng đeo đuổi cả hai hoài bão, thường là song song, nhưng cũng có lúc nhẩy từ lĩnh vực này qua lĩnh vực kia, tư tưởng luôn luôn thống nhất, văn chương nêu vấn đề cho triết lý, triết lý làm nền tảng cho văn chương, rồi văn chương hiện sinh hoá[23] triết lý qua tác phẩm nghệ thuật và... giải quyết những bế tắc triết học!


Tác phẩm đầu tiên thể hiện những khái niệm triết đặc thù của Sartre là La Nausée (Buồn nôn). Chàng nộp bản thảo cho Gallimard năm 1936 dưới tựa Melancholia. Và... bị từ chối. Tội nghiệp Sartre. Hỏi vợ, bị khước từ. Thi agrégation triết lần đầu, trượt. Gửi đăng tiểu thuyết đầu tay mình đã viết hết mình[24], bị từ chối. Cũng dễ hiểu: chẳng ai hiểu nội dung triết của tiểu thuyết này. Người sành nhất cũng chỉ thấy chưa có tiểu thuyết nào đen tối đến thế ngoài tác phẩm của Kafka. Sau khi chàng đăng L'Être et le Néant, thiên hạ mới lần lần hiểu. Năm 1937, do bè bạn cổ động, Gallimard nhận đăng tiểu thuyết ấy và đề nghị tựa La Nausée.


Tư tưởng của Sartre bước vào đời dưới dạng văn chương. Trong La Nausée, nhân vật chính, Roquetin, lần lần ý thức con người là một hiện thực[25] ngẫu nhiên (contingent), không nhất thiết, không có lý do tồn tại. Ðiều ấy, Sartre cảm nhận từ tuổi 20. Chàng không dùng từ hasard, cũng có nghĩa đó, có lẽ vì nó là khái niệm gắn với khái niệm tất yếu (nécessité) trong những tranh luận khoa học và triết học kinh điển. Dĩ nhiên, khái niệm contingence cũng có nghĩa đó, nhưng nó còn có nghĩa này: con người không có ý nghĩa (sens), giá trị (valeur) gì cả. Nếu nó là sản phẩm cần thiết trong quá trình vận động của vũ trụ (như Engels tưởng) hay là một sản phẩm đặc biệt của Thượng Ðế, đời nó có ý nghĩa, giá trị. Ý nghĩa, giá trị đó tùy khoa học hay một đấng thiêng liêng.

Nhưng nếu nó ngẫu nhiên, nó không tự nó có ý nghĩa, có giá trị. Ðể trốn tránh sự thật khiếp đảm đó, Roquetin tự dối mình, lao vào đủ thứ ứng xử không trung thực (conduite inauthentique), thí dụ, Tình Yêu với những khoảnh khắc độc nhất (moments uniques) của nó. Cuối cùng, chàng hiểu: không thể giả dối với chính mình. Tiểu thuyết kết thúc với hình ảnh một Roquetin nghe một khúc nhạc, đột nhiên hiểu rằng nghệ thuật là điều tất yếu duy nhất của con người. Trong một điệp khúc, những nốt nhạc nối đuôi nhau một cách tất yếu, nốt trước đã thế, nốt sau phải vậy. Sự tất yếu ấy do con người tạo ra để thể hiện chính mình. Ý nghĩa và giá trị của con người do chính nó sáng tạo. Nội dung triết lý cơ bản ở đây: một cuộc đối diện cô đơn giữa ý thức cá nhân với thân phận làm người.

Lối thoát khơi ra để mang lại cho thân phận ấy ý nghĩa và giá trị là làm nghệ thuật. Hoàn toàn không có kích thước xã hội, lịch sử, chính trị. Nhưng thái độ đối diện thân phận làm người ấy đặt đầy vấn đề cho những kiểu suy luận lệ thuộc xã hội, lịch sử và chính trị! Những thái độ cực đoan thường vậy, và Sartre cực đoan trong mọi vấn đề. Ðã viết triết, phải đặt lại vấn đề từ đầu: con người, ý thức là gì? Ðã tìm hiểu người khác, phải tìm hiểu tận gốc và toàn diện; đã muốn sống trung thực, phải sống trong suốt với chính mình, với người khác, vời đời, tới cùng và suốt đời; đã dấn thân chính trị chống chủ nghĩa tư bản, phải ủng hộ những khuynh hướng cực tả; đã yêu, phải yêu toàn diện và, do đó, chỉ yêu Simone de Beauvoir là chính. Hè hè, triết gia... Thái độ ấy đá phóc ta ra khỏi những định kiến êm ả, hèn hạ, bắt ta đương đầu với vài điều ta đã linh cảm nhưng không dám đối mặt, bắt ta thực sự làm người.


Sau La Nausée, trước hoặc song song với L'Être et le Néant hoặc ngay sau đó, những tác phẩm văn chương chính, tiêu biểu, gồm tuyển tập truyện ngắn Le Mur, Bức Tường, tiểu thuyết L'Âge de Raison, Tuổi trưởng thành, kịch Les Mouches, Bầy ruồi, tiểu thuyết Le Sursis, Thời hạn hoãn, những vở kịch Huis Clos, Xử kín; Morts sans sépulture, Chết không đất chôn và La putain respectueuse, Con đĩ kính cẩn. Và bài nói chuyện lừng danh: L'existentialisme est un humanisme, Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản.


Nội dung triết lý của các tác phẩm trên đều có thể hiểu qua L'Être et le Néant. Sartre bắt đầu ghi những suy nghĩ của mình để viết quyển sách triết gốc này năm 1939, khi chàng bị bắt lính, bước vào lịch sử thực của thời đại của chàng. Về quá trình đó, chàng nói:

Mùa xuân 1939 đánh dấu một bước ngoặt trong đời tôi. Tôi từ giã chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phi nhân bản của tôi. Tôi học được sự đoàn kết. [...]Năm 1939, cuộc đời tôi thay đổi đột ngột, triệt để: Lịch sử đã tóm cổ tôi để không bao giờ buông tôi nữa[26].


Chàng chỉ bắt đầu hiểu điều đó năm 1945, hai năm sau khi công bố L'Être et le Néant:

Chính trị là một kích thước của con người. Nhưng điều ấy, tôi chỉ phát hiện ra cho chính tôi qua chiến tranh, và tôi chỉ thực sự hiểu nó từ năm 1945[27].

Chàng nói:

Nếu tôi đã viết quyển Thực-thể và Hư-vô nhanh như thế thì vì chỉ cần viết thôi: những ý tưởng đã có sẵn[28].


Những ý tưởng có sẵn đó, tất nhiên đã thể hiện trong những tác phẩm văn chương đã đăng hoặc đang hình thành song song với L'Être et le Néant và ngay sau đó. Tất nhiên, L'Être et le Néant và những tác phẩm hình thành song song cũng có những ý tưởng xuất phát từ bước ngoặt kia, từ sự đương đầu bất ngờ giữa Sartre với Lịch Sử. Những điều ấy thể hiện lần đầu tiên dưới dạng nào, ở tác phẩm nào, là đề tài nghiên cứu lý thú không bàn ở đây được, Hợp Lưu sẽ vác kéo hoặc cây búa tạ và lưỡi liềm sắc bén để hớt cắt đục, nhường chỗ cho tác giả khác, nhất là nhà thơ. Thế cũng phải.


Về mặt triết lý, nội dung chung của những tác phẩm kể trên được lý thuyết hoá trong L'Être et le Néant. Ta hãy thử tìm hiểu, theo Sartre[29], nó thế nào.

L'Être et le Néant là một quyển sách đồ sộ, khổ lớn, chữ nhỏ, dài hơn 700 trang, rất khó hiểu, đọc vài trang đã chóng mặt, đổ mồ hôi.


Lý do thứ nhất: ai không quen phương pháp suy luận biện chứng của Hegel, khó mà hiểu được. Thời ấy, ở Pháp ít ai biết đến Hegel. Một vài trí thức Pháp biết Hegel qua những bài giảng của Alexandre Kojève (1933-1939) tại École des Hautes Études[30]. Tới giữa những năm 70, Pháp mới bắt đầu xuất bản Hegel toàn tập.


Lý do thứ hai: Sartre vận dụng một văn phong cực kỳ lạ, rất thích hợp với kiểu suy luận biện chứng. Trong kiểu suy luận ấy, không có gì tĩnh cả, mọi sự đều động. Không những thế, mọi sự đều tự nó vận động. Ðể thể hiện điều đó, Sartre lôi cổ tiếng Pháp ra khỏi khung duy lý hình thức của nó, vặn vẹo nó, liên miên khích động[31] danh từ, tạo nhiều động từ mới. Kết quả, đầy những câu kiểu: Le présent n'est pas, il se présentifie. Hiện tại không là, nó tự hiện tại hoá. Le soi n'est pas, il est été. Cái tôi không là, nó đã bị là. Se présentifier và est été không có trong tiếng Pháp! Ðọc liền tù tì 10 trang văn kiểu ấy, độc giả khép sách đi ngủ, khá tự nhiên. Tuy vậy, chịu khó tạm quên mình một tí, đọc ngấm đòn, cũng quen thôi, có thể hiểu rõ ý vì Sartre viết chính xác, chặt chẽ, nội dung nhất quán và, như Jeanson đã làm, trình bầy lại một cách dễ hiểu hơn.


Lý do thứ ba: khái niệm être là khái niệm cơ bản trong triết học Tây Âu, mỗi triết gia có định nghĩa riêng về nó. Từ être trong tiếng Pháp vừa là danh từ vừa là một động từ cơ bản, khó lòng viết một trang mà không dùng nó nhiều lần. Cả hai có vô số nghĩa. Do sự nhập nhằng đó, quyển sách rất khó hiểu. Trong một câu văn, có thể có nhiều từ être với nghĩa khác nhau, phải dịch bằng những từ ngữ khác nhau mới hiểu được.

Vì thế, dịch hay trình bầy triết lý của Sartre trong một ngôn ngữ khác hẳn tiếng Pháp rất khó.


Sau đây, tôi xin thử trình bầy lại trong tiếng Ziao Chỉ lõi đặc thù của L'Être et le Néant, vài khái niệm chính được định nghĩa trong đó và nhận diện hình thái văn chương của chúng trong tác phẩm của Sartre. Xin lỗi trước độc giả, nếu tôi thất bại.


Ðể hiểu vấn đề được bàn ở đây, phải đặt triết lý của Sartre trong bối cảnh triết học Châu Âu, bắt đầu từ Descartes cho đỡ phải lần mò tới những triết gia Hy Lạp cổ. Trong bối cảnh ấy, có ba câu hỏi lớn:
- Thực-thể (L'Être) có thực hay không có thực. Nếu có, bản chất của nó là gì?


- Tinh-thần có thực hay không có thực. Nếu có, bản chất của nó là gì?

- Tinh-thần có thể hiểu thực-thể hay không? Vì sao?

Trả lời của Descartes[32]

Ða số triết gia Tây Âu coi Descartes như người mở đường cho tư duy triết học hiện đại. Descartes[33] khẳng định:

- Thế giới ngoài Tôi có thực.

- Tôi có thực (Je pense donc je suis).


Trong triết lý ấy, Tôi là chủ thể tự do của tư duy[34], gốc của toàn bộ những khái niệm liên quan tới khả năng ý thức và suy luận: tinh thần, esprit, hay linh hồn, âme (đối với Descartes đồng nghĩa); ý thức, conscience; lý trí, intelligence; hiểu biết, comprendre, v.v.

Nếu ta trình bầy lại nội dung của Méditations (Suy ngẫm) với ngôn ngữ ngày này thì trong thế giới quan và nhân sinh quan của mình, Descartes phân biệt:



- Thế giới vật chất (corps) tự tại, bất diệt, độc lập với những gì ta có thể nghĩ về nó.

- Thế giới sinh vật (corps humain), có nhục cảm (sensations, sens…).

- Thế giới tinh thần, hoàn toàn độc lập với thế giới vật chất, khác nhau về chất (substances différentes)

Tinh thần có thể hiểu thế giới vật chất nếu biết suy luận một cách có phương pháp (Discours de la Méthode, Bàn về phương pháp suy luận)

Descartes không nói tính đặc thù của substance des corps ([bản] chất của vật thể) là gì. Nhưng ông là một nhà vật lý có tầm cỡ thời ông và tác phẩm của ông cũng cho phép ta hiểu: tính vật chất (matérialité). Vì thế Engels đề cao Descartes như một triết gia duy vật. Ngày nay, ta có thể nói: là năng lượng, tuy khái niệm năng lượng cũng không dễ hiểu! Khái niệm vật chất (matière) cũng vậy nốt!


Descartes cũng không nói tính đặc thù của substance de l'esprit ([bản] chất của tinh thần) là gì. Nhưng ít nhất và rất rõ, có ý này: phi vật chất. Nó thuộc lĩnh vực khác, liên hệ tới Thượng Ðế.


Ở đây, tôi không bàn tới thế giới sinh vật trong tư duy của Descartes. Bản thân Descartes đã mô tả sinh vật như những cỗ máy phức tạp. Nhưng trong tác phẩm triết của ông, có nhiều nhận xét hết sức độc đáo vẫn còn rất thời sự ngay sau khi đọc những quyển sách như La logique du vivant, Lôgíc của sự sống của François Jacob (Nobel Y học) hay những bài về sinh học mới đây trong L'Université de tous les savoirs[35], Ðại học của mọi kiến thức.


Nhân sinh quan của Descartes nêu một câu hỏi nan giải. Người đầu tiên phát hiện và đặt câu hỏi đó là Công chúa Élisabeth de Bohême trong thư từ với Descartes: nếu tinh thần phi vật chất, làm sao nó điều khiển được cơ thể của con người? Descartes công nhận rằng chàng không có giải đáp hợp lý[36]. Mỹ nhân khả úy! Người say sưa triết lý nên mê mấy bà! Ðảm bảo triết học sẽ nồng nàn khởi sắc liền tù tì. Hè hè, triết gia…


Trong thế kỷ 20, Schrödinger (Nobel vật lý lượng tử) đặt lại vấn đề này trong ngôn ngữ vật lý lý thuyết đời nay[37]. Ông cho rằng tính khách quan (objectivité, di sản của Descartes) trong khoa học chỉ là một giả thuyết nhằm đơn giản hoá một vấn đề quá phức tạp. Nếu tin tưởng tuyệt đối giả thuyết đó, không thể giải thích khả năng hiểu biết thế giới vật chất của con người[38]. Không ai có thể biết bất cứ gì về một hệ thống vật chất đóng (système matériel fermé). Ðể tìm hiểu một hệ thống vật chất, ta phải tác động vào nó bằng một năng lượng, xem nó phản ứng thế nào. Tinh thần không là năng lượng, không thể tác động vào một hệ thống vật chất, do đó không thể hiểu thế giới vật chất! Vì thế Schrödinger đã đi tìm giải đáp trong triết lý của Mach[39] và trong những Veda của Ấn Ðộ cổ. Ông khẳng định: sẵn sàng từ bỏ tư duy duy lý hình thức với điều kiện có một kiểu tư duy nào hơn nó tức là, tối thiểu, cho phép con người đạt những kiến thức nó đã đạt được với tư duy duy lý hình thức.


Toàn bộ những trước tác của Trần Ðức Thảo, như ông đã từng viết, từ Phénoménologie et matérialisme dialectique, Hiện tượng luận và chủ nghĩa Duy vật biện chứng, cho tới khi ông chết ở Paris, cũng nhằm giải quyết câu hỏi trên.

Trả lời của Kant

Nhân sinh quan của Kant (Critique de la raison pure, Phê phán Lý trí tinh khiết) cơ bản vẫn là nhân sinh quan của Descartes: hai thế giới biệt lập, vật chất và tinh thần. Bước phát triển căn bản: tinh thần chỉ có thể biết thế giới vật chất qua những dạng mà giác quan của con người cảm nhận nó[40]. Những dạng ấy, Kant gọi là hiện tượng (phénomène). Con người không có khả năng biết Sự vật - tự nó, chỉ có khả năng biết nó xuyên qua những hiện tượng. Một đặc điểm của hiện tượng là nó có hình thái (forme). Nhưng khả năng phát hiện hình thái đòi hỏi một tiền đề: linh thức (intuition transcendentale) Không gian. Một hình thái chỉ có thể xuất hiện trên một cái phông: Không gian. Cũng với suy luận kiểu này, Kant đặt ra một linh thức khác, Thời gian và khẳng định hai linh thức ấy cần và đủ để giải thích khả năng ý thức, hiểu biết của con người trong mọi lĩnh vực[41]. Sau đó, ông bàn liên miên về 10 phạm trù cơ bản của tư duy của Aristote.



Có lẽ dịch forme bằng hình thù chính xác hơn vì trong đoạn văn bàn tới vấn đề này, Kant nói tới những gì con mắt có thể cảm nhận. Nhưng dịch bằng hình thái đúng hơn với khái niệm triết forme. Khái niệm đó ám chỉ toàn bộ khả năng cảm nhận của con người, cơ sở của khái niệm monde sensible, thế giới ta cảm nhận. Bản thân con mắt cũng thấy cùng lúc hình thù và mầu sắc! Chưa kể đến khả năng cảm nhận thế giới ngoài Tôi của những giác quan khác.


Hai điều quan trọng ở đây [ý của tôi]:

- Kant gắn liền khả năng ý thức của con người với tính sinh vật của nó!

- Khái niệm hiện tượng của Kant không ám chỉ một thuộc tính của sự vật hay một thuộc tính của tinh thần. Nó cũng không ám chỉ một 'cái gì' có thực trong thế giới tự nhiên. Nó diễn đạt quan hệ giữa tinh thần với thế giới bên ngoài. Quan hệ đó bị ngôn ngữ 'vật thể hoá' thành danh từ, điều khá 'tự nhiên' trong tiếng Ðức hay tiếng Pháp và cũng phù hợp với nhân sinh quan của Kant: đó là một quan hệ không có thời gian tính.

Trả lời của Hegel

Hegel phủ định triết lý của Kant, đưa ra một thế giới quan và một phương pháp suy luận mới. Trong thế giới quan của Hegel, không còn sự phân li tuyệt đối giữa thế giới bên ngoài và ý thức. Thế giới thực (le réel) là một thế giới thống nhất:

Ce qui est rationnel est réel; et ce qui est réel est rationnel, Ðiều có lý có thực, và điều có thực có lý[42].


Quan trọng hơn: thế giới thực đó không ngừng vận động, biến tướng. Ðiều chúng ta có thể ý thức và hiểu không là bản chất (essence) hay bản thể (être) của sự vật, tất cả những thứ đó chỉ là những hình thái tạm thời trong quá trình vận động của mọi sự. Ðiều ta có thể hiểu là quá trình vận động không ngừng sản sinh mọi sự vật, sự kiện, từ thế giới vật chất đến tư duy của con người. Phương pháp suy luận biện chứng cho phép ta hiểu quá trình vận động ấy.


Theo Engels, Hegel sống trong một thời đại có thời trang sau: triết gia chưa xây dựng một hệ thống tư duy vĩnh viễn bao trùm mọi kiến thức, giải thích mọi chuyện, vạch ra sự thực tuyệt đối, chưa đáng mặt triết gia. Do đó Hegel đã gói ghém toàn bộ trước tác của ông trong một hệ thống kiến thức với một khởi điểm duy nhất (đồng thời cũng là kết quả cuối cùng) là Ý Niệm Tuyệt Ðối (Idée Absolue[43]). Ý Niệm Tuyệt Ðối tự phân hoá thành hai cực đối lập, mỗi cực lại tự phân hoá thành hai cực đối lập khác, và cứ thế vũ trụ, sự sống và tư duy hình thành. Tóm lại: mọi sự đều vô ngã, vô thường, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái… cứ như triết lý mà Chu Chỉ Nhược mách khéo cho Trương Vô Ky trên Quang Minh Ðỉnh! May thay, Hegel không biết võ công, không có nhu cầu ký đầu ai để giúp người ấy thành Phật. Ông chỉ muốn giải thích quá trình phát triển của lý trí.


Trong nhân sinh quan của Hegel, toàn bộ những gì con người có thể bàn tới chỉ là những hình thái tạm thời, có tính lịch sử, của một quá trình vận động. Ðóng góp đặc sắc của Hegel là một phương pháp suy luận cho phép tìm hiểu quá trình vận động đó trong đủ thứ lĩnh vực của tư duy, phương pháp suy luận biện chứng. Hegel lớn ở đó. Người đời sau chế diễu ông đã đồng nhất Ý thức tuyệt đối với triết lý của ông và sự hiện thực của nó với Nhà nước Phổ: tiểu nhân đắc chí.


Năm 1933, Sartre được một học bổng, qua Berlin một năm, tìm hiểu Hiện Tượng Luận (Phénoménologie) của Husserl. Năm 1945, Sartre mới đọc Phénoménologie de l'Esprit, Hiện tượng luận về Tinh thần của Hegel. Nhưng trong L'Être et le Néant, chàng bàn tới Hegel rất nhiều. Có thể chàng biết Hegel qua những giáo trình của Kojève, nhưng cũng có thể là qua sách chàng đọc tại Berlin.

Trả lời của Sartre

Nhân sinh quan của Sartre nằm trong nhân sinh quan của Descartes: có một thế giới vật chất tự-tại ngoài ý-thức của con người và một thế giới tinh thần khác hẳn, tuy không độc lập với nó (khác Descartes) nhưng không phụ thuộc nó, biệt lập (transcendant, giống Descartes).
Bản thể của Thực-thể-tự-tại, Être-en-soi


Sartre khởi đầu bằng nhận xét của Husserl[44]: ý-thức luôn luôn là ý-thức về điều gì, la conscience est toujours conscience de quelque chose. Quelque chose có thể dịch là cái gì. Dịch thế, không đúng. Cái gì đó, trong triết lý của Sartre có thể là chính mình! Nhưng trong nhiều thí dụ, Sartre dùng vật thể làm đối tượng của ý-thức, trong trường hợp đó, dịch bằng cái gì dễ nghe hơn[45]. Ý-thức về cái gì cũng có nghĩa không là cái đó. Thí dụ: ta ý-thức về cái bàn thì ta không là cái bàn. Nguồn gốc và ý nghĩa của phủ định (négation) nằm ngay trong hai từ không là đó. Khác biệt cơ bản giữa thực-thể và ý-thức ở đó. Thực-thể tự nó là nó, chỉ là nó, luôn luôn và vĩnh viễn là nó. Ý-thức không là.


Hình thái ý-thức này, Sartre gọi là cogito preréflexif, ý-thức chưa có suy luận. Một loại ý-thức-trực-giác.

Chương đầu của L'Être et le Néant kết thúc như thế. Kết luận chính, tính đặc thù của thực-thể là:

L'être est. L'être est en soi. L'être est ce qu'il est.[46]
Thực-thể là. Thực-thể tự-tại. Thực-thể là cái gì nó là.
il ne se pose jamais comme autre qu'un autre être; il ne peut soutenir aucun rapport avec l'autre. Il est lui-même et il s'épuise à l'être[47].
nó không bao giờ tự đặt mình như khác một thực-thể khác; nó không có khả năng quan hệ với bất cứ gì khác nó. Nó là nó và là như thế đến kiệt sức[48].


Nhìn theo góc độ của người (anthropologie):

Incréé, sans raison d'être, sans rapport aucun avec un autre être, l'être-en-soi est de trop pour l'éternité[49].
Không do ai tạo ra, không có lý do tồn tại, không có quan hệ nào với một thực-thể khác, thực-thể-tự-tại vĩnh cửu có thừa[50].


Thực-thể ấy, Sartre gọi là être-en-soi, thực-thể-tự-tại, cho nó là ngẫu nhiên (contingent), không cần thiết, không có lý do tồn tại. Nếu ta hiểu être-en-soi là toàn bộ vũ trụ vật chất thì đây là thực-thể của Descartes và Kant. Hiểu như thế, sai. Trong tư tưởng của Sartre nó còn có cả một phần của con người.
Hư-vô, Néant


Ðặt câu hỏi về bất cứ điều gì là chấp nhận trước khả năng có 2 trả lời: có hoặc không, linh cảm hiện diện của hư-vô. Hư-vô đối với cả vũ trụ: ngoài vũ trụ, có gì? Không có gì cả. Hư-vô đối với chính mình: ta là gì? Không biết. Không là gì cả.


La condition nécessaire pour qu'il soit possible de dire non, c'est que le non‑être soit une présence perpétuelle, en nous et en dehors de nous, c'est que le néant hante l'être[51].
Ðiều kiện cần thiết để có thể nói không là vô-thể luôn luôn có mặt, trong chúng ta và ngoài chúng ta, là hư-vô ám ảnh thực-thể.
Thực-thể-vì-mình, Être-pour-soi


Hư-vô từ đâu ra?

Nó không thể từ thực-thể-tự-tại mà có được. Thực-thể-tự-tại là nó, vĩnh viễn là nó, không thể tiết ra một điều gì khác nó. Hư-vô không thể tự-tại vì nó không có thực. Nó không thể có một cách độc lập với thực-thể-tự-tại vì hư-vô luôn luôn là hư-vô của một điều gì, le néant de quelque chose. Hư-vô cũng không thể tự-hư-vô-hoá, vì trước khi có thể tự-hư-vô-hoá, phải là cái đã:


Le Néant n'est pas, le Néant ‘est été’; le Néant ne se néantise pas, le Néant 'est néantisé'[52]'.
Hư-vô không là, Hư-vô 'đã bị là'; Hư-vô không tự-hư-vô-hoá, Hư-vô 'đã bị hư-vô-hoá'.


Người Pháp cũng khó mà hiểu nổi! Chia động từ être kiểu này không có trong tiếng Pháp, chỉ bắt đầu xuất hiện dưới ngòi bút của Sartre. Ý thế này: hư-vô không tự nó có thực, nó là kết quả của một quá trình hư-vô-hoá như quá khứ là kết quả của quá trình sống. Ðiều quan trọng ở đây: chủ thể của quá trình hư-vô-hoá không là Hư-vô ('đã bị hư-vô-hoá').


Vậy, phải có một thực-thể mang hư-vô vào thế giới: un être par qui le néant vient aux choses[53].

Ðể làm chuyện ấy:

l'être par qui le Néant vient au monde doit être son propre Néant[54].
thực-thể mang Hư-vô vào thế giới phải là Hư-vô của chính mình.


Ðó là bản thể của nó. Thực-thể ấy chính là con người.

Con người có ý-thức về. Nhưng nó không thể ý-thức về bất cứ điều gì mà không đồng thời ý-thức rằng nó đang ý-thức, la conscience d'être conscient, không thể không ý-thức về chính mình (soi). Ý-thức về mình cũng có nghĩa: không là mình, là hư-vô-hoá chính mình! Ðể nhấn mạnh hình thái ý-thức đặc biệt này, Sartre viết: conscience (de) soi, ý-thức (về) mình . Thực-thể đặc biệt này Sartre gọi là Thực-thể-vì-mình, Être-pour-soi.


Cette possibilité pour la réalité humaine de sécréter un néant qui l'isole, Descar­tes, après les Stoïciens, lui a donné un nom: c'est la liberté[55].
Khả năng tiết ra một hư-vô tách mình ra khỏi mọi sự của hiện-thực-người, Descartes, sau các triết gia của phái Khắc-kỷ, đã đặt tên cho nó: tự-do.
Ce que nous appelons liberté est donc impossible à distinguer de l'être de la 'réalité humaine'. L'homme n'est point d'abord pour être libre ensuite, mais il n'y a pas de différence entre l'être de l'homme et son 'être‑libre'.
Như thế, điều chúng ta gọi là tự-do không thể phân biệt được với thực-thể của 'hiện thực người'. Con người không đã có để rồi trở thành tự-do sau đó. Không có khác biệt giữa thực-thể người với 'là-tự-do'.


Cái mình (soi) kia, Sartre gọi là bản chất, essence của con người. Nó không có tự nó, nó là sản phẩm của toàn bộ quá trình tự-hư-vô-hoá của ta, nó là ta dưới dạng đã bị là. Vì thế, ta chỉ trở thành ta sau khi chết và chỉ lúc đó người đời mới biết được ta là gì, là ai. Sartre bình luận câu văn nổi tiếng của Malraux như vậy: Cái chết biến cuộc sống thành định mệnh (La mort transforme la vie en destin). Khi đã chết, con người hết khả năng thay đổi đời mình, cuộc đời ấy đọng lại thành thực-thể-tự-tại, khách quan, thành định mệnh. Nó là nó, chấm hết. Ý nghĩa, giá trị của nó đều do tha-nhân quyết định. Ðây là nội dung cơ bản của vở kịch Huis-Clos, Xử kín.


Ba nét đặc thù của thực-thể-vì-mình là:

a/ nó ngẫu nhiên như thực-thể-tự-tại vì nó không thể có ngoài thực-thể-tự-tại.

b/ tuy nó có sau thực-thể-tự-tại, nó không lệ thuộc thực-thể-tự-tại, nó biệt lập (transcendant).

c/ nó không là nền tảng của nó (fondement de soi) nên luôn luôn thiếu hụt (manque) điều gì để là chính mình như thực-thể-tự-tại. Ðiều nó thiếu hụt chính là điều nó hư-vô-hoá: thực-thể-tự-tại. Thực-thể-tự-tại ám ảnh nó. Vì nó hư-vô-hoá chính mình, nó thiếu hụt… chính mình!


Ainsi cet être perpétuellement absent qui hante le pour‑soi, c'est lui‑même figé en en‑soi. C'est l'impossible synthèse du pour‑soi et de l'en‑soi: il serait son propre fondement non en tant que néant mais en tant qu'être et garderait en lui la translucidité nécessaire de la conscience en même temps que la coïn­cidence avec soi de l'être en soi[56].
Như thế, cái thực-thể luôn luôn vắng mặt ám ảnh thực-thể-vì-mình, là chính nó đọng lại thành thực-thể-tự-tại. Ðó là sự tổng hợp bất khả thi của thực-thể-tự-tại với thực-thể-vì-mình: nếu khả thi, thực-thể-vì-mình sẽ là nền tảng của chính mình, không với tư cách hư-vô mà với tư cách thực-thể, vừa giữ sự trong suốt cần thiết của ý-thức vừa trùng hợp với chính mình như thực-thể-tự-tại.
Thực-thể-do-tha-nhân, Être-pour-Autrui


Ta trực giác tha-nhân qua thể-xác[57] (corps) của ta và của tha-nhân. Bản thể của thể-xác là:

J'existe mon corps: telle est sa première dimension d'être. Mon corps est utilisé et connu par autrui: telle est sa seconde dimension. Mais en tant que je suis pour autrui, autrui se dévoile à moi comme le sujet pour lequel je suis objet. [...] J'existe pour moi comme connu par autrui à titre de corps. Telle est la troisième dimension ontologique de mon corps[58].
Ta nghiệm sinh thể-xác của ta: đó là kích thước bản thể đầu tiên của nó. Thể-xác của ta, tha-nhân dùng và biết: đó là kích thước bản thể thứ hai của nó. Nhưng vì ta là đối với tha-nhân, tha-nhân tự lộ diện với ta như một chủ thể lấy ta làm vật thể. [...] Ta nghiệm sinh chính ta như một thể-xác mà tha-nhân biết [là gì]. Ðó là kích thước bản thể thứ ba của thể-xác của ta.


Trực giác ấy bao hàm hai ý nghĩa:

a/ Tha-nhân ý-thức về ta.. Ðối với tha-nhân ta là một cái gì. Vậy tha-nhân có thể mang lại điều ta thiếu hụt: thực-thể-tự-tại, khiến ta là ta.

b/ ta là gì trong mắt tha-nhân, ta không thể biết, không thể làm chủ vì tha-nhân tự-do như ta.

[…] l'existence d'autrui me révèle l'être que je suis, sans que je puisse ni m'approprier cet être ni même le conce­voir, […] autrui me regarde et, comme tel, il détient le secret de mon être, il sait ce que je suis[59];
[…] sự hiện hữu[60] của tha-nhân tiết lộ cho ta rằng ta là, mặc dù ta không thể nào chiếm hữu thực-thể đó và cũng không có ngay cả khả năng hình dung nó thế nào […] tha-nhân nhìn ta và, trong tư thế ấy, nắm giữ bí mật của thực-thể của ta, nó biết ta là gì;


Diễn Nôm: Mình chỉ biết mình là gì, là ai qua ánh mắt của người khác!

[…] en tant qu'autrui comme liberté est fondement de mon être‑en‑soi, je puis chercher à récupérer cette liberté et à m'en emparer, sans lui ôter son caractère de liberté: si je pouvais, en effet, m'assimiler cette liberté qui est fondement de mon être‑en‑soi, je serais à moi-même mon propre fondement[61].
Vì tha-nhân, với tư cách là tự-do, là nền tảng của thực-thể-tự-tại của ta, ta có thể tìm cách chiếm hữu tự-do ấy tuy không hủy bỏ tính tự-do của nó: đúng thế, nếu ta nhập được vào ta cái tự-do làm nền tảng cho thực-thể-tự-tại của ta, ta sẽ là nền tảng của chính mình.


Hoài bão ấy, đam mê ấy, Sartre gọi là… tình-yêu[62]!

Ê, diễn Nôm để xả hơi một tí nhe. Nếu em yêu anh vì: a/ anh đẹp trai, b/ anh học giỏi, có nhiều bằng cấp, c/ anh con nhà giàu, có đầy tiền, anh không thích đâu. Anh muốn em yêu anh vì anh là anh và, do đó, em không thể yêu ai khác. Này, chàng ơi, muốn thế thì bỏ mạng đấy, Ðịa ngục, chính là nàng đấy.


L'Être et le Néant gồm: Nhập đề: bàn về Thực-thể-tự-tại. Phần 1: bàn về Hư-vô. Phần 2: bàn về Thực-thể-vì-mình. Phần 3: bàn về Thực-thể-do-tha-nhân. Phần 4: bàn về Sở-hữu, Làm và Là, Avoir, Faire et Être. Phần 5: kết luận.


Tuy những đàm luận của Sartre lý thú, ta nên ngừng ở đây. Nội dung các phần còn lại có thể suy diễn ra dễ dàng. Vắn tắt. Ðam mê sở-hữu là một đam mê hão, thể hiện nếp sống không trung thực. Quan hệ giữa là và làm phức tạp hơn. Ta bắt buộc phải làm để là. Nếu ta làm để là tổng thống, tỷ phú, nhà văn hay đĩ, ta sống một cách không trung thực. Nếu ta muốn sống trung thực với chính mình, ta nên sống để làm người, kẻ không ngừng phủ định tất cả, nhất là chính minh.
Khái niệm tự-do-trong-bối-cảnh (liberté en situation)


Con người có khả năng phủ định vì nó tự-do. Nhưng không có phủ định hay tự-do chung chung. Phủ định luôn luôn là phủ định điều gì. Tự-do luôn luôn là tự do đối với. Ta phủ định điều gì, điều đó định nghĩa ta, ta đã bị là điều ấy. Vì thế Sartre lật ngược câu của Spinoza và viết: Toute détermination est négation, Mọi xác định đều là phủ định[63]. Câu văn nổi tiếng của Spinoza là: Toute négation est détermination, Mọi phủ định đều là xác định. Hegel đồng ý với Spinoza nên cho rằng phủ định một điều gì nghĩa là vượt (dépasser) nó nhưng vẫn giữ nó trong mình. Một thí dụ dễ hiểu: quan điểm về vũ trụ của Einstein phủ định quan điểm của Newton. Nó không xoá sạch quan điểm của Newton, vẫn đúng vẫn hữu dụng trong một khung cảnh hành động nhất định. Nó bao trùm, giải thích, hoàn thiện quan điểm của Newton. Một thí dụ khó nuốt: tôi phủ định chủ nghĩa cộng sản thì nó định nghĩa chính tôi. Người đời, cảm nhận lờ mờ điều ấy, gọi tôi là người chống cộng. Tự-do đối với có nghĩa: dù muốn dù không, ta tự-do nhưng, cụ thể, ta tự-do đối với điều ta phủ định, ta tự-do tùy và mặc dù hoàn cảnh, ta tự-do-trong-bối-cảnh.
Khái niệm Thượng đế, Dieu (Chúa của Ky-tô giáo)


Thượng đế là thực-thể tự-tại và vì-mình, être-en-soi et pour-soi. Ðiều đó mâu thuẫn, không thể có được.
Khái niệm sự thực (vérité), sự trung thực với chính mình (authenticité), sự giả dối với chình mình (mauvaise fois)

Nói sự thực là nói mọi chuyện đúng như nó là nó.


Ngay trong quan hệ giữa người với thế giới vật chất cũng không thể làm được. Tôi ngắm ly rượu, phán: rượu mầu đỏ. Tôi nói dóc. Làm gì có mầu tự nó là đỏ! Trong vật lý, mầu đỏ là một cụm từ vô nghĩa, vô dụng, không thể đưa vào một phương trình tính toán. Trong vật lý, chỉ có độ dài của một làn sóng biểu hiện bằng một con số (lượng), không có mầu đỏ. Mầu đỏ là một quan hệ về chất giữa một cá nhân với thế giới[64]. Quan hệ cá nhân ấy chỉ có giá trị cá nhân.


Trong quan hệ giữa người với người, giữa con người với chính mình, càng không thể thực hiện được. Con người chỉ là quá trình phủ định tất cả, kể cả chính mình, nó không tài nào là nó, không thể là gì cả, nó không có khả năng nói nó là gì, là ai, không có khả năng nói sự thực về nó. Ðiếu đó, nó biết rõ qua nghiệm sinh của nó. Khi nó giả vờ sống như thể nó là cái gì, là chính mình, cần thiết, có lý do tồn tại, có nghĩa, có giá trị tự nó, nó tự dối mình (mauvaise fois), sống một cách không trung thực (inauthentique). Nó làm vậy vì nó khát khao tự-tại (la foi de la mauvaise foi, niềm tin của sự giả dối). Sartre đã từng giải thích, những nhân vật trong 4 truyện ngắn của tuyển tập Le Mur, Bức tường, đều thể hiện nếp sống không trung thực[65]. Lời đó có thể áp dụng cho toàn bộ tác phẩm văn chương của Sartre trong gian đoạn này.


Trong L'Être et le Néant, dựa vào một số nhận xét, khái niệm cơ bản, Sartre phân tích, định nghĩa lại rất nhiều khái niệm của triết học, của đời sống hàng ngày: Thực-thể, Hư vô, khách quan, chủ quan, khả năng hỏi, sự giả dối với chính mình, sự thực, sự thành thực, mình, thời gian, lượng và chất, kiến thức, thể xác, tình yêu, ngôn ngữ, nhu cầu hành hạ mình, sự thèm muốn xác thịt, sự thù hận, nhu cầu tra tấn người khác, tự-do, v.v. Những phân tích ấy đều đáng đọc, chúng bổ sung nhau một cách nhất quán. Không thể trình bầy lại ở đây. Tuy vậy, những phân tích ấy xuất phát từ một lõi lý luận chung. Ðể dễ nhớ, tôi gạt qua những suy luận chi tiết, tóm tắt thô sơ tư tưởng của L'Être et le Néant như sau.


Thực-thể, toàn bộ những gì có thật gồm ba phần[66]: Thực-thể-tự-tại (Être-en-soi), Thực-thể-vì-mình (Être-pour-soi), Thực-thể-do-người-khác (Être-pour-autrui).

Tính đặc thù của thực-thể-tự-tại là:nó là nó, chấm hết. Trong thực-thể-tự-tại có cả vũ trụ và quá khứ của con người. Quá khứ ấy cũng tự-tại, khách quan. Hôm qua, ngắm Nhà Thờ Ðúc Mẹ vút từ sông Seine lên trời, anh bỗng yêu em. May thay, em có đó.


Anh bèn ôm em, thiết tha, nồng nàn hôn em cái chụt. Ðó là một sự thật khách quan, vĩnh viễn là chính nó, không gì có thể khiến nó khác nó. Như mọi sự thật, nó đã bị là, nó là sự-thật-đã-trở-thành (Toute vérité est devenue). Nó là một thành phần cấu tạo bản chất (essence) của tôi. Tôi là nó, không thể chối cãi, trốn tránh được. Nhưng hôm nay, tôi không là nó. Trước mắt tôi có vô vàn khả năng làm người trong đó nó chỉ là một. Không có gì cấm tôi tiếp tục làm nó. Không có gỉ bắt tôi làm nó. Tôi là nó và không là nó, tôi phải là nó theo kiểu không là (l'être qui a à être lui-même sur le mode du n'être pas). Nếu em bắt tôi thề thốt liên miên, bắt tôi phải là tôi, vĩnh viên là tôi, sẽ có ngày em lãnh đủ: Ðịa ngục, chính là tha-nhân. Tôi với em đã vậy. Em với tôi, than ôi, cũng… thế thôi! Là đàn ông, khốn nạn thật.



Tính đặc thù của thực-thể-vì-mình là: nó là một quá trình phủ định liên miên, phủ định toàn bộ thực-thể-tự-tại và phủ định chính mình, vươn tới tương lai của mình. Tương lai ấy không là gì cả, hoàn toàn vô định. Con người hoàn toàn tự-do và hoàn toạn tùy thuộc nội dụng cụ thể của phủ định cụ thể: anh phủ định gì? Những hình thái có thể (possibles) của những tương lai ấy gọi là projet (dự-kiến) trong nghĩa projet de soi, dự-kiến làm chính mình. Ðam mê (passion) cơ bản nhất của thực-thể-vì-mình là được tự-tại như thực-thể-tự-tại nhưng đồng thời vẫn là thực-thể-vì-mình. Dưới hình thái tôn giáo, đó là đam mê hoà mình với Thượng Ðế. Trong đời thường, đó là đam mê được là chính mình. Những đam mê ấy hão, dồn con người vào kiếp sống không trung thực.


Tính đặc thù của Thực-thể-do-tha-nhân là: tha-nhân là kẻ duy nhất có thể mang lại cho mình phần thiếu hụt của mình, thực-thể-tự-tại. Nhưng tha-nhân cũng tự-do như mình. Vì thế, trong tình yêu thông thường, mình có nhu cầu chiếm hữu tha-nhân một cách đặc biệt, chiếm thể-xác, đã đành, vì tha-nhân hiệu hữu với mình qua thể-xác của nó. Nhưng cơ bản hơn, chiếm hữu một linh hồn với tư cách linh hồn, tức là tự-do, nhưng chỉ tự-do để khẳng định mình thôi. Ðam mê hão đó dồn con người vào nếp sống không trung thực.


Vì thế, giữa ba phạm trù cơ bản của con người-trong-thế-giới (être-dans-le monde), Avoir, Faire, Être (Sở-hưu, Làm, Là ), Sartre chọn phạm trù Làm để làm người. Trong giai đoạn đầu đời, chàng tưởng làm nghệ thuật là xong chuyện.

Nội dung triết của các tác phẩm văn chương của Sartre trong giai đoạn này, cơ bản là nội dung trình bầy trong L'Être et le Néant. Chính Sartre đã nói: các tác phẩm ấy vạch mặt kiểu sống không trung thực. Những câu văn nổi tiếng của chàng phải hiểu với nội dung ấy. Vài thí dụ:


L'homme est une passion inutile, Con người là một đam mê hão. Ðam mê hão ở đây là đam mê trở thành L'Être-en-soi et pour-soi, Thực-thể-tự-tại-và-vì-mình, trở thành Thượng đế hay đam mê là chính mình. Vì điều đó không thể thực hiện được, đam mê ấy dồn con người vào kiếp sống không trung thực. Dịch từ inutile bằng hão chính xác hơn dịch bằng vô ích. Vô ích chỉ nói lên sự bất lực, lại có nghĩa vô dụng, không khơi tính hão huyền, tự lừa dối mình.


Salauds, đồ đểu. Một khái niệm đặc thù của Sartre, đã trở thành thời thượng suốt một thời, xuất hiện lần đầu trong La Nausée. Nó chê trách những kiếp sống trong đó con người giả vờ tin rằng mình là, cần thiết, có nhiệm vụ, thực-thể của mình trong thế giới tất yếu. Một biểu tượng nổi tiếng của khái niệm này là nhân vật Lucien trong L'enfance d'un chef, Tuổi thơ của một sếp. Tất nhiên, với Sartre, những ông sếp trên đời đều là đồ đểu.


L'Enfer, c'est les Autres, Ðiạ ngục, chính là tha-nhân. Nội dung triết lý của nó: tha-nhân là kẻ duy nhất có thể mang lại cho mình phần thiếu hụt của mình, tha-nhân nắm trong tay bí mật của chính mình, vì thế mình cứ phải lẽo đẽo theo Tha Nhân để trở thành mình. Vì tha-nhân là tự-do, mình không bao giờ được cho điều đó, có khi còn bị gán đủ thứ chuyện mình không ngờ nổi, nhưng vẫn phải gánh! [Trừ khi mình gặp Simone de Beauvoir. Hè, hè, triết gia...]


Tựa La Putain respectueuse, Con đĩ kính cẩn, và nội dung vở kịch ấy cũng thể hiện triết lý của L'Être et le Néant. Mặc dù mình đã bị người đời biến mình thành đĩ, mình vẫn kính trọng (respecter) quan điểm đó của người đời, tự coi mình là đĩ. Vở kịch hay ở điều sau. Con đĩ làm như thế vì nó tin tưởng những giá trị do người đời tạo ra, nó tự chấp nhận là đĩ vì nó còn tin tưởng ở người. Nó đáng thương ở đó. Những đứa coi nó là đĩ, là một loại người hạ cấp, không cùng 'bản chất' với mình, không đáng mặt người.


Câu văn trứ danh La liberté, c'est l'angoisse du choix, Tự-do, chính là khắc khoải lựa chọn, có nội dung triết sau: khắc khoải không do mình sợ lựa chọn đúng hay sai và do đó có thể không đạt điều mình muốn, mà do mình sợ tự-do của chính mình: không có lý do nào khiến mình phải lựa chọn tương lai này hay tương lai khác, chính mình tạo lý do đó và mình thừa biết lý do đó không đầy đủ để giải thích lựa chọn của mình. Trước vực thẳm, mình phải lựa chọn giữa hai khả năng của chính mình: bổ đầu xuống đó hay ngoảnh mặt, đi chỗ khác. Hai lựa chọn đó đều không tất yếu, đều 'vô lý'. Ðây là ý nghĩa của chương một, quyển 4 trong bộ Les chemins de la liberté (Những nẻo đường tự-do), đăng trong Les Temps modernes, (bỏ dở): nhân vật cầm dao cạo râu, thời đó có thể cứa cổ, nhìn mình trong gương... chấm hết.

Giai đoạn 2, từ chiến tranh thế giới 2 tới 1968


Ðọc L'Être et le Néant, có điều đáng chú ý. Sartre phê phán nhiều triết gia lớn, từ Descartes tới Heidegger, không có một lời về Marx. Thủa đó, chàng chưa hiểu Marx:

Chính vào thời điểm ấy [1925] tôi đọc Tư Bản Luận và Ý thức hệ Ðức: tôi hiểu tất cả một cách sáng lạn và tôi không hiểu gì cả. Hiểu là tự thay đổi mình, đi xa hơn chính mình: đọc những quyển sách ấy không thay đổi tôi[67].


Chàng giải thích: thời đó ở Pháp, trong Ðại học không có ghế giáo sư cho môn Chủ nghĩa Marx, sinh viên cộng sản nêu tới ắt thi trượt. Thiên hạ khiếp sợ (horreur) lối tư duy biện chứng đến mức bọn chàng không biết ngay cả Hegel là ai.


Bước ngoặt trong cuộc đời và tư tưởng của Sartre do thời cuộc. Ðột nhiên chàng phải công nhận: không thể làm người một mình trong một xó, dù là làm nghệ thuật. Người ta không cho phép chàng làm người như thế! Ðột nhiên chàng bị người ta lôi cổ vứt vào một toa xe lửa đi tới một nơi mình không muốn tới, cùng với một đống thanh niên cũng không muốn tới đó chút nào, để làm một chuyện họ không muốn làm: bắn giết. Rồi chàng bị thộp cổ làm tù binh, khám phá một thân phận làm người khác. Chàng vượt ngục nhờ giấy tờ giả, về Paris, lao vào chính trường chống phátxít Ðức và, từ đó, không bao giờ rời chính trường nữa.


Nghiệm sinh chiến tranh, chàng hiểu nhiều điều về chính chàng, về thế giới. Những điều cơ bản nhất là:

a/ con người là một thực thể xã hội.

b/ con người làm người trong bối cảnh lịch sử, trong thế giới. Thế giới và lịch sử ở đây không chỉ là thế giới, lịch sử của cá nhân như trong L'Être et le Néant, nó là thế giới và lịch sử của cả nhân loại.

c/ tóm lại, chính trị là một kích thước cơ bản của con người[68].


Trước chiến tranh, tôi đơn thuần tự coi mình như một cá nhân, tôi hoàn toàn không thấy mối liên hệ giữa con người cá nhân của tôi với xã hội trong đó tôi sống.
Cho tới thời điểm đó, tôi tưởng rằng tôi tuyệt đối tự chủ với đời tôi và phải cho đến khi, qua tổng động viên, tôi gặp sự phủ định tự do của tôi, tôi mới ý thức được sức đè của thế giới và sợi giây gắn bó tôi với mọi người và gắn bó mọi người với tôi.
ta chỉ có thể hiểu một cá nhân, bất kể ai, nếu ta nhìn nó như một thực thể xã hội. Mọi người đều có kích thước chính trị.

Lúc đó, nếu ông muốn, chính là lúc tôi đi từ chủ nghĩa cá nhân, từ con người cá thể nguyên chất của tôi trước chiến tranh, đi tới ý niệm xã hội, tới chủ nghĩa xã hội. Ðó là bước ngoặt đích thực trong đời tôi - trước, sau. Trước, tư tưởng của tôi đã khiến tôi viết những tác phẩm như Buồn Nôn, trong đó quan hệ [của tôi] với xã hội là siêu hình, và sau đó, lần lần tôi đi tới Phê phán lý trí biện chứng.


Sau khi đăng L'Être et le Néant, năm 1947-1948, Sartre ghi chép suy nghĩ của mình để viết tác phẩm Luân lý học (Morale) mà, trong đoạn cuối của L'Être et le Néant, chàng hứa sẽ viết. Gallimard đăng những ghi chép đó năm 1983, dưới tựa Cahiers pour une morale. Lại một tập giấy dầy cộm, bỏ dở. Phải chăng chàng đã bỏ dở vì bản thể luận của L'Être et le Néant không đủ để làm nền tảng cho một Luân lý học? Tôi xin nêu câu hỏi.


Tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn này là... một vở kịch trác tuyệt, Le Diable et Le Bon Dieu, Ác Quỷ và Thượng Ðế (Chúa của Ky-tô giáo), 1951. Diable và Dieu là hai khái niệm tôn giáo đặc thù của ba tôn giáo lớn trong Bible, Thánh Kinh. Dieu biểu hiện Thiện-tuyệt-đối, Diable biểu hiện Ác-tuyệt-đối. Trong vở kịch này có hầu hết những quan điểm cơ bản của L'Être et le Néant, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh và cách mạng xã hội. Giải đáp cho thân phận làm người trong hoàn cảnh ấy, tuy không mâu thuẫn với giải đáp đó trong La Nausée, khác hẳn về kích thước người. Bối cảnh là thời kỳ Chiến tranh nông dân, Guerre des paysans, thời phong kiến Ðức.
Nhân vật tiêu biểu, có:


Tổng Giám Mục, xuất hiện đầu tiên trong kịch, thể hiện quyền lực rất phàm tục, có quân đội, của Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo.

Bá tước Nossak, một lãnh chúa của giai cấp phong kiến.

Nasty, lãnh tụ 'công nhân' trong các thành thị.

Chủ ngân hàng Foucre, đại diện giai cấp tư sản đang lên.

Karl, lãnh tụ nông nô.

Catherine, tuy bị Goetz biến thành đĩ, hiểu và yêu Goetz.

Hilda, một nhân vật nữ tuyệt vời.

Chúa và Ác-Quỷ, không có mặt trên sân khấu, ám ảnh cả vở kịch.

Heinrich và Goetz, hai nhân vật chính, tiêu biểu cho kiểu sống giả dối với chính mình.


Heinrich là đứa con hoang, bâtard[69] của Nhà Thờ: chàng không xuất thân từ giai cấp phong kiến, xuất thân nông nô. Chàng là kẻ phản bội giai cấp của mình, nhưng không tài nào trở thành người khác trong giai cấp khác. Chàng là linh mục của kẻ bần cùng. Trong tư cách ấy chàng là kẻ phản bội quyền lợi của Nhà Thờ. Ðây là con người vừa là nông nô vừa không là nông nô, vừa là linh mục vừa không là linh mục.


Goetz, thủ lĩnh quân sự tài ba nhất thời đó, là đứa con hoang của lãnh chúa Heidenstamm. Chàng vừa là người quý tộc vừa không là người quý tộc.
Cốt truyện.


Nhân cuộc tranh chấp giữa Tổng Giám Mục với Conrad, anh ruột của Goetz, lãnh chúa Heidenstamm, Goetz phản anh, theo Tổng Giám Mục để được thay anh làm lãnh chúa. Nhân chuyện ấy, giai cấp tư sản trong thành phố Worms của Tổng Giám Mục nổi loạn, cướp chính quyền, bỏ tù những giáo chức. Goetz mang quân vây thành phố Worms. Ai đã biết chàng đều hiểu: chàng sẽ làm cỏ thành phố, không tha một ai ngoài đám giáo chức (người của Tổng Giám Mục) và đám tư sản (nguồn lợi nhuận của Tổng Giám Mục, do đó Tổng Giám Mục sẵn sàng tha tội phản loạn, chỉ phạt tiền thôi).


Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Trong thành phố, dân nghèo chết đói như rạ. Ðám tư sản không dám bỏ tù Heinrich vì chàng là linh mục của kẻ bần cùng. Nasty cũng vậy. Heinrich đi an ủi nhân dân, rửa tội cho người sắp chết. Nasty muốn trốn ra khỏi thành phố, huy động nông dân về giải phóng thành phố, cứu mạng dân nghèo. Ðể dồn đám tư sản vào thế không thể đầu hàng, mở cửa thành, Nasty ra lệnh khích động quần chúng giết sạch đám giáo chức. Trước khi chết, Giám Mục thành phố Worms đưa cho Heinrich chìa khoá một đường hầm, sai Heinrich trao lại cho Goetz để chàng mang quân vào cứu các giáo chức lúc đó đang bị vây. Heinrich mang chìa khoá ấy cho Goetz. Cùng lúc, lính của Goetz tóm cổ Nasty. Cuộc tranh luận giữa ba người trước khi Goetz mang quân tàn sát dân nghèo thành Worms tóm tắt cực hay vấn đề.


Heinrich muốn làm điều thiện theo ý của Chúa nhưng không sao làm được: là linh mục của kẻ bần cùng thì bị kết án là phản bội Nhà Thờ. Cứu các giáo chức thì bị kết án là phản bội kẻ bần cùng. Làm gì thì làm, cũng vẫn là anh con hoang, là kẻ phản bội[70].


Nasty cũng muốn làm điều thiện nhưng theo ý của giai cấp bị áp bức, bóc lột. Chàng chủ trương dùng bạo lực thay đổi xã hội, xây dựng thiên đường ngay trên trái đất, sẵn sàng giết người, bị treo cổ, nhưng cũng sẵn sàng lạy Goetz tha mạng dân khốn khổ trong thành Worms. Tuyệt!


Goetz là kẻ muốn tự mình là mình, ngang hàng với Chúa nhưng trong thế đối lập, chỉ làm chuyện ác để chứng mình rằng Chúa không có thực và, nếu có, cũng bất lực, không có khả năng ngăn cản chàng làm chuyện ác.


Nasty nhổ vào mặt Heinrich. Goetz cười đắc chí, ra lệnh tra tấn Nasty (đại diện kẻ bần cùng) cho đến khi Nasty chấp nhận thú tội với Heinrich (linh mục của kẻ bần cùng) thì treo cổ Nasty. Tuyệt!


Cuộc tranh luận lý thú này chấm dứt bằng một... canh bạc. Goetz đánh cá với Heinrich rằng nếu chàng thua, chàng sẽ làm điều Thiện (Le Bien) và sẽ làm được. Goetz gian lận để... thua.


Từ đó, chàng đi làm điều Thiện. Chàng 'cải cách ruộng đất', chia lãnh thổ Heidenstamm cho nông nô, lãnh đạo họ xây dựng Vương quốc của Chúa trên mảnh đất ấy.


Biết tin ấy, nông nô nổi loạn chống giai cấp phong kiến, đòi được chia đất. Goetz cấm con chiên của mình tham chiến, thà tử vì đạo còn hơn giết người. Nông nô nổi loạn giết sạch con chiên của Goetz vì tội phản bội [giai cấp]. Các lãnh Chúa tàn sát nông nô. Goetz rút lui vào một xó với Hilda, tự hành hạ thể xác mình để tiêu diệt phần ma quỷ trong mình, tìm Chúa.


Tới ngày hẹn, Heinrich đến xử Goetz. Goetz công nhận đã thua cuộc: làm được việc Thiện hay Ác đều tùy Chúa, không tùy thuộc con người. Chàng chấp nhận cho Heinrich hành hạ mình, than trách Chúa đã im lặng, và chợt hiểu. Hãy thưởng thức đoạn văn bất hủ ấy:

Goetz, ngửng đầu lên. - Linh mục, mày có lý, mọi chuyện đều do tao bày đặt. Một mình tao. Tao đã lạy lục, xin một dấu hiệu, tao đã gửi thông điệp tới tận Trời: không ai trả lời. Ông trời không biết đến cả tên tao. Từng giây, từng phút, tao tự hỏi mình có thể là gì dưới cặp mắt của Chúa. Bây giờ tao đã biết câu trả lời: không là gì cả. Chúa không thấy tao, không nghe thấy tiếng kêu gọi của tao, không biết đến tao. Mày thấy khoảnh trống trên đầu chúng ta không? Chúa đấy. Mày thấy lỗ hổng trong cánh cửa kia không? Chúa đấy. Sự im lặng, chính là Chúa. Sự vắng mặt, chính là Chúa, nỗi cô đơn của con người. Chỉ còn có tao thôi: một mình, tao đã quyết định gì là Ác; một mình, tao sáng tạo gì là Thiện. Chính tao đã gian dối, tao, con người đã từng làm ra những chuyện mầu nhiệm, tao, con người đang tự lên án mình hôm nay, chỉ có tao mới có khả năng tha tội cho tao; tao, con người. Nếu Chúa có thực, con người là hư vô; nếu người có thực... Mày chạy đi đâu vậy?


Tới đây, Heinrich bỏ chạy vì đã hiểu Goetz muốn nói gì và không muốn nghe.
Nếu ta chịu khó hiểu rằng Chúa ở đây không đơn thuần là Chúa của Ky-tô giáo mà là mọi niềm tin đã bị thần thánh hoá, thiêng liêng hoá như Sự-thật hay Quy-luật Khách-quan của Lịch-sử chẳng hạn, rồi đặt lên trên đầu con người để tự nó trói buộc đời nó, biến đời nó thành định mệnh thì ta cảm nhận được ngay tầm vóc tư tưởng của vở kịch. Hiểu như thế khớp với triết lý của Sartre cũng như với tác phẩm: tất cả các nhân vật đều tự nhận là đầy tớ của Chúa để hành Thiện tuy với nội dung trái ngược nhau. Trừ Hilda. Vả chăng, nếu Sartre có giải thích đam mê tôn giáo như một kích thước "tự nhiên" của con người trong triết lý của mình, chàng không bao giờ tranh luận với các tôn giáo.


Nhờ sự giác ngộ ấy, Goetz mới yêu được Hilda một cách trung thực:
Goetz, [ôm Hilda]. Không còn ai chứng giám chúng ta nữa, chỉ một mình anh thấy tóc em, trán em. Từ khi nó [Chúa] đã chết, sao em thật quá. Hãy nhìn anh, đừng bao giờ ngừng nhìn anh, dù chỉ một khắc; thế giới đã mù loà; nếu em ngoảnh mặt đi, anh sợ sẽ tan mình trong hư vô.


Kết thúc vở kịch, Goetz dấn thân, nhận chỉ huy quân đội nông nô trong tư thế:
Anh sẽ tiếp tục cô đơn đứng dưới bầu trời trống rỗng kia, vì anh không có cách nào khác để ở với mọi người. Cuộc chiến này phải tiến hành, anh sẽ tiến hành nó.
Kết luận này không mâu thuẫn với L'Être et le Néant, nhưng không chỉ thể hiện L'Être et le Néant nữa. Nó tiêu biểu cho tư tưởng và hành động của Sartre trong giai đoạn 2 đời chàng.


Về vở kịch này, Sartre nói và Beauvoir giải thích:
Tôi đã khiến Goetz làm điều tôi không làm được [có nghĩa là giải quyết mâu thuẫn giữa con người trí thức và con người hành động][71].
Có một điều đáng chú ý trong vở kịch này. Ðây là tác phẩm văn chương duy nhất của Sartre trong đó có một nhân vật trung thực, Hilda. Nhân vật 'đẹp' duy nhất trong văn chương của Sartre là một người đàn bà. Hè hè, triết gia...


Trong giai đoạn này có vở kịch lừng danh, Les mains sales, Những bàn tay bẩn. Thiên hạ, tả và hữu, hiểu nhầm nó tới mức Sartre đã phải cấm trình diễn nó.
Nội dung cuộc đời dấn thân của Sartre
Chắc không cần nói dông dài. Ðọc tiểu sử chàng trong bất cứ tiếng nào, ắt có đủ. Vậy chỉ xin nêu vài đặc điểm.


Thế đứng. Sartre luôn luôn giữ thế đứng độc lập, tự chủ, không đại diện bất cứ ai ngoài chính mình. Tùy lúc, tùy chuyện, chàng liên kết với lực lượng chính trị này hay lực lượng chính trị kia, nhưng không gia nhập một đảng phái, một phong trào nào. Về mặt tư tưởng, chàng luôn luôn khẳng định tư tưởng của chính mình. Ngay lúc chàng tìm cách liên kết với phong trào cộng sản, chàng vẫn đăng Matérialisme et Révolution, Chủ nghĩa duy vật và Cách mạng, 1946, một tiểu luận phê phán chủ nghĩa duy vật biện chứng và các trí thức cộng sản giáo điều Pháp. Chàng cũng vẫn nghĩ: La politique du communisme stalinien est incompatible avec l'exercice honnête du métier littéraire[72], Ðường lối chính trị của chủ nghĩa cộng sản kiểu Staline xung khắc với hành nghề viết văn một cách lương thiện, 1947.


Có lẽ thế đứng này đã giúp không ít trí thức Pháp và trên thế giới không rớt từ tả khuynh sang hữu khuynh hoặc ngược lại. Nhận định của tôi, không khách quan gì cả.[1]
Ðối tượng ủng hộ. Sartre luôn luôn đứng về phía kẻ yếu, kẻ bị đàn áp, ở bất cứ đâu. Thí dụ đầy rẫy. Riêng với Việt Nam, chắc nhiều người còn nhớ. Trong suốt thời chiến Sartre ủng hộ cách mạng. Nhưng năm 1979, lần đầu tiên chàng chấp nhận công khai đến điện Élysée yêu cầu tổng thống Giscard d'Estaing tăng cường giúp đỡ thuyền-nhân Việt Nam.


Hành động, triết lý và văn chương. Luôn luôn thống nhất với nhau, văn chương mở đường cho triết lý hay hiện sinh hoá triết lý dưới dạng nghệ thuật, triết lý soi sáng văn chương, hành động đưa triết lý vào đời, thôi thúc tư duy triết học, sáng tác nghệ thuật.


Nội dung triết học. Chủ yếu là cuộc đương đầu với chủ nghĩa Marx (Marxisme). Sau khi chấm dứt giai đoạn liên hiệp với phong trào cộng sản thế giới, năm 1958, trong thời gian rất ngắn, Sartre viết quyển Critique de la Raison Dialectique, Phê phán lý trí biện chứng, 'xong' trong năm 1959! Quyển đầu, gần 900 trang, đăng ngay năm đó. Quyển 2, khoảng 500 trang, bỏ dở, đăng năm 1985, 5 năm sau khi Sartre chết. Trong tác phẩm này, Sartre không tranh luận với đồ đệ của Marx nữa, tranh luận thẳng với Marx. Chàng nêu rõ những điều chàng đồng ý với Marx, những điều chàng khác ý. Chàng giải thích vì sao cái 'triết lý không thể vượt qua trong thời đại chúng ta' đã chựng lại.
Vì tác phẩm bị bỏ dở, không có kết luận, xin miễn bàn ở đây, sẽ rơi vào những chi tiết quá kỹ thuật của triết học.


Một điều đáng ghi nhớ: Sartre cho rằng thời đại ấy là thời đại của cách mạng không thể thực hiện được, le temps de la révolution impossible, trong nghĩa: nhu cầu cách mạng thì có, ở khắp nơi, nhưng lực lượng thực sự cách mạng thì không vì tư tưởng bế tắc, vì tương quan lực lượng trong chiến tranh lạnh, v.v.

Giai đoạn 3, từ 1968 tới chết, năm 1980
Cuộc bùng nổ của xã hội Pháp năm 1968 bất ngờ với mọi người kể cả Sartre. Một cuộc động đất xã hội, văn hoá. 10 triệu người đình công, nước Pháp có lúc tê liệt hoàn toàn, De Gaulle phải chạy qua Ðức cầu cứu Massu, người chỉ huy quân đội Pháp ở Ðức, rồi mới dám chống lại. Ảnh hưởng của nó lâu dài. Ðặc điểm lớn nhất: không do Ðảng cộng sản Pháp lãnh đạo. Hoàn toàn tự phát! Trong giới sinh viên cũng như trong giới lao động làm thuê.


Dĩ nhiên Sartre nhập cuộc, đứng về phía sinh viên, công nhân, phụ nữ... Dĩ nhiên, chàng ủng hộ những phong trào cực tả. Nhưng tư tưởng của Sartre, lúc ấy, không còn ảnh hưởng quyết định. Các phong trào sinh viên chàng ủng hộ, bảo vệ, dùng tên tuổi chàng để hoạt động nhưng có 'tư tưởng' riêng. Trong thời gian ấy, Sartre đã làm bia đỡ đạn cho nhiều tờ báo: chính quyền bỏ tù giám đốc tờ báo nào, Sartre đứng ra làm giám đốc tờ báo ấy để những người chủ trương nó phát biểu lập trường, dù Sartre không tán thành lập trường đó. De Gaulle đã từng cản Michel Debré bỏ tù Sartre mà: On n'arrête pas Voltaire! Ai lại bỏ tù Voltaire! Món này đặc thù PhuLăngXa. Nhiều chính khách Pháp thấm đậm văn hoá. Có lúc Sartre làm giám đốc của hơn chục tờ báo, có khi không biết gì về điều ấy!


Trong cơn bão tố ấy, Sartre cố tìm hiểu đằng sau cuộc động đất này có tư tưởng nào mới có thể giải quyết bế tắc tư tưởng cách mạng không.


Sau Tháng năm 1968, De Gaulle thỏa hiệp với Ðảng cộng sản Pháp. Hiệp ước Matignon giữa Chính phủ và các công đoàn thoả mãn những yêu sách của CGT (Tổng công đoàn lao động, do Ðảng cộng sản Pháp lãnh đạo) dẹp cuộc nổi loạn tự phát của công nhân. De Gaulle giải tán quốc hội, tổ chức bầu cử và thắng đậm: lần đầu tiên, đảng của De Gaulle chiếm đa số tuyệt đối trong quốc hội. Ðiều đó cũng đủ nói: nhân dân Pháp không chấp nhận xã hội cũ nhưng cũng không sẵn sàng nhẩy vào một tình thế cách mạng hỗn loạn. Chính quyền tư sản thông minh, liên tục cải cách mọi lĩnh vực, biến xã hội Pháp thành một xã hội cởi mở hơn, dễ thở hơn, trong đó đa số có đất sống, có chân đứng. Ðây là thời kỳ phát triển cực mạnh, cực nhanh của nước Pháp. Ai đã từng so sánh Paris hay hệ thống xa lộ của Pháp năm 1968 với Paris và hệ thống xa lộ ấy 10 năm sau cũng thấy. Song song, khối xã hội chủ nghĩa suy tàn, tự sụp đổ, kéo theo nó các đảng cộng sản Tây Âu đã gắn định mệnh mình với đường lối chính trị của Liên Xô.


Trong suốt quá trình này Sartre ủng hộ các nhóm cực tả. Nhưng tác dụng chính trị giới hạn. Triết, không có tác phẩm đáng kể. Văn, có bộ sách về Flaubert.
Cuối đời[73], Sartre mơ ước nhất là sẽ có người vượt tác phẩm của mình, dựa vào nó để tiến xa hơn. Chàng nhận định rằng, cho tới lúc đó, chưa ai làm chuyện đó. Những tác phẩm chàng mong người đời sau vượt là:


- Triết: Critique de la raison dialectique, Phê phán lý trí biện chứng.
- Tiểu luận: Saint Gênet, comédien et martyr, Thánh Gênet, kịch sĩ tử vì đạo.
- Kịch: Le Diable et le Bon Dieu, Ác Quỷ và Thượng Ðế (Chúa).
- Tiểu thuyết: La Nausée, Buồn nôn.
- Văn: bộ Situation, Thế, vì đó 'là phần tuy không là triết lý nhưng gần triết lý nhất: vừa phê phán vừa chính trị[74]'. Ở nơi khác, chàng đã đánh giá bộ sách này như sau: la philosophie en action, en prise sur l’événement, sous une forme littéraire (triết lý đang hành động, đang đương đầu với biến cố, dưới sắc thái văn chương).
Ðiều duy nhất chàng thực sự thích làm là ngồi trước bàn, viết, nhất là triết.


Năm 1980, Sartre vào nhà thương, lúc đầu tưởng bệnh nhẹ, sau trở thành trầm trọng, da thịt chết dần, loang lở tứ tung. Trước khi chết, chàng lo lắng hỏi Simone de Beauvoir: chàng còn đủ tiền thanh toán chi phí chôn cất không? Tuy chẳng ai kêu gọi, tổ chức, hơn 50.000 người tự động đi đưa đám. Chưa nhà văn, triết gia Pháp nào được vinh dự ấy. Từ cửa sổ một bàn giấy trong sở, tôi nhìn đoàn người bước đi trên đại lộ Montparnasse. Vợ chồng, người yêu nắm tay nhau, cha mẹ dắt, bồng bế con trên vai, trên lưng, dưới nách. Họ tươi cười trò chuyện hoặc lặng thinh, không ai khóc, không ai nghiêm trọng, bi ai. Ðây không phải đám tang, đây là tiễn đưa một người bạn, tuy ai cũng biết người ấy sẽ không bao giờ trở lại. Tôi không đưa đám Sartre. Tôi đứng đó nhìn, hồi tưởng những điều chàng đã cho tôi. Chàng đi đâu thì đi. Chàng vẫn ở trong tôi. Tôi là một phần sống của chàng.


Hôm nay, tôi không còn suy luận trong môi trường nhân sinh quan của chàng. Tôi đã từng phê phán nó trong một quyển sách của tôi. Làm thế, với tôi, là trả món nợ đời của tôi với Sartre. Nhưng, khi cần, tôi vẫn không ngần ngại viết:

Sự thật đau nhất của con người là nó không có sự thật, không là sự thật. Không có chân lý nào, dù tiềm tàng hay ẩn nấp, đằng sau tim sọ của nó. Tâm hồn nó trong veo, trong suốt, trong tới mức khả nghi. Tâm hồn ấy lại không thể tiếp cận bất cứ một hiện thực nào mà không đồng thời sáng tạo một hình thù, mầu sắc, âm hưởng, cảm giác, không sáng tạo hay tái tạo cả một thế giới giá trị, khiến hiện thực kia đượm nhân tình[75].

Ðó là tư tưởng của Sartre diễn Nôm.
Kết thúc bài này, xin phép Hợp Lưu cho tôi thổ lộ một khát khao nẩy sinh trong quá trình tôi viết nó: 'khích' độc giả đọc tận gốc tác phẩm của Sartre. Biết đâu, sẽ có người có nhu cầu dịch hay trình bầy lại một cách trung thực, trong một ngôn ngữ mà người Ziao Chỉ hiểu được, để bà con hiểu, thậm chí chia sẻ một đam mê làm người cực đẹp của thế kỷ 20. Dĩ nhiên, không để làm học trò hoặc thầy chấm điểm Sartre. Bản thân chàng ghét hai thái độ đó. Ta chỉ có thể viết về Sartre một cách đáng chú ý khi ta yêu Sartre hơn mê ta. Nhưng đã yêu Sartre, không thể làm học trò hay thầy chấm điểm chàng. Như chàng mong đợi, kêu gọi lúc cuối đời, dù chỉ ở mức nhỏ nhoi, ta nên cố gắng vượt chàng để làm chính mình, để làm người.


Phan Huy Ðường

10/2003


[1] Những thông tin, đoạn trích trong bài này rút ra từ những tài liệu sau, nhà xuất bản Gallimard, Pháp: L'Être et le Néant, 1943; Critique de la Raison dialectique (tome I), 1985; Situation I đến X, 1973-1976; bộ hồi ký của Simone de Beauvoir thuật lại cuộc đời của Sartre từ ngày họ gặp nhau tới ngày Sartre chết và Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, 1982. Sau đây, chỉ nhắc vắn tắt thôi. Có nhiều điều trình bầy ở đây dựa vào trí nhớ không mấy chích xác về chi tiết của tôi. Những điểm gì quan trọng, tôi cố tìm lại trong đống sách đồ sộ kia. Thời gian nộp bài quá ngắn để có thể làm hơn. Mong độc giả tha thứ. Cũng không quan trọng lắm. Tôi không có ý viết một bài khảo luận theo kiểu kinh viện, chỉ muốn chia sẻ một cuộc gặp gỡ thiết thân với tôi.
[2] Nhà xuất bản Seuil, Paris, France.
[3] Situation X, trang 190.
[4] Descartes, Oeuvres, Lettres, Descartes, Tác phẩm, Thư. La Pléiade, Gallimard, Pháp, 1953.
[5] Do Marx trích và bình luận trong Le Capital (Tư bản luận), Tome I, trang 73.
[6] Situation X.
[7] Sartre viết rất nhiều bài ngắn trong nhiều lĩnh vực: phê bình, tiểu luận, bút chiến, đề tựa sách, v.v. Nhà xuất bản Gallimard gom lại theo đề tài, đăng thành một bộ sách với tựa chung Situation 1,2,3... Từ Situation liên quan tới khái niệm triết của Sartre trong l'Être et le Néant: liberté en situation, tự do trong và mặc dù hoàn cảnh, với nghĩa sau. Không có Tự Do tuyệt đối. Con người luôn luôn và chỉ có thể tự do đối với một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Nhưng, ngược lại, do 'bản chất' người của nó, nó không thể không tự do. Ðây là một nội dung cơ bản trong cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Sartre và Camus (Lettre à Camus, Thư gửi Camus, Situation IV, trang 90).
[8] Situation IV, trang 90.
[9] Situation IV, trang 111.
[10] Situation IV, trang 111.
[11] Quan điểm này, tuy không mâu thuẫn với triết lý của L'Être et le Néant, không có trong L'Être et le Néant.
[12] Trong ngôn ngữ của Sartre, nhân học (anthropologie) phải là một môn tìm hiểu con người một cách toàn diện và tổng hợp, kể cả trong chiều kích lịch sử về mọi mặt của nó.
[13] Khái niệm đặc thù của Sartre: hiểu người khác từ bên trong của nó, trên cơ sở dự định (projet) của chính nó. Dự định cũng là một khái niệm đặc thù của Sartre gắn liền với triết lý của L'Être et le Néant! Thôi, xin độc giả kiên nhẫn một tí. Vào phần triết lý, tôi nói luôn một thể cho dễ hiểu.
[14] Critique de la Raison dialectique, trang 14.
[15] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, trang LIX.
[16] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, LXI.
[17] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, LXII
[18] Critique de la Raison dialectique, trang 31.
[19] Critique de la Raison dialectique, ngay chương đầu: Marxisme et existentialisme.
[20] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, trang L.
[21] Tất nhiên, nẩy ra ngay vấn đề muôn đời: người ta chỉ có thể định nghĩa một từ bằng một hay nhiều từ khác và, cứ thế, mãn đời cũng không định nghĩa được bất cứ từ nào cho đến cùng. Ðộc giả muốn biết suy luận của tôi về vấn đề này có thể tham khảo trong quyển Penser librement.
[22] Ludwig Feuerbach, Engels, Éditions Sociales, Paris 1966.
[23] Kiểu nói của tôi, không phải trích Sartre. Amener à l'existence.
[24] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, trang LI.
[25] Réalité, trong nghĩa rộng. Không chỉ có thế giới vật chất, có cả hiện tượng người, hiện tượng tư duy. Nhiều tác giả, kể cả Sartre, để cho rõ nghĩa, dùng khái niệm réalité humaine: thực thể người.
[26] La force de l'âge, Simone de Beauvoir, trang 386.
[27] Situation X, trang 176.
[28] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, trang LVII.
[29] Không phải theo tôi đâu nhé. Hiện nay, tôi có quan điểm khác, đã trình bầy trong Penser librement. Theo L'Être et le Néant.
[30] Tái bản dưới tựa Introduction à la lecture de Hegel, Gallimard 1979. Quyển sách này rất dễ hiểu.
[31] Trong sự phát triển thông thường của ngôn ngữ, người ta thường danh từ hoá động từ, biến một quan hệ sống thành một kiến thức chết. Sartre làm ngược lại. [Ý của tôi, không phải trích Sartre]
[32] Descartes, Oeuvres, Lettres, La Pléiade, Pháp, 1953.
[33] Ở đây chỉ nêu vài nét chính liên quan tới vấn đề, không đi vào chi tiết. Ði vào chi tiết, tư tưởng của Descartes đặt ra nhiều câu hỏi thú vị, còn rất thời sự.
[34] Hegel đã từng nhận định: Descartes là người đầu tiên đặt Tôi vào trung tâm của triết lý với tư cách là chủ thể của tư duy. Sartre đề cao cống hiến của Descartes trong ý này: con người là tự do. La liberté cartésienne, Situation I.
[35] Nxb Odile Jacob, 2001.
[36] Thế mới là một nhà tư tưởng lớn: có khả năng phát hiện bế tắc trong tư tưởng của mình.
[37] L'esprit et la matière, Tinh thần và vật chất, Seuil 1958.
[38] Einstein cũng nêu ý đó: điều khó hiểu nhất là khả năng hiểu vũ trụ của con người.
[39] Lenine có tranh luận với Mach trong Matérialisme et empirio-criticisme.
[40] Ý này đã có mầm trong tác phẩm của Descartes.
[41] Khái niệm Không gian và Thời gian của Kant cở bản vẫn là khái niệm phổ cập trong văn hoá Tây Âu ngày nay. Thực tế, Kant đã khiêng quan điểm của Newton vào triết lý của mình. Kant có kiến thức vững vàng trong nhiều nghành khoa học thời ông: toán, vật lý, v.v. Những nhà vật lý hiện đại có quan điểm rất khác về Không gian -Thời gian. Trong bài Le temps, son cours et sa flèche, Université de tous les savoirs, Editions Odile Jacob, 2001, nhà vật lý Étienne Klein viết về vấn đề này như sau: Thí dụ, vật lý không tìm cách giải đáp vấn đề 'bản chất' của thời gian [...] Nó tìm cách tốt nhất để biểu hiện thời gian, và đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Thực ra, những nhà vật lý đã biến thời gian thành một khái niệm hữu dụng (concept opératoire) tuy họ không định nghĩa được nó một cách chính xác.
Quả nhiên, như Engels đã từng nhận xét, trong lĩnh vực chuyên môn của họ, những nhà khoa học luôn luôn ứng xử một cách rất biện chứng.
[42] Ludwig Feuerbach, Engels, Éditions Sociales, Paris 1966.
[43] Engels ghẹo Hegel như sau: […] Ý niệm tuyệt đối - cũng chỉ tuyệt đối vì ông tuyệt đối không có gì để nói với chúng ta về nó - […]. Ludwig Feuerbach, Engels, Éditions Sociales, Paris 1966.
[44] Tiểu tựa của L'Être et le Néant là: Essai d'ontologie phénoménologique, Tiểu luận về bản thể luận dựa trên hiện tượng luận. Hiện tượng luận là học thuyết của Husserl. Mới viết tiểu luận thôi mà đã nện độc giả hơn 700 búa tạ! Sartre mà viết đại luận, chết toi độc giả!
[45] Dịch văn đã khốn khổ, dịch triết càng khốn nạn…
[46] L'Être et le Néant, trang 34
[47] L'Être et le Néant, trang 33, 34
[48] l'être est ce qu'il est là một luận điểm triết. il s'épuise à l'être là… thơ! Nó đã là nó với định nghĩa của Sartre thì làm quái gì có khả năng 'kiệt sức'! Văn phong của Sartre trong L'Être et le Néant có nhiều câu kiểu này khiến nhiều độc giả mê hồn.
[49] L'Être et le Néant, trang 44.
[50] De trop, khái niệm đặc thù Sartre, nội dung triết của một chương nổi tiếng trong La Nausée, chương Sartre tả một cái cây khủng khiếp, rễ mọc tràn lan, bao phủ tất cả, bóp nghẹt không gian. Sartre gửi cho Simone de Beauvoir một chiếc là khô, hỏi: lá cây gì vậy? Hè hè, triết gia...
[51] L'Être et le Néant, trang 46,47
[52] L'Être et le Néant, trang 58
[53] L'Être et le Néant, trang 58.
[54] L'Être et le Néant, trang 59.
[55] L'Être et le Néant, trang 61.
[56] L'Être et le Néant, trang 133.
[57] Khái niệm đặc thù của Sartre. Khá rắc rối. Ðại khái: nó vừa là trung tâm quy nạp mọi vật thể trong thế giới vừa là chính ta, thực-thể-vì-mình, nó là nhịp cầu giữa ta và thế giới, giữa ta và tha-nhân.
[58] L'Être et le Néant, trang 418-419
[59] L'Être et le Néant, trang 430
[60] Dịch như vậy có vẻ không đồng nhất, nhưng đúng nội dung và dễ hiểu: một hình thái cơ bản của sự nghiệm sinh là sự có mặt với chính mình (présence à soi) và sự có mặt của tha-nhân (présence d'autrui).
[61] L'Être et le Néant, trang 430
[62] Vì thế, Sartre nghĩ: mình không thể yêu chính mình được. Giời đất ơi, thế thì chết người ta!
[63] L'Être et le Néant, trang 52.
[64] Quan điểm của tôi, không phải của Sartre, tuy không mâu thuẫn với Sartre.
[65] Các nàng ơi, hãy thương lấy chúng tôi bao giờ tới sáng thì… thôi, đừng bao giờ bắt chúng tôi phải luôn luôn thành thực (sincère), luôn luôn nói sự thực (vérité). Không thì Ðịa ngục, chính là tha-nhân đấy.
[66] Không nên hiểu như một cái bánh chia 3! Nên hiểu như ba kích thước vừa thống nhất với nhau vừa biệt lập với nhau. Sartre dùng khái niệm les régions de l'être, những vùng của thực-thể.
[67] Critique de la Raison dialectique, trang 28.
[68] Situation X.
[69] Khái niệm đặc thù của Sartre, như Hữu-thể-vì-mình là con hoang của Hữu-thể-tự-tại, một cách văn chương.
[70] Phản bội cũng là một khái niệm đặc thù của Sartre, nghĩa tương đương với con hoang nhưng trong khuôn khổ của hành động.
[71] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, LXX.
[72] Jean-Paul Sartre, Oeuvres romanesques, LXIV.
[73] Entretiens sur moi-même, Situation X.
[74] Entretiens sur moi-même, Situation X, trang 155.
[75] Vẫy gọi nhau làm người, bài Niềm tin khủng khiếp.

[1] Lúc Sartre chết, một người bạn hỏi Michel Foucault có tính đi đưa đám không. Foucault trả lời: không, tao đầu có nợ nần gì nó. Bạn: với tư cách triết gia thì không, nhưng với tư cách trí thức trong xã hội này thì chúng ta đều có nợ với nó. Foucault đồng ý và đi đưa đám Sartre.

No comments: