Wednesday, November 2, 2016

TRUNG CỘNG + HÀ NỘI +KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM

NHƯ NGUYỆT * TRUNG QUỐC SẼ BẠI

 

Dùng chiến thuật nào, TQ cũng thất bại’

Như Nguyệt
Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công” – một bài viết trên Nationalinterest phân tích.

Chiến lược tham vọng
Việc Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông gần đây và đụng độ tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên biển Đông là hai vấn đề về bản chất liên quan mật thiết với nhau.
Các vấn đề trên hai vùng biển này được mô tả như tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực giàu tài nguyên. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, sự việc phản ánh một chiến lược tham vọng của Trung Quốc đẩy Washington ra khỏi khu vực, và chiếm đóng khu vực chung phía Tây Thái Bình Dương. Song chiến lược này đang dần thất bại.
Trước thế kỷ 19, Trung Quốc trong hàng ngàn năm đã là một cường quốc tiên tiến và uy tín nhất trên toàn thế giới. Lịch sử huy hoàng này đã dấy lên trong các thế hệ lãnh đạo TQ, từ Tôn Trung Sơn đến Tập Cận Bình một giấc mơ chung – khôi phục lại vị trí đỉnh cao tại Châu Á. Những gì Trung Quốc thực hiện phản ánh nỗ lực của các nhà lãnh đạo để đạt được tham vọng đó.
Một nền tảng quan trọng của mục tiêu này là kiểm soát được khu vực chung. Học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ, Trung Quốc nhận ra điều kiện cần cho sự trỗi dậy của Trung Quốc là khả năng kiểm soát vùng biển và vùng phòng không chung tại biển Hoa Đông và biển Đông.
Đây là nhiệm vụ có thể nói rất nặng nề với TQ. Tại thời điểm hiện tại, Mỹ đang chiếm đóng khu vực này, với vị thế hoàn toàn áp đảo Trung Quốc.
Tuy nhiên, nắm trong tay một số lợi thế, Bắc Kinh đang cố biến vùng biển Hoa Đông và biển Đông thành sân sau của mình. Chẳng hạn việc đòi kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư và vùng hải phận, không phận xung quanh.
Chiến lược này thể hiện rõ ràng qua hai phương sách Trung Quốc áp dụng. Thứ nhất là đường lưỡi bò (U-shaped line) trên vùng biển Đông. Sau đó là Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông. Điều khiến những ý đồ này hoàn toàn phù hợp với tham vọng kiểm soát hải phận và không phận tại các vùng biển là sự bành trướng vô lý của Trung Quốc trên những vùng lãnh thổ tranh chấp.
Không xuất phát từ đặc điểm địa hình, “đường lưỡi bò” hình chữ U được sử dụng để phân định vùng biển của Trung Quốc trên toàn bộ vùng biển Đông, bao gồm cả những khu vực lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phillipines và Malaysia. Còn vùng ADIZ, bao gồm hầu như toàn bộ biển Hoa Đông, yêu cầu máy bay thậm chí không bay đến Trung Quốc cũng phải tuân theo yêu cầu và kiểm soát của Trung Quốc nếu trong lộ trình có ngang qua ADIZ.

Trung Quốc, Mỹ, Hoa Đông, Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, ADIZ
Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Reuters 
Các kịch bản đều thất bại
Chiến lược sử dụng yêu sách lãnh thổ để giành quyền kiểm soát khu vực chung chắc chắn sẽ thất bại.
Có thể xét đến kịch bản đầu tiên khi Trung Quốc lựa chọn không hành động thái quá để đòi yêu sách. Những hành động trước đây chỉ chuốc lấy sự lên án từ phía quốc tế, và tạo lý do chính đáng cho các quốc gia láng giềng tăng cường hoạt động quân sự và bảo vệ bờ biển biên giới với Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc có thể chờ đợi thời cơ thích hợp hơn, khiến các nước láng giềng bình tĩnh lại và giảm bớt chỉ trích từ quốc tế.
Tuy nhiên, sức mạnh của các yêu sách lại phụ thuộc vào thời gian và độ quả quyết của các hành động để đòi hỏi yêu sách đó. Nên sự ngưng trệ của Trung Quốc sẽ củng cố thêm vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực, mang lại không ít hậu quả cho nước này.
Khả năng sử dụng vũ lực để thực hiện yêu sách của Trung Quốc cũng không có dấu hiệu thành công rõ ràng. Dẫu luôn phô trương về chương trình hiện đại hoá quân sự, nếu thất bại, Trung Quốc sẽ chỉ là một con hổ giấy. Hào quang của một cường quốc đang trỗi dậy nhờ kết quả tăng trưởng ngoạn mục tan vỡ, hình ảnh của Bắc Kinh sẽ giảm sút đáng kể.
Kịch bản khác là Trung Quốc hành động quyết liệt. Họ có thể đạt được mục đích thông qua cả chiến dịch quân sự hoặc chiến thuật “ăn mảnh tích tiểu thành đại”. Nhờ khả năng quân sự ngày càng phát triển, không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc thắng thế các nước láng giềng trong khu vực biển Đông, hoặc áp đảo Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, phí tổn cho chiến thắng này sẽ rất lớn. Bất cứ động thái quân sự nào từ Trung Quốc đều đánh động phản ứng quân sự và ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác; đồng thời biến Trung Quốc thành kẻ xâm lược, và kích hoạt các lệnh trừng phạt từ những đối tác thương mại lớn nhất. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu thất thoát lớn khi Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, cùng sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Australia, Ấn Độ và EU.
Những nguy cơ tiềm ẩn trên khiến chiến thuật “ăn mảnh tích tiểu thành đại” (salami slicing) của Bắc Kinh trở thành phương án hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, phương sách này rất dễ thúc đẩy quá trình liên kết dần dần giữa các quốc gia đang bị tranh chấp lãnh thổ và các quốc gia đang quan ngại, cùng hỗ trợ lẫn nhau để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công. Trong khi Trung Quốc tiếp tục sử dụng các yêu sách lãnh thổ như một cớ để quấy phá vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, thực tế phương thức thông minh nhất này lại làm hỏng vị thế trỗi dậy của Trung Quốc tại Châu Á. Câu hỏi đặt ra cho Bắc Kinh là liệu họ có chấp nhận nguy hiểm phá hỏng quá trình khôi phục quyền lực để tranh chấp trên mấy hòn đảo?
Như Nguyệt (theo Nationalinterest)
Hai tác giả bài viết, Jeffrey W. Hornung và Alexander Vuving, là PGS tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Honolulu, Hawaii. PGS Hornung còn là thành viên Văn phòng Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, D.C.
****
Nguồn:
 

LÊ DIỄN ĐỨC * VĂN HÓA HÀ NỘI


Văn hóa ứng xử của VC Hà Nội
 
Tôi vừa có chuyến đi Ba Lan khá dài. Về lại Ba Lan, nơi tôi đã từng học tập, làm ăn và trưởng thành, có một cái gì đó thật gần gũi, tình cảm, cảm giác tựa như đi xa về lại ngôi nhà của mình. Nhưng tiếp xúc với đủ các giới khác nhau, đôi lúc tôi vẫn thấy ngỡ ngàng, có lẽ vì đã quen với cách sống Mỹ nhiều năm nay.


Ấy là trong những cuộc vui chơi, ăn nhậu, khi trò chuyện, chửi thề và đệm hai từ “Ð.M.” dường như là phổ biến, liên tục, không thể thiếu trong một câu nói. Tuy nhiên mọi người rất vui vẻ, thoải mái, chân tình, không ai thấy mình bị xúc phạm.

Một anh bạn kể về Hà Nội, khi trả tiền taxi anh cám ơn, thì bị người bạn đi cùng mắng ngay: “Ð.M., đéo gì phải cám ơn, coi chừng nó còn cho nhảy đồng hồ số nữa kìa”. Người bạn còn lên tiếng giảng giải, ở Hà Nội, ra đường gặp lưu manh, trộm cướp, không “gấu” là sẽ bị lừa gạt ngay.

Cái văn hóa ăn nói thô lỗ dường như đã ăn sâu vào giao dịch, sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở đây mà đa phần là ra đi từ miền Bắc.

Trong một xã hội con người đối xử với nhau thường nghiêng về bạo lực, có xu hướng lấn át, đè bẹp nhau, trong khi đó giáo dục xuống cấp thế thảm và những nghịch lý đạo đức cứ xảy ra thường xuyên như cơm bữa, hàng ngày, trên mặt báo chí chính thống, trên đường phố.

Cả chính quyền là một bộ máy tập trung quyền lực vào các nhóm lợi ích, thân hữu. Tham nhũng, rút ruột công trình trở thành đường dây có tổ chức, như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận. Ăn cắp hàng triệu đôla từ dự án để mua nhà cho gái chân dài như Dương Chí Dũng, cựu tổng giám đốc Vinalines, hay có quan hệ tình dục với nữ học sinh vị thành niên như chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô, là những điển hình của sự sa đọa về đạo đức.

Hồ Duy Trúc, trong phiên tòa ngày 26 tháng 12 năm 2013, sau khi bị tuyên án tử hình, cả gia đình đã chửi bới những người bị hại, rượt đánh luật sư, đe dọa thẩm phán, cho thấy một nền tảng pháp lý bị hư hỏng, mọi chuẩn mực, kỷ cương đều bị hủy hoại.

Nhà dột từ nóc. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Dân chúng sẽ chẳng có tấm gương nào để soi rõ là cơ quan công quyền. Trong khi thi hành công vụ, đặc biệt là trấn áp dân oan, những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, hoặc những người có các hoạt động dân chủ nhân quyền, lực lượng công an thường xuyên sử dụng ngôn ngữ dung tục của bọn côn đồ, xã hội đen. Ngay giữa đồn công an mà trung tá công an Vũ Văn Hiển còn nói “tự do là cái con c.” thì chẳng còn gì để bàn thêm.

Tất cả cộng với một quá khứ lâu dài của thời bao cấp, thiếu thốn đủ điều cũng tạo ra cho con người thói cựa quyền, bắt nạt giữa người làm dịch vụ và khách hàng.

Một phóng viên AFP đã từng mô tả về phở Hà Nội: “Chỗ ngon nhất lại nằm ở những hàng quán không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ, dòng người xếp hàng dài và môi trường tồi tàn nhất”.

Vào những nơi này, kiếm được chỗ ngồi đã khó, quán xá chật hẹp, bẩn thỉu, dưới nền nhà vứt đầy những mẩu giấy lau miệng, nhưng rất có thể phải ăn phở đứng. Thế nhưng vẫn chưa an tâm vì bạn có thể được “tặng kèm” những cái lườm nguýt, thái độ khó chịu, hay thậm chí... mắng chửi từ người bán hàng.

Những quán món “quà tặng kèm” có thể nhìn thấy ở quán phở trên phố Bát Ðàn (khách phải trả tiền trước và thường phải ăn trong tư thế đứng), ốc luộc “lắm mồm” ở phố Nam Ðồng (khách ngồi ăn quá lâu sẽ bị “quét” hoặc đuổi thẳng cổ để nhường chỗ cho người khác), bún dọc mùng “chửi” ở chợ Ngô Sĩ Liên, cháo gà ta “quát” phố Nhà Thờ và phố Lý Quốc Sư...

Hết bún “chửi”, cháo “quát” lại đến bánh Trung Thu “xếp hàng” trong dịp Trung Thu vừa rồi. Thời buổi thị trường tự do mà thiên hạ xếp hàng rồng rắn trước cửa hàng bánh Bảo Phương ở Hà Nội, trong không khí nóng bức, ngột ngạt, cãi vã, chửi bới nhau để khi tới lượt thì chỉ được mua ba hộp, người nào thắc mắc lập tức bị mắng và đuổi đi.

Thực ra, trên đấy chỉ là một vài câu chuyện nhỏ trong văn hóa kinh doanh, dịch vụ ở Hà Nội. Nếu kể ra những thứ kém văn hóa thì không xuể. Những người lớn tuổi ở Hà Nội cho rằng, bản thân Hà Nội không phải là nơi chứa chấp, sinh sôi ra thói hư tật xấu ấy. Người Hà Nội thuở xưa vốn nhẹ nhàng, tinh tế, khéo léo và thân thiện, ăn nói lễ phép chứ tuyệt nhiên không có hiện tượng thiếu lịch sự với khách như bây giờ. Ngay trong hoàn cảnh kinh tế nghèo khó hơn nhiều, đã từng có câu ca dao:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An


Họ đổ tội cho người nhập cư từ các tỉnh lẻ lên đây phá hoại truyền thống văn hóa Hà Nội. Sự pha tạp với những văn hóa của các vùng, miền khác đã hòa lẫn, làm xấu đi những nét thanh nhã, lịch thiệp của người Hà Nội xưa.

Nhưng đổ tội cách cư xử “thiếu văn hóa” cho người nhập cư không hẳn đúng, vì có thể so sánh với Sài Gòn. Sài Gòn có dân số đông hơn, tình trạng người nhập cư đa dạng không kém Hà Nội, thậm chí phức tạp hơn, nhưng văn hóa phục vụ của họ tốt hơn rất nhiều. Ði mua sắm hàng ở Sài Gòn thường được nhìn nhận thái độ nhã nhặn, vui vẻ của người bán hàng. Tính cách này dường như đã thành nền nếp, họ đã được hấp thụ tính văn minh của văn hóa thương mại của một xã hội cởi mở.

Anh bạn Ngô Hoàng Minh ở Ba Lan viết trên Facebook kể về một người Bắc nói rằng, anh ta qua du lịch Mỹ, đến Orange County, khi thuê khách sạn đã bị “đuổi” vì lý do hết phòng, rồi anh ta phải bắt chước giọng Nam mới được một tiệm phở “cho” ăn. Tôi đã viết comment phản bác lại rằng, người đó láo khoét vì không thể nào có lối văn hóa cư cử như thế ở Mỹ. Người miền Bắc ở Mỹ rất nhiều, tôi chẳng thấy sự phân biệt đối xử nào, và tính cách coi “khách hàng là thượng đế” là truyền thống, là tập quán của người Mỹ cũng như người Việt trong kinh doanh, dịch vụ.

Rõ ràng, môi trường sống là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra cách ứng xử của con người. Giống như trước đây tôi đã từng xem bộ phim “Một bông hoa và hai người làm vườn” của Ấn Ðộ. Ðể trả thù vị chánh án xét xử oan sai và nói “giỏ nhà ai quai nhà ấy”, ám chỉ phạm nhân có nguồn gốc của một gia đình xã hội đen. Phạm nhân sau khi ra tù đã bắt cóc đứa con trai nhỏ của vị chánh án và nuôi dưỡng trong hoàn cảnh của mình, dạy dỗ, đào tạo nó thành kẻ trộm cắp, lưu manh chuyên nghiệp. Kết thúc bi hài kịch là người cha, vị chánh án ấy, đã xử chính con của mình về tội giết người cướp của.

Cây cối sẽ không lớn và trưởng thành, ra kết quả trên mảnh đất khô cằn, không có bàn tay chăm sóc. Nó cũng giống như một xã hội thiếu tính nhân văn khó có thể sản sinh ra con người tử tế.

Chưa lúc nào xã hội Việt Nam lại bị lưu manh hóa như hôm nay. Người ta giẫm đạp lên nhau vì tiền. Các giá trị vật chất thay cho giá trị tinh thần nhân bản. Người ta có thể mua vài ngàn đôla tấm bằng tiến sĩ rởm để chạy chức. Cô giáo có thể phạt học sinh bằng liếm ghế. Bảo mẫu nhà trẻ có thể tát, ghì đầu em bé khi cho ăn. Người ta có thể sung sướng tranh nhau hôi của khi xe tải chở hàng bị nạn, có thể đưa ra kết quả xét nghiệm giả, đánh tráo thủy tinh thể, đưa phim chụp giả vì tiền; có thể để sản phụ chết cùng thai nhi chỉ vì thiếu phong bì; có thể giải phẫu thẩm mỹ làm chết người rồi vứt xác phi tang, hoặc lấy xương động vật làm giả xương liệt sĩ, v.v...

Tôi không nghĩ những người bạn của tôi hay nói tục là những con người xấu, ngược lại, họ là những người rất mực bình thường, nếu không nói là đàng hoàng. Tôi nói với họ ở Mỹ, trong những cuộc gặp mặt vui chơi, dường như chẳng thấy ai chửi thề, nói tục. Họ nói rằng xứ văn minh nó thế!

Cách ứng xử của những người bạn ở Ba Lan âu cũng là một thứ di căn của xã hội miền Bắc, như là sự phản ứng có điều kiện trước những cái xấu xa, hủ lậu, riết rồi trở thành thói quen, một lối nhập cuộc để sống và tồn tại. Có lẽ chính xác hơn, rau nào thì sâu đó.
Lê Diễn Ðức


THANH QUANG * ĐIỂM BLOGGERS

 

Buồn vui cuối năm

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-01-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8255739-305.jpg
Phố viết thư pháp ở Hà Nội dịp Tết, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP


“Sao được cho ra cái giống người”

Thưa quý vị, cách nay hơn 1 thế kỷ xuất hiện bài thơ nổi tiếng vào dịp đầu năm mang tên Chúc Tết của Tiên sinh Trần Tế Xương, qua đó, cụ Tú Xương đề cập tới việc chúc tụng nhau dồn dập, nào là chúc thọ, chúc sinh nhiều con, rồi chúc giàu sang…
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Và đặc biệt là bài Chúc Tết của Tiên sinh Tú Xương sau cùng chúc đức cho thiên hạ phải ăn ở “sao được cho ra cái giống người”:
Bắt chước ai, ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người !
Lời chúc “Sao được cho ra cái giống người” của Tiên sinh Trần Tế Xương, theo nhận xét của nhiều bloggers, “vẫn còn mang tính thời đại”. Còn blogger Bùi Tín thì "nhìn vào tình hình trong nước, sao mà 4 câu thơ của cụ Tú Xương cũng thích hợp đến thế". Qua bài "Năm (Giáp Ngọ) 2014: Mời lên ngựa", nhà báo Bùi Tín mô tả:
“Trên con ngựa dũng mãnh của thời đại, yên cương đã sẵn sàng, xin mời các dũng sĩ dân chủ và nhân quyền lên yên cùng phi tới trước trong cuộc đấu tranh không bạo lực, bằng trái tim yêu thương nhân dân thật lòng, bằng trí tuệ dân tộc tỏa sáng, để năm 2014 chắc chắn là năm gặt hái nhiều thành tích , tự do và nhân quyền sớm trở về trọn vẹn với toàn thể nhân dân.”
Nhân sắp tới ngày Tết Giáp Ngọ, blogger Huỳnh Ngọc Chênh bỗng thấy xao xuyến những nỗi vui buồn. Trước hết, về niềm vui, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bày tỏ:
Tôi hy vọng trong năm 2014 này thì phải có thay đổi gì đó để đất nước mình tiến lên. Điều này không phải vì chủ nghĩa, không phải vì đường lối chính trị…, nhưng tất cả chỉ vì đất nước.
-Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
“Tết này có nhiều niềm vui. Cái vui trước hết là tôi nghe một số anh em tù nhân lương tâm, như anh Nguyễn Hữu Cầu, được trả tự do nhân dịp Tết Giáp ngọ này. Và cũng hy vọng là sẽ có những tù nhân lương tâm khác sẽ được ra. Nhưng điều quan trọng nhất là hiện có những tín hiệu cho thấy đất nước sẽ chuyển mình trong năm Giáp Ngọ này, mà bắt đầu là từ trên các cấp lãnh đạo. Dường như các cấp lãnh đạo, người ta bắt đầu cũng thấy được là phải thay đổi. Bởi vì không thay đổi thì đất nước càng ngày càng tệ đi, khi xã hội hiện bất an, chính trị lũng đoạn, rồi tệ nạn tham nhũng do cơ chế này tạo ra. Ngay cả ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đòi phải thay đổi thể chế. Và sau ông Dũng thì tới ông Bộ Trưởng Bộ Kế Họach Bùi Quang Vinh cũng nói tới chuyện phải thay đổi thể chế. Và tới ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, cũng than phiền rằng tệ nạn tham nhũng  tới mức báo động rồi. Mà cái thể chế này tạo ra chuyện đó. Không thay đổi thể chế này thì không thể diệt tham nhũng được. Và có điều đáng mừng nữa là cũng thấy đảng chủ trương cố gắng làm mạnh trong việc diệt tham nhũng và bỏ bớt cái chuyện “vùng cấm”. Cho nên năm mới này tôi có tâm trạng rất vui với tin tưởng là đất nước sẽ được thay đổi.”
Nhưng, bên cạnh niềm vui ấy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng không giấu được nỗi buồn - thậm chí buồn nhiều lắm!
“Còn về nỗi buồn thì buồn nhiều quá ! Buồn vì đất nước còn lạc hậu, còn tụt hậu so với những nước xung quanh: trình độ dân chủ thì VN thua cả Campuchia; tình trạng ổn định xã hội thì thua cả Lào; còn về kinh tế thì VN thua rất nhiều nước – thua Thái Lan, thua Malaysia… Thua nhiều nước lắm ! VN tụt sau thiên hạ. Cái buồn nhất của tôi là nỗi buốn như vậy. Và tiến trình dân chủ hóa trong nước thì quá chậm. Hiện còn rất nhiều tù nhân lương tâm – còn quá nhiều. Nghe nói danh sách tù nhân lương tâm ở VN hiện lên tới 600 người. Chuyện thả thì lâu lâu giới cầm quyền tha một người, dường như để trao đổi hay thế nào đó ?! Cho nên khi nhìn qua Miến Điện thì mình thấy càng buồn nhiều lắm. Tôi hy vọng trong năm 2014 này thì phải có thay đổi gì đó để đất nước mình tiến lên. Điều này không phải vì chủ nghĩa, không phải vì đường lối chính trị…, nhưng tất cả chỉ vì đất nước – đất nước mình không tiến lên được thì mình buồn ! Đó là nỗi buốn lớn nhất và dai dẳng từ hồi năm 1975 tới giờ. Năm nào cũng thấy buồn. Nhưng năm này tôi thấy có phần nào vui hơn, hy vọng có thay đổi. Tôi vui vì hy vọng…”
Đường hoa Nguyễn Huệ 2013 - Ảnh: Nguyên Trương
Đường hoa Nguyễn Huệ 2013
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh mang tâm trạng "dửng dưng, trống vắng" như có cái gì đó "ảm đạm" khi Tân Niên Giáp Ngọ sắp về:
“Cảm giác của tôi khi chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ là tôi thấy dửng dưng – về không khí là một sự dửng dưng. Còn hy vọng thì tôi cũng hy vọng như mọi người, hy vọng có một năm mới tốt đẹp hơn – tốt đẹp hơn cho đất nước này, dân tộc này và cho mỗi cá nhân, thân phận của con người VN. Về không khí thì tôi cảm thấy nó có một cái gì ảm đạm hơn, nhiều khó khăn cùng nhiều vấn đề khác, thể hiện rõ trên các đường phố Hà Nội mà tôi đi qua. Do đó tôi thấy không khí năm mới này nó trầm lắng hơn mọi năm, nhất là vì kinh tế đang khó khăn.”
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhân tiện gởi lời chúc Tết sớm đến khán thính giả, và qua đó, cũng chúc lành cho quê hương, dân tộc, chúc cả giới lãnh đạo được sáng suốt hơn để lèo lái đất nước đi đúng nguyện vọng của người dân:
“Tôi là JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội xin gởi đến tất cả quý khán thính giả của Đài RFA cũng như quý khán thính giả trên tòan thế giới được đầy Hồng Ân, rồi được thành công, an khang, thịnh vượng cũng như có được những bước tiến bộ mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là người VN trong nước xứng đáng được cho làm con người – thật sự là con người với đầy đủ quyền con người của mình trong năm mới. Đồng thời, đất nước cũng được tiến bộ hơn để thoát khỏi sự khủng hỏang về kinh tế cũng như sự lệ thuộc về những vấn đề khác, đặc biệt là những người đấu tranh cho tự do dân chủ. Những tù nhân lương tâm được ra khỏi những nhà tù nhỏ để trở về với gia đình, với đất nước, với xã hội. Đồng thời, tôi cũng hy vọng rằng tất cả nhà lãnh đạo VN được khôn ngoan hơn, sáng suốt hơn để biết nhận trách nhiệm của mình hướng dẫn, lãnh đạo đất nước này đi đúng con dường phát triển của dân tộc và mong muốn của người dân.”

“Tết chan nước mắt của vợ tử sĩ Hoàng Sa”

Qua bài "Tết chan nước mắt của vợ tử sĩ Hoàng Sa", nhà báo Duy Chiến nhớ đến một biến cố mùa Xuân là trận hải chiến Hoàng Sa hồi 19 tháng Giêng năm 1974 khiến 74 chiến sĩ hải quân VNCH trận vong, trong đó có Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà của tàu Nhật Tảo HQ 10. Và nhà báo Duy Chiến có trò chuyện với bà Huỳnh Thị Sinh, vợ thiếu tá Ngụy Văn Thà, để biết rằng đã 40 năm trôi qua, bà vẫn không sao quên được lần cuối cùng người chồng yêu thương của bà ra đi khi chỉ còn mấy ngày nữa là Tết. Bà mong ông đi công tác xong trở về ăn Tết cùng vợ con, nhưng rồi ngày 21/1/1974, báo chí đã dồn dập đưa tin về trận hải chiến Hoàng Sa, nhiều binh sĩ VNCH hy sinh, trong đó có Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà; và bà đã "ôm chặt ba đứa con vào lòng, nước mắt đầm đìa, lòng rối bời mà miệng vẫn phải an ủi con: 'Ừ, ba không chết được đâu. Mai mốt ba về ăn Tết với mẹ và các con”. Mà cõi lòng bà tan nát. Và nay, gần Tết Giáp Ngọ, đã đến ngày giỗ của chồng, bà lại ngậm ngùi.
Tôi cứ tưởng mùa Xuân sau song sắt đối với ba, anh sẽ mãi chấm dứt từ ngày ấy! Không, sau đó chỉ vài năm, cả gia đình chợt hiểu ra, không chỉ gia đình tôi mà dân tộc này đang tiếp tục những ‘Mùa Xuân sau song sắt’.
-Blogger Nguyễn Ngọc Già
Thưa quý vị, trong khi nỗi ngậm ngùi ấy tiếp diễn cứ mỗi độ Xuân về thì hiện gia đình tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu thấy ấm cúng trở lại khi được công an báo tin sẽ được về với con cháu thân yêu trong dịp Tết này sau 38 năm bị tù đày oan khuất. Con trai ông Nguyễn Hữu Cầu là anh Trần Ngọc Bích viết thư ngỏ cảm tạ và chuyển lời tri ân của cha anh đến quý ân nhân:
“Kính đến các chiến hữu, tôi vui mừng không sao nói được khi nghe con trai tôi là Trần Ngọc Bích đã nói với tôi rằng các chiến hữu đã giúp đỡ cho tôi trong những năm qua để các con tôi có điều kiện thăm nuôi tôi và giúp cho con trai tôi trị bệnh tai, hiện nay cháu đã bình phục một tai, tôi rất cảm động trước tấm lòng quý báu của các chiến hữu…. thật cảm động. Tấm lòng quý báu của các chiến hữu đã làm cho tôi có thêm nghị lực sống.”
Trước tin này, con gái tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, là Nguyễn Thị Anh Thư, bày tỏ nỗi vui mừng:
“Dạ hiện cháu không tưởng tượng nỗi tâm trạng của cháu hiện giờ như thế nào luôn đó – cháu mừng đến nỗi tưởng chừng như đang ở trên mây chứ không còn dưới đất nữa. Mấy ngày nay kể từ ngày thăm ba trở về, tâm trạng của cháu thấy lâng lâng như đang bay trên mây. Ba cháu về thì gia đình ăn Tết vui vẻ. Nói chung là đầm ấm. Cháu cảm thấy rất là ấm mặc dù VN năm nay hơi lạnh hơn trước.”
Qua bài "Mùa Xuân sau song sắt", blogger Nguyễn Ngọc Già "Thương tặng các cháu, các con của tù nhân chính trị", và tâm sự rằng hôm nay, ngồi trước bàn phím, tâm hồn tác giả "hướng về cảm xúc của ngày xưa quá vãng và nước mắt bỗng rơi xuống khi nghe tin người tù lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có thể được trả tự do trong những ngày Xuân sắp tới.Và những ngày xưa - của hơn 40 trước - như hiển hiện từ sự thật của ngày hôm qua, như mới đây thôi. Blogger Nguyễn Ngọc Già kể rằng:
“Tôi muốn kể cho mọi người nghe về mùa Xuân. Mùa Xuân của người tù, mùa Xuân dành cho người tù. Tất nhiên, đó không phải là tôi. Tôi - một người thân của tù nhân - tù nhân chính trị. Sau khi bị lộ do điềm chỉ bởi "chiêu hồi", ba tôi, anh tôi và chị gái tôi đã bị bắt vào một đêm đầu thập niên 70'. Thật ra, trước đó, anh trai tôi đã bị bắt cùng vợ trong một chuyến từ trong "bưng" về Sài Gòn ăn tết.... Mùa xuân chỉ đến khi những ngày gần 30/4/1975..... Lần đầu tiên, sau những năm tù đày của ba và anh, cả nhà được quây quần với một cái tết ấm cúng tuy đơn sơ. Tuy vậy, không lâu sau, tôi biết đó chỉ là mùa Xuân tạm bợ, bởi ngày 30/4/1975 không mang lại cái kết thúc có hậu cho gia đình... Tôi cứ tưởng mùa Xuân sau song sắt đối với ba, anh sẽ mãi chấm dứt từ ngày ấy! Không, sau đó chỉ vài năm, cả gia đình chợt hiểu ra, không chỉ gia đình tôi mà dân tộc này đang tiếp tục những ‘Mùa Xuân sau song sắt’...”
Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang kính chúc quý vị được thật nhiều an vui, may mắn.
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=pjrv9wruU6Q
 https://www.youtube.com/watch?v=ELrDq9_lDI8&feature=player_embedded

KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM

Tuy nhiên, theo như Kim thấy thì cũng chẳng còn bản sắc văn hóa nào để giới thiệu với khách, cái cần giới thiệu, cái bản sắc thật thì phải giấu đi, chỉ được phép giới thiệu những gì được định hướng trong các văn bản, các khóa học với khách. Không những thế, các cô hướng dẫn viên, phiên dịch này còn phải biết giấu cái nghèo của mình đi để cho khách thấy đời sống trong bản làng toàn màu hồng, lãng mạn và “sung túc một cách có bản sắc nhờ ơn nhà nước, ơn Đảng”.

 

  Đổi tiền lẻ cúng Tết

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-01-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tiền lẻ Trung quốc cũng được bầy tại đây để đổi
Tiền lẻ Trung quốc cũng được bầy tại đây để đổi
RFA
Hằng năm, cứ đến dịp lễ Tết thì hầu như khu vực chung quanh các đền, miếu, chùa chiền trở nên chộn rộn và lộn xộn bởi nạn đổi tiền lẻ, đổi tiền số đẹp để cúng xin lộc hoặc nhờ thầy chứng giùm vào tờ tiền số đẹp lấy hên. Hầu như cả đất nước này đều lên cơn sốt đổi tiền lẻ cuối năm. Nhưng có lẽ, cơn sốt tiền lẻ ở Hà Nội vẫn nặng nhất và điển hình nhất. Một cơn sốt đi từ cõi dương cho đến cõi âm.
Chộn rộn, nhố nhăng
Một bạn trẻ tên Dương, sống ở Hà Nội, cho biết: “Khi mà người ta để rất nhiều tiền ở rất nhiều nơi, ở nhiều gốc cây, bát hương… Tiền đâu phải không quý? Tôi thấy điều đó rất nhố nhăng.”

Dương nói thêm rằng không riêng gì Tết năm nay, dường như từ lúc nhận biết được cuộc sống chung quanh đến nay, năm nào cũng như năm nào, anh thấy người ta xúm xít ở một số nơi để đổi tiền lẻ vào cúng chùa, cúng đền. Như ở đền Ngọc Sơn chẳng hạn, nhìn vẻ cổ độ và uy nghiêm của ngôi đền, hơn nữa nó được nhà nước quản lý chặt chẽ, ít ai nghĩ rằng những hoạt động mê tín dị đoan diễn ra ở đây. Thế nhưng vấn đề cầu lộc, xin tài, xin được thăng quan tiến chức diễn ra như cơm bữa, nó được ngụy trang bằng nhiều cách.

Thường thì người ta đến bưu điện hoặc ngân hàng để đổi tiền lẻ, giới quan chức, nhà giàu thì xem đồng 5000 là tiền lẻ, giới trung lưu thì tờ 1000 đồng, 2000 đồng được họ xếp vào diện tiền lẻ. Họ đổi một blog chừng 100 tờ như vậy và đến cúng thần thánh, thắp nhang, sau đó mang nó bỏ vào thùng phước sương, bỏ xuống hồ Gươm và đốt đi một ít. Việc làm ấy được họ xem là tạo phước đức, tráo đổi tội lỗi và giải trừ những tội lỗi mà họ đã sai phạm trên dương gian. Hay nói cách khác, đó là một kiểu hối lộ đối với thần chép tội ở âm ty, cho âm ty tiền, âm ty sẽ bỏ lơ, không chép tội.
Một người khác, sống ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết: “Họ hay đi đổi tiền lẻ để cúng Tết, cúng lễ các chùa, các nơi. Họ thả tiền đi để cầu tài, cầu lộc, đổi tiền lẻ để thu tiền lớn theo quan niệm ngoài Bắc. Cái đó dường như là một phong trào mê tín dị đoan của những người làm ăn kinh tế. Họ đổi tiền lẻ để đi lễ rồi rải khắp nơi. Thật ra thì tiền đó cũng không đếm được, ở các chùa, các nơi thì nó vào tay các trụ trì các chùa chiền, các đền, các nơi hết. Họ thì thật ra cũng chẳng có ý nghĩ về sá tội đâu, chủ yếu là cầu thăng quan tiến chức thôi, kiếm được nhiều tiền thôi. Nhất là các quan chức, họ không có nghĩ gì về lỗi lầm, cầu nguyện gì về sá tội đâu, họ chẳng có hối hận đâu. Họ chủ yếu cầu cho họ giàu có, làm ăn kinh tế. Gần như họ hối lộ thần thánh ấy!”

Một sạp nhỏ ở chùa Trấn Quốc, Hà Nội có dịch vụ đổi tiền lẻ. RFA Cũng theo người này cho biết, hằng năm, vào dịp lễ Tết, số lượng tiền lẻ được đổi và cúng ở các đền đài, miếu mộ lên đến con số hàng tỉ đồng nếu như chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, còn tính trên cả nước, ông này ước lượng số tiền lên đến cả vài trăm tỉ. Và số tiền lẻ này được đổi bằng nhiều cách, đổi theo đường chính ngạch từ ngân hàng nhà nước cũng có, đổi theo đường dịch vụ cò ở trước cửa các lăng đền chùa chiền miếu mộ cũng có.  Nếu như đổi theo đường chính ngạch, không phải bù tỉ suất như đổi bên ngoài nhưng lại tốn quá nhiều

 Một sạp nhỏ ở chùa Trấn Quốc, Hà Nội có dịch vụ đổi tiền lẻ. RFA
  thời gian, thường thì chỉ có quan chức và giới cò tiền lẻ mới đến ngân hàng mà đổi. Khi quan chức, kẻ có quyền thế đến ngân hàng đổi tiền lẻ, việc này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Còn giới cò cuốc đổi tiền lẻ mang ra thị trường bán lại cho khách phải ngồi đợi khá lâu, nếu người nào có quen biết, thân thuộc với nhân viên ngân hàng thì việc đổi tiền dễ hơn một chút. Vốn là người có thâm niên lâu năm trong nghề buôn bán tiền lẻ cúng thần thánh, cúng cô hồn nên ông biết khá rõ nỗi phiền hà khi đến ngân hàng.


Tỉ suất lòng thành
Một bạn trẻ tên Hiền, sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, than thở với chúng tôi rằng mỗi khi nhìn thấy cảnh lao nhao đổi tiền lẻ, tranh nhau chỗ cúng và vứt tiền lẻ, sau đó những người bảo vệ các khu danh lam, đền miếu này lại tranh thủ ra dọn tiền, tranh ăn tranh thua với những người đi ăn xin, Hiền thấy xấu hổ vì mình là người Hà Nội.
Bởi vì theo Hiền, vấn đề cúng kính, thắp nhang ở đền đài miếu mộ thể hiện nét văn hóa tâm linh, thể hiện sự tín ngưỡng, kính trọng bề trên, bậc tiền hiền đã khai canh khai khẩn ra vùng miền và sinh con đẻ cháu gắn kết trên vùng đất ấy. Nhưng một khi sự cúng kính, văn hóa tín ngưỡng bị bóp méo, biến dạng, người ta thổi cái tâm tham lam, cầu tài vào trong việc cúng kính và bê nguyên thứ văn hóa hối lộ, đút lót, cửa quyền trên dương gian xuống âm ty, lên hồn thần thánh thì chẳng còn gì để bàn.
Hiền cho biết thêm là cô đi cũng khá nhiều nơi, đến thăm và thắp nhang khá nhiều khu đền đài, miến mộ. Việc  thăm viếng, thắp nhang của Hiền không nhằm mục đích cầu cạnh bất kì điều gì, đơn giản là muốn biết, muốn hiểu rõ lịch sử của vùng miền nào đó, việc đầu tiên phải làm là đi viếng những đền miếu, bởi nơi đây lưu giữ nhiều linh khí, linh vật và những văn bản, kỉ yếu lịch sử, cô sẽ được đọc, được trải nghiệm ít nhiều chiều dài về lịch sử của nơi đó trong một sinh quyển tâm linh, hướng thượng.
Nhưng rất tiếc, lần nào đi thắp nhang, Hiền cũng ít nhiều thất vọng bởi cô luôn bị những hình ảnh đổi tiền lẻ, mua tiền lẻ, đốt tiền lẻ, dán tiền lẻ lên tượng thần thánh, thậm chí có người dán cả tiền lẻ lên mặt tượng để cầu lộc cầu tài. Hành động này không những xúc phạm đến thần thánh mà nó cho thấy một nền văn hóa từng được rêu rao là “đậm đà bản sắc dân tộc” đang hiện ra rất rõ nét, một nền văn hóa của lòng tham và tính ích kỷ, sự giả dối cũng như tính trí trá không chừa bất kì một ai, kể cả thần thánh, ma quỉ cũng đều có thể bị người ta phỉnh phờ bằng mùi tiền. Điều này khiến cô thất vọng.
Mùa Tết sắp đến, song hành với những người lao động làm quần quật ngày đêm, những phu xe thức trắng đêm trong cái lạnh Hà Nội, chong mắt tìm một khách hàng nào đó, những người bán hàng rong ngủ vật vạ hiên nhà để đỡ tốn tiền trọ, những dân oan nằm ngủ dưới gốc cây công viên, ngửa mặt lên trời cầu nguyện ông xanh hãy thương tình, đoái hoài và cứu rỗi gia đình họ được trả lại công bằng… Những người nhà giàu, vợ quan chức, thậm chí những quan chức cũng đang hối hả mua sắm vàng mã, tiền lẻ, thậm chí vàng dát mỏng gọi là vàng lẻ để cúng Tết cho thánh thần, ma quỉ.
Tất cả sự hối hả cuối năm đều cùng nhắm đến chung một mục tiêu, chén cơm và manh áo. Nhưng nếu như người nghèo cầu nguyện và bưng một chén cơm lưng nước mắt của đời cần lao thì người giàu, kẻ quyền thế lại cầu mong một chén cơm mà trong đó chứa cả quyền uy, sức mạnh thánh thần và chén cơm này được đặt trên đầu hàng triệu người nghèo.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/pence-ex-for-nyear-01192014084509.html

Massage, tắm thuốc ở Sapa

Nhóm phóng viên từng trình từ VN
2014-01-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
sapa-1-305.jpg
Một tiệm Massage, tắm thuốc ở Sapa, ảnh minh họa chụp trước đây.
RFA


Khác với những điểm du lịch khác, mùa Đông Sapa luôn gắn lên mình một nét rất riêng, đó là lạnh và đẹp, tiện nghi và đắt đỏ, hoang sơ và nghèo khổ. Đặc biệt, chỉ riêng thị trấn du lịch Sapa mới có dịch vụ massage, xông hơi và tắm thuốc lá của người Dao Đỏ. Trong mùa Tết này, Sapa thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch, các dịch vụ tắm lá Dao Đỏ tha hồ hái ra tiền. Thế nhưng, chính người Dao đỏ lại trả giá cho loại hình dịch vụ này không ít.

Tính thật thà bị lợi dụng

Một cô gái người Dao Đỏ, tên Phạm Thị Kim, chia sẻ: “Trong bản đi hơi xa, đường hẹp nên khó đi. Trong bản có tắm thuốc lá người Dao Đỏ, nhưng trong bản tắm tốt hơn ở đây, vì ở SaPa họ pha thuốc rồi, không như trong bản thì họ có đầy đủ loại thuốc.”
Kim nói thêm rằng hiện nay, dịch vụ tắm thuốc lá của người Dao Đỏ trở thành đặc trưng, thành sản phẩm riêng của du lịch Sapa, cô vẫn biết thế, vẫn biết rằng nếu như khách du lịch đến tắm nước lá thuốc tại bản Dao Đỏ dù sao cũng hấp dẫn hơn, chất lượng của thuốc cũng tốt hơn nhưng khó. Cái khó đầu tiên là ít có ai trong cộng đồng Dao Đỏ đủ tiền để xây dựng một phòng tắm nước lá hợp với tiêu chuẩn du lịch, nếu có giỏi lắm thì người Dao Đỏ cũng chỉ dừng ở mức lên rừng kiếm lá về bán cho người Kinh.
Hiện tại, phần đông người Dao Đỏ cũng như những đồng bào thiểu số khác ở khu vực chung quanh thị trấn Sapa, Lào Cai chỉ đóng vai trò phông nền, chỗ lót đường cho ngành du lịch, đời sống bà con ở đây vẫn nghèo rớt mùng tơi, thiếu ăn, thiếu mặc và lạc hậu. Những cô gái Dao Đỏ nếu nhanh nhẹn, có nhan sắc thì cố gắng đi học tiếng Anh, tiếng Hoa để làm phiên dịch, thi thoảng lén lút dắt khách Tây về nhà để phục vụ tắm nước lá thuốc, họ chỉ dám làm lén lút vì nếu chủ khách sạn và chủ công ty lữ hành biết được, cơ hội làm việc của họ sẽ mất. Họ chỉ được phép dẫn khách đến bản làng và giới thiệu cho khách về bản sắc văn hóa của buôn làng.
Trung bình, mỗi ngày cô dắt hai lượt khách về bản làng, mỗi lượt từ mười lăm đến hai mươi du khách, nhưng chỉ dắt thoáng qua, khách chụp hình bà con bản làng với ánh nhìn lạ lẫm pha một chút kinh hãi bởi đời sống còn quá nghèo và lạc hậu của họ, cũng có người thích thú khi gặp cảnh sống na ná người nguyên thủy của bà con và họ nói rằng đây là chuyến đi may mắn của họ, bởi không dễ gì gặp được đời sống cổ sơ, thiếu thốn và chân chất như ở đây.
 sapa-3-250.jpg
Nghe họ nói thế, Kim chỉ biết buồn và xót xa cho bà con của cô bởi vì cái mà họ gọi là đời sống nguyên thủy, cổ sơ thì hoàn toàn chính xác nhưng vấn đề thật thà, chân chất cần phải xem lại. Bởi vì từ ngày dịch vụ du lịch xuất hiện, người Dao Đỏ mất hẳn bản tính thật thà cố hữu, họ phải đối phó với một thực tại phũ phàng mà ở đó, họ có thể bị lừa lọc, bị lợi dụng và bị đẩy xuống hàng súc vật để làm trò phục vụ du lịch.
Ban đầu, người Dao Đỏ không hay biết mình bị lợi dụng, nhưng càng về 
  
 Du khách đi ngang qua một tiệm Massage ở phố Cầu Mây - Sapa, 
ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO.
sau, đồng bào Dao Đỏ càng cay đắng nhận ra cái mà người ta gọi là dịch vụ du lịch, nâng cao đời sống cho bà con thực tế chỉ là lời hoa mỹ. Mục đích chính vẫn là mượn sự nghèo khổ và mượn những bí quyết tắm lá thuốc của bà con để làm giàu. Chính vì thế, bà con bắt đầu thay đổi để thích ứng, thay vì thật thà, chịu khổ, người Dao Đỏ cũng chạy đôn chạy đáo buôn bán, hái lá rừng bán cho các dịch vụ massage, tắm lá nhưng giữ riêng bí quyết lại cho mình.

Dịch vụ hái ra tiền

sapa-2-250.jpg 
Cô Phạm Thị Hoa, một người Dao Đỏ khác, là em họ của Kim, cho chúng tôi biết thêm, hiện tại, các dịch vụ massage ở Sapa có thể nói là rất tuyệt vời, đương nhiên vẫn có những vấn đề tế nhị không nên nói ra, nhưng dù sao thì nếu dịch vụ massage không có những hoạt động tế nhị này sẽ ít ai tìm đến. Nhưng chuyện tắm nước thuốc Dao Đỏ thì hiệu quả của nó không đáng kể như đã quảng cáo, bởi ngoài những loại lá hiện tại đang có trong các bồn thuốc ngâm của các dịch vụ ở Sapa

  
Tắm lá thuốc, đấm bóp và một số dịch vụ 
phát sinh ở Sapa, ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO.
 
vẫn còn thiếu một thứ lá rất quí, tuy không hiếm nhưng nếu không có nó, khả năng giải mỏi và điều hòa khí huyết của nước tắm giảm xuống chỉ còn chưa được 10%.
Chính vì thế, nếu khách muốn tắm nước thuốc thực thụ, chỉ còn cách duy nhất là đến các bản làng để tắm. Nhưng Hoa cũng cay đắng thừa nhận rằng đó chỉ là cách đối phó đáng buồn của người Dao Đỏ trước tình trạng họ bị lợi dụng, chứ người Dao Đỏ không hề muốn sống giả dối, không hề muốn làm những việc mà mình không thích. Rất tiếc là người Dao Đỏ phải làm thế để tồn tại.

Cái gọi là duy trì tồn tại của bà con Dao Đỏ cũng chỉ để đối phó tình thế với các dịch vụ mua đoạn bán đành trong du lịch không hơn không kém. Vì có giấu bí quyết gì đi chăng nữa thì một gói thuốc lá tắm cũng chỉ được các dịch vụ đặt hàng từ 15 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng. Nhưng khi nấu ra để phục vụ khách, nó được tính từ 150 ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng, tùy vào dung lượng thuốc, nồng độ của thuốc và chất lượng phục vụ ở mỗi nơi. Bù cho bà con lặn lội vào rừng, hái từng nắm lá, đối diện với mọi thứ nguy hiểm rình rập.
Sapa mùa Đông, khí lạnh và tuyết rơi luôn là một lời mời gọi đầy hấp dẫn với du khách và cũng là cơ hội hái tiền của ngành du lịch. Nhưng đây cũng là mùa đói rét và thất thu nặng nhất của đồng bào dân tộc thiểu số vì không đi hái lá thuốc được, mùa màng hư hại nặng.
Nhóm phóng viên từng trình từ Việt Nam.
 

Lương thưởng quốc doanh vẫn cao nhất

Cập nhật: 16:11 GMT - thứ hai, 30 tháng 12, 2013
Dù kinh tế Việt Nam còn khó khăn, doanh nghiệp nhà nước lại có mức lương bình quân cao nhất năm 2013 và tiền thưởng vẫn đứng thứ nhì khi so với khối tư nhân và đầu tư nước ngoài.
So với mức 4 triệu đồng và 4.3 triệu đồng của các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài thì mức lương bình quân của khối doanh nghiệp nhà nước là 4.5 triệu đồng (gần 210 đô la), là một mức cao hơn cả.
Các báo Việt Nam dẫn nguồn sở Lao động-Xã hội Hà Nội nói các công ty 100% vốn nhà nước có mức lương tăng mạnh nhất, đạt 4,6% trong năm 2013.

Dầu ăn và nước mắm

Dù tiếp tục trải qua một năm hoạt động thiếu hiệu quả với số nợ xấu lên đến 3.4 tỷ đô la, khối nhà nước vẫn có mức thưởng bình quân khá cao là vào khoảng hơn 4 triệu đồng một tháng (gần 200 đô la).
Mức thưởng cao nhất cho một cá nhân thuộc về khối nước ngoài với khoảng 65 triệu đồng (3000 đô la) trong khi mức thưởng thấp nhất chỉ có 350 nghìn đồng, bẳng đúng 17 đô la.
Theo số liệu được công bố, Đà Nẵng là địa phương có mức thưởng Tết cao nhất Việt Nam, với số tiền thưởng tối đa là 172 triệu đồng (khoảng 8500 đô la), sở Lao động-Xã hội Đà Nẵng cho biết.
Tiền lương của các doanh nghiệp thành phố này cũng tăng tới 17% trong năm, trong đó vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về DNNN với mức lương trung bình 6.5 triệu đồng một tháng (320 đô la).
 "Thưởng Tết năm nay nhìn chung là giảm,
 phản ánh tình hình kinh tế còn khó khăn"
Ở TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, cơ quan có trách nhiệm là sở Lao động-Xã hội lại không công bố cụ thể, mà chỉ đưa số liệu tiền thưởng trung bình.
Theo đó, con số vào khoảng 4.7 triệu đồng (230 đô la) ở các công ty nước ngoài và 3.3 triệu đồng (160 đô la) với các doanh nghiệp trong nước.
“Càng ngày số lượng doanh nghiệp báo cáo về lương, 
thưởng tết càng giảm, họ cũng đề nghị luôn là không công bố lương thưởng của công ty họ cho báo chí,” ông Hồ Xuân Lâm, chánh văn phòng của Ban quản lý các khu công nghiệp-chế xuất TPHCM (Hepza) được báo Lao Động trích dẫn.
Trả lương 'tháng 13', tức tiền thưởng Tết, là một thông lệ của các công ty làm ăn ở Việt Nam, dù luật pháp không bắt buộc.
Khoản tiền này do vậy cũng được coi là một chỉ số để đo mức độ thành công kinh doanh trong năm.
Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời Vụ trưởng Vụ Tiền lương Tống Thị Minh của Bộ Lao động-Xã hội cho biết thưởng Tết năm nay nhìn chung là giảm, phản ánh tình hình kinh tế còn khó khăn,
Sự chênh lệch giữa các nhóm được thưởng Tết cũng cho thấy mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong dân chúng.
Theo Tuổi Trẻ, các cán bộ, giáo viên vùng sâu vùng xa của Gia Lai và Kon Tum chỉ nhận được “vài lít dầu ăn và nước mắm” cho đợt Tết năm nay.
Trong khi đó, nhiều công ty ở Việt Nam hoàn toàn không thưởng cho nhân viên, thậm chí còn đuổi việc nhân công trước Tết, báo Lao Động đưa tin.

 

Cái Tết thứ ba: Suy thoái cùng kiệt sức

Cập nhật: 04:38 GMT - thứ hai, 20 tháng 1, 2014
Năm mới 2014. Trong bầu không khí sôi sục khí thế “đổi mới thể chế” từ bản thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một “nhà nước không làm thay cho dân”, thi thể cứng buốt của một nam thanh niên bất chợt được người đời phát hiện trong một ngôi nhà hoang nằm trên đường Ngô Gia Tự, quận Hải Châu tại thủ phủ nghỉ dưỡng miền Trung mang tên Đà Nẵng.
Sát Tết Giáp Ngọ. Cái Tết thứ ba liên tiếp nền kinh tế Việt Nam chìm trong cơn suy thoái kể từ khi nhóm lợi ích ngân hàng được thả cương trục lợi từ năm 2011.
Nhưng từ nhiều năm trước đó, người dân đã phải tự lo cho nhau trước khi được trời cứu.

Ngôi nhà hoang phế

Xác chết trong ngôi nhà hoang quê quán ở Quảng Nam là của một thanh niên hành nghề nhặt ve chai.
Những người dưng nhưng hảo tâm xúm lại giúp mai táng thi hài kẻ xấu số. Kẻ ra đi bất đắc kỳ tử ấy đã không chịu nổi đợt giá lạnh bất thường như một điềm gở vào những ngày cuối năm 2013.
Ngôi nhà hoang trơ tàn, thò ra những khung cửa trống hoác tối đen, với cả một khoảng trời trắng ngợp lộ thiên phía trên, khiến cho mưa gió dột từ nóc xuống bê bết cả cái nền nhà hiếm khi được gọt nhẵn.
Khắp đất nước, đâu đâu người ta cũng có cảm giác không thể sống động và buốt giá hơn về tình trạng hoang phế thân thể cùng tâm lý phế bỏ niềm tin.
Vào mùa đông năm 2013, báo chí đã lên cơn kích động trước tình cảnh những học sinh vùng cao phía Bắc áo quần xơ xác phải bắt chuột để ăn thay cơm. Nhiều cô giáo cũng phải ăn khoai trừ bữa, hệt như thời đói kém những năm 1978 - 1980.
Khẩu hiệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuyện không để giáo viên nào phải nghỉ việc đã mau chóng dạt về vùng thinh không hoang lạnh.
Lời chứng cuối cùng cho việc này là hình ảnh hàng loạt giáo viên từ Thanh Hóa đến Mũi Cà Mau phải rời bỏ mái trường thân yêu, còn Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân lại ấm áp trong bộ đồng phục mới ủy viên Bộ Chính trị.

Con tin mãn tính

"Chợ búa những ngày sát Tết vắng tanh, không khác gì những ngày thường lặng gió. "
Người dân Việt Nam luôn có đủ lý do để ủ dột trong một ngôi nhà dột nát toàn diện từ trên xuống dưới. Khi năm mới 2014 được bắt đầu bằng báo cáo thành tích của Chính phủ về “nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi”, đồng loạt 15 tỉnh đã xướng công văn xin gạo cứu đói. Chưa bao giờ kể từ thời mở cửa kinh tế 1990 đến nay, câu chuyện cứu đói lại dân gian đến như thế.
15 cũng là con số các nhà máy thủy điện đã đồng loạt xả lũ lên đầu dân chúng tại các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc vào nửa cuối năm 2013, mà đã dẫn đến một triết lý đúc kết không thể chí lý hơn “thủy điện xả lũ đúng quy định, chỉ có dân chết không đúng quy trình”.
Hơn năm chục mạng người đã bị hiến dâng trong cơn xả lũ mất nhân tính đó, trong lúc không có bất kỳ một quan chức hoặc một cấp thẩm quyền nào, từ Bộ Công thương đến các nhà máy thủy điện, phải gánh tội trước vành móng ngựa.
Khoảng cách biệt ghê gớm giữa chủ nghĩa thành tích và thực tiễn khác quan vẫn là khoảng tối bao trùm trong khu nhà hoang thể chế. Những địa phương kêu gào cứu đói lại chính là những nơi được tuyên dương thành tích tiên tiến về tăng trưởng GDP và cả về năng suất trồng lúa. Không kể đến những tỉnh “có lý do chính đáng” như Nghệ An, Quảng Bình khi phải trở thành nạn nhân của đợt xả lũ giết sống, ngay Khánh Hòa – một địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Trung – cũng đã biến hiện tượng “GDP có chân” trở thành một thực thể di động.
Luôn cao gấp đôi GDP bình quân quốc gia, nhiều địa phương như Khánh Hòa dường như đã khiến ngân sách xóa đói giảm nghèo hỗ trợ cho tỉnh từ năm 1975 đến nay rất tương xứng với hình ảnh “gió vào nhà trống”.

Hiện tình đất nước đang lao xuống vùng đáy?
Không thể nói khác hơn là có quá nhiều cái thùng không đáy đang hiện hữu trong hiện tình đất nước đang lao xuống vùng đáy.
Những cái thùng được kết cấu bởi các nhóm lợi ích ngân hàng, bất động sản, vàng, chứng khoán và tất nhiên phải kể đến những nhóm lợi ích độc quyền chính sách như điện lực, xăng dầu, gas, sữa… Những cái thùng không đáy đó cũng kết dính với một phạm trù khá mới mẻ là “nhóm thân hữu”. Nhưng với người dân thì từ lâu nay đã không còn lạ lẫm: đó chính là các nhóm chính khách móc xích với các nhóm lợi ích để trục lợi sức dân.
Sự trục lợi thâm dày vô cảm và vô tận như thế đã làm nên một hình tượng quá cay độc từ năm 2011. Vào quý cuối của năm đó, những tay phản biện độc lập can đảm nhất trong công luận đất nước đã phải kêu lên “Nhóm lợi ích ngân hàng đang bắt toàn bộ doanh nghiệp, nền kinh tế và người dân làm con tin của nó”.
Bởi Tết năm 2012 đã chứng nghiệm cho chân lý này: ít nhất 55.000 doanh nghiệp phải phá sản và ngừng hoạt động; hàng chục ngàn công nhân không có tiền mua vé tàu về quê. Các đô thị tràn ngập sắc thái sầu muộn… Trong khi đó, giới ngân hàng vẫn ung dung thưởng Tết với mức bình quân lên đến 40-50 triệu đồng cho mỗi nhân viên, còn giới chủ gấp mười lần như thế.
Sát Tết năm sau đó, nền kinh tế lại được báo cáo của Chính phủ và giới chuyên gia cận thần tô hồng về triển vọng “thoát đáy”. Một quan chức tuyên giáo còn nói như chưa bao giờ được nói “Chưa bao giờ người dân Việt Nam ấm no như bây giờ”.
Trong khi đó, tình cảnh đón Tết của công nhân lao động trở nên thê thảm hơn cả Tết năm trước. Bắt đầu xuất hiện cảnh thưởng Tết bằng tất cả những gì tồn kho trong doanh nghiệp như hạt dưa, quần đùi…, và cả gạch cùng tương ớt.
Mãi lực thị trường đã liên tục đi xuống trong những năm qua. Bất chấp báo cáo về “thị trường đang phục hồi sức mua” của Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và đầu tư, các siêu thị lớn nhất vẫn phải cay đắng thừa nhận sức bán của họ đã giảm đi một nửa qua từng năm. Chợ búa những ngày sát Tết vắng tanh, không khác gì những ngày thường lặng gió. Chưa bao giờ hàng đại hạ giá từ 50% đến 80% xuống đường nhiều đến thế.
Vài chuyên gia trong hệ thống nhà nước ước tính tỷ lệ vòng quay vốn xã hội trong năm 2012 đã chỉ còn 0,8 lần so với hơn 2 lần vào thời hoàng kim năm 2007. Còn vào năm 2013, không hiểu do ẩn ý gì mà đã hầu như biến mất con số ước đoán này.
Cùng lúc, giới chuyên gia phản biện độc lập lại cho rằng việc sụt giảm đến 60% của vòng quay vốn xã hội như vậy vẫn còn là một cách nói khiên tốn. Bởi chỉ cần tính sức mua giảm đều 30% qua từng năm kể tử năm 2011, thì sau 3 năm suy thoái, vòng quay vốn xã hội phải giảm đến ít nhất 70%. Tất cả tình cảnh đó là khá tương đương với khung cảnh thời đại suy thoái của nước Mỹ vào những năm 1929-1932.
Còn báo chí, bị nén chặt trong một tâm thế lò xo ép, chỉ dám buột miệng “Dân kiệt sức cả rồi…”.

Ánh mắt vô hồn

Năm 2013 cũng là cao trào chưa hề kết thúc của rất nhiều cái chết vì nghèo khó. Từ Bắc chí Nam, người dân phải chứng kiến không biết bao nhiêu vụ nhảy cầu, uống thuốc trừ sâu, dùng xăng tự quyết… Những cái chết tập thể của ba mẹ con ở tỉnh nọ đã làm rúng động tận tâm can những người còn lương tri sót lại.
Nhưng bỏ mặc mọi khốn khó nhiễu nhương như thế, triết lý có giá trị đương đại nhất vẫn là “phong bì không chứa nổi tiền hối lộ”. Hình ảnh phổ cập khó có thể bi tráng hơn là những chiếc cặp Samsonite đầy ngoại tệ với giá chót một triệu USD – được minh họa tối thiểu bằng khối lượng 5 kg mà ông chủ Vinalines khai đã tuồn cho Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ.
Lồng trong bối cảnh hiện hình chủ nghĩa tư bản dã man từ ba thế kỷ trước, xã hội Việt Nam lại đang nổi lên làn sóng phẫn uất ngày càng bất khuất của nhiều tầng lớp nông dân và công nhân. Thu hồi đất vô lối và bất hợp pháp, ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc khắc nghiệt…, chưa kể đến nguy biến suy sụp kinh tế đang khiến giới đảng viên hồi hưu phải nhận thức lại điều được gọi là “kiên định ý thức hệ cộng sản”.
Một trong những bằng chứng rõ rệt nhất cho tình trạng ngân sách có nhiều dấu hiệu cạn kiện là nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội và cả quỹ lương hưu. Chẳng cần theo dự đoán đến năm 2030 mới vỡ, chỉ mới đến giữa tháng Giêng năm 2014, nhiều cơ quan vẫn chưa có tiền để trả cho cán bộ nhân viên. Tại Sài Gòn, một số cán bộ hưu trí đã phải đến tận trụ sở ủy ban nhân dân thành phố để kêu cứu.
Đó cũng là bối cảnh mà lần đầu tiên, những quan chức có trách nhiệm của nhà nước như bộ trưởng kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh phải thốt lên từ “vỡ nợ”, còn giới chuyên gia nhà nước như các ông Võ Trí Thành, Trần Đình Thiên đã không còn quá ngần ngại khi ám chỉ về tương lai “đổ vỡ” của ngân hàng.
"Ánh mắt vô hồn vô vọng của một em bé ăn xin lang thang trên hè phố Sài Gòn những ngày lạnh lẽo giáp Tết năm 2014 có lẽ cũng đủ để khoát tả toàn diện cái tương lai của “nhà nước kiến tạo phát triển” trong thông điệp đầu năm nay của thủ tướng Việt Nam."
Cũng là lần đầu tiên hệ thống ngân hàng Việt Nam bị trực chỉ nguy biến đổ vỡ, khi trước đó đã chưa từng tồn tại đặc ngữ này trên cửa miệng giới phát ngôn của Đảng và chính quyền.
Cùng với một dự thảo về tình trạng phá sản ngân hàng được nêu ra bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2014, có lẽ không ai dám chắc là giới ngân hàng sẽ bằng an tuyệt đối vào cuối năm nay, khi ít nhất 500.000 tỷ đồng nợ xấu sẽ hiện hình không phương cứu chữa.
Một cơn động kinh suy thoái kép đang chực chờ. Khi đó, tỷ lệ thất nghiệp có lẽ sẽ không thể kém thua tính trạng 26% và 27% của Tây Ban Nha và Hy Lạp hiện thời.
Thế nhưng điều không thể hiểu nỗi là nhiều số liệu thống kê năm 2013 cũng nằm trong tình trạng không thể suy thoái hơn. Trong khi vào đầu năm 2013, chính Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải lên tiếng chính thức về chẵn 100.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản - chiếm gần 20% số doanh nghiệp đăng ký trên cả nước, thì đến cuối năm 2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn kiên định với báo cáo tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc chỉ khoảng 2%.
Trong trường hợp này, khoảng cách giữa dối trá và chân thật đã lên đến hàng chục lần.
Rõ là cái thành tích bất minh như thế của các bộ ngành chức năng đã trực tiếp ngược chiều với lời trần tình “yêu trung thực, ghét giả dối” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông mới nhậm chức vào năm 2006.
Ánh mắt vô hồn vô vọng của một em bé ăn xin lang thang trên hè phố Sài Gòn những ngày lạnh lẽo giáp Tết năm 2014 có lẽ cũng đủ để khoát tả toàn diện cái tương lai của “nhà nước kiến tạo phát triển” trong thông điệp đầu năm nay của thủ tướng Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cây bút tự do Phạm Chí Dũng từ TPHCM.
Bấm Trở về đầu tranG
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140120_phamchidung_tet.shtml

 

TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC

TRUYỆN CỰC NGẮN NGHE LỎM TỪ TRUNG QUỐC

 
 
 
 
 
 
Rate This

PHẠM DŨNG
TRUYỆN THỨ NHẤT
MaoMột hôm, ông Lý đi khám bác sĩ, được bác sĩ cho biết ông bị ung thư, mà là giai đoạn cuối mới kinh. Về nhà, ông chạy chữa khắp nơi nhưng vô phương. Ông bèn tìm đến chùa. Sư trụ trì cả quyết do trong làm ăn ông đã hành sử vô đạo nên bị trời phạt. Muốn khỏi bệnh ông phải… ông phải…
Ông đến ngay Tổng công ty, nơi ông làm xếp, triệu tập một cuộc họp khẩn, đối tượng là những cán bộ chủ chốt.
Ông nói:
-      Anh chị em, chúng ta đang học tập và làm theo đạo đức bác Mao, để làm gương, tôi xin nộp lại một tỷ nhân dân tệ, đó là số tiền lâu nay tôi đã làm ăn phi pháp mà có.
Mọi người nhìn ông rồi nhìn nhau kinh ngạc.
Ông nói tiếp.
-      Giờ tôi yêu cầu anh chị em cũng phải theo gương tôi. Bắt đầu là anh Tỷ.
-      Dạ, thư Tổng giám đốc – Tỷ mếu máo – khi vào đây… em biếu Tổng giám đốc 500 triệu, năm vừa rồi em mới xà xẻo được 300…
-      Thôi, cậu, khỏi. Còn cô Muội?
-      Dạ, em cũng muốn noi gương Tổng giám đốc lắm, nhưng em vừa mới cho thêm thằng sau đi Mỹ… Hôm liên hoan tiễn nó, chính tổng giám đốc còn nói…
-      Cô cũng thôi đi. Ông Hào, ông…
-      Trời ơi, tôi vừa mua căn nhà cho con bồ nhí, còn chưa trả hết tiền… Hôm tân gia…
-      Nhớ rồi. Còn cậu?
Ông quay sang một thanh niên tên Lăng. Lăng khủng khỉnh:
-      Tôi lói thẳng, ai nàm gì thì nàm nhưng đừng động đến thằng lày…
-      Thôi được! – Ông cắt ngang, và thầm nghĩ: Hồi lão thanh tra chính phủ gửi nó vào, mình đã không muốn nhận, mà… khổ thế…
Rồi, chẳng biết làm sao ông đành nói chẳng phải ông tốt đẹp gì đâu, và ông nói ra việc ông bị ung thư.
Một người cố dấu giọng kẻ cả:
-      Tổng giám đốc cần gì phải làm vậy!
-      Thế phải làm sao?
-      Tổng giám đốc chỉ cần chi ra 10 triệu, mua một thằng, rồi lấy lá gai nó thay béng là xong!
-      Được không?
-      Với y học bây giờ đó là chuyện nhỏ.
-      Mười triệu? Rẻ thế sao?
-      Xời, công nhân của mình đói rã họng ra, đằng nào chẳng chết! Mười triệu là dư rồi đó. Chuyện này cứ giao em!
-      Ồ… hay quá, thế thì tôi ngu gì trả lại…
Tất cả nhao lên:
-      Đúng rồi! Đúng rồi!
Ông tổng giám đốc quay lại giơ tay chào bức ảnh Mao trên tường sau lưng ông:
-      Bác Mao à, thật lòng cháu cũng muốn… làm gương và chống tham nhũng lắm, nhưng Bác thấy đấy… Ai cũng dính cả…
Rồi ông quay lại nói với một mhân viên:
-      Ngay ngày mai, cậu cho đúc một bức tượng Bác bằng vàng để ngay cổng. Nhớ cho khắc cái câu… nổi tiếng của Bác và mời các nhà báo đến dự, nghe.
-      Dạ!
Mọi người giải toán, gương mặt ai cũng hân hoan.
 
 
.
TRUYỆN THỨ HAI

Ngày mai, lớp 12 k1, được quay ty vi truyền hình trực tiếp, cô gáo được giao bảo ban các em trước để khỏi nói những điều sai trái trước các phóng viên.
Cô bảo:
-      Các em hiểu chưa, chỉ được nói những điều lãnh đão muốn nghe và nhất là đừng để lãnh đạo liên tưởng rồi cho là các em định nói móc máy xã hội.
Các em đồng thanh “Hiểu rồi ạ!”
Em Thà đứng lên:
-      Thưa cô, mai em hỏi câu này được không?
-      Câu gì?
-      Tại sao nước mình vào hội Nhân quyền thế giới rồi, mà những người đi phát tờ rơi…
-      Thôi, thôi, tuyệt đối không nhắc đến những từ nhậy cảm như là nhân quyền, dân chủ, đấu tranh, dân oan này nọ… Hiểu chưa?
Tất cả:
-      Hiểu!
-      Dạ, thưa cô thế em hỏi: Nhân dân là đầy tớ sao nhân dân bị…
-      Câu đó là tuyệt đối cấm! Nghe!
-      Thưa cô thế em hỏi: Sao lãnh đạo không lên đối thoại thực tiếp với những người có ý kiến trái ngược với mình…
-      Trời ơi, các em phải hiểu rộng ra chứ. Đó là điều cấm kỵ!
Thưa cô, em nghĩ, chúng ta đừng nói gì xất, cứ hô: “Đảng cộng sản Trung Quốc muôn năm!”, thế nào cũng được khen.
-      Trời, muôn năm gì chứ, đã bảo là không được móc méo mà!
 
 
.
TRUYỆN THỨ BA
Các bác sĩ Trung Quốc đã làm bác Mao sống dậy. Tin này được bí mật báo lên Bộ Chính Trị. Tập Cận Bình vội triệu tập một cuộc họp khẩn.
Các ủy viên BCT sau khi thảo luận rất căng, cuối cùng quyết định đây là thành tựu lớn của khoa học Trung Quốc, thành tựu này cho thấy khoa học Trung Quốc ăn đứt khoa học Mỹ, vì vậy phải để Bác sống lấy đó mà tuyên truyền. Nhưng nếu Bác sống mà thấy cuộc sống thế này… thì không được, và BCT nghĩ ra một kế.
Thế là ngay lập tức một thành phố y chang thời bao cấp được nhanh chóng xây dựng. Các diễn viên tuyển chọn và tập luyện kỹ càng để sống y như ngày xưa.
Bác được đưa đến gặp một chị nông dân. Thực ra đó là diễn viên ngôi sao Củng Lợi.
-      Cô sống có tốt không? – Bác Mao hỏi.
-      Dạ thưa chủ tịch tốt lắm ạ, em mỗi tháng được 4 thước vải và 4 lạng thịt ạ!
-      Ồ, tốt, tốt, mới 40 năm mà đời sống người dân đã lên cao thế này…
Rồi Bác quay sang ông Tập: “Các chú làm ăn khá lắm!”
Đến lúc nghỉ giải lao, mọi ngườ tản đi (để đánh chén cho sướng chứ việc gì phải khổ như mấy người diễn viên đang diễn cảnh ngày xưa). Một thằng bé đến bên Bác nói nhỏ:
-      Họ xạo Bác đấy, cuộc sống thật bên này kìa.
Rồi nó dẫn Bác bí mật chui qua hàng rào sang bên cái thành phố thật.
Ở đây Bác bị choáng, đó là một sống mà ngay trong mơ bác cũng không bao giờ tưởng tượng được.
Buồn rầu, Bác trở về và ngay lập tức triệu tập các ủy viên BCT lại.
-      Các chú, mình đã biết hết rồi, mình sai. Giờ mình phải công bố chuyện này cho thế giới biết.
-      Sao lại phải công bố? – Một người liều hỏi.
-      Để người ta còn tránh chứ. – Rồi bác nói thêm – Là tránh làm những điều Bác chỉ đạo làm, chứ còn  việc tiến lên CNXH thì nhất định phải giữ. Nào, các chú gọi các nhà báo đến đây!
Mọi người lăng săng vờ vĩnh đi gọi điện.
Một người bưng ra một ly nước đã chuẩn bị sẵn.
-      Mời Bác uống, đây là nước cốt sâm, nhung.
-      Ha! Ha! Ha! các cậu định đánh thuốc độc ta sao? Đừng mơ!
Rồi bác tự tay khui một chai nước suối để trước mặt ông Tập uống ngon lành. Nhưng vừa nuốt xuống bụng, Bác hồn lìa khỏi xác!
Tập mỉm cười:
-      Con hơn cha nhà có phúc!
Ông Tập đang mơ màng: “Chủ nghĩa xã hội 100 năm nữa biết có hay không mà…”
-      Thưa đồng chi… bây giờ chúng ta phải làm gì ạ? – Một ủy viên cắt đứt luồng suy tư của ông.
-      Nghe đây – Ông Tập nghiêm giọng:
-      1, đưa xác ổng vào lại chỗ cũ!
-       2, Bán kỹ thuật làm xác ướp sống lại… cho cái nước nào mình muốn nó lụn bại đó nghe.
Tất cả nhìn nhau gật gù thầm khen ông Tập cao minh!
 
                                                              

No comments: