Wednesday, November 2, 2016

TƯỞNG NĂNG TIẾN =MỸ & TRUNG CỘNG =

Sunday, January 26, 2014

TƯỞNG NĂNG TIẾN * CÔ DU KICH

Cô Du Kích

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người...
Giang Nam
Tôi chưa bao giờ may mắn được diện kiến một cô du kích, nhìn từ xa xa cũng không luôn, có chăng là chỉ thấy loáng thoáng qua sách báo hay phim ảnh. Sài Gòn Tiếp Thị Online , số ra ngày 21 tháng 12 năm 2011, có tấm hình một cô “đứng trên toà sen” (trông) rất ... ngộ: 
 
Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.
Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên... toà sen.
 
Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích”.
 
Mới đây, tôi lại được thấy “một cô” khác nữa, qua ảnh chụp khi đã qua tuổi thanh xuân:
 
Bà Phạm Thị Chiều, vợ nhà thơ Giang Nam, vừa qua đời tại Nha Trang, hưởng thọ 83 tuổi.Bà chính là “cô du kích” trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.
 
Nhà thơ Giang Nam và bà Phạm Thị Chiều - Ảnh: Trần Đăng
 
“Cô du kích” trong bài thơ với tiếng cười “khúc khích” và đôi mắt “đen tròn” đã bị “giặc giết em rồi quăng mất xác”, còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.
 
Sở dĩ có sự “vô lý” trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại: “Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau.
 
Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi.
 
Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn”.
 
Sự nhầm lẫn ấy để thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
 
Những dòng chữ trên tôi vừa đọc được trên trang Dân Luận,  cùng với phản hồi của một vị độc giả (chắc) không dễ tính:
 
thichkhach (khách viếng thăm) gửi lúc 23:50, 30/12/2013 - mã số 107004
Bản tin nì đã đăng vào ngày 18.4.2013 trên tờ dantri.com ạ. Hâm nóng mần chi rứa? chưa tới giỗ đầu nhá.
 
Nhờ đường link này, tôi được biết thêm đôi điều về đời sống tình cảm và “hoạt động cách mạng” cô du kích thứ hai:
 
Nhờ công tác phong trào và viết báo tốt, khoảng đầu năm 1954, ông được điều động về căn cứ Đá Bàn. Ở đây anh lính Nguyễn Sung đã gặp cô gái xinh đẹp Phạm Thị Triều. Dù tình trong như đã nhưng hồi ấy chuyện yêu đương trong cùng tổ chức rất nghiêm ngặt.
 
Cũng may mọi người điều thương nên trước ngày ông ra Bình Định tham gia đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc lý kết hiệp định Genève, đơn vị đã tổ chức lễ cưới cho hai người. Vợ chồng trẻ ở với nhau được hai ngày thì ông lên đường.
 
Cái kiểu “cưới nhau xong là đi” của vợ chồng Giang Nam, có thể, khiến nhiều người nhớ đến bài  Mầu Tím Hoa Sim của Hữu Loan. Riêng tôi lại bỗng nhớ đến một đoạn tạp văn của ông Võ Phiến:
 
Lúc ấy chính quyền quốc gia lo đùm túm kéo nhau vào Nam, và tổ chức
cuộc di cư cho đồng bào Miền Bắc. Di cư là đi cả nam lẫn nữ, cả già
lẫn trẻ: công chức già thì vào theo nhà nước để lãnh hương hưu, các cụ
cố thì theo con cháu vào để được nuôi nấng và chết giữa đám con cháu
v.v…
 
 Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang:
 - Vũ khí, họ chôn giấu lại một số ở Miền Nam;
 
 - Cán bộ và binh sĩ, họ chọn lựa một số cho ở lại: có hạng được bố
trí để len lỏi vào các cơ quan quốc gia, có hạng trở về cuộc sống
thường dân chờ thời cơ, có hạng đổi vùng để hoạt động, có hạng vừa lẩn
trốn vừa bám lấy địa phương để hoạt động v.v…
 
 - Địa chủ, phú nông, trót bị ngược đãi tù tội, đều được tha thứ, giải
thích, dỗ dành để xóa bỏ hận thù. Những thành phần không dỗ dành được
thì họ thủ tiêu, vì xét nguy hiểm đối với tính mạng những cán bộ nằm
vùng của họ;
 
 - Tập kết theo nguyên tắc: Đưa ra Bắc hạng trai trẻ có thể làm việc
đắc lực và sản xuất giỏi cùng hạng có uy tín có khả năng; bỏ lại trong
Nam hạng lão nhược có thể làm một gánh nặng cho quốc gia. Cố ý gây
phân ly chia cách, làm thế nào để mỗi gia đình đều có kẻ đi người ở;
 
 - Gấp rút tạo thêm nhiều liên hệ giữa thành phần tập kết ra Bắc và
dân chúng Miền Nam: đặc biệt là tổ chức những đám cưới cấp tốc khiến
cho hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt cộng ra đi bỏ lại trong Nam
bấy nhiêu cô vợ trẻ, có những cô chỉ ăn ở với chồng được đôi ba hôm.
 Bấy nhiêu cô vợ trẻ và gấp đôi gấp ba chừng ấy cha mẹ già cùng cô cậu
chú bác v.v… là một lực lượng đáng kể. Bằng chính sách tập kết và gây
liên hệ này, cộng sản cưỡng bức một số người về sau phải làm nội tuyến
cho chúng.
..
 
Chính vì như thế mà thư từ hình bóng của cán binh tập kết có giá trị
đặc biệt quan trọng: những năm 1956, 57, 58, cán bộ từ ngoài Bắc xâm
nhập vào hoạt động, trong người họ bao giờ cũng mang theo một số thư
từ, hình bóng của cán binh tập kết. Đó là lợi khí hết sức đắc dụng
giúp họ đặt các cơ sở quần chúng đầu tiên.
 
Gây được cơ sở quần chúng, vận động được sự đóng góp số lương thực
tiền bạc cần thiết để nuôi quân rồi, bấy giờ các lực lượng vũ trang
tại chỗ bắt đầu được thành lập, các lực lượng vũ trang ngoài Bắc kéo
vào. Sau đó mới có cái Mặt trận Giải phóng ra đời.
 
Như vậy, cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những bất mãn chống
một chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính
quyền Sài Gòn từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ
ngày khai sanh mặt trận nọ mặt trận kia.
 
Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa
kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có
hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám
cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới lắm khi tổ chức tập
thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của
cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào 1958, 1959, mà là
những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954.
  [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminster, CA: Người Việt, 2006)].
 
Bà Phạm Thị Triều (hay Chiều ?) may mắn đã không trở thành goá bụa. Bà và phu quân cũng không bị thương tích hay trầy trụa gì ráo trọi cho đến khi chiến tranh chấm dứt, theo như lời của ký giả Trịnh Anh:
 
Bà Phạm Thị Chiều sinh năm 1931 tại Vĩnh Trường, Nha Trang trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bà là Đảng viên 63 năm tuổi Đảng; nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường; cựu tù chính trị từng 2 lần bị địch bắt tù đày...
ởng rằng vợ con đã bị địch giết hại, nhưng bất ngờ, năm 1962, sau 3 năm bị bắt, vợ và con gái ông được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội...”
 
Vẫn theo ký giả Trịnh Anh :”...  năm 1968 bà Triều lại bị bắt lần hai vẫn với cô con gái nhỏ do sơ xuất của người giao liên đã để lộ đầu mối. Hai mẹ con bà bị địch buộc tội đưa ra tòa mấy lần nhưng không thành là nhờ một luật sư tốt bụng bào chữa giúp.
 
Cuộc đời của hai ông bà tuy nhiều gian nan nhưng vô cùng có hậu nhưng hậu vận của dân tộc thì ngược lại. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không đồng tình khi đọc những chữ thượng dẫn của nhà báo Trần Đăng: “... thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.”
 
Dân tộc này chắc không mấy ai cảm thấy thoải mái với “nền độc lập tự do” hiện tại khi nhìn thấy biển đảo bị xâm lấn, và du kích bước lên toà sen, rồi dẵm luôn lên luật pháp. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ Đinh Đăng Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ thị Bích Khương, Nguyễn Công Chính, Tạ Phong Tần, Huỳnh Anh Tú,  Huỳnh Anh Trí ...tuổi đời đều ít hơn tuổi đảng của bà kích Phạm Thị Triều, và đều lãnh những bản án hàng chục năm tù mà không cần có bằng chứng gì ráo trọi.
 
Tuy được an táng năm 2013 nhưng tôi e rằng cô du kích của chúng ta đã chết hồi năm 1977, vào lúc những kẻ khai sinh ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quyết định khai tử nó. Còn với quần chúng thì cô chết sớm hơn nữa – từ tháng 9 năm 1975 – ngay sau khi mà “chính quyền cách mạng” đã hiện nguyên hình là một bọn cướp ngày, qua phương thức đổi tiền và cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Nam.
 
Phu quân của cô du kích Phạm Thị Triều, nhà thơ Giang Nam, tuy chưa chôn nhưng e cũng đã chết lâu rồi. Ông “tự vận” vào hôm 25 tháng 4 năm 1976, sau khi “đắc cử” và trở thành một ông nghị (gật) trong Quốc Hội Việt Nam, khoá IV.
 

TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT LỜI NÓI PHẢI


Một Lời Nói Phải

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

“Khi nào Đảng Cộng còn cầm quyền, khi đó họ còn tiếp tục làm cho công việc hoà giải dân tộc không thể nào thực hiện được.”
Trần V., độc giả  Dân Luận 
 
Tôi thấy trên tờ lịch tháng Giêng năm nay – tại văn phòng khai thuế – ảnh chụp những cành lá tuyết phủ trắng xoá, và bên dưới là một câu ngạn ngữ của người Nhật Bản:  “One kind word can warm three winter months: Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng suốt cả mùa Đông.
 
 
Tôi đã trải qua hơn ba mươi mùa Đông (lạnh giá) nơi xứ người nhưng dường như chưa bao giờ nghe được một lời lẽ tử tế nào ráo trọi. Năm nay, may thay, vào những ngày cuối năm (khi nhiệt độ nhiều nơi rơi xuống trừ âm) nhưng tôi vẫn cảm thấy rất ấm lòng vì chợt nghe được một lời nói phải:
 
“Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.” Đó là kết luận của nhà báo Huy Đức trong bài viết (“Hoàng Sa & Hoà Giải Quốc Gia”) mới nhất của ông, đọc được vào hôm 12 tháng 1 năm 2014:
 
"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy".
 
Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo".
 
Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo...
 
Bên dưới là vô số những lời tán thưởng, xin đọc chơi (vài/ ba) cho nó ... đã:
- "Đọc bài này tôi xúc động chảy nước mắt!
- Anh viết nhiều nữa đi, cho lòng người thống nhất.
- Bài viết hay,xin cám on anh HD đã nói thay cho cả triệu tấm lòng.
 
Nói phải củ cải cũng nghe: “Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.” Nhân tâm quả đang ly tán. Tuy nhiên, mọi thành phần của dân tộc Việt sẽ vẫn có nhiều cơ may, cũng như cơ hội (không mấy khó khăn) cùng ngồi lại bên nhau – ngoại trừ những người cầm đầu đảng cộng sản ở Việt Nam. Nói chuyện phải/quấy với củ cải (e) vẫn dễ hơn với họ, những kẻ luôn luôn nói một đường nhưng làm một nẻo.
 
Hãy coi thử xem Đảng và Nhà Nước CSVN đã thực thi “chính sách đại đoàn kết dân tộc” ra sao, kể từ khi họ nắm được quyền bính đến nay:
 
          - Vào những năm đầu của thập niên 1950, nhân danh chuyện “cải cách ruộng đất,” họ đã “nâng thành phần” vài trăm ngàn nông dân (ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam) lên thành phú nông hoặc trung nông, để mang ra đấu tố, rồi giết hại.
          - Cuối thập niên 1960 (trong cái gọi là Trận Tổng Công Kích Mậu Thân) họ đã chôn sống hàng chục ngàn người dân miền Nam, sau khi dán cho nạn nhân cái nhãn hiệu là “thành phần ác ôn”, cần phải thủ tiêu.
          - Cũng chính họ – trong một phần tư thế kỷ – đã chia người dân miển Bắc thành nhiều giai cấp riêng biệt và dùng chính sách tem phiếu “gạo ngô, từng lạng từng cân (để) cắt nhỏ tình thâm cốt nhục” của mọi gia đình.
          - Sau đó, sau khi chiếm được cả nước, họ phân định dân chúng miền Nam ra nhiều thành phần khác biệt (đối nghịch hoặc thù nghịch với nhau) rồi bắt cả trăm ngàn “ngụy quân” và “ngụy quyền” vào trại cải tạo, lùa hàng triệu gia đình “ngụy dân” đi kinh tế mới, đánh cho tán gia bại sản những kẻ bị gọi là “tư sản mại bản.” 
 
          - Rồi cũng chính họ đã biến cả nuớc Việt Nam thành một trại tù ngột ngạt, đói khát khiến hàng mấy triệu nguời đã phải liều chết đâm xầm ra biển, và ít nhất là một phần tư trong số những người này đã vùi thây dưới lòng đại dương.
 
Những kẻ sống sót, vừa kịp bước chân lên những bờ bến lạ đã nghe họ tới tấp ném theo những lời chửi bới và nguyền rủa vô cùng tàn tệ: “thành phần bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, phản bội tổ quốc, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” 
 
Tôi không biết những người mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!” Linh Phan, học viên Pháp Luân Công Việt Nam.
Ảnh và chú thich:
Dân Làm Báo. May 20, 2012.
 
Làm cách nào có thể “để súng ống quay về cùng một hướng,” và để “có hòa giải quốc gia” với những kẻ có “thành tích” bất hảo, bất nhân, bất nghĩa, bất tín trí và bất trí (đến) như thế? Đây là chuyện vô phương thực hiện, nếu nhà đương cuộc Hà Nội không tiên quyết thực thi hiện những điều căn bản sau:
          - Bãi bỏ điều 4 HP, từ bỏ độc quyền cai trị đất nước.
          - Giải tán cái quốc hội hiện hành, với hơn 90 phần trăm dân biểu là ĐVCSVN, một cơ chế dân cử trá hình, chỉ có                 mục đích là thao túng mọi ý nguyện của người dân.
           - Trả lại đất đai cho nông dân.
            -Trả lại nhà máy và công đoàn cho công nhân.
             -Phi chính trị hoá quân đội.
             - Trả lại hoàn toàn sự tự trị và độc lập của tất cả tôn giáo lớn nhỏ ở đất nước này, cùng tất cả tài sản vốn                     thuộc quyền sở hữu của mọi giáo hội.
             -Chấm dứt mọi hình thức kỳ thị những nhóm dân bản địa và thiểu số.
             - Ngưng đàn áp sách nhiễu những tổ chức xã hội dân sự, và thành viên, dưới mọi hình thức.
              -Tổ chức Tổng Tuyển Cử Tự Do để người dân có quyền lựa chọn một thể chế đa nguyên, với một nhà nước                       tam quyền phân lập, như đa phần các quốc gia văn minh tiến bộ khác trên thế giới.
                -Phóng thích hơn 355 tù nhân sinh quán ở Tây Nguyên (phần lớn bị bắt giam với tội danh “phá hoại tình                       đoàn kết dân tộc”) và tất cả những tù nhân lương tâm khác, cùng với lời xin lỗi cũng như mọi bồi thường                       thoả đáng.
̉Ảnh của Đội CSĐN Gia Lai. Ảnh: L.D
 
Bao giờ mà những yêu cầu căn bản vừa nêu chưa được thực hiện thì mọi lời kêu gọi đoàn kết dân tộc, hoà giải quốc gia (của chế độ hiện hành) chỉ là một thứ chiến thuật được xử dụng vì nhu cầu tình thế. Chiến thuật này đã được những người CSVN xử dụng nhuần nhuyễn, và thành công nhiều lần, trước đó:
 
"Trước hết, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam không phải là một mặt trận thống nhất riêng của các đảng phái yêu nước, chẳng hạn như Việt Minh. Nó là một khối kết hợp các đảng, các phái và các tầng lớp nhân dân vô đảng vô phái cùng chung một mục đích: vì nước."
 
Mới thanh toán xong được nửa nước họ đã không ngần ngại “làm thịt” ráo những đảng viên của những “đảng phái yêu nước khác,” rồi gửi đám công chức thời trước vào tù, và coi những “ngụy dân” như những công dân hạng bét trong phần đất mà họ vừa chiếm được.
 
Sau đó, họ cũng đã dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị, Liên Minh Các Lực Lượng Dân tộc, Dân Chủ và Hoà Bình Miền Nam Việt Nam để “đoàn kết Bắc - Nam, đoàn kết quân - dân, đoàn kết nhân dân nông thôn và nhân dân thành thị, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu chung: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”
 
Xong việc, là họ giở mặt ngay tức khắc – theo như lời “than phiền” của ông Ya Biloh, một người dân của Tây Nguyên:
Nhưng từ sau gày 30-4-1975, những đóng góp và hy sinh của họ cho phe cộng sản tan biến vào mây khói, những lời hứa cho tự trị trước kia bị nhận chìm vào quên lãng. Phong trào Tây Nguyên Tự Trị, cũng như Mặt trận Giải phóng Miền Nam, đã không những bị giải tán mà còn bị cấm nhắc tới...
 Ngày nay không những chính quyền cộng sản đã phản bội những kết ước ngày xưa mà còn áp dụng chính sách phân biệt đối xử với cộng đồng người thiểu số Tây Nguyên một cách không nễ nang. Họ đã cậy đông hiếp ít, cậy mạnh hiếp yếu, cậy gian manh hiếp thật thà. Khao khát duy nhất của người Thượng là được sinh sống bình yên trên lãnh thổ của cha ông để lại cũng không được toại nguyên, họ bị xua đuổi vào những vùng hẻo lánh để chết dần chết mòn theo thời gian vì không thể canh tác.
 
Có lẽ vì nghĩ rằng dân tộc Việt không ai còn có trí nhớ nên họ đang thản nhiên hô hào: “Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc.
 
Trước nhà báo Huy Đức, vào tháng 12 năm 2007, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự cũng đã hy vọng viễn tượng bị xâm sẽ “là cơ hội vàng cho dân tộc và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vài năm sau, sau khi sinh viên  tổ chức biểu tình đồng loạt ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối Trung Quốc xâm lược – vào tháng 8 năm 2011 –  ông vẫn kiên nhẫn trông đợi đây là “cơ hội vàng – lần thứ hai.”
 
Bản án hơn hai mươi năm tù dành cho Tạ Phong Tần, Điếu cầy Nguyễn Văn Hải – ngay sau đó – chắc chắn đã làm cho những người nhẫn nại và lạc quan cũng đều phải nản lòng, và thất vọng. Nếu vẫn chưa, xin đọc thêm (đôi dòng) về bản tin vừa loan của RFA, nghe được vào hôm 18 tháng 1 năm 2014:
 
Đêm thắp nến tri ân tử sĩ Hoàng Sa vào tối 18/1 ở Công viên Biển Đông Đà Nẵng đã chính thức bị hủy bỏ...
Từ Đà Nẵng, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt, cho biết:
“Hiện nay là người ta dập nến rồi, không cho đốt nữa. Tức là người ta định là thanh niên sinh viên đốt nến xếp hình tổ quốc Việt Nam, hai  quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, nhưng mà lệnh từ Hà Nội vào là không được đốt nến nữa, không được đốt nến, không được thắp lửa trong lòng người…”
 
Qua hôm sau, 19 tháng 1 năm 2014, RFA đưa tin tiếp: Hà Nội: “Lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa bị giải tán.”
Tôi thành thực tin rằng nói chuyện phải/quấy với củ cải vẫn dễ hơn với “lãnh đạo” cộng sản ở Việt Nam, và xin mượn lời của ông Trần V. (độc giả của trang Dân Luận) để thay lời kết cho bài viết ngắn ngủi này:
 
“Khi nào Đảng Cộng còn cầm quyền, khi đó họ còn tiếp tục làm cho công việc hoà giải dân tộc không thể nào thực hiện được.”
 
 

SƠN TRUNG * MỸ VÀ TRUNG QUỐC


MỸ VÀ TRUNG QUỐC
  SƠN TRUNG


Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, chúng ta đã nghe những tin tức quan trọng từ Trung Quốc.Sau khi vẽ bản đồ lưỡi bò và tuyên bố 80% biển đông thuộc Trung Quốc, họ im lặng chờ đợi phản ứng quốc tế. Tiến lên một bước nữa, họ đưa tàu tới đảo Điếu Ngư của Nhật Bản và đảo Bashi, bãi cạn Scarborough của PhiLuật Tân. Họ đồng thời đánh đuổi tàu đánh cá Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường sa. Nhật Bản và Phi chống trả bằng quân sự và ngoại giao còn Việt Nam thì cúi mặt nhưng lại cho công an đàn áp các cuộc biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa.

Gần đây, Trung cộng leo thang, ra lệnh cấm vùng trời và vùng biển của Thái Bình Dương. Nhưng Mỹ, Nam Hàn, Đài Loan cũng cho phi cơ bay qua mà Trung Cộng im lặng. Trang điện tử Xã Luận cho biết Năm 2013 nhiều loại vũ khí trang bị mới của Trung Quốc được thử nghiệm và đưa vào sử dụng, bao gồm máy bay vận tải quân sự J-20, máy bay tàng hình J-31, máy bay tác chiến không người lái tàng hình Lợi Kiếm, bù đắp nhiều lỗ hổng trong hệ thống vũ khí trang bị của Quân đội Trung Quốc, mà các nước khác sớm đã có những vũ khí trang bị tương tự. Trên thực tế Trung Quốc đang nỗ lực bắt kịp trình độ phát triển vũ khí trang bị của các nước phát triển khác trên thế giới.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=783114

Nay tình hình càng căng thẳng khi Trung Cộng ra sức chế tạo tàu sân bay thứ hai http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-bat-dau-che-tao-tau-san-bay-thu-2-829411.htm
Nguồn tin trong ngoài nước cho biết TQ lắp động cơ Nga cho máy bay tàng hình J-20
http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/tq-lap-dong-co-nga-cho-may-bay-tang-hinh-j-20-a17833.html#
Trung Quốc vừa cho bay thử thành công thiết bị mang tên lửa siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời, theo báo Bấm South China Morning Post (SCMP) dẫn tin từ Ngũ Giác đài. 
Khí cụ bay siêu tốc (HGV) của Trung Quốc bắt chước theo chiếc “WU-14” của Hoa Kỳ, được phát hiện trong lúc bay với vận tốc 10 lần vận tốc âm thanh trong không phận Trung Quốc.
Bên cạnh những vũ khí mới chế tạo, tinh thần Đại Hán cũng dâng cao. Một số tướng lãnh hăm he chiếm biển đông. Trong các vị tướng lãnh đó có Lưu Á Châu là một người đã kêu gọi Trung Cộng phải thay đổi thể chế theo nền dân chủ của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy rõ bản lai diện mục của ông và họ gọi ông là con sói đội lốt cừu. Nay thì ông đã nhăn ranh há miệng lộ nguyên hình sói. Đài VOA ngày 17-1-2014 đưa tin" Thượng tướng Lưu Á Châu mới đây đã hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, đang do Philippines kiểm soát. Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng quân đội nước ông đang có một 'cơ hội chiến lược' để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/1834232.html?z=0&zp=1

Trong khi đó, một số nhà chính trị, nhà báo cho rằng Mỹ suy yếu.Thật vậy từ khi có vụ nhà nước Mỹ đóng cửa,Tổng thống Mỹ không dự hội nghị APEC tại Bali, Indonesia và cuộc gặp các nước  ASEAN ở Brunei. ... chính phủ thoát cảnh đóng cửa, Nhà Trắng cho biết thông tin này ngày 4.10.2013 . Kerry sẽ thay mặt tổng thống Mỹ tham dự các cuộc họp APEC ở Indonesia và Á châu.Tin đó làm mọi người mất tinh thần.

Đài BBC, Cập nhật: 22:30 GMT - thứ bảy, 25 tháng 1, 2014, cho biết
Ngoại trưởng Hoa Kỳ dành 37 phút liệt kê thực tế rằng Hoa Kỳ bằng nhiều cách đã và đang tham gia một cách sâu rộng trên toàn thế giới, từ cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria cho tới thúc đẩy giải pháp hòa bình giữa Israel và Palestine, và đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Ông đã vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông để chứng tỏ qui mô các chủ đề Hoa Kỳ quan tâm như việc Washington làm việc với Bắc Kinh để đối phó với Bắc Hàn, những nỗ lực cho một lệnh ngừng bắn ở Nam Sudan và gia tăng hợp tác ở Tây bán cầu .
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng đã dành một số bài phát biểu của mình để phản bác quan điểm cho rằng Mỹ đang rút lui.

Giới chỉ trích sẽ lập luận rằng khi các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ cần phải biện luận rằng Hoa Kỳ không rút lui, thì có lẽ việc này đang thực sự xảy ra.
Việc thảo luận về sức mạnh và sự suy yếu của Hoa Kỳ là mang tính chu kỳ, nhưng việc người ta đưa ra các cuộc tranh luận về ảnh hưởng của Hoa Kỳ là đáng chú ý hơn so với những lần trước đây do Tổng thống Barack Obama quyết định hủy cuộc tấn công Syria bằng hỏa tiễn.

Bước đi này khiến các đồng minh của Mỹ - như Pháp - bị lỡ chớn, và làm những nước khác như Ả rập Saudi tức giận trong khi làm xoa dịu các kẻ thù của Hoa Kỳ như chính phủ Syria và Iran, bởi quyết định này tạo sự nghi ngờ đối với khả năng Tổng thống Hoa Kỳ sẵn sàng dùng vũ lực.

Trong một cuộc Hội luận của BBC World tại diễn đàn Davos, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói rằng quyết định của tổng thống Hoa Kỳ đối với Syria "đã có tác dụng làm chệch hướng'' trên toàn thế giới " và rằng các đồng minh của Mỹ cảm thấy họ "không thể còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ được nữa".

"Tôi đi khắp nơi trên thế giới và tôi nghe người ta nói cùng một ý nghĩ rằng Hoa Kỳ đang rút lui và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy yếu dần cũng như những điều xấu sẽ xảy ra, và chúng đang xảy ra," ông McCain nói.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140125_kerry_us_foreign_policy_davos.shtml

Việc Mỹ rút lui khỏi Trung Hoa Quốc Gia năm 1949, rồi rút khỏi Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam năm 1973 đã khiến cho thế giới nghi ngờ lòng trung kiên của Mỹ đối với đồng minh. Nhất là đến mùa bầu cử, người ta xâu xé nhau, phe cộng hòa chỉ trích phe dân chủ, phe dân chủ tấn công phe cộng hòa, rồi muốn thắng lợi, người ta đòi rút quân, đòi lập hòa bình. Những cảnh tượng đó đã làm cho Tổng thống Tưởng Giới Thạch, các chính trị  gia Việt Nam đau lòng, và các bạn đồng minh của Mỹ cũng không an tâm cho cái thói đời " đổi trắng thay đen".

Nhưng có thể Mỹ đang dàn cảnh, đang thi hành khổ nhục kế, đà đao kế  để cho Trung Cộng vào tròng.
Người ta thấy tổng thống Obama lùi trong vấn đề Syria mà sinh ra bi quan. Theo thiển kiến, Mỹ muốn đánh Syria, Putin trắng trợn bênh vực Syria mà bảo Obama:"Tôi thách ông tìm ra vũ khí hóa học của Syria", nhưng khi thấy Mỹ quyết đánh, Putin thay đổi thái độ, và kết quả Syria công nhận có vũ khí hóa học, và đồng ý để cho LHQ kiểm soát.Việc này nay đang tiến hành cho thấy Obama thắng lợi còn Bush hoặc nói láo, hoặc tình báo kém. Tôi nghĩ Obama không thể đánh khi Syria cúi đầu. Đó là tinh thần hòa bình và công lý của một cường quốc. Không lẽ khi Syria thú nhận mà nước Mỹ vẫn tiến đánh thì sẽ bị cả thế giới kết tội hiếu chiến.

Không riêng các đồng minh Trung Đông của Mỹ, mà Trung Cộng, Nga cũng muốn Mỹ đánh Syria và Iran để cho Mỹ hao binh tổn tướng, và để cho họ thao túng Biển Đông và thế giới. Sự bình tĩnh, hiếu hòa của Obama quả là sáng suốt.
Lại nữa, khi tàu Trung Cộng đâm vào tàu Mỹ mà Mỹ né tránh , một số cho rằng Mỹ yếu. Sao  vậy? Vẫn biết nghề đâm tàu vào tàu đối phương đã trở thành chiến thuật trường kỳ của Trung Cộng, Trung Cộng thất bại mà vẫn áp dụng. Trung cộng đâm vào tàu Việt Nam thì tàu chìm, dân kêu chí chóe nhưng chính phủ Việt Cộng im lặng. Nếu có phản đối thì cũng là chiếu lệ. Nhưng khi đâm vào tàu Nam Hàn và tàu Nhật Bản thì tàu Trung Quốc bể, thủy thủ Trung Cộng rơi xuống biển khiến thủy thủ Nam Hàn, Nhật bản phải nhảy xuống cứu hộ. Mỹ không muốn chơi trò trẻ con với Trung Cộng nên lách tàu đi.Đã thế, quân Mỹ còn cười mà bảo các ông Trung Cộng:"Nị lái tàu không giỏi! Nị kém quá, tay lái còn non"! Không lẽ Mỹ cho đụng tàu rồi xả súng bắn? Bậc đại trượng phu, bậc hiệp sĩ phải chơi cho đẹp, chấp gì bọn trẻ con, bọn giặc cỏ! Nếu quân Mỹ bắn vào tàu trung cộng là Mỹ mắc mưu Trung Cộng để họ đổ lỗi cho Mỹ gây chiến. Tàu Trung Cộng vô tình đụng tàu Mỹ mà Mỹ nỡ bắn vào tàu Trung cộng. Thế giới sập bẫy Trung Cộng sẽ xoay qua ủng hộ Trung Cộng và chống đế quốc Mỹ hiếu chiến. Đó là Trung cộng muốn chơi trò "Vừa ăn cướp, vừa la làng."

Hoàn cảnh nước Mỹ rất khó khăn, vì ở đời mình giàu sang thì bị người ghen ghét.Trong cuộc chiến Việt Nam, cộng sản khôn khéo tuyên truyền lại thêm Pháp ghét Mỹ cho nên người Mỹ và người Việt Nam quốc gia đều bị khinh bỉ. Cho đến khi Khrushchev lật mặt nạ Stalin, thiên hạ mới sáng mắt.Và sau 1975, dân Việt Nam liều mạng bỏ nước ra đi thì người ta mới thấy dân Việt Nam không yêu thiên đường cộng sản như Cộng sản tuyên truyền, và Mỹ có một cái gì đó mà nhân dân Việt Nam mến yêu. Sau 2000, nhiều triệu phú, tỷ phú Trung Cộng và Việt cộng âm thầm từ giã tổ quốc quang vinh của họ mà sang Âu Mỹ thì thiên hạ, trong đó có các triết gia, nhà tu hành từng cổ võ cho cộng sản đã thấy bẽ bàng cho cái vô minh của kiếp người.
Đài BBC nhắc lại chuyện xưa:
Các đồng minh của Washington, trong đó có một số nước đã từng công khai chỉ trích sự ngạo mạn của Hoa Kỳ và việc can thiệp bằng quân sự, vẫn chưa thích nghi với cách tiếp cận này.
"Sau một thập niên mà không may là có nhiều người có quan điểm rằng Hoa Kỳ là nước duy nhất dựa vào vũ lực để phân định, chúng tôi đang bước vào một kỷ nguyên dùng ngoại giao như công cụ để tiếp cận của Mỹ và cách tiếp cận này có qui mô và chiều sâu như bất cứ lúc nào trong lịch sử của chúng tôi," ông Kerry nói
.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140125_kerry_us_foreign_policy_davos.shtml

Vì biết tâm lý thế giới như vậy, cho nên Obama thận trọng hơn Bush. Ông Bush thô lỗ, bọn thủ hạ của ông cũng hống hách. Khi sang hội nghị tại Canada , người Mỹ muốn làm ngang, tự tung tự tác lấn lướt chủ nhà khiến dân Canada bực mình. Nhưng ta cũng nên thông cảm vì khủng bố khiến cho người Mỹ mất bình tĩnh. Vì kinh nghiệm này, mà Obama phải nhẹ nhàng, tinh tế. Trong khi Trung Cộng hống hách, vô văn hóa, thâm hiểm, tàn bạo thì Obama lịch sự khiến cho thế giới không thể trách cứ Mỹ, mà lại  kính trọng Mỹ. Chuyện đời thật nực cười. Tại sao anh cô-bồi lại trở thành người hiệp sĩ và người quân tử trong khi con cháu Lão tử, Khổng tử hóa ra  đạo tăc? Phải chăng do cái chủ nghĩa  Mác Lê và Mao mà sinh ra như thế?

Thái độ hòa hoãn của Mỹ khiến cho một số  người nhất là mấy tay cộng sản và thân cộng  cho rằng Mỹ yếu hèn, nhưng thái độ hòa hoãn này tức là cách lấy mềm thắng yếu của Lão Tử. Mấy lần trước, đệ nhất và đệ nhị thế chiến, Mỹ đã chậm vào cuộc chiến và đã thắng lợi dù Đức có võ khí tối tân hơn Mỹ và Anh, Pháp. Có thể đó là cách giả điên khờ, mềm yếu để lừa địch. Suy cho cùng, trong cuộc chiến hôm nay, dù Mỹ không trực tiếp chiến đấu, nhưng Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ cũng đủ sức hạ Trung Cộng. Mỹ không yếu hèn đâu, Mỹ đã thách đố nhẹ nhàng Trung Cộng khi tàu ngầm Mỹ đi vào căn cứ Hải Nam vào năm 2011, và lần này 2013 máy bay  B52 của Mỹ vào vòng cấm địa Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Mỹ yếu thì đã không sờ gáy Trung Quốc đôi ba lần như thế.

  Tôi nghĩ rằng Mỹ từ lâu lắm đã có kế hoạch diệt con sư tử Á Châu và họa da vàng.  Hiểm họa da vàng là một cụm từ ra đời cuối thế kỷ XIX, cũng có nguồn  tin là năm 1895, chỉ việc Nhật Bản, cũng là nói về một điềm báo có tính thần bí, mà sau này cũng có thể ám chỉ Trung Quốc từ khi Mao Trạch Đông nổi lên khinh miệt Mỹ, muốn tiêu diệt Mỹ mà làm bá chủ hoàn cầu. Kế hoạch này là  "không thành kế", "   " đà đao kế" đưa đến việc Mỹ bỏ rơi Trung Quốc Lục địa, Việt Nam và châu Á, Thái Bình Dương? Nếu không thâm hiểm thì Mỹ dại gì đem tiền bạc, hãng xưởng sang Trung Quốc nuôi béo kẻ thù, trong khi dân Âu Mỹ thất nghiệp hàng chục, hàng trăm triệu?
 Nếu suy yếu thì sao Mỹ vẫn ra sức  chế tạo vũ khí tối tân? Chế tạo vũ khí tối tân mà lại kêu rên thiếu tiền bạc, nợ nần là cớ làm sao? Đó cũng là cơ mưu hư thực thực hư của ông nhà giàu mang áo rách?
Đài BBC ngày 19-9-2013 cho biết việc Mỹ ra sức chế tạo vũ khí tối tân . Đài này cũng so sánh lục lượng vũ khí đôi bên như sau:
" Một trong những thông tin mà họ (Mỹ) thu thập được, là chương trình phát triển thiết bị chống lại chiến dịch quân sự Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông hay ở khu vực Đài Loan, trang Bấm defensenews.com viết.

Trung Quốc bắt đầu tập trung vào phát triển hệ thống chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) từ năm 1996, khi Hoa Kỳ đưa hai đội tàu sân bay tới Đài Loan để hỗ trợ Đài Bắc khi Trung Quốc liên tục thử hỏa tiễn nhằm dọa dẫm dân chúng lúc đó chuẩn bị đi bầu cử.
Thế nhưng động thái này của Hoa Kỳ khiến Bắc Kinh giận dữ và từ đó ra sức phát triển hệ thống vũ khí chống Mỹ.
Chương trình đang được phát triển DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống chiến hạm. Đây là loại được coi là hàng độc khi không có quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo thông thường lại có khả năng nhắm bắn chiến hạm.
Trong lúc đó quan chức Hải quân Mỹ nói đang nghiên cứu các phương thức khác nhau để đánh bại DF-21D cùng với chuỗi hủy diệt.
Một trong những khả năng là thay hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đã được dùng trên hầu hết các chiến hạm Hải quân Mỹ bằng hệ thống tự động nguyên mẫu SLQ-59.
Thế nhưng các nhà phân tích vẫn không chắc chắn liệu hệ thống mới này có thực sự được phát triển để chống chương trình trên của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một phần của chương trình cải tiến hệ thống tác chiến điện tử bề mặt của Hải quân Mỹ (SEWIP).
Trở lại Trung Quốc, quốc gia này cũng đang cho phát triển hỏa tiễn chống tên lửa và hệ thống laser để phá hoặc gây thiệt hại tới tên lửa của Mỹ.
Theo một học giả đang nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược đặt tại Singapore, Trung Quốc đang thực hiện dự án laser Thần Quang (Shenguang), nén quán tính hợp hạch tạo ra laser năng lượng cao, từ đó sản xuất phản ứng hạt nhân hợp hạch ổn định.
Theo học giả này, chương trình Thần Quang có thể mang lại hai cái lợi cho Trung Quốc: cải tiến vũ khí nguyên tử nhiệt hạch và nâng cấp chương trình vũ khí điều khiển năng lượng laser.
Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm đẩy quân đội Hoa Kỳ hoạt động cách xa vùng đất liền và cũng để tránh đối thủ nhòm ngó vào các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Thế nhưng, hồi tháng 5/2013, trang Bấm Thời báo Nhật Bản cho đăng một bài khá đầy đủ về loại máy bay chiến đấu X-51A WaveRider, kết quả của cuộc thử nghiệm loại khí cụ bay tối tân, tốc độ cao có khả năng mang vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ.
Tác giả bài báo, ông Micheal Richardson gọi WaveRider là nỗi lo lắng của Trung Quốc, và điều này có thể khiến mối mâu thuẫn về hạt nhân giữa các quốc gia càng thêm phức tạp.
Trong cuộc thử nghiệm, chiếc WaveRider được bay trên Thái Bình Dương với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 5 lần. Máy bay sử dụng hệ thống khí nén vượt âm, và với vận tốc của WaveRider, một chuyến bay với khoảng cách gần gấp đôi Hà Nội – Sài Gòn, có thể chỉ mất chưa đầy 39 phút.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cao cấp (DARPA) cũng đã thử nghiệm loại máy bay có hình như mũi tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle 2 (HTV-2).
Đây là loại máy bay không người lái với động cơ tên lửa, có thể di chuyển xuyên qua tầng khí quyển của Trái đất với vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh. "Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dung các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh."
Theo DARPA, mục tiêu đặt ra cho loại khí cụ bay này là “khả năng đến được bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa tới một giờ”.
Đáp lại, Trung Quốc có hệ thống phương tiện quân sự dưới lòng đất vô cùng phức tạp và tối tân.
Defensenews.com viết: “Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh.”
Các nhà phân tích cho rằng, kỹ sư Noshir Gowadia, người bị Mỹ kết án năm 2010, và một số kỹ sư khác của tập đoàn Northrop Grumman, đã cung cấp cho Trung Quốc loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại có khả năng định vị và theo dõi, đồng thời chống lại B-2 và những thông tin cho phép Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa hành trình tín hiệu thấp.

Cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu trường Đại học Georgetown dưới sự dẫn dắt của một cựu quan chức lầu Năm góc, cho rằng Trung Quốc có mạng lưới đường hầm chằng chịt dưới lòng đất tới hàng ngàn cây số, làm kho vũ khí đạn dược trong đó có cả vũ khí hạt nhân, theo Bấm Mail Online đưa.
Nhóm các nhà nghiên cứu dành ra ba năm để dịch các tài liệu quân sự bí mật, rồi dùng một số nguồn khác trên internet và hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng.
Theo đó, tỉnh Tứ Xuyên có hệ thống đường hầm dài ít nhất 4.800 km, do Quân đoàn Pháo binh 2 của Trung Quốc - đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ các vũ khí hạt nhân – đào và cai quản.
Báo cáo nghiên cứu dài 363 trang thực chất là bài tập cho các sinh viên trong trường do giáo sư Phillip Karber giao, người từng là nhà chiến lược phòng vệ khá nổi trội của Washington trong thời Chiến tranh lạnh.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên, nhưng ông Mark Stokes thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 về an ninh quốc tế, nói rằng, ít nhất báo cáo cũng cho thấy việc “không rõ Trung Quốc thực sự có gì”.
Và giáo sư Karber đáp lại, “đó chính là vấn đề với Trung Quốc – chỉ có họ mới biết họ thực sự có gì”.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130919_vu_khi_trung_quoc_hoa_ky.shtml

Vấn đề quân sự là vấn đề bí mật nhưng nhiều nhà quân sự cho rằng khả năng Trung Cộng kém Mỹ xa. Bản tin ABC Radio Australia  cho ý kiến như sau:
  Các nhà phân tích và ngoại giao cho biết Bắc Kinh còn có một chặng đường dài để bắt kịp với không những với Hoa Kỳ, vốn là nước từng giữ vai trò thống trị trong thời gian dài, mà còn với các cường quốc quân sự trong khu vực như Úc, Nhật Bản và Nga .
 http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2013-10-07/hoa-k%E1%BB%B3-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c-trong-th%E1%BA%BF-tranh-d%C3%A0nh-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A1/1201294

 Trong vấn đề Biển Đông, Trung Cộng liều mạng, tham lam và mắc mưu Mỹ vì cái kiêu căng phách lối của tinh thần Đại Hán là tinh thần con nhái muốn to bằng con bò. Không lẽ Trung Cộng hung hăng đầu môi chót lưỡi chứ không ra tay diệt Mỹ? Đã tuyên bố đánh, đã chuẩn bị vũ khí quân đội, đã ra lệnh cấm vùng trời và vùng biển, nhất định Trung Cộng sẽ dàn quân trấn đóng Biển Đông. Mỹ rút lui hay tấn công? Nếu Mỹ cứ xông vào, Trung Cộng nổ súng thế là chiến tranh xảy ra. Và cuộc chiến tranh  sẽ xảy ra do tâm quyết chiến cho dù vũ khí kém, quân số yếu và tiền bạc thiếu thốn.

 Đài BBC chuyển bài TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa? của Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam viết từ Saigon,  cho rằng Trung Cộng sẽ nổ súng chiếm Trường Sa một cách nhẹ nhàng mà không gây xung đột với Mỹ.
Ông cho rằng cuộc chiến sẽ xảy ra do tinh thần đế quốc, tinh thần Đại Hán  của đảng cộng sản và dân Trung Quốc.
Là một sứ mệnh thiêng liêng của Chủ nghĩa ĐH, Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán (Chủ nghĩa BTĐH), về bản chất không phải là để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, mà là bảo vệ, tôn vinh uy danh Thiên triều. Nghĩa là ngay cả khi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển bằng cách khác mà không cần phải xâm chiếm, mở rộng lãnh thồ, TQ vẫn ngay lập tức thực hiện sứ mệnh này một khi thấy mình đủ khả năng, có cơ hội....
 Thêm vào đó, chiếm Biển Đông là nắm kinh tế thế giới.

.Một nửa số tàu biển đang lưu thông của thế giới chạy qua Biển Đông. Đây cũng là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Kiểm soát được Biển Đông, đồng nghĩa với kiểm soát thương mại quốc tế. Biển Đông còn được đánh giá có trữ lượng tài nguyên, khoáng sản rất lớn có khả năng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của TQ
 
 Và ông cho rằng trong ba trận địa Điếu Ngư, Scarabough và  Trường Sa thì Trung Cộng đánh Trường  Sa dễ ăn nhất vì
 Việt Nam chưa khởi kiện TQ ra một tổ chức quốc tế; cũng không có Hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh, sự giúp đỡ quân sự truyền thống của Nga với Việt Nam (như trong cuộc chiến biên giới 1979) cũng không đáng ngại, do TQ có thể gây áp lực tại biên giới đất liền với Nga làm đối trọng.

Việt Nam còn là nước phụ thuộc về kinh tế vào TQ hết sức nặng nề, đặc biệt là vào giao thương tiểu ngạch qua biên giới đất liền với TQ. Đóng cửa biên giới đất liền sẽ là đòn trí mạng đối với nền kinh tế Việt Nam cho trường hợp VN phản công chiếm lại đảo. Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc hiện là một quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất, quan trọng và đặc biệt nhất trong các quan hệ của Việt Nam với các đảng phái chính trị nước ngoài. Thiên triều biết cách sử dụng quan hệ này một cách hiệu quả nhất để buộc VN phải chấp nhận thương lượng sau khi mất đảo.

Như vậy, trong tương lai gần, một “chính quyền địa phương” của TQ sẽ ra lệnh tấn công thần tốc chiếm một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam không thể phản công chiếm lại, mà sẽ buộc phải thương lượng lâu dài với TQ để chấp nhận hiện trạng mới này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140125_trung_quoc_chiem_truong_sa_haykhong.shtml

 TS Nguyễn Văn Nam cho là Việt Nam sẽ cúi đầu và thế giới sẽ giưong mắt nhìn một cách vô cảm.
 Các dân biểu quốc hội, các chính trị gia Mỹ đã nói rằng Mỹ sẽ không ngồi yên cho Trung Cộng hoành hành bá đạo. Họ  phản đối kế hoạch tằm ăn dâu của Trung Cộng:
 Hạ nghị sỹ Cộng hòa Steve Chabot gọi hành động của Trung Quốc là ‘hung hăng một cách nguy hiểm’ và nhận xét rằng nước này đang muốn từng bước chiếm các hòn đảo có tranh chấp bằng sức mạnh tăng dần với ‘hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước đông nam Á và Hoa Kỳ phải cắn răng mà chịu’.
Hạ nghị sỹ Dân chủ Ami Bera kêu gọi Hạ viện đưa ra một thông điệp của cả hai đảng rằng ‘các động thái đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được’. 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140115_us_house_hearing_china_moves.shtml

TS Nguyễn Vân Nam quên  rằng mộng của Trung Cộng lớn lắm, ăn thua gì cái đảo Trường Sa. Đánh chiếm Trường Sa chỉ là bước đầu lên xe, tấn pháo theo thủ tục đầu tiên,  là để xác nhận Trường Sa là của Trung Cộng. Nếu không ai phản đối, hay chỉ phản đối bằng miệng, Trường Sa là của Trung Cộng thì theo 200 hải lý từ Trường Sa là thuộc Trung Cộng. Như vậy,Thái Lan, Philippines, Indonesia,  Ấn Độ, Úc châu đều là thuộc địa Trung Cộng. Đánh Trường Sa có thể không làm cho Mỹ can thiệp, nhưng sau đó  khi Trung Cộng tiến đến Phi Luật Tân, Thái Lan, Ấn độ thì không khỏi tránh được xung đột với thế giới. Đó là nói theo tưởng tượng , còn thực tế trước mắt, vấn đề bây giờ  không phải riêng Trường Sa là toàn bộ biển đông, nhất là nay Trung Cộng ra lệnh cấm vùng trời vùng biển Thái Bình Dương.
Trung Cộng tính như thế, nhưng Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ không bằng lòng thì sao?  Dù Trung Cộng không  muốn va chạm Mỹ mà Mỹ muốn va chạm Trung Quốc thì sao?  Không lẽ Quý vị cũng như Mao Trạch Đông cho rằng Mỹ là cọp giấy ? Và quý vị cũng như Lê Duẩn và các anh hùng Việt Nam cho rằng sau 1975, Mỹ không dám huyênh hoang là cường quốc, không dám đem binh đánh đông dẹp bắc , không còn mặt mũi làm "sen đầm quốc tế " nữa , địa vị này nay phải chuyển cho Việt Nam anh hùng hay Trung Quốc vĩ đại!
Đây giống như một trận đá banh, Các báo chí Việt Nam cũng chia ra hai phe: phe cho rằng Mỹ muốn đánh Trung Quốc. phe cho rằng Mỹ ngán Trung Quốc .
 Bản điện tử Người Lao Động,  ngày 18/12/2013 21:59 cho rằng   "Trung Quốc “có thể muốn đấu với Mỹ”, theo ông Richard Fisher - chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá quốc tế, có thể Trung Quốc thực sự muốn “đấu” một trận vào lúc ấy, “thậm chí sẵn sàng hy sinh một tàu đổ bộ LST (chuyên vận chuyển xe tăng)” để dằn mặt Mỹ, Nhật và Philippines. Còn ông Tô Hạo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Trường ĐH Ngoại giao Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh thể hiện quyết tâm và khả năng kháng cự lại “những động thái gây hấn tại biển Đông”.

 http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-co-the-muon-dau-voi-my-2013121809593445.htm

 Tờ INFONET, ngày 13-12-2013 trong bài " Mỹ chùn bước, Trung Quốc “tạm thắng” trên biển Hoa Đông" viết rằng:" Sau phản ứng ban đầu khá mạnh mẽ trước tuyên bố của Trung Quốc về “Vùng phòng không” hồi tháng trước, chính quyền Mỹ bắt đầu “lùi bước”. Đến nay, có vẻ Bắc Kinh bước đầu đạt “thắng lợi” trên biển Hoa Đông.
http://infonet.vn/my-chun-buoc-trung-quoc-tam-thang-tren-bien-hoa-dong-post108529.info

 Đất Việt online viết:
 Tín hiệu Trung Quốc thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới tận lãnh thổ Mỹ, cùng với những động thái đối đầu gần đây cho thấy quốc gia này đã sẵn sàng cho những cuộc đụng độ?.Tờ Washington Free Bacon dẫn lời giới chức quân sự Mỹ cho hay, vụ thử tên lửa mới Dong Feng-41 (Đông Phong 41), hay DF-41, diễn ra vào thứ sáu tuần trước (13/12/2013) từ trung tâm phóng tên lửa Wuzhai, ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc...Có thể thấy, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một ván đấu lớn, mang tính một mất một còn. Cái quốc gia này cần nhất là thời gian, càng kéo dài, sự chênh lệch giữa hai nền quốc phòng càng rút ngắn.
 http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/trung-quoc-thu-ten-lua-da-san-sang-doi-dau-voi-my-2362431/

Dân Trí điện tử theo báo Nga đưa bình luận:" Nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân với Mỹ, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ bị đánh bại chỉ trong vòng 1 giờ do thua kém đối phương về công nghệ và lực lượng, một tạp chí tại Nga khẳng định.
http://dantri.com.vn/the-gioi/bao-nga-neu-co-chien-tranh-my-se-danh-bai-trung-quoc-trong-1-gio-830823.htm
Bản SohaVN, ngày 21-9-2013 trong bài:" Mỹ hay Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc đua khống chế Hoa Đông? tuy giọng điệu nước đôi, cũng đi đến kết luận khá rõ là lực lược quân sự Mỹ trội hơn Trung Quốc:
Hiện nay, khả năng vượt trội của F -22A, loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 do Lockheed-Martin chế tạo và các tàu ngàm tấn công hạt nhân lớp Virginia sẽ mang lại ưu thế củng cố khả năng răn đe cho Mỹ. Đó là chưa kể tới việc Tokyo cũng đang xem xét phát triển loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn 500 km để bảo vệ những hòn đảo ở khoảng cách xa.
 http://soha.vn/quan-su/my-hay-trung-quoc-se-thang-trong-cuoc-dua-khong-che-hoa-dong-20130921133649952.htm

 Báo CALITODAY cho rằng Hoa Kỳ và Mỹ sẽ không có chiến tranh. Trong bài" Tại sao cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xảy ra?" ngày 1-1-2014 viết như sau:
David Shlapak, một chuyên viên cao cấp chuyên phân tích chính sách quốc tế của tổng công ty Rand đã nói rằng: “Một trong những lý do giữ cho xác suất xảy ra chiến tranh ở mức rất thấp, đó là Mỹ và Đài Loan đã có những bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia chịu tổn thương nặng nề nếu chiến tranh xảy ra.”
 http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/binh-luan/tai-sao-cuoc-chien-giua-trung-quoc-va-hoa-ky-se-khong-bao-gio-xay-ra.html
  Ông thầy David phải nói là chiến tranh xảy ra hay là không, chứ nói chiến tranh sẽ gây cho Trung Cộng tổn hại , như vậy là nói loanh quanh. Ngược lại,  câu này lại có ý là chiến tranh sẽ xảy ra và Trung Cộng bị thiệt hại nặng. Phải chăng CaliToday dịch sai đoạn này?
 Tiếng nói Tạp chí điện tử   Tiếng Nói  Nước Nga, ngày 30-12-2013, trong bài "Trung Quốc và Hoa Kỳ năm 2014: thế cân bằng chông chênh trên ranh giới xung đột vũ trang" viết như sau:
Không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và cùng có lợi. Đó là đường hướng chỉ đạo mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu ra khi nói về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, có thể thấy rõ trở ngại chính trên con đường này là không thể cùng tồn tại phi xung đột trong điều kiện mở rộng tiềm lực quân sự của Trung Quốc, còn Hoa Kỳ cố gắng phát huy sức mạnh thống lĩnh của Washington ở châu Á.
  http://vietnamese.ruvr.ru/2013_12_30/126682024/
Các ông thành thật tin vào Tập Cận Bình yêu chuộng hòa bình  ư?Dẫu sao, lý luận của báo này cũng không dứt khoát chiến hay hòa. Cũng là cách nói" ba phải".
Trong cuộc chiến này, đa số chỉ trình bày tương quan lực lượng đôi bên , it ai quả quyết bên nào thắng, bên nào bại, vì không ai muốn đeo nhãn hiệu "thầy bói nhầm" của nhân dân ta!

Ai thắng, ai bại, tình hình không còn lâu. Có lẽ năm Ngọ hay năm Mùi thì sẽ rõ. 
Khổ thay cái xã hội bây giờ là thế. Hiền lành, nhũn nhặn thì bị khinh là yếu hèn, cho nên ở CHXH Việt Nam nhất là ở Hà Nội, người ta phải tỏ ra du côn, hung hãn thì mới khỏi bị người bắt nạt. Nhưng ở trong xã hội xưa, và ở thế giới khác là những xã hội văn minh đạo đức. Về quân sự, ta thấy rõ Mỹ ưu thắng hơn Trung Cộng, mà về chính trị, ngoại giao, Mỹ cũng tỏ ra là một cường quốc về kinh tế và văn hóa.

No comments: