Wednesday, November 2, 2016

VIỆT CỘNG = BIỂN ĐÔNG = VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY

Tuesday, January 14, 2014

TS. ĐOÀN XUÂN LỘC * CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam

Cập nhật: 14:09 GMT - thứ sáu, 10 tháng 1, 2014

Ông Dương Chí Dũng từng nói ông bị ép cung
 trong giai đoạn bị bắt giam để điều tra.
Một trong những điểm quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lên trong thông điệp đầu năm của ông là ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’, trong đó ‘mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch’.
Những chi tiết liên quan đến ‘vụ án’ Dương Chí Dũng mới được tiết lộ trong những ngày qua – như tham ô, hối lộ, mật báo, chạy tội – cho thấy để có thể phát triển, hơn bao giờ hết Việt Nam cần ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nhưng chính những lời khai, tiết lộ chấn động ấy cũng minh chứng thêm rằng trong một thể chế coi trọng tình ‘đồng chí’ và nặng tình ‘huynh đệ’ như Việt Nam hiện xây dựng một Nhà nước thực sự thượng tôn pháp luật quả là không dễ – nếu không muốn nói là không thể.
Nặng tình ‘đồng chí’, ‘anh em’
Có một thuật ngữ, dù chỉ mới chỉ xuất hiện trong ‘chính trị’ Việt Nam kể từ hơn một năm nay nhưng lại là một cụm từ rất phổ biến, được viết, được dùng nhiều trong thời gian qua: đó là ‘đồng chí X’. Vừa mới gõ ‘đồng chí X’ vào mục tìm kiếm của Google, chỉ trong vòng 0.25 giây, tác giả bài viết này đã thấy có đúng 37 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ đó.
Thuật ngữ ấy được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dùng để nói về ‘một đồng chí trong Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật tại Hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2012.
Trước khi Hội nghị 6 diễn ra, dư luận quốc tế và Việt Nam đồn đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật.

Tòa nêu tên Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đúng như 
lời khai bị cáo nhưng nhiều báo tránh gọi tên ông.
Và mấy ngày qua, báo chí và dư luận Việt Nam lại biết đến một thuật ngữ khác được ông Dương Chí Dũng dùng khi khai về người đã báo tin cho mình bỏ trốn là ‘một ông anh’ trong ngành Công an. Danh tính của người ‘ông anh’ được (hay bị) ông Dũng tiết lộ là Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
Khi tường thuật về phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, một số báo Việt Nam đăng (rồi gỡ xuống) đã nêu đích danh người mật báo cho ông Dũng là ông Ngọ, trong khi một số báo khác chỉ gọi người báo tin ấy là ‘một ông anh’.
Cũng trong phiên tòa này, ông Dũng còn khai ra một số ‘anh’, ‘chị’ khác biết hay liên quan đến ‘công việc làm ăn’ hoặc chuyện hối lộ của mình như ‘chị Lan’, ‘anh Tiệp’, ‘anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an’.
Khác hẳn với mối tương quan nặng tình ‘đồng chí’ giữa ông Trọng, ông Sang và ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật, ‘quan hệ’ giữa ông Dương Chí Dũng với những người được ông tiết lộ lại đậm tình ‘anh, chị, em’ – vừa rất gia đình nhưng nghe cũng có chút gì đó hơi ‘giang hồ’.
Câu chuyện về ‘đồng chí X’ và người ‘ông anh’ trên hé mở nhiều điều đáng bàn, đáng lo về chính trị ở Việt Nam – trong đó có tình trạng không minh bạch, thiếu pháp quyền trong tổ chức, quản lý Nhà nước. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những bất cập, bê bối, tệ nạn, nhức nhối khác, như tham nhũng hay những ‘đại án’, như Vinalines – tại Việt Nam.
Quan hệ mờ ám
Trong cuộc nói chuyện với cử tri tại TP Hồ Chí Minh hai ngày sau Hội nghị 6 kết thúc, được Đài Truyền hình Trung ương VTV1 cũng như báo chí Việt Nam tường thuật rộng rãi, ông Trương Tấn Sang giải thích rằng Hội nghị không tiến hành kỷ luật ‘đồng chí X’, không phải vì cá nhân đó ‘không có lỗi’ mà ‘chỉ vì cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại’.


Bộ trưởng Trần Đại Quang được 
thăng lên hàm Đại tướng.
Khi trả lời những chất vấn, bức xúc của dân trong một lần ông tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội vào đầu tháng 12 năm 2012 và cũng được báo chí Việt Nam trích dẫn, tường thuật, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cho rằng kỷ luật không phải là tốt và đúng vì làm vậy ‘mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ’.
Chuyện ông Sang và ông Trọng không dám nêu đích danh ‘một ủy viên trong Bộ Chính trị’ ấy là ai – và đặc biệt cách họ giải thích, biện hộ cho việc không tiến hành kỷ luật nhân vật ấy – cho thấy giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam không chỉ mập mờ, né tránh mà còn cả nể, lãnh đạo bằng tình cảm hơn là bằng luật pháp và vẫn coi trọng quyền lợi của đảng, của ‘đồng chí’ mình hơn quyền lợi của người dân, đất nước.
Những chuyện như thế chắc chắn không xảy ra tại một nước dân chủ, đa đảng vì tại những quốc gia đó – dù là quan chức cao hay thấp, thuộc bất cứ đảng phái nào – nếu bị phát hiện làm những điều phi pháp, gây tổn hại cho dân, cho Nhà nước đều bị truy tố, xét xử, trừng phạt.
Chẳng hạn, cách đây hai năm, tại Anh, ông Chris Huhne buộc phải rời bỏ chức dân biểu đảng Dân chủ Tự do và vị trí Bộ trưởng Bộ Năng lượng khi bị cáo buộc đã đổ cho vợ lái xe vượt quá tốc độ cho phép 10 năm về trước. Và trong phiên tòa vào tháng Ba năm 2013, ông buộc phải thừa nhận tội đó và bị kết án tám tháng tù.
Nếu sống trong đất nước pháp luật công minh hay trong một quốc gia thượng tôn pháp luật, ông Trọng chắc chắn không phải sợ chuyện ‘ân oán, thù oán’ vì những chuyện đó thường chỉ diễn ra trong một xã hội không có pháp luật hay ở những chốn giang hồ.
Sự không minh bạch, thiếu thượng tôn pháp luật trong quản lý Nhà nước hay công tư nhập nhằng tại Việt Nam thể hiện khá rõ qua những lời khai gây sốc của ông Dương Chí Dũng.
"Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ trong việc chống tham nhũng"
Chưa bàn đến những tiết lộ chấn động của ông Dũng đúng hay không – và nếu đúng, đúng đến mức độ nào. Nhưng cách ông gọi ông Phạm Quý Ngọ và ông Trần Đại Quang, hai vị tướng trong ngành công an – một người mới đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines là và người kia là một Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Bộ Công an – bằng ‘anh’ một cách thân thiện trong một phiên tòa đang được công luận quan tâm như thế chứng tỏ rằng họ có liên hệ với nhau và mối quan hệ đó khá mật thiết, rất riêng tư.
Trong thời gian qua dư luận và thậm chí một số lãnh đạo Việt Nam cho rằng ở Việt Nam tham nhũng nhiều vì các ‘nhóm lợi ích’ câu kết với nhau, lũng đoạn và chi phối kinh tế, xã hội Việt Nam.
Những lời khai và cách xưng hô của ông Dũng trong phiên tòa giờ còn cho thấy giữa một số quan chức Việt Nam và một số lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt cách doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, có những mối quan hệ ‘làm ăn’ gần gũi, đặc biệt.
Và phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng, tham ô hay những vụ như Vinalines?
Dù sao đi nữa những tiết lộ và cách xưng hô của ông đã đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi, nghi ngờ về sự minh bạch trong quản lý, tổ chức Nhà nước và chính trị Việt Nam nói riêng và buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải trả lời nếu họ thực sự muốn ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nói dễ làm rất khó
Nếu theo dõi những phát biểu hay động thái gần đây của một vài lãnh đạo cao cấp của Việt Nam – như ông Nguyễn Phú Trọng hay Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, người đã đến dự hai phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng và cũng là người đã từng tuyên bố sẽ ‘hốt hết, hốt liền’ những kẻ tham nhũng – xem ra chính quyền Việt Nam (hoặc ít ra một số lãnh đạo) mong muốn và quyết tâm chống tham nhũng.


Ông Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban Ban chỉ đạo 
Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Có thể nói, trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện tại, ông Trọng được coi là người trong sạch hơn hay ít tì vết hơn và ông Thanh là người khá cương quyết, mạnh bạo và được cho là ‘nói ít làm nhiều’.
Nhưng liệu hai ông và những quan chức khác ủng hộ lập trường của họ có thể giải quyết được nạn tham nhũng khi – như ông Trọng thừa nhận trong một lần tiếp xúc với cử tri tại quận Ba Đình vào tháng 9 năm 2013 và được báo giới trích dẫn – ‘có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng’?
Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ trong việc chống tham nhũng.
Tuy vậy, dù kỳ vọng, mong đợi chắc có không ít người cho rằng chúng sẽ khó được tiến hành minh bạch, đến nơi đến chốn vì trong một thể chế chính trị như Việt Nam việc kỷ luật, điều tra hay xét xử một quan chức cao cấp liên quan đến tham ô, tham nhũng hoặc làm những sai trái gây tổn hại lớn cho Nhà nước và Nhân dân là một điều không dễ.
Chỉ khi nào mô hình, cơ cấu chính trị, kinh tế của Việt Nam – từ việc phân bổ quyền hành, chọn nhân sự đến việc lấy quyết sách – có sự minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng thì quốc gia này mới hy vọng không còn những vụ án như vụ Vinalines và mới có thể xây dựng được ‘một Nhà nước pháp quyền’ như ông Nguyễn Tấn Dũng nêu trong thông điệp đầu năm của mình.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nghiên cứu viên tại tổ chức Global Policy Institute tại Anh Quốc.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140110_chinh_tri_vn_map_mo_dxl.shtml

HOANG VIỆT * TƯƠNG LAI BIỂN ĐÔNG

Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông

Cập nhật: 05:05 GMT - thứ hai, 13 tháng 1, 2014
Cách đây 40 năm, cũng vào tháng 1, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH).
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
Cho đến nay, 40 năm đã trôi qua, bài học về Hoàng Sa là gì? Và khả năng trong tương lai Trung Quốc sẽ lặp lại những sự kiện như Hoàng Sa trên biển Đông và biển Hoa Đông không?
Đây là những vấn đề luôn có những tranh luận khác nhau, bài viết này chỉ nhằm cung cấp với độc giả một cái nhìn.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 nhân khi người Pháp sau khi ký hiệp định Geneve và rút khỏi Đông Dương, quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite).
Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Trăng Khuyết (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội VNCH và đến ngày 20/1/1974, quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ thời điểm để họ ra tay.

Tầm nhìn chiến lược

Trung Quốc đã thấy những lợi ích to lớn của biển và đại dương cả ở góc độ kinh tế lẫn chiến lược. Năm 1958, Hội nghị đầu tiên về Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc đã được nhóm họp, và đã cho ra đời bốn công ước về biển.
Lúc này nhiều quốc gia cũng đã giành nhau những khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vốn rất giàu tiềm năng kinh tế. Thấy trước các lợi ích đó nên Trung Quốc đã tham gia tích cực trong hội nghị này.

Trận hải chiến Hoàng Sa
Trong hải chiến Hoàng Sa 1974, 74 hải quân VNCH đã thiệt mạng
Những sự đụng độ giữa Trung Quốc và VNCH trên khu vực nhóm đảo Trăng Khuyết đã diễn ra từ năm 1959. Đầu năm 1959, hải quân của VN cộng hòa bắt đầu thách thức sự có mặt của hải quân Trung Quốc nơi đây. Tháng 2 năm 1959, quân đội VNCH đã bắt giữ 82 ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa (Duncan) và Trung Quốc đã chỉ trích hành động này rất mạnh mẽ.
Tháng 3 năm 1959, các tàu của quân đội VNCH đã xua đuổi ngư dân Trung Quốc khi họ xuất hiện trên đảo Quang Hòa. Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian từ năm 1960 cho đến năm 1973, giữa Trung Quốc và VNCH đã không xảy ra căng thẳng nào, ngoại trừ một lần vào năm 1961.
Hành động “xuống thang” này của Trung Quốc thực ra bởi hai lý do: Thứ nhất, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc còn quá yếu; thứ hai, Trung Quốc luôn e ngại sự tham chiến của Hải quân Hoa Kỳ, vốn đang bảo trợ cho đồng minh VNCH.
Sau những lần đụng độ với VNCH trên đảo Quang Hòa năm 1959, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chỉ thị cho Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài cần phải tăng cường lực lượng tác chiến cho hạm đội Nam Hải.
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc lúc này vẫn chưa có tàu khu trục nào. Hạm đội này chỉ có 96 tàu tuần tra mà hầu hết là các loại tàu phóng ngư lôi loại nhỏ. Năm 1960, loại tàu lớn nhất trong hạm đội này là loại tàu hộ tống với độ choán nước khoảng 1000 tấn. Đến cuối năm 1973, hải quân Trung Quốc đã điều động tổng cộng 76 tàu tuần tra loại lớn tới khu vực này, hầu hết các tàu này hoạt động tại khu vực nhóm đảo An Vĩnh, nhưng cũng có khi hoạt động sang cả khu vực của nhóm Trăng Khuyết.
Như vậy, sức mạnh tác chiến của hải quân Trung Quốc tại đây đã được cải thiện đáng kể.

Tự bảo đảm an ninh

"Bài học cho sự kiện Hoàng Sa năm 1974 có thể tổng kết ngắn gọn là: thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng ra tay bằng biện pháp vũ lực nếu thời, thế chín muồi đối với họ; thứ hai, Hoa Kỳ có thể “bán rẻ” đồng minh vì lợi ích của chính họ."
Còn về phía Hoa Kỳ, sau khi tỏ rõ sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, năm 1969, Nixon đã tuyên bố một học thuyết về an ninh, theo đó, các đồng minh của Hoa Kỳ cần phải tự đảm bảo an ninh cho mình. Đến năm 1973, Hoa Kỳ đã tham gia ký kết Hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam, theo đó, Hoa Kỳ sẽ lần lượt rút quân khỏi Việt Nam.
Trước đó, năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ - Nixon đã sang thăm Trung Quốc. Chi tiết về trao đổi giữa các bên không được công bố, thế nhưng dường như phía Trung quốc đã nhận được tín hiệu “mi không động đến ta thì ta không động đến mi” từ phía Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, thời điểm năm 1974 là thời điểm chín muồi để Trung Quốc ra tay. Sức mạnh của hải quân Trung Quốc lúc này đã được cải thiện đáng kể, hải quân Hoa Kỳ không còn là mối lo ngại, chưa kể lúc này tinh thần của VNCH đang đi xuống, khi đồng minh quan trọng của VNCH là Hoa Kỳ đang “tháo chạy”. Trung Quốc đã giương ra một cái bẫy, quân đội VNCH không kiềm chế được nên đã rơi vào bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra. Và kết cục là Trung Quốc đã thành công.
Bài học cho sự kiện Hoàng Sa năm 1974 có thể tổng kết ngắn gọn là: thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng ra tay bằng biện pháp vũ lực nếu thời, thế chín muồi đối với họ; thứ hai, Hoa Kỳ có thể “bán rẻ” đồng minh vì lợi ích của chính họ.
Người Trung Quốc được Nguyễn Trãi tổng kết là “hiếu đại, hỷ công, cùng binh, độc vũ”. Họ luôn sẵn sàng dùng vũ lực nếu thấy cần thiết. Thấu triệt tư tưởng này của người Trung Quốc chính là Mao Trạch Đông – lãnh tụ sáng lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ông đã từng phát biểu “họng súng đẻ ra chính quyền”. Còn các cường quốc, khi vì lợi ích của chính họ, sẵn sàng “bỏ rơi” các đồng minh mà họ từng cam kết bảo vệ. Câu chuyện Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH năm 1974, Liên Xô làm ngơ trước sự kiện 1988 đã chứng minh cho điều đó.
Biển Đông hiện nay vẫn như một nước cờ trong ván cờ toàn cầu với hai “tay chơi” chính là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Về mặt toàn cầu, Hoa kỳ vẫn đang là một siêu cường, một cường quốc thế giới, chi phối an ninh toàn cầu. Còn Trung Quốc với vị thế là một cường quốc khu vực, đang “dợm mình” vươn lên để trở thành một siêu cường, cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Về mặt ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu thì Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhưng tại khu vực Đông Á, rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách thách thức vị trí của Hoa Kỳ, nhằm “thay chân” ảnh hưởng của Mỹ tại đây.
Lễ khao tề thế lính Hoàng Sa

Tương lai trên Biển Đông?

Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ bận với mối lo khủng bố từ khu vực Trung Đông và khủng hoảng kinh tế của mình, nên đã để cho Trung quốc gần như “múa gậy vườn hoang” tại khu vực Đông Á. Cho tới 2009 khi thấy Trung Quốc quá lấn lướt tại khu vực Đông Á, Hoa Kỳ mới quay trở lại và sau đó tung ra chính sách “xoay trục châu Á”, nhằm duy trì lại và tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thế nhưng, những sự kiện nối tiếp nhau trên biển Đông và biển Hoa Đông từ năm 2007 tới nay, đã cho thấy các hành động “leo thang” có tính toán kỹ lưỡng từ phía Trung Quốc cùng với sự “bất lực” của Hoa Kỳ và các đồng minh trước các sự kiện này.
Các hành động này của Trung Quốc dường như để đạt hai mục tiêu: thứ nhất, đây là những phép thử để Trung Quốc có thể tính toán được mức độ can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này; thứ hai, đây là những tín hiệu để cảnh báo các quốc gia Đông Á “Thượng đế ở xa mà Trung Quốc lại ở sát bên cạnh”, chớ có dại mà chạy theo Hoa Kỳ chống lại “Thiên triều”.
Thực tế những hành động mang tính “khiêu khích” trong suốt thời gian qua của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông đã cho thấy hiệu quả trong chính sách của họ cũng như những giới hạn trong việc can dự vào khu vực này của Hoa Kỳ. Trước những hành động quyết đoán của Trung Quốc, Hoa Kỳ luôn có những phản ứng, nhưng những phản ứng này chỉ dừng lại ở việc “lên tiếng”, khiến cho các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ không thực sự an tâm trước tình thế này.
Các chính khách Hoa Kỳ đã tỏ rõ là chính sách “xoay trục châu Á” của họ không bao gồm các biện pháp quân sự, mà chỉ nhằm thúc đẩy vai trò kinh tế của Hoa Kỳ với các nước châu Á, cũng như các cam kết mang tính chiến lược với các đồng minh và các đối tác liên minh.
"Điều mà Việt Nam và các quốc gia khác vẫn đang lo ngại là liệu Hoa Kỳ có thực tâm giữ vững các cam kết của mình? "
Hiểu rõ giới hạn đó nên Trung Quốc tìm cách gia tăng hành động trên mọi phương diện, lúc sử dụng lực lượng bán quân sự, lúc thì sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế cùng với các đe dọa quân sự đối với các quốc gia Đông Á. Và cho đến nay, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này dường như đang tăng lên, bất chấp các lo ngại về các chính sách di dân, hàng hóa rẻ tiền, và các tham vọng lãnh thổ của họ.
Điều mà Việt Nam và các quốc gia khác vẫn đang lo ngại là liệu Hoa Kỳ có thực tâm giữ vững các cam kết của mình? Và khả năng can dự của Hoa Kỳ sẽ đến đâu nếu xảy ra xung đột? Trong cuộc tranh chấp Scarborough, chiến thuật “cải bắp” của Trung Quốc dường như đã phát huy tác dụng, phản ứng của Hoa Kỳ vẫn chỉ là “lên tiếng” và thực tế, cho đến nay, Philippines đã mất quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough.
Và Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Á, trước những hành động “leo thang” căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực Senkaku, đã phải tính đến những phương án xấu nhất, khi Trung Quốc lặp lại kịch bản Hoàng Sa đối với Senkaku, và đồng minh Hoa Kỳ sẽ “bỏ rơi” họ như đã từng làm với VNCH. Tuy nhiên, Nhật Bản còn là quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, chứ còn Việt Nam hay Philippines thì còn lâu mới so sánh tiềm lực được với Trung Quốc.
Như thế, kịch bản Hoàng Sa năm 1974 luôn có thể diễn ra trong tương lai, nhưng có thể dưới những hình thức khác, khi mà trên bàn cờ quốc tế, các cường quốc như những chú voi, khi “yêu nhau” hay “đánh nhau” thì đám cỏ - những nước nhỏ, luôn bị chúng dẫm nát.
Vì vậy, mỗi quốc gia tranh chấp lãnh thổ biển với Trung Quốc nên cần tự đặt riêng cho mình một chiến lược để đối phó với các tình huống xấu nhất trong tương lai.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu về luật pháp quốc tế và Biển Đông.

VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY


  ‘‘Đờn ca tài tử’’ : Hồn cốt cổ truyền trước làn sóng hiện đại

Một cuộc đờn ca của nghệ thuật tài tử trong đời thường (DR)
Một cuộc đờn ca của nghệ thuật tài tử trong đời thường (DR)
Trọng Thành
Đầu tháng 12/2013, tại Baku, Azerbaijan, Unesco, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc chính thức ghi nhận môn nghệ thuật Đờn ca tài tử của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đâu là những điều độc đáo làm nên nghệ thuật âm nhạc tài tử ? Những lo ngại nào ám ảnh người lo lắng cho tương lai của môn nghệ thuật cổ truyền đặc sắc của mảnh đất Nam Bộ ?...
Nhân sự kiện này, chương trình Tạp chí Cộng đồng của RFI xin chuyển đến quý vị tiếng nói của các chuyên gia âm nhạc học dân tộc, những người đã đóng góp phần rất quan trọng để hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận. Các vị khách mời của tạp chí tuần này là Giáo sư Trần Quang Hải (Paris) và Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan (Hà Nội).

Phần phỏng vấn với Giáo sư Trần Quang Hải và Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan

 

 Chen lấn mua vé xe Tết



RFA-15-01-2014
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Dòng người chen lấn mua trước quầy bán vé của hãng xe Phương Trang chờ mua vé
Dòng người chen lấn mua trước quầy bán vé của hãng xe Phương Trang chờ mua vé
Screen cap/tv-vietnamnet 
Năm nào cũng vậy cảnh tượng chen lấn trước các phòng vé xe đò liên tỉnh lại diễn ra như những năm trước nhân dịp Tết đến.
Báo mạng VNexpress cho biết là hôm nay tại bến xe miền Đông ở TP HCM, hàng ngàn người chen lấn nhau để mua vé về quê. Nhiều người đến bến xe từ 2h sáng nhưng vẫn không mua được vé.
Trong khi đó thì cả ngàn người đã bao vây phòng bán vé của công ty xe đò Phương Trang la ó vì công ty này ngưng bán vé.
Ông Dương Ngọc Thu, Phó tổng giám đóc cty Phương Trang cho biết là công ty ông đã thông báo đến người dân về lịch trình của các chuyến xe bằng phương tiện tờ rơi và băng rôn. Theo ông thì người dân đọc không kỹ nên mới xảy ra tình trạng như trên.
Cứ mỗi độ xuân về là hằng trăm ngàn dân làm việc ở thành thị lại về quê ăn Tết. Chuyện khan hiếm vé dãn tới chen lấn, giá vé tăng …năm nào cũng được truyền thông nhắc đến thậm chí nhiều tháng trước khi Tết đến, nhưng không rõ tại sao việc này vẫn đến Tết lại lên như thế.
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/rush-bck-hom-tck-for-tet-01152014123816.html



Rộn ràng mùa cưới tháng Chạp

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-01-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8081805-622.jpg
Hai bạn trẻ đang chụp hình cưới trên đường phố Hà Nội.
AFP


Tháng Chạp, mùa giáp Tết cũng là mùa cưới rộn ràng. Các cô dâu, chú rể đắt nhau đi thuê áo cưới, sắm sính lễ và gửi thiệp mời khắp lối. Các dịch vụ bao trọn gói cho đám cưới, phục vụ nhạc cưới, cho vay nặng lãi mùa cưới cũng nhộn nhịp không kém. Và vấn đề cưới chạy chỗ, hay nói cách khác là cưới có đầu tư để kiếm chút tiền lãi giắt lưng làm vốn sau này làm ăn của các cô dâu, chú rể nghèo đôi khi đẩy họ vào tình huống dở khóc dở cười.

Dịch vụ và dịch vụ

Sở dĩ nói rằng nhiều cô dâu, chú rể phải dở khóc dở cười vì mùa cưới là có lý do của nó. Theo như ông Quốc Việt, chủ một nhà hàng tiệc cưới ở quận Tân Bình, Sài Gòn thì hiện nay, những đám cưới truyền thống đã hoàn toàn cáo chung, không lưu lại dấu vết nào và thay vào đó là những tiệc cưới dịch vụ vừa có tính hoành tráng lại vừa tiện ích nhiều bề.
Ông Quốc Việt nói: “Còn cái đám cưới hiện tại thì biết rồi, quá nhạt nhẽo phải không. Thì người ta gửi thiệp rồi đến ngày, mời 5h – 6h chờ đến 8h mới được ăn, nói qua loa vài ba câu rồi lên hát hò, rồi nhậu dzô, dzô 1,2, 3. Rồi chụp ảnh với cô dâu chú rể rồi về. Sài Gòn giờ nó cưới kinh doanh nhiều chứ bộ, mời nhiều thì lời, đơn giản mình đi đám cưới đã mất ít nhất năm trăm ngàn đồng, một bàn ít nhất là năm triệu. Mà cưới kinh doanh chủ yếu là con quá bộ, người bình thường thì họ không cưới kinh doanh, người đang có chức có quyền mới cưới kinh doanh. Vì lúc này những đàn em mới đi càng đông, càng nhiều tiền, nó đi để nó đền ơn hoặc là để tìm vị trí, đó là những người đang có chức có quyền, có sức ảnh hưởng đến sự phân bổ vị trí này vị trí nó trong các cơ quan. Cưới kinh doanh chủ yếu là con cán bộ, nói chung là vậy chứ dân thường không cưới kinh doanh đâu!”
Cũng theo ông Quốc Việt, thời buổi bây giờ, rất khó để tổ chức một đám cưới theo kiểu truyền thống. Mà nói là truyền thống cho nó sang chứ thực ra ở Việt Nam, khó có thứ gì gọi là truyền thống được. Nhưng dẫu sao, những đám cưới do hai bên gia đình cô dâu và chú rể tự tổ chức, không tính đến chuyện thiệt hơn, lời lỗ, cưới với động cơ báo hỷ cùng bà con, họ hàng và bạn bè được gọi là đám cưới truyền thống.
Thường thì trong những đám cưới truyền thống, người nhà của cô dâu và chú rể phải chuẩn bị cả tháng trời từ việc mời mọc bà con họ hàng, đi mượn bàn ghế hàng xóm, thuê thợ về nấu, thuê bát, đĩa… cho đến che lều trại bằng vải dù, làm cổng hôn trường bằng lá dừa, trang trí các lồng đèn tự làm và những búi tơ bằng kim tuyến cũng tự làm nốt. Một đám cưới truyền thống thường tốn rất nhiều công sức, thời gian và đặc biệt là không có thùng quà hình trái tim để trước cổng hôn trường như đám cưới hiện đại.
Khách mời sẽ được đón tiếp nồng hậu, nếu ai có quà tặng thì mang quà lên đặt trên một chiếc bàn đặt giữa sân khấu, sau đó vào bàn ngồi dự lễ cưới, ăn uống tự nhiên, chúc tụng nồng nhiệt. Những ai không mang quà thì đợi cô dâu và chú rể đi chào bàn thì nhét khẽ chiếc phong bì hoặc trao một câu chúc nồng ấm là coi như mọi thủ tục đã xong. Trẻ nít xúm xít quanh hôn trường để coi cô dâu chú rể, thi thoảng người lớn cho chúng vài chiếc kẹo, vài cuốn ram. Chúng nhận lấy và ăn ngon lành, cảm giác hồn nhiên, con nít tràn trề.

000_Hkg8352677-250.jpg
Nhưng cái thời ấy đã qua, bây giờ người ta tính đến chuyện lời lỗ nhiều hơn là báo hỷ. Hơn nữa, thời kinh tế thị trường, mọi việc quay cuồng, không có ai đủ thời gian để nghĩ đến một đám cưới truyền thống đậm chất dân dã, mộc mạc mà khó quên như ngày xưa nữa. Thay vì chuẩn bị mọi việc, cô dâu và chú rể chỉ lo đúng hai việc, đó là soạn ra một danh sách bạn khả thi để khi gửi thiệp mời, chắc chắn họ đến dự tiệc cưới, sau đó tìm đến dịch vụ tiệc cưới để thương lượng giá cả.
Thường thì dịch vụ tiệc cưới sẽ bao cân từ A đến 
 Hai bạn trẻ đang chụp hình cưới trên đường phố 
Hà Nội, ảnh chụp năm 2013. AFP PHOTO.
Z cho đám cưới, từ bó hoa của cô dâu cho đến mâm lễ nhà trai mang đến nhà gái, rồi không gian của buổi tiệc, sân khấu văn nghệ, nhạc công, người dẫn chương trình, số khẩu phần ăn, số bàn ghế, ly chén đũa… cho đến quản lý thùng đựng tiền và tổng kết tiệc, tính tiền lỗ lãi, đều có dịch vụ tiệc cưới đảm nhận. Cô dâu và chú rể chỉ đặt món tiền cọc nhỏ, mọi phần còn lại do dịch vụ tính toán giùm.
Ông Việt kết luận, những trường hợp nêu trên là của các đám cưới con nhà nghèo, chứ đám cưới con nhà khá giả hoặc quan chức giàu có thì mọi chuyện lại khác, họ chủ động từ A đến Z, dịch vụ tiệc cưới chỉ đóng vai trò phục vụ theo chỉ dẫn của họ. Nhưng nếu như đám cưới nhà giàu không lo đến chuyện lời lỗ, cũng không bận tâm đến vấn đề tốn kém tài chính thì với đám cưới nhà nghèo lại khác.

Xong ngày cưới, bắt đầu ngày trả nợ

Hùng, chú rể vừa cưới vợ, hiện đang sống tại khu nhà trọ dành cho công nhân ở Tân Bình, Sài Gòn, than thở với chúng tôi rằng sau đám cưới, vợ chồng anh cảm thấy quá ngột ngạt, chỉ muốn trốn khỏi mặt đất nhưng trốn cũng không xong vì khoản tiền nợ hai chục triệu đồng vẫn còn treo lơ lửng trên đầu hai người.

Đôi vợ chồng trẻ cho biết trước khi cưới nhau chỉ dành dụm được bốn chỉ vàng, đủ để in thiệp và mua những lễ vật cho đám cưới. Nhà cô dâu và chú rể cách nhau đến hai trăm cây số, tiền thuê xe khá tốn kém. Hai người định đăng ký kết hôn rồi tổ chức một đám cưới đơn sơ, mời bạn bè, họ hàng đến tham dự để gọi là hợp thức hóa sự chung sống lâu nay của họ. Thế nhưng hai họ nhà trai và nhà gái thì lại yêu cầu phải cưới hỏi thật linh đình.
Tính đi tính lại, Hùng đi vay nóng hai mươi triệu đồng để thuê xe, đặt cọc nhà hàng và mua một số thứ cần thiết. Không may cho đôi vợ chồng này, bởi vì thầy bói coi chọn ngày cưới là một ngày rất tốt nên có nhiều đám cưới diễn ra cùng lần. Khách khứa đến dự tiệc không bao nhiêu, thừa cả chục bàn ăn. Sau đám cưới, số tiền trong thùng quà tặng vừa đúng bằng số tiền họ phải trả cho dịch vụ tiệc cưới. Như vậy là không dư được đồng nào, hai vợ chồng trẻ lâm nợ.
Vì đây là số tiền vay nóng nên nó nhanh chóng đẻ lãi, tiền lương hằng tháng của hai người rồi đây phải ăn nhín uống nhịn để trả. Tiền vay gốc vẫn cứ nằm trơ trơ ra đấy mà không tài nào xoay xở để thoát nó. Nhiều lần hai vợ chồng định bán mấy chỉ vàng cưới để trả nợ nhưng vàng liên tục rớt giá, hơn nữa nhẫn cưới không thể bán nên tính đi tính lại nếu có bán cũng không đủ trả.
Cuối cùng, đôi vợ chồng trẻ này đưa ra quyết định là chưa sinh con, bao giờ trả xong nợ rồi mới tính chuyện con cái. Ngoài việc làm công nhân xí nghiệp, Hùng phải thức đêm chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Tuy mới cưới nhau nhưng cảm giác trống vắng, mệt mỏi vì nợ nần thường xuyên kéo đến với đôi vợ chồng trẻ này.

Và cũng theo chú rể tên Hùng cho biết, hiện nay, tình trạng cho vay nặng lãi, chấp nhận vay nóng để đám cưới đang là trào lưu của giới lao động nghèo, nhất là vào dịp cuối năm như thế này. Nhưng, cho đến bây giờ, Hùng vẫn không hiểu được vì sao người ta lại phải cứ cưới nhau linh đình để rồi nợ nần thê thảm như vợ chồng anh.
Không riêng gì cặp vợ chồng Hùng bị tình trạng nợ nần vây bủa sau đám cưới, phần đông người lao động nghèo Việt Nam thường rơi vào nợ nần chồng chất sau lần đám cưới tưởng là hiện đại nhưng trên thực chất là đổ nợ và gặp nhiều nguy cơ sau ngày cưới.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/december-of-luna-year-the-wedding-season-01102014135739.html



Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?

Cập nhật: 17:10 GMT - thứ tư, 15 tháng 1, 2014
Theo báo cáo World Wealth Report của Credit Suisse, tài sản thế giới đã tăng 68% trong 10 năm qua, và chỉ có 1% giới siêu giàu đã sở hữu gần nửa tài sản thế giới.
Điều đó cho thấy người giàu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Thế nhưng, tại Việt Nam vẫn tồn tại một nghịch lý: người giàu lại là đối tượng bị cả cả xã hội phân biệt đối xử, và kỳ thị.
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 20.8.2013 tại Nghệ An làm hai người chết tại chỗ.
Người được cho là gây ra tai nạn đã không bỏ đi theo cách xử sự bình thường mà cùng những người đi qua đứng lại, cố vẫy xe cấp cứu nạn nhân.
Gia đình nạn nhân được báo chí giải thích là do quá đau buồn, đã sử xự theo cách truyền thống hơn là chẳng cần biết nguyên do đã muốn lao vào đập phá xe của “thủ phạm”.
Cơ quan công quyền đã làm đúng chức năng: đo đạc hiện trường, thử nồng độ cồn trong máu lái xe để có bằng chứng xác định lỗi của các bên và phía thiệt hại đã được thỏa thuận đền bù thỏa đáng.
Tại một đất nước mà số vụ tai nạn giao thông mỗi ngày cộng lại còn vượt qua cả số người chết do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… thì đây là việc quá đỗi bình thường.

Mồi ngon xâu xé

Cái không bình thường ở đây, là “thủ phạm” lại sử dụng cái xe Rolls – Royce Phantom trị giá tới 40 tỷ, và anh đã tự dưng trở thành miếng mồi ngon cho cánh nhà báo kên kên xâu xé.
Hàng chục bài báo cày đi xới lại sự vụ. Không tìm ra được lỗi của anh tỷ phú chủ xe, cánh nhà báo quay ra kể lể về hoàn cảnh đáng thương của hai người tử nạn, dù rằng lỗi đã được xác định do chính thói phóng nhanh, vượt ẩu, bất chấp quy tắc tham gia giao thông của họ gây ra.
Có tờ báo còn tuyên bố đây là vụ tai nạn làm xôn xao dư luận cả nước.
Và những dòng tựa về chiếc xe 40 tỷ không được trang bị chức năng tự tránh người cứ thế mà ngập tràn các mặt báo, mặc dù người chủ xe- nạn nhân đích thực của vụ tai nạn phải lên tiếng van xin các nhà báo hãy để cho ông được yên vì vụ tai nạn là ngoài ý muốn.
Nếu ông không phải là một tỷ phú và không sở hữu chiếc xe trị giá 40 tỷ, thì rắc rối sẽ không bị đẩy tới mức trầm trọng đến thế.
Phân hóa giàu nghèo là một vấn đề lớn ở Việt Nam
Trong thời buổi kinh tế suy thoái khó khăn này, thì việc thành bại của một doanh nghiệp là điều khó mà nói trước, ngay cả tại các nước tư bản phát triển.
Nhưng, cũng nhân dịp này mà những đại gia có tiếng như Quốc Cường Gia Lai, Hoàng Anh Gia Lai… đều lần lượt bị cánh nhà báo đem lên các trang truyền thông chính thống, các trang mạng xã hội bêu riếu về đạo đức kinh doanh, về thói quen chơi xe xa xỉ và quy đó là những lý do chính làm nên sự thất bại hiện nay của họ…
Tìm hiểu về cách ăn xài của con cái giới nhà giàu cũng là đề tài được báo chí khai thác triệt để chiểu theo nhu cầu công chúng.
Hiếm ở đâu trên thế giới, cánh nhà giàu lại bị truyền thông săm xoi và đố kỵ một cách công khai và hệ thống như tại Việt Nam!
Vậy người giàu ở Việt Nam có bị ghét từ trong tiềm thức?
Thực ra, tại Việt Nam, không phải tới tận bây giờ người giàu mới bị ghen ghét, mà tính đố kỵ người giàu đã nằm sẵn ở ngay trong tiềm thức phần đông công chúng từ khi họ chỉ là những đứa trẻ.
Lật lại các trang truyện cổ tích dành cho trẻ con, có thể nhận ra 100% nhân vật phản diện luôn thuộc thành phần bá hộ, địa chủ, cường hào… Những anh nhà giàu tốt bụng là nhân vật cực kỳ hiếm.
Những câu truyện trào lộng từ các nhân vật Trạng Quỳnh, Xiểng Bột… luôn được công chúng nhiều thế hệ hể hả đón nhận và lưu danh cũng chỉ nhờ những trò khôn vặt trong các tình huống cư xử với giới nhà giàu.
Cũng không phải tự nhiên mà những hảo hán anh hùng Lương Sơn Bạc lại được người Việt suy tôn và yêu thích tới thế.
Đơn giản, vì họ luôn đề cao hành động cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo, và người đọc Thủy Hử tại Việt Nam lại tuyệt đại đa số thuộc giới nhà nghèo.
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu hành động của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”! Người giàu bị coi là kẻ thù của quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc.
Cho nên tại Việt Nam, dường như người giàu luôn bị mặc định bị coi là thành phần bất chính, và đáng bị dư luận xăm xoi, lên án từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.
Mới đây, nữ MC hải ngoại nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng từng lên trang cá nhân than phiền về chuyện dư luận Việt chỉ thích “ngồi rình và chỉ trích”, khi chị bị một số cư dân mạng “dạy bảo” bài học đạo đức về chuyện cần bỏ tiền làm từ thiện thay vì nên mua một chiếc váy mới để giữ gìn hình ảnh trước công chúng.
Kỳ Duyên không phải là trường hợp cá biệt. Chỉ cần giở một bài báo online giới thiệu về một căn biệt thự của một người nổi tiếng, bạn sẽ thấy nhan nhản những bình luận phía dưới có nội dung đồng giọng đồng tông trách mắng nhân vật thật lãng phí vô tâm, tại sao không làm từ thiện mà lại đi xây căn nhà xa hoa đến thế?
Người giàu Việt Nam hưởng thụ trên tài sản của chính họ, cũng bị dư luận mặc định là một điều xấu xa cần lên án!

Cần đổi tư duy ấu trĩ

Điều thực tế cần nhìn nhận, rằng những người ghen ghét, kỳ thị người giàu thì tuyệt đối là… người nghèo.
Chính vì tư duy yếu kém mà họ nghèo. Và khi không thể giàu, họ càng ghen ghét đối tượng không cùng đẳng cấp với họ: người giàu.
Nếu như tỉnh táo hơn, người nghèo sẽ nhận ra rằng một nền kinh tế phát triển, không thể thiếu sự đóng góp công sức của những người giàu.
Người giàu luôn tìm cách đầu tư để cho tài sản của họ sinh lợi, họ được hưởng lợi từ tài sản của mình nhưng muôn vàn người nghèo khác cũng được hưởng lợi nhờ những công ăn việc làm mà họ tạo ra.
Người giàu có nhiều cách để không đầu tư mà chuyển tiền ra nước ngoài
Càng có nhiều người giàu, thì đất nước càng chóng thoát nghèo.
Khi người giàu tiêu tiền của họ vào những món xa xỉ, thì càng nên cổ vũ. Vì những đồng tiền này sẽ được luân chuyển trên thị trường, khuyến khích nhiều hơn một xã hội tiêu dùng và đem lại thu nhập cho nhiều người khác.
Điều đó không khác gì cấp những chiếc cần câu cho nhiều đối tượng xã hội, và nếu nhìn về khía cạnh nhân văn thậm chí còn có ích hơn việc cấp con cá làm mối cho nguyên một huyện miền núi nghèo khổ suốt một năm ròng.
Vì, khi con cá hết, dân nghèo vẫn cứ tiếp tục bị đói và xã hội không thể tiến lên một bậc nào cả.
Nếu việc chi dùng của người giàu bị soi mói quá kỹ, họ sẽ phòng vệ bằng cách đóng băng tiền vào một vị trí an toàn cho chính bản thân họ, hoặc chuyển ra nước ngoài.
Tới lúc đó, người nghèo cũng không thể vì thế mà khá hơn, xã hội sẽ chỉ đứng im hoặc thụt lùi…
Xã hội không có người giàu, là một xã hội thảm họa!
Bài thể hiện quan điểm riêng của Hương Vũ, từ Neuchatel- Thụy Sỹ.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140115_vn_ghet_nguoi_giau.shtml
 

BÙI THƯỢNG PHONG* CÔ GÁI THÁI MỸ

 

 Cô Gái Làng Thái-Mỹ

Bùi Thượng Phong


Khoảng cuối năm 1967 tôi nhận được sự-vụ-lệnh về cầm một ĐĐ của một TĐ mới thành lập chưa được bao lâu, thuộc SĐ25 BB lúc đó đang đồn trú tại quận Đức-Hòa.
TĐ này trước đó mấy tháng, được đặt dưới quyền chỉ-huy của một vị Th/T rất nổi tiếng bên Biệt-Động-Quân mới chuyển qua. Vì công-sự phòng-thủ chưa hoàn tất, BCH/TĐ phải tạm thời đóng trong một ngôi biệt thự của một nhà máy xay lúa. Lợi dụng cơ hội này, VC đã bất ngờ dùng đặc-công và nội-tuyến, trong một đêm đen tối, chúng đã tràn ngập vào được BCH/TĐ ngay từ những phút đầu, gây thiệt hại rất nặng cho bên ta. Tai hại nhất, chúng đã lấy đi mạng sống của cả hai vợ chồng vị TĐTrưởng mà ai đã từng là Biệt-Động-Quân cũng đều phải nghe danh: “Th/T Cọp-Ba-Đầu-Rằn”!
Tiếc thương ông và người vợ nữ-lưu anh-hùng, nhưng mọi người thầm tự hỏi: Có phải ông đã quá khinh địch? Hay ông có điều gì bất mãn khi đang trong một binh chủng nổi tiếng, nay phải chuyển về một đơn vị bộ binh khiến ông lơ là thiếu cảnh giác? Điều này chỉ riêng mình ông biết!

Sau trận thảm bại này, các anh em binh sĩ trong TĐ xuống tinh thần rất nhiều! Tiểu-đoàn phải chờ bổ xung thêm quân số và cần được “hấp” lại. Và tôi được chuyển về đây cũng trong dịp này.
Được nương nhẹ rất nhiều, nhiệm vụ chính của TĐ lúc đó hầu như chỉ là hành quân mở đường và làm an ninh vòng ngoài cho BTL/SĐ25BB tại Đức-Hoà. Lâu lâu cũng có hành quân, nhưng chỉ là những cuộc hành quân lục xoát quanh vùng, sáng đi chiều về, như công chức!
Trong khoảng thời gian coi như nhàn hạ này, tôi đã quen biết một đứa bé gái tên là Hân, lúc đó khoảng 8, 9 tuổi, là cháu gọi bằng dì của cô Thanh, chủ ngôi nhà mà tôi đã xin phép để đặt BCH/ĐĐ. Tôi chọn nhà cô Thanh vì không những nhà có một sân lớn, mà còn có cả một cái nhà cầu đàng hoàng! Cô Thanh, một phụ nữ khoảng trên dưới ba mươi, không đẹp cũng không xấu, ăn nói rất nhỏ nhẹ, dễ thương. Tôi không thấy chồng cô. Dù cô nghỉ dậy học đã lâu để trông coi việc ruộng nương, nhưng bà con lối xóm vẫn quen gọi cô là Cô Giáo. Dĩ nhiên cô Thanh không hề là đối-tượng của những sỹ-quan còn rất trẻ như chúng tôi hồi đó.
 
Còn nhớ ngày đầu tiên gặp và nói chuyện với cô ở ngoài sân, về việc xin tạm dùng căn nhà làm BCH/ĐĐ, tôi thấy có một đứa bé gái đứng dựa lưng một gốc cau gần đó, đang nheo mắt nhìn tôi rất chăm chú. Thấy nó dễ thương, tôi quì một chân xuống ngang tầm nó và ngoắc nó lại. Nó phụng phịu lắc đầu không chịu. Cô Thanh nói như hơi gắt:
- Hân không được hỗn, lại cúi đầu chào Thiếu-úy, đi con!
Vẫn còn phụng phịu, nó tiến lại gần tôi và lí nhí nói mấy câu gì tôi cũng không nghe rõ!
Tôi thông cảm sự thay đổi quá đột ngột đối với gia đình cô giáo, đangvắng vẻ, neo đơn; nay bỗng dưng ồn ào náo nhiệt, ra vào toàn lính là lính!
Cô Thanh thì còn bận rộn với ruộng vườn, công thợ... chứ bé Hân thì ngoài giờ đi học, nó đụng độ tụi tôi suốt ngày! Mấy ngày đầu, nó có vẻ còn tránh né, nhưng rồi sau đó, quen hết anh hạ-sĩ y-tá này đến bác thượng-sĩ thường- vụ kia. Nó trở nên vui vẻ và hòa đồng rất nhanh với cái không khí ồn ào nhưng kỷ-luật của đời lính chúng tôi. Đặc biệt, Hân quí tôi hơn cả, vì có mấy lần tôi đã giúp em giải một vài bài toán khó trong lớp. Nó quấn quít bên tôi suốt ngày, chuyện trò líu lo không ngừng nghỉ. Có những lần tôi đi hành quân về, nó núp trong bụi, rồi chợt ùa ra ôm lấy chân tôi cười nức nở... Mới 8, 9 tuổi, mà em đã biết dành dụm tiền để mua đường, nấu đãi chúng tôi những bát chè thật ngọt ngào ấm bụng! Bù lại, những lần đi phép, không lần nào tôi không mua cho em, khi thì đồ chơi, khi khác là sách, tập...
Hân mồ côi cả cha lẫn mẹ. Quê em ở mãi đâu vùng An-Hiệp, Thái-Mỹ. Em kể với tôi, nước mắt lưng tròng: Cha em một hôm đi làm ruộng, đạp nhằm phải mìn VC, chết không kịp trăn trối! Hơn năm sau, người mẹ cũng ra đi vì bịnh! Thế là em phải về núp bóng dì em, là cô giáo Thanh.

Tôi lúc đó chưa lập gia-đình, thực tình, tôi thương Hân như thương người em út, nó còn kém đứa em út của tôi ba, bốn tuổi!
Tuy ở với dì ruột, tôi biết Hân đang thiếu một tình thương phụ mẫu, nhất là hình bóng của một người cha. Và... không phải là một nhà Tâm-lý-Học, tôi không thể biết nổi: ở tuổi nào sớm nhất, một đứa con gái có thể biết yêu? Vì có một lần, mấy cô bạn gái của tôi từ Sàigòn lên thăm. Khi họ ra về, bé Hân đã đối xử với tôi một cách rất khác thường! Nó lảng tránh và ít nói hẳn, không hồn nhiên như trước nữa! Hình như nó cũng biết hờn, ghen? Tôi nghĩ dù sao, nó chỉ là một đứa con nít! Mà đúng thế, chỉ được hai hôm là cô nàng đã quên hết ! Lại dở trò nghịch ngợm, chọc phá như cũ...
Hồi đó cứ như thế, tôi lấy tình thương yêu của anh em binh sĩ dưới quyền và luôn của bé Hân như một hơi ấm gia đình. Đang ở cái tuổi tràn đầy nhựa sống, mấy anh chàng sỹ-quan lóc chóc như tụi tôi, có thì giờ là la cà tán tỉnh mấy em cỡ tuổi đôi tám, chợt nở rộ như những bông hoa đầy hương sắc miền thôn dã, chẳng hạn như em Huệ con một ông chủ nhà máy xay, hoặc Giáng Tiên, hoa khôi tỉnh Hậu-Nghĩa!
Thế nhưng mấy tháng nhàn hạ qua nhanh như gió thổi, khi TĐ vừa có một sinh khí mới, thì biến cố Tết Mậu-Thân xẩy ra! TĐ hành quân mệt nghỉ, ngày nào cũng có hành quân, ngày nào cũng có đụng độ, mà trận lớn nhất xẩy ra vào trước Tết khoảng 2, 3 ngày. ĐĐ của thằng bạn cùng khóa nhẩy vào giữa một TĐ VC. Chúng đang ếm quân trong khu vực Rạch Gấu, chờ xâm nhập để đánh vào Phú-Lâm ngày mồng một Tết. Hai trực thăng bị trúng đạn phải quay về, ĐĐ của nó thành ĐĐ trừ! Không đủ trực-thăng, ĐĐ của tôi phải lội bộ vào tiếp cứu. Địch áp đảo về quân số, vũ khí có thừa, nhưng mục tiêu của chúng là vùng Chợ Lớn, ngày Tết, không phải là chúng tôi. Thế nên chúng chỉ cầm cự, chờ đêm xuống là rút. Vậy mà mãi mờ sáng hôm sau, tụi tôi mới thanh toán xong mục tiêu. Nhờ những phi-vụ oanh tạc và pháo binh bắn suốt đêm, VC dù đã cố kéo theo,nhưng cũng đành để lại rất nhiều xác chết và vũ khí. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không vui gì khi phải đem ra xác thằng bạn ĐĐ Trưởng và bốn binh sĩ dưới quyền của anh! Tội nghiệp, anh quê ở HócMôn, ra trường là xin ngay về SĐ25 cho gần nhà!
Khóa chúng tôi đã có một số nhờ tài thao lược, lòng dũng cảm, cộng thêm sự may mắn, đã vượt qua nhiều gian khổ và nguy hiểm mang lại nhiều chiến công vẻ vang cho quân đội, nổi bật nhất là Tr/T BĐQ Lê-văn-Ngôn với 510 ngày trấn thủ Tống-Lê-Chân. Đa số còn lại đều đã hy sinh khi còn rất trẻ, trong những trận đánh tuy khốc liệt, nhưng không một ai biết, chẳng một ai hay! Tên tuổi và thành tích hiếm khi được xuất hiện trên trang nhất các nhật báo, mà đa phần chỉ thấy nằm trong những khung hình chữ nhật, mầu tang đen nơi trang bốn!
Qua hai đợt Mậu-Thân, tôi sống sót và được thăng Trung-úy, nghĩa là sớm hơn quy định khoảng gần nửa năm, nhưng đến cuối năm 1969 tôi bị thương nặng, miểng mìn văng đầy người. Tệ nhất, có một miểng chém vào động mạch bên nách phải, máu ra rất nhiều và nếu không nhờ trực thăng tản thương về bệnh viện dã chiến của SĐ25 Hoa-Kỳ, chắc chắn là tôi đã theo mấy thằng bạn vui vẻ về miền quá cố rồi!
Khi cơn thập tử nhất sinh đã qua, tôi được chuyển về nhà thương Cộng-Hòa.
Một hôm tôi đang nằm cho y tá rửa vết thương và thay băng thì có mấy anh em Ban 5 Trung và Tiểu Đoàn lên thăm. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy có cả bé Hân trong đó. Nó chạy ngay lại ôm lấy tôi, nước mắt đầm đìa... Ông Thượng-sĩ thường-vụ của tôi sau khi thăm hỏi xong, nói nhỏ vào tai tôi:
- Ngày nào nó cũng lên TĐ, xin bằng được nếu khi nào TĐ lên thăm thương bịnh binh, nhớ cho phép nó đi theo!
Tôi nhìn xuống con bé đang rúc cái đầu bé nhỏ vào bụng tôi, tấm thân mảnh mai của em thì rung rung theo tiếng nấc. Tôi cúi xuống hôn trên mái tóc mềm mại của nó và cứ để như vậy một lúc lâu, bởi vì chính trong lòng tôi cũng đang ngẹn ngào, xúc động!
Lúc sau, tôi nâng cầm nó lên, trấn an nó:
- Chú không sao đâu. Chỉ một thời gian ngắn nữa là chú sẽ lành vết thương và sẽ được xuất viện.
- Rồi Trung-úy có trở lại Đại đội không? Nó ngước mặt e ngại hỏi tôi điều mà nó quan tâm nhất.
- Chú cũng không biết nữa, chắc là phải ra một hội-đồng quân-y để họ giám định. Sau đó, chú mới biết.
- Vậy khi nào xuất viện, chú xuống thăm Hân nha? Tôi mỉm cười nhìn nó:
- Chắc chắn là chú sẽ đến thăm Hân và các anh em trong đại-đội, ngay khi nào chú có thể đi được.
Lúc này mới thấy nó nở một nụ cười, rồi cúi xuống nhấc lên một túi nhỏ và lấy từ trong đó ra một ít trái cây để trên chiếc bàn nhỏ đầu giường. Thì ra nó cũng biết đem qùa cho thương binh!
Phái đoàn thăm viếng lúc này đã xin phép tôi để qua thăm các anh em thương binh khác. Trước khi ra khỏi phòng, ông thượng-sỹ thường vụ cúi xát tai Hân dặn dò:
- Khoảng nửa tiếng nữa con ra chỗ đậu xe để về nha. Về sớm cho an toàn.
Nó ngoan ngoãn gật đầu, rồi bắt đầu bi bô:
- Tháng trước ai trong đại đội cũng tin là chú đã chết rồi. Tiểu-đoàn không có tin tức gì vì chú nằm ở bệnh viện Mỹ. Mãi sau, khi họ chuyển về Cộng-Hòa mới biết chú còn sống. Dì Thanh có dắt Hân đi cầu nguyện trên chùa hoài. Dì con nói gởi lời thăm chú.
Đến đây, nó bắt đầu quay qua nhìn mấy vị sỹ-quan thương binh khác nằm cùng phòng. Chợt thấy chiếc nhẫn của tôi để trên mặt bàn lúc tháo ra cho y tá rửa vết máu trong các ngón tay, nó cầm lên ngắm nghía rồi hỏi:
- Nhẫn này của chú? Sao bự và đẹp quá vậy?
- Ừa, nhẫn của chú. Đây là chiếc nhẫn lưu-niệm của trường Võ-Bị ĐàLạt, lúc mãn khóa ai cũng có.
- Chú qúi nó lắm?
- Chú rất qúi nó, và chú đã đeo nó từ khi ra trường.
Nó nhẹ nhàng để lại chiếc nhẫn vào chỗ cũ, rồi quay ra ôm lấy tôi, như thể không muốn xa rời. Nó kể đủ thứ chuyện ở Đức-Hòa, đâu là đại đội đã có ĐĐTrưởng mới, nhưng không còn đóng ở nhà nó nữa, các chú trong BCH/ĐĐ vẫn thường ghé thăm luôn...
Nửa giờ sau, ông thường-vụ đã xuất hiện ở cửa phòng, nói với vào:
- Chào Trung-úy đi Hân, đến giờ về rồi.
Hân bắt đầu lúng túng, vòng tay bé nhỏ, nó cố ôm lấy tôi. Mấy phút sau, tôi phải nhẹ nhẹ gỡ nó ra:
- Thôi Hân về đi không họ chờ.
Nó nhìn tôi như muốn khóc:
- Chú hứa nha! Đừng quên đến thăm Hân nha, Hân chờ đấy!
Nói rồi nó buông tôi, từ từ bước ra cửa, hình như nó đã khóc. Đến cửa phòng, nó quay lại nhìn tôi, bàn tay bé nhỏ của nó đang cố chùi những giọt lệ... Không cầm lòng được, tôi gọi nó:
- Hân lại đây với chú.
Tôi cầm chiếc nhẫn lưu-niệm của tôi, nhẹ nhàng để vào lòng bàn tay của nó:
- Hân giữ cho chú chiếc nhẫn này. Giữ thật kỹ và đừng cho ai biết. Hân biết là chú qúi nó như thế nào rồi. Khi nào xuất viện chú sẽ đến thăm Hân và Hân đưa lại cho chú. Thế có được không?
Thật không ngờ, cái ý-kiến bất chợt đến với tôi lúc đó lại có tác dụng ngay. Hân vui mừng ra mặt, ít nhất nó đã có một vật làm tin kèm theo lời hứa. Lau hết nước mắt nó thủ thỉ:
- Dạ, con sẽ giữ thật kỹ, chờ khi nào Trung-úy đến con giao lại.
Tôi xoa đầu nó rồi đẩy nhẹ nó về phía cửa. Lần này, nó quay lại mỉm cười nhìn tôi và rồi bóng nó từ từ lẫn vào với dòng người thăm viếng bên hành lang bịnh-viện...
Tôi xuất viện sau đó chừng một tháng, và phục hồi mau lẹ. Tuy vậy, phải chờ đến tháng ba năm 1973 tôi mới nhận được giấy tờ giải ngũ chính thức. Nhìn ngobên ngoài, tôi may mắn không mất mát gì cả, nhưng những ngón tay bên mặt, nhất là ngón chỏ, không co duỗi bình thường được. Cầm tờ chứng-chỉ giải-ngũ trong tay, tôi ngậm ngùi: thế là vĩnh viễn giã từ vũ khí!
Trong khoảng thời gian chờ quyết-định của Hội-Đồng Quân-Y, tôi đã đi Đức-Hòa thăm lại chốn xưa. ĐĐ của tôi gần như hoàn toàn mới, chỉ trừ một vài anh em trong BCH/ĐĐ nhận ra tôi, còn lính tráng hầu hết là lính mới, nhìn tôi như nhìn một người xa lạ! Chiến tranh đã làm thay đổi nhanh không thể ngờ được!

Tôi lần mò đến nhà cô giáo Thanh để thăm cô và bé Hân nhưng thật không may, người nhà cho biết hai dì cháu cô đã đi ăn đám giỗ bên Bình Thủy, có lẽ đến chiều mới về.
Tôi buồn rầu về lại Sàigòn, tự hứa sẽ trở lại vào một dịp khác.
Chiến tranh vẫn còn đó, chiến trận gia tăng khắp mọi nơi, nhưng Sàigòn vẫn còn là một mảnh đất khá bình yên! Nó như một hải đảo nằm giữa một biển lửa. Và tôi đã phải cố gắng để thích ứng với cuộc sống hoàn toàn thay đổi. Dù sao, tôi vẫn còn trẻ. Tôi làm việc như một cái máy, nhưng tôi không còn bị cô đơn, cái cô đơn của một người chỉ huy, dù chỉ là một cấp nhỏ; tôi tự do, không còn bị ràng buộc vào một trách nhiệm có liên can đến sinh mệnh của nhiều người khác. Tâm trạng thả lỏng này đã dẫn tôi đắm mình trong thụ hưởng, để bù lại cho bao năm tháng tuổi xuân đã qua đi trong quân-trường và ngoài trận địa.
Bận rộn vì công việc lúc ban ngày, say mê trong ánh đèn mầu của các vũ-trường vào ban đêm, tôi gần như đã quên hẳn Hân, một đứa bé đang ở một nơi thiếu an ninh, mà chỉ một năm trước, tôi đã coi nó như một đứa em ruột thịt. Tôi đã tự khất lần, và ngần ngại không muốn ra khỏi Đô-thành, nơi mà lúc nào cũng có những cuộc vui đang chờ sẵn.
Khoảng đầu năm 1974, nhân một chuyến đi Trảng Bàng, tôi ghé vào Đức-Hòa và gặp lại Hân. Căn nhà vắng vẻ, khu xóm cũng thiếu bóng những người lính, có lẽ họ đang bận rộn trong một cuộc hành-quân nào đó. Khi tôi đến, chỉ có mình Hân ở nhà, cô Thanh có lẽ đang đi coi ruộng vườn.
Hân lúc này không còn bé nữa, em đang là một thiếu-nữ tràn đầy nhựa sống với một vẻ đẹp tự nhiên và tuyệt mỹ mà Thượng-Đế chỉ dành cho những người con gái đương độ thanh xuân. Em mừng đến rơi cả nước mắt khi thấy tôi. Rót nước mời, em vẫn thân mật nhưng tỏ ra hơi e thẹn, cái e thẹn dễ yêu của các cô gái đang dậy thì.
Hân cho biết em đã trông mong tôi từng ngày, và rất ân hận vì lần trước tôi đến, mà em không được gặp. Lấy chiếc nhẫn dấu kín trong hộc tủ, Hân đưa nó sát mặt tôi, rồi nắm vội nó trong bàn tay và ấp lên ngực:
- Hân biết đây là chiếc nhẫn lưu-niệm của chú, nó lưu lại những kỷ-niệm của chú với quân-trường ĐàLạt; nhưng bây giờ, nó cũng đã trở thành một vật lưu-niệm của Hân. Nó đã lưu lại những kỷ-niệm giữa Hân và chú. Hân muốn được giữ nó lâu hơn nữa, như vậy có được không?
Tôi cảm động trước những lý lẽ phát ra tự con tim của em:
- Hân cứ giữ nó đi, như vậy khi nào chú đến với Hân, chú sẽ được gặp cả hai.
Quá vui mừng, quên cả e thẹn, Hân chạy lại ôm tôi, và nói trong cảm động:
- Thực ra, khi có chiếc nhẫn bên mình, Hân có linh cảm là chú sẽ luôn luôn quay về tìm Hân, và như vậy Hân sẽ không bao giờ mất chú.
Tôi ôm chặt Hân, và hôn nhẹ trên trán em như vài năm trước, khi em còn rất nhỏ.
Hình như Hân muốn nhiều hơn thế, em từ từ ngước mặt lên để mong hai làn môi chạm nhau, nhưng tôi đã tự dừng lại bằng cách buông lỏng em. Có phải tôi đang còn bối rối giữa Hân, một đứa bé và Hân, một cô gái đang độ xuân thì?
Chúng tôi chia tay nhau khi ánh chiều vừa xuống. Tôi hứa với Hân sẽ lên thăm em thường hơn. Cả hai cùng bịn rịn, không nỡ rời nhau, nhưng rồi phút chia ly cũng phải tới, tôi lên xe về lại Sàigòn mang theo một hình ảnh của Hân, đầy nước mắt...
Những tháng ngày sau đó, thời cuộc biến đổi không ngừng... Tất cả đều thất lợi cho miền Nam chúng ta. Ngay cả con đường từ Sàigòn đi Đức-Hòa cũng không còn an ninh nữa! Tiếp đến là những biến cố dồn dập, nó đến nhanh quá, như dòng thác lũ, như cơn đại hồng thủy, nó cuốn đi hết cả... Không kịp nữa rồi, những gì ta không làm, hoặc chưa làm, đành phải xếp lại trong niềm hối hận khôn nguôi...
Câu “nước mất, nhà tan” thật là thấm thía với tâm trạng của những người bỏ nước ra đi ngày ấy! Ra đi là không bao giờ nghĩ đến ngày trở lại, ra đi là chấp nhận cả một trời mù mịt, đau thương! Tôi cũng ở trong số ít những người “bất hạnh nhưng may mắn” này! Tất cả nhân dân miền Nam coi như gẫy cánh nửa đường; có khác chăng, chỉ là mỗi người “gẫy” một kiểu!
Riêng tôi đã gẫy một lần rồi, vừa mới bắt đầu xây dựng lại, thì nay lại gẫy thêm một lần nữa...
o O o
Vật lộn với cuộc sống đến năm thứ 32 trên nước Mỹ, tôi quyết định nghỉ hưu vì đã thấm mệt, cả thể xác lẫn tinh thần. Những chuyện ngày xưa khi nhớ, khi quên. Nhiều chuyện quên hẳn, như gió thoảng, như mây bay!
Dòng đời thay đổi, cũng chỉ là lẽ tự nhiên của cuộc sống!
Những ngày, tháng buồn tênh, tôi chợt nhớ đến một câu thơ, không biết đã đọc được ở đâu và ai là tác giả:
Khi ta ở, đất chỉ là đất
​,​

Khi ta đi, đất đã hóa linh hồn!
Vâng, linh hồn của đất, của những nơi ta đã từng đi qua, những nơi ta đã từng dừng lại... Nó đã có một linh-hồn, và linh-hồn đó đã ám ảnh tim ta, như muốn gọi ta về.
Và ... tôi đã về thăm lại Sàigòn vào năm 2007!
Vẫn biết đổi thay là lẽ tự nhiên của cuộc sống, sao tôi vẫn thấy bàng hoàng, tiếc nuối những ngày xa xưa?!
Lang thang mãi ở Sàigòn, chán! Một hôm, tôi trở lại Đức-Hòa, tò mò muốn biết giờ nó ra sao? và... những người muôn năm cũ...? Hơn ba mươi năm đã trôi qua, vật đổi sao rời, bóng chim tăm cá.
Đức-Hòa đã thay đổi theo một chiều hướng đi xuống! Ngày xưa, dù đang là thời chiến tranh, nó vui nhộn biết là bao: hàng quán, lính tráng, người mua kẻ bán ồn ào, tấp nập. Những con đường, tuy chỉ nhỏ vừa cho hai xe nhà binh tránh nhau, nhưng đầy bóng mát của những hàng cây cao... Giờ đây, có những con đường mới mở, rộng thênh thang, thẳng tắp, nhưng trống trơn dưới ánh nắng như thiêu như đốt, không một bóng cây; xe cộ thì lẻ loi vài chiếc! Thị-xã giống như một cô gái quê, xấu, đang cố làm dáng với những vết son vụng về tô vội!
Đến khu Bình Tả, nơi ngày xưa tôi đã đóng quân. Cảnh vật không thay đổi nhiều, nhưng sao trông thật hoang sơ, buồn thảm. Tại một ngã ba, ngày ấy có một cái quán lụp xụp, lúc nào cũng ồn ào những lính. Chính tại nơi đây, tôi đã ăn một tô hủ tíu ngon nhất trong đời! Đi vào sâu hơn khoảng trăm mét là ngôi biệt thự nhà máy xay. Căn nhà hình như đang bỏ hoang. Hỏi thăm thì biết cô Huệ đã định cư bên Úc từ lâu. Cô Giáng Tiên, hoa khôi Hậu-Nghĩa, nghe nói sau này lấy một sỹ-quan Biệt-động-quân đẹp trai, giờ này chắc đang ở bên Mỹ. Đi sâu hơn nữa thì gặp tàn tích của một cái đồn, đồn này là của tiểu-đoàn chúng tôi hồi đó. Gần đấy có cắm một cái bảng nhỏ, trên đề: Di tích lịch-sử - Cấm đến gần!
Tự nhiên, tôi thấy lạnh toát người. Có phải anh linh của bao nhiêu chiến sĩ ngày xưa, vẫn như còn đang phảng phất đâu đây?!
Ra thăm khu trung tâm thị-xã, ở đây có thay đổi chút ít. BTL/SĐ25 BB nay hình như đang là một khu dành cho trẻ em, ngay trước cổng vào có một căn nhà nhỏ, trong đó trưng bầy hình ảnh và những kỷ-vật của ông Võ văn Tần!
Chợ Đức-Hòa có xây một mặt tiền mới, quay về hướng khác, nhưng bức tường mặt tiền cũ vẫn còn nguyên.
Đang ngơ ngáo nhìn ngó cảnh vật, tôi chợt để ý có một bà cụ cứ chăm chú nhìn tôi. Bước đi vài bước, bà lại quay đầu nhìn lại; cuối cùng bà cụ đến gần nhỏ nhẹ hỏi tôi:
- Nếu không phải, xin ông thứ lỗi. Phải ông đây là Trung-úy Phong không?
Tôi giật bắn người. Chắc chắn đây là một người quen biết với tôi, nhưng nghĩ mãi, tôi đành chịu:
- Dạ, tôi là Phong đây! Xin lỗi, trí nhớ tôi hơi kém, bà đây là...?
- Trời đất, Mô Phật! Thiệt không ngờ cũng có ngày tôi lại gặp được Trung-úy! Tôi là Thanh đây. Xưa Trung-úy có đóng quân nhà tôi, Trung-úy còn nhớ không?
Lúc này thì hình ảnh của một cô giáo Thanh ngày xưa đã lờ mờ lẫn vào khuôn mặt già nua của bà cụ, tôi mừng rỡ:
-...Cô giáo Thanh. Tôi nhận ra rồi. Tôi nhận ra rồi. Chà, cô trông còn mạnh lắm, đi không cần chống gậy mà. Xin mời cô vô quán nước đây ta ngồi nói chuyện.
Đôi mắt già nua của cô Thanh đã thấy có ánh nước, cô cầm tay tôi ân cần:
-Thôi, quán xá gì. Chắc là Trung-úy ở nước ngoài về thăm quê hương? Trung-úy có rảnh mời ghé lại tôi uống miếng nước. Nhà cũng gần đây thôi.
- Dạ. Tôi ra khỏi nước từ năm 75, giờ nghỉ hưu rồi mới có dịp về thăm lại. Hồi nãy đi ngang, tôi thấy nhà cũ của cô giờ dường như là một nhà máy gì đó?
- Bị nhà nằm trong khu “quy-hoạch”, nghe đâu họ đã bán đất đó cho Hàn quốc lập nhà máy may gì đó. Tôi phải mua bậy một căn nhà cũng gần chợ đây thôi, cho nó tiện. Mời Trung-úy đi theo tôi, chút xíu là tới à.
Lẽo đẽo theo chân bà cụ đi sâu vào một con đường nhỏ ngang hông chợ, tôi ngần ngại ngỏ ý:
- Tôi giã từ quân đội lâu lắm rồi, cô Thanh cứ gọi tôi bằng tên cho tiện.
- Không có sao đâu. Ở đây bà con cỡ tuổi tôi, ai cũng qúi những người lính Cộng-Hoà khi xưa! Lại bởi tôi quen miệng rồi, tôi nhớ trung-úy là trung-úy, gọi khác nghe kỳ lắm.
Đến đây, mặc dù tận đáy lòng, như có một chút gì hơi hổ thẹn vì sự thất hứa năm xưa, nhưng tôi không thể quên được Hân:
- Thế cháu Hân giờ sao rồi? Chắc cũng con cháu rầm rề cả!?
Cô Thanh bỗng như chùng xuống, cô nói rất nhỏ, giọng run run:
- Cháu... cháu nó không còn ở với tôi nữa.
Vừa lúc đó, cô dừng lại trước một căn nhà, nhà của cô. Phải qua một cái sân nhỏ trước khi vào tới phòng khách. Cô Thanh dơ tay:
- Dạ, mời ngồi. Để tôi lấy nước trà mời trung-úy.
Trong nhà còn có hai vợ chồng người bà con của cô, tuổi khoảng ngũ tuần. Cô Thanh sai họ châm bình nước trà, đoạn rót ra trân trọng mời tôi. Không giữ được kiên nhẫn, tôi hỏi:
- Hồi nãy cô nói cháu Hân không còn ở với cô. Vậy giờ cháu đang ở đâu?
Sau một hơi thở thật dài, cô Thanh bỗng bật lên khóc nức nở. Hai tay bưng mặt, cô nói trong tiếng nấc:
- Cháu nó đã mất rồi! Nó bỏ tôi đã gần ba chục năm rồi trung-úy ơi!
Tôi bàng hoàng, choáng ngợp như vừa bị dội cả một thùng nước lạnh vào người! Qua một phút xúc động đến tột cùng, tôi lấy lại bình tĩnh:
- Cháu nó qua đời như thế nào, cô có thể cho tôi biết được không?
- Chuyện cũng hơi dài dòng, vì vậy tôi có ý mời trung-úy tới nhà, mình có nhiều thời gian hơn. Cô Thanh có vẻ đã lấy lại được chút bình tĩnh, cô tiếp:
- Tôi nhớ nó mất năm Mậu Ngọ, 1978. Lúc đó khó khăn lắm, cả nước đói! Ở quê như chúng tôi mà cũng phải ăn độn! Cháu Hân bỏ học ngay từ năm 75. Nó nói học hành gì mà tối ngày họp tổ, họp đoàn, rồi chửi bới chế độ cũ... Vậy mà cũng không thoát, nó phải nhập vào cái gì kêu là thanh-niên xung-phong gì gì đó, đi làm thủy lợi. Nghĩa là đào kinh, đắp mương đó, trung-úy.
Ngừng lại vài giây như thể để lấy thêm sức, cô tiếp:
- Hồi đó nó đang tuổi con gái, mà ăn uống thì thiếu thốn. Lại thêm thi đua này nọ, nó bị mất sức nhiều lắm, rồi bị sốt xuất huyết. Bịnh cũng không đáng gì, nhưng thuốc men hồi đó hoàn toàn không có. Ăn còn không đủ, nói chi thuốc!... Lúc đó nó mới vừa 19 tuổi.
Đến đây, cô lại ôm mặt nức nở... Tôi lại gần cô, vỗ về an ủi:
- Số phận đã an bài như vậy, không cho em qua được cơn khó khăn. Cô cũng không nên rầu rĩ quá không có lợi. Tuổi cô cũng như tôi, ngày một yếu kém...
- Tôi cũng biết vậy, và tôi cũng đã cố giữ gìn sức khỏe, để sống đến ngày hôm nay...
Nói tới đây, cô Thanh từ từ đứng dậy, hướng dẫn tôi đi về phía bàn thờ giữa căn nhà.
Phía trên bàn thờ, tôi thấy có treo hai tấm hình lớn mà tôi đoán là song thân của cô Thanh; đặt trên mặt bàn thờ phía bên trái, có ba tấm hình mà một trong ba tấm đó, tôi nhận ra là em Hân. Hình chụp có lẽ vào lúc em 17, 18 tuổi, trông xinh đẹp như một bông hoa đang nở.
Khi tôi nhìn em thì đôi mắt của em cũng đã nhìn vào tôi từ lâu lắm rồi, có lẽ ngay từ khi tôi bước vào căn nhà này! Thắp nén nhang, tôi biết tim tôi đang chảy ra thành nước, và dòng nước ấm đó đang chảy ngược lên phía đôi con mắt ... Khói nhang bốc lên không gian và tỏa rộng. Ánh sáng yếu ớt khúc-xạ qua làn khói, làm như em đang mỉm cười nhìn tôi. Có lúc lại không phải là cười, mà đang nhìn tôi như trách móc!?
Mắt tôi bỗng nhiên hơi mờ đi, hình ảnh của Hân, một buổi chiều xa xưa trong dĩ-vãng bỗng hiện về, bé nhỏ lẫn trong đám người thăm viếng ở bịnh-viện Cộng-Hòa, em quay lại mỉm cười nhìn tôi... Và rồi lần cuối cùng tôi gặp, cánh tay bé nhỏ dơ lên chào tạm biệt khi tôi trở về Sàigòn, mắt em đầy lệ... Một âm thanh mơ-hồ như vọng lại từ một nơi nào xa, xa lắm:
- ...Đừng quên đến thăm Hân nha, Hân chờ đấy!...
Người tôi lúc đó như muốn rũ xuống, tôi cố gắng hết sức đứng thẳng người, nhìn tha thiết vào đôi mắt em, cầu xin một tha thứ.
Ngay trước bức hình của em, tôi thấy có một hộp nhỏ bằng nửa bàn tay, khảm xà cừ mầu đen rất đẹp. Thấy tôi nhìn vào chiếc hộp nhỏ, cô Thanh nói như khuyến khích:
- Trung-úy cứ cầm lên và mở ra coi.
Tôi nhẹ nhẹ cầm chiếc hộp lên bằng hai tay và mở nó. Một thứ ánh sáng như lóe lên: chiếc nhẫn Võ Bị năm xưa của tôi hiện ra, sáng bóng, nằm trong hộp trên một miếng nỉ trắng.
Cầm chiếc nhẫn trên tay, tôi chợt rùng mình, dường như có một luồng điện nhẹ đang chạy qua khắp châu thân! Qua bao năm tháng, chiếc nhẫn vẫn còn đây mà người xưa đã mất. Chiếc nhẫn như nhắc tôi một lời hứa mà tôi không giữ trọn! Nhìn giọt nước mắt rơi, tôi mới biết mình đang khóc. Thực lòng, tôi cũng không biết tôi đang khóc vì vui mừng thấy lại một kỷ-vật xưa, hay đang khóc vì tràn đầy ân hận.
Rồi như một phản xạ, tôi đưa nó lên gần miệng, hà một hơi ấm vào viên hồng ngọc rồi chà sát nhẹ nhẹ vào ngực, phía trái tim.
Nhạt nhòa trong nhang khói, tôi thấy Hân như lại mỉm cười. Có phải tôi tưởng tượng không, hay đang có một thần giao cách cảm?
Cô Thanh từ nãy chỉ đứng yên lặng theo dõi, bỗng cô nói, giọng nhẹ như hơi thở:
- Những lúc còn tỉnh, cháu nó đã kể hết cho tôi nghe vì sao nó có chiếc nhẫn này. Trước đó, nó đã giấu cả tôi, giữ kín và âm thầm chờ mong cho đến những ngày cuối cùng. Trước khi nhắm mắt, nó còn dặn tôi phải để chiếc nhẫn này ngay trước hình thờ của nó, vì nó quả quyết là sẽ có một ngày, một ngày trung-úy sẽ tìm đến.
Ngừng một phút, cô nói thật nhỏ, như nói với chính mình:
- Cũng phải mất hơn ba chục năm! Giờ thì châu đã lại về hiệp phố!
Đặt lại chiếc nhẫn vào trong hộp và trân trọng để chiếc hộp vào đúng chỗ ban đầu, tôi quay qua cô Thanh:
- Thưa cô, chắc nó không cần về “hiệp phố” nữa đâu. Tôi giữ nó chỉ có khoảng 5 năm, thế mà chiếc nhẫn này nó đã ở bên em Hân những trên ba mươi năm, những lúc em còn sống và cả những lúc em đã qua đời. Tôi không thể hình dung được rồi mai đây, bên hình của em sẽ chỉ còn là một khoảng trống. Tôi biết khi xưa, em luôn luôn muốn có chiếc nhẫn này ở bên cạnh. Cái chỗ đúng nhất của nó là ở trong cái hộp này, ở tại nơi đây! Xin phép cô, cho tôi cứ để nó bên em Hân mãi mãi... Âm dương là muôn đời cách trở, nhưng tôi muốn mượn chiếc nhẫn này, như một vật xúc-tác giữa hai linh hồn, một linh hồn sống tha-phương nơi đất khách quê người, và một linh hồn mãi mãi trên quê hương...
o O o
Cô Thanh ân cần mời tôi ở lại dùng cơm chiều, nhưng tôi phải từ chối vì không muốn trở lại Sàigòn khi quá tối. Tôi hẹn tuần sau sẽ lên để thăm mộ và đốt cho em Hân một nén nhang.
Khi tiễn tôi qua chợ, cô cười nói với tôi:
- Trung-úy biết không, khi mua lại căn nhà gần chợ này, tôi cũng có chủ ý là được thấy thật nhiều du khách Việt-kiều. Thấy ai có dáng Việt-kiều là tôi ngó thiệt kỹ. Không dè cũng có ngày Trời Phật thương.
Tôi mỉm cười trước những ý nghĩ chân chất và đôn hậu của một người miền Nam như cô Thanh. Từ giã cô, tôi theo tỉnh lộ 10 để về Sàigòn. Trước kia con đường này ít khi được xử dụng vì luôn luôn bị đắp mô, mìn bẫy...
Thương hải biến tang điền! Ngàn xưa đến ngàn sau, dù muốn hay không, đổi thay mãi mãi vẫn là một bản chất tự nhiên của cuộc sống!
Chỉ có tình-cảm của con người, có những thứ tình-cảm mà đời đời, không bao giờ thay đổi!
...Vậy mà nhiều khi tôi vẫn đinh ninh rằng: Đã mất hết cả rồi!

No comments: