Tuesday, June 13, 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 471

VỤ NỔ Ở FORMOSA

Người Hà Tĩnh nói gì sau vụ nổ ở Formosa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2017-06-02
Vụ nổ ở lò vôi Formosa hà Tĩnh hôm 30/5/2017.
Vụ nổ ở lò vôi Formosa hà Tĩnh hôm 30/5/2017.
Courtesy of tuoitre
Nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan mặc dù chỉ mới xây dựng và chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng đã gây ra hàng loạt biến cố tại miền Trung Việt Nam. Vụ tai tiếng mới đây nhất, sau vụ xả độc vào biển gây chết hàng loạt hải sản các tỉnh miền Trung là vụ nổ lò luyện vôi vào tối ngày 30 tháng 5 năm 2017. Vụ nổ này thêm một lần nữa gây hoang mang trong nhân dân.
Những chuyện chưa nói
Ông Hàng, cư dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, chia sẻ sau vụ nổ ở Formosa: “Nó nổ mấy phát lớn như tiếng mìn nổ ấy. Mặc dù tôi ở xa khoảng công ty Formosa 3km nhưng nghe nổ to lắm. Mình không biết được tin gì chỉ biết nghe nổ ở đó thôi. Người dân hoang mang lắm, vì tiếng nổ to lắm, giống tiếng mìn vào đêm mà tiếng nổ này rõ ràng không bình thường, nên dân không được yên tâm, hoang mang lắm!”
Ông Hàng cho biết thêm, Formosa xây dựng trên vị trí hiện nay có quá nhiều vấn đề để bàn, trong đó, từ chuyện tâm linh đến chuyện hành xử với môi trường đều có khuất tất. Ở vấn đề tâm linh, Formosa đã xây dựng bên trên một nghĩa trang của đất Kỳ Anh, và quá trình xây dựng không hề có chuyện di dời các ngôi mộ mà cứ xây đến đâu, múc đến đâu gặp hài cốt thì nhặt đi chôn hoặc đổ ra biển.
Việc này diễn ra như vậy cho đến khi một giàn giáo trong công trình bị sập, 13 người tử vong thì Formosa mời cho xây dựng một khu miếu thờ các oan hồn bên ngoài khuôn viên của tập đoàn này. Khu miếu thờ nằm sát quốc lộ 1A, có thùng phước sương để người qua đường cúng nhang.
Người dân hoang mang lắm, vì tiếng nổ to lắm, giống tiếng mìn vào đêm mà tiếng nổ này rõ ràng không bình thường.
- Ông Hàng, Hà Tĩnh
Và còn một vấn đề khác là Formosa có tham vọng dẹp bỏ Giáo xứ Đông Yên để mở rộng địa bàn kinh doanh. Việc mở rộng này không được sự đồng thuận của các giáo dân Đông Yên nhưng Formosa đã bằng mọi giá chiếm cho được toàn bộ Giáo xứ Đông Yên bằng cách mượn sức mạnh công an để đàn áp, đập phá và xua đuổi người dân đi đến vùng định cư mới.
Tất cả những việc làm trái đạo đức và thiếu lương tri của Formosa cũng như của nhà cầm quyền Hà Tĩnh, kẻ đã toa rập với Formosa để giẫm đạp lên số phận của người sống cũng như người đã khuất, theo ông Hàng, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và khó nói. Bởi dù sao đi nữa, khi câu chuyện tâm linh cũng như lòng dân chưa giải quyết được, thậm chí mạo phạm thì e rằng khó mà trụ nổi cho dù chỉ là xây nhà để ở.
Và sau vụ sập giàn, Formosa xả ống súc hệ thống ra biển, kéo theo sự cố biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt, Formosa cũng như nhà cầm quyền Hà Tĩnh thay vì bình tĩnh xem lại vấn đề để nhận thấy cái lỗi thì họ tiếp tục cố chấp, lên gân đàn áp người dân. Cứ tiếp tục lỗi nối lỗi cho đến vụ nỗ lò vôi và không biết sẽ còn bao nhiêu sự cố khác đời rình rập.
Ông Hàng cho rằng qua những gì đã xảy ra, chỉ chứng tỏ Formosa thiếu văn hóa trầm trọng trong kinh doanh. Bởi muốn kinh doanh thành công, trước tiên phải có lương tri, phải tôn trọng văn hóa, tâm linh và quyền con người bản xứ. Những ai cố gắng toa rập với quyền lực địa phương để đạp lên trên nhân quyền và tâm linh bản xứ đều phải trả giá đắt.
Những ngày khói mù
Một thanh niên Công Giáo tên Lộc, cư dân Hà Tĩnh, chia sẻ sau vụ nổ: “Lúc 10 giờ đêm ấy, nghe 2, 3 tiếng nổ to lắm, ban đầu dân ở đây tưởng đâu mìn nổ ngoài biển. Nhưng sau đó biết được là ở Formosa, tiếng nổ to lắm, to đến nỗi người dân rất hoang mang. Nói chung là có chút phấn chấn, có chút giải tỏa tâm trạng mấy hôm nay, bởi mấy hôm nay kể từ khi Formosa chạy thử lò cao đó thì bầu trời mù tịt, xám xịt. Người dân mong có sự cố để nó ngừng hoạt động nhưng cũng lo lắng lắm khi xảy ra sự cố, bởi sợ không biết còn tai họa gì trong tương lai. Cũng có mấy ông bà nói là có thể do Đức Mẹ làm cho nó nổ, bởi từ hồi nó ngưng hoạt động sau nổ, trời quang mây tạnh trở lại. Formosa đó trước đây xây dựng trên nền một nghĩa địa mà.”
Anh Lộc cho biết thêm là kể từ khi Formosa chạy thử lò cao, không khí ở Hà Tĩnh xuống cấp trầm trọng, toàn bộ bầu trời có màu xám chì và mặc dù đã trưa nắng nhưng có cảm giác bầu trời bị một lớp sương mù bao phủ. Suốt thời gian Formosa xả khói đều bị như vậy, mãi cho đến tối 30 tháng 5, sau vụ nổ, Formosa tạm dừng hoạt động thì bầu không khí trở lại bình thường.
Về tiếng nổ phát ra từ Formosa, anh Lộc cho biết là cuồng độ âm thanh của nó chẳng khác gì ba quả bom, nhà của anhh cách nơi nổ hơn 3 kilomet, nhưng liên tục ba tiếng nổ to một cách lạ thường, chát chúa khiến cho tường nhà rung lên bần bật.
Anh Lộc nói thêm là đúng với tâm lý người Hà Tĩnh, một khi có sự cố hỏng hóc khiến cho Formosa ngưng hoạt động là bà con hà Tĩnh thấy vui mừng, nhưng lần này thì khác. Liên tục những tai họa do Formosa gây ra, rồi những khó khăn liên đới và gần đây nhất là vụ nổ rung nhà rung cửa chỉ cho thấy sự tồn tại, hiện hữu của Formosa là một mối họa khó lường.
Người dân mong có sự cố để nó ngừng hoạt động nhưng cũng lo lắng lắm khi xảy ra sự cố, bởi sợ không biết còn tai họa gì trong tương lai.
- Anh Lộc, Hà Tĩnh
Hay nói cách khác, an ninh lương thực và an ninh quốc phòng của Hà Tĩnh được đánh đổi bởi các mẻ thép của Formosa. Đặc biệt, môi trường đã bị vứt vào sọt rác để nhận lấy thép không miễn phí của Formosa.
Anh Lộc nói rằng anh dám khẳng định chỉ riêng khoản tiền đóng thuế của toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn liên quan đến du lịch biển miền Trung đóng cho nhà nước mỗi tháng đã cao hơn nhiều so với tiền thuế hằng năm của Formosa đóng cho chính phủ Việt Nam.
Lạ ở chỗ là bài toán kinh tế Việt Nam không biết được tính theo loại công thức nào mà lại mang cả một vùng cư dân, từ kinh tế, an ninh quốc phòng cho đến môi trường, con người để đánh đổi những mẻ thép không hề miễn phí chút nào của Formosa.
Tính theo kiểu gì thì sự tồn tại của Formosa tại miền Trung Việt Nam cũng có tính chất lợi bất cập hại và càng để nó tồn tại lâu bao nhiêu thì mối nguy hiểm do nó gây ra càng cao bấy nhiêu!

CHUYẾN ĐI MỸ

Chuyến đi Mỹ của ông Phúc làm giảm bớt sự lo lắng về Biển Đông


Tàu sân bay củ Hải quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson.
Chuyến đi thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc không có tính đột phá, nhưng lại mở ra triển vọng hợp tác quốc phòng, giúp giảm bớt sự lo lắng về xung đột Biển Đông, một chuyên gia hàng đầu của Việt Nam cho biết.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại Tòa Bạch Ốc, ngày 31/5/2017.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại Tòa Bạch Ốc, ngày 31/5/2017.
Giáo sư Tương Lai nhận định về chuyến thăm Mỹ ba ngày của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kết thúc ngày 31/5 như sau:
“Chuyến đi không có những thành công manh tính đột phá nhưng mở ra những triển vọng tương đối tốt đẹp.”
Chuyến đi không có những thành công manh tính đột phá nhưng mở ra những triển vọng tương đối tốt đẹp.
Theo ông Tương Lai, các triển vọng đó là tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, như Mỹ quyết định chuyển giao tàu tuần tra cho Việt Nam, nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, và đặc biệt “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.”
“Trong tuyên bố chung nêu nhiều yếu tố cho thấy rõ mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, đặc biệt quan hệ quốc phòng, quân sự theo chiều hướng Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực kiểm soát vùng biển của mình, còn Việt Nam thì sẵn sàng mua tàu tuần tra biển của Mỹ.”
Binh lính Việt Nam tại quần đảo Trường Sa
Binh lính Việt Nam tại quần đảo Trường Sa
Giáo sư Tương Lai cũng lưu ý một chi tiết quan trọng trong tuyên bố chung Việt – Mỹ: “Hai nhà lãnh đạo trao đổi về khả năng tàu sân bay Hoa Kỳ thăm cảng Việt Nam và các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các lực lượng hải quân hai nước.”
Tuyên bố “hợp tác hơn nữa giữa hải quân hai nước”, theo nhận định của ông Tương Lai, phần nào làm giảm đi nỗi lo lắng việc Hoa Kỳ có khả năng “đi đêm” với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, nơi cả Việt Nam và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
“Ông Trump không chủ trương xoay trục sang châu Á như ông Obama, nhưng qua thông cáo chung giữa hai nước và qua thái độ đón tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc một cách trọng thị, thân tình, thì tôi đánh giá rằng mối lo đối với tình hình Biển Đông, đối với âm mưu của Trung Quốc, đối với việc Mỹ có khả năng đi đêm với Trung Quốc phần nào giảm bớt.”
Mối lo đối với tình hình Biển Đông, đối với âm mưu của Trung Quốc, đối với việc Mỹ có khả năng đi đêm với Trung Quốc phần nào giảm bớt.
Một chi tiết nữa trong tuyên bố chung, mà theo ông Tương Lai, là rất đáng chú ý: “Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.”
Ông Tương Lai nói rằng mặc dù bản tuyên bố chung “không điểm mặt chỉ tên Trung Quốc” trong tranh chấp Biển Đông, nhưng thể hiện rõ quan điểm của Mỹ:
Tuyên bố chung của hai bên không nói nhiều đến Biển Đông, nhưng nói nhiều đến vấn đề hợp tác quân sự. Quân đội Mỹ lưu trữ những thiết bị vật tư y tế trên lãnh thổ Việt Nam để có thể sử dụng ngay khi cần thiết. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Tôi đặc biệt lưu ý việc hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các bên cần kìm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tuy không điểm mặt chỉ tên, nhưng ai cũng biết, đó là hành động ăn cướp của Trung Quốc, đang gây căng thẳng ở Biển Đông và xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế.”
Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do TNS John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)
Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do TNS John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)
Ngoài ra, vị giáo sư 81 tuổi này còn cho rằng Mỹ thể hiện rõ quan điểm có trách nhiệm trong vấn đề Biển Đông:
“Khi mà bản tuyên bố nói rằng Tổng thống Trump nhấn mạnh việc Hoa Kỳ tiếp tục cho các tàu và máy bay di chuyển, hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép – điều đó thể hiện rằng Mỹ có thái độ trách nhiệm đối với vấn đề Biển Đông, Mỹ không làm lơ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.”
Ông Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng Giêng. Đài truyền hình CNBC nói rằng Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh trong Biển Đông.
Trong một diễn biến liên quan, tại diễn đàn Đối thoại Shangri - La hàng năm ở Singapore vào ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông làm suy yếu sự ổn định của khu vực và cáo buộc Trung Quốc coi thường lợi ích của các quốc gia khác và không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trang Zing.vn cho biết Việt Nam không tham dự cấp bộ trưởng nên không phát biểu tại phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri-La 2017.
Tuy nhiên, thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Bùi Văn Nam, đại diện Đoàn Việt Nam nêu quan điểm để giải quyết xung đột trên Biển Đông như sau: “Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Việt Nam tiếp tục trao đổi với mọi đối tác có liên quan để thống nhất mọi vấn đề trên biển được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích chủ quyền của nhau, giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Đồng thời, chúng ta cũng tạo sự tin cậy và tăng cường hợp tác, tránh hiểu lầm và cố gắng để các nước gần nhau hơn”.

TAI HỌA CỘNG SẢN

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm

Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2017-06-02
Chân dung của Karl Marx, Vladimir Lenin và Vladimir Putin trên mặt tiền một ngôi nhà riêng ở làng Severnaya Griva, quận Shatura, khu vực Moscow chụp hôm 5/8/2011.
Chân dung của Karl Marx, Vladimir Lenin và Vladimir Putin trên mặt tiền một ngôi nhà riêng ở làng Severnaya Griva, quận Shatura, khu vực Moscow chụp hôm 5/8/2011.
AFP photo
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn tới cái gọi là “Cách mạng Tháng 10” là khi chế độ cộng sản lần đầu tiên thành hình trên mặt địa cầu vào năm 1917. Từ đó, nhân loại đã gặp tai họa mà nhiều thế hệ ngày nay lại không biết. Diễn đàn Kinh tế xin trở lại biến cố mà người ta không thể quên được….
Nguyên Lam: Nguyên Lam và Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hàng năm, người Nga vẫn kỷ niệm ngày Sa hoàng Nicôlai Đệ nhị thoái vị, vào ngày 15 Tháng Ba năm 1917. Biến cố đó kết thúc hơn 300 năm cầm quyền của dòng Romanov và mở đầu cho những biến động dồn dập dẫn tới cuộc Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên bang Xô viết dưới chế độ Cộng sản, cách nay đúng trăm năm.
Vì vậy, năm nay Liên bang Nga mới tổ chức lễ kỷ niệm đặc biệt long trọng, nhưng có lẽ vẫn chưa biết giải thích sự thể một cách khách quan vì khó nói về những tai họa do chủ nghĩa cộng sản gây ra tại nước Nga và trên toàn thế giới. Vì các thế hệ trẻ tại Việt Nam không được biết về những gì đang xảy ra trong đất nước mình, huống hồ nhiều biến cố đau thương khác trong lịch sử nhân loại, kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông nhắc lại trăm năm đó… Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đến thế kỷ 21 nhân loại đã tiến tới một trạng thái khá phổ biến dù chưa toàn cầu, là không ai được độc quyền chân lý, để áp đặt một sự thật nào đó mà mọi người phải theo. Trạng thái ấy được gọi là “sự cởi mở” là điều kiện tiên quyết của nền dân chủ, nơi mà người ta chấp nhận tinh thần đa nguyên về văn hóa, đa đảng về chính trị và là nơi mà người dân có quyền sống và suy nghĩ tự do. Tuy nhiên, nhiều xã hội chưa có được sự tiến hóa ấy khi nhà nước độc tài vẫn giữ độc quyền về tư tưởng chẳng những cho tương lai mà còn về những gì xảy ra trong quá khứ. Thí dụ như tương lai nhân loại tất yếu phải dẫn tới xã hội chủ nghĩa và quá khứ là những thành tựu chói lọi của chủ nghĩa cộng sản, vốn dĩ là một tai họa lịch sử!
Trở lại chuyện nước Nga, nơi chủ nghĩa cộng sản đã lần đầu tiên ngự trị từ Tháng 11 năm 1917 đến Tháng 12 năm 1991, chế độ đương quyền ngày nay đang lúng túng tường thuật những gì đã xảy ra từ trăm năm trước, khi Đế quốc Nga tiêu vong, Đế quốc Xô viết ra đời và cai trị trong hơn 70 năm với một số thành tựu và rất nhiều thảm họa cho người dân và cả thế giới. Chế độ chính trị của Liên bang Nga vẫn duy trì ách độc tài bên dưới hình thức bầu bán dân chủ và biết rằng xã hội đã đổi thay nên không thể áp đặt một chân lý khiên cưỡng sai lệch nhưng vẫn cố loay hoay nói về quá khứ hay lịch sử một cách thiên lệch méo mó. Trường hợp Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn hay Cuba cũng thế thôi. Họ đều có nét chung là cái chất cộng sản!
Nguyên Lam: Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ nước Nga, rồi qua nước Tầu, nước Ta, để nhớ lại chuyện trăm năm về trước. Xin mời ông khởi đầu….
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta khởi đầu cái chuyện nhức đầu từ Âu Châu vì lục địa này đi trước trong nhiều lĩnh vực và chi phối thế giới từ mấy trăm năm. Trước hết, cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 xuất phát từ một cuộc cách mạng khai phóng về tư tưởng trước đó hai trăm năm đã tiến dần tới một chế độ dân chủ hơn, là người dân có nhiều quyền hạn hơn nhờ hiểu biết nhiều hơn. Nối tiếp, sự hiểu biết mở rộng dẫn tới cuộc cách mạng về công nghiệp vào cuối thế kỷ 19, nó đảo lộn trật tự sản xuất cũ với một hình thái mới. Vào buổi bình minh của nền sản xuất kỹ nghệ và sinh hoạt kinh tế mới lạ, tất nhiên nhiều sự bất toàn đã xảy ra khiến người ta tìm hiểu, nghiên cứu và mỗi người hay mỗi trường phái lại tìm ra một cách giải thích. Nếu được cởi mở và có dân chủ thì xã hội có thể áp dụng giải pháp này hay giải pháp khác hầu tránh được sự bất công trong tiến trình phát triển. Đấy là quy luật chung cho mọi xã hội.
Trong buổi bình minh của nền sản xuất công nghiệp, Karl Marx và nhiều nhà lý luận khác đã nghiên cứu và tìm hiểu về hình thái sản xuất mới để giải thích và đề nghị. Cách giải thích của Marx có vài điểm mới lạ nhưng cũng có đầy mâu thuẫn và sai lầm như nhiều học thuyết khác. Điều tai hại là nước Nga khi đó lại có một trí thức xuất sắc và chiến lược gia đại tài là Lenin. Ông áp dụng học thuyết của Marx có chọn lọc và đảo lộn nhiều lý luận để cướp chính quyền và thiết lập bộ máy độc tài với nền độc quyền chân lý đi ngược với sự tiến hóa chung. Vụ cướp chính quyền ấy được gọi là “Cách mạng Tháng Mười” và đánh dấu một tai họa mới. Marx chỉ là kẻ mơ ngủ, Lenin mới là có công và có tội khi đặt ra chủ nghĩa Mác-Lenin đầy thảm khốc!
Vai trò của Lê Nin
033_3041368-400.jpg
Nguyên Lam: Khi nhắc lại chuyện trăm năm bao trùm lên nhiều lĩnh vực sinh hoạt từ kinh tế đến tư tưởng, ông cố tóm lược nhiều vấn đề khá phức tạp của lịch sử. Nhưng thưa ông, liệu chúng ta có thể hiểu sự thể đã diễn biến ra sao không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chính diễn biến đó mới làm nhà cầm quyền Liên bang Nga lúng túng, như nhiều chế độ cộng sản độc tài còn lại trên mặt địa cầu khi giải thích lại quá khứ. Chế độ quân chủ của Sa hoàng, là Hoàng đế Nga, bó tay trước nhiều đổi thay của xã hội và lâm khủng hoảng khi người dân bị đói và công nhân biểu tình. Chế độ ấy tiêu vong với việc Sa hoàng thoái vị và một chính quyền mới ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Hai.
Chính quyền non yếu này, nói theo người cộng sản thì thuộc giai cấp tư sản với lý luận cải lương, đang vất vả giải quyết bài toán mới thì bị Lenin và hạt nhân cộng sản cướp chính quyền mà gọi là cách mạng, hàm ý là tiến bộ và triệt để hơn giải pháp cải lương. Sau đó là năm năm khủng hoảng và nội chiến lồng trong Thế chiến thứ nhất.
Hiện tượng này cũng được thấy bên Tầu và nhất là tại Việt Nam sau cái gọi là “Cách mạng Tháng Tám” năm 1945 khi Chính phủ Trần Trọng Kim bị lật đổ, chương trình cải cách bị tiêu diệt để dẫn tới hỗn loạn và chiến tranh cho tới 1975. Sau đó, tàn dư tai hại của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn làm các quốc gia này điêu đứng. Kẻ chủ chốt của thảm họa chính là Lenin.
Nguyên Lam: Thế hệ trẻ về sau như Nguyên Lam thật ra cũng không nắm vững sự thể ấy và chẳng hiểu gì nhiều về vai trò của Lenin. Xin đề nghị ông  giải thích thêm cho đoạn này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vào giai đoạn đen tối ấy, cống hiến của Lenin gồm hai phần. Thứ nhất là kỹ thuật tổ chức và cướp chính quyền từ một chế độ non yếu mới ra đời. Thứ hai là đảo lộn lý luận của Marx để kiểm soát tư tưởng hầu bảo vệ ách độc tài. Về đại thể, Marx lý luận rằng kinh tế dưới hạ tầng chi phối thượng tầng chính trị ở trên và mọi chế độ tư bản đều tiến bộ hơn chế độ nông nghiệp đi trước nhưng cũng tất nhiên bị chế độ cộng sản thay thế như một quy luật lịch sử. Lý luận ấy sai vì thời trước đó nước Nga còn lạc hậu so với Âu Châu như nước Đức là quê hương của Marx, vậy mà cách mạng cộng sản lại xuất hiện tại Nga chứ không tại Đức, là nhờ  tài tổ chức và lũng đoạn của Lenin. Sau đó, Lenin đảo ngược quy luật tiến hóa của Marx khi quy định rằng tư tưởng ở trên mới chi phối chính trị và kinh tế ở dưới nên nhà nước phải giữ độc quyền chân lý về tư tưởng, bất cứ ai nghĩ sai nói khác đều là kẻ có tội phải bị diệt trừ. Về văn bản thì đấy là cốt lõi của tài liệu “Chủ nghĩa Duy vật và Chủ nghĩa Kinh nghiệm Phê phán”.
Chính là lý luận đó của Lenin mới làm chủ nghĩa cộng sản lụn bại và tiêu vong. Ngày nay, chế độ độc tài của Tổng thống Vladimir Putin tại Liên bang Nga chỉ cho nhấn mạnh đến sự thành tựu và ổn định của Liên bang Xô viết mà xóa bỏ những trang sử đen tối và không cho thấy là cả trăm triệu người đã chết trong thế kỷ 20 vì chủ nghĩa cộng sản, là một kỷ lục lịch sử. Thật ra, họ vẫn mặc nhiên duy trì chế độ độc quyền chân lý! Cái khác là Putin châm thêm chủ nghĩa ái quốc của dân tộc Nga vào chân lý nhà nước để bảo vệ quyền lực của mình, chứ nước Nga của ông đã lụn bại vì 74 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh”
000_Hkg4085563-400.jpg
Một cửa hàng bán các mặt hàng tuyên truyền cho đảng cộng sản với chân dung Karl Marx và Vladimir Lenin ở Hà Nội hôm 29/9/2010. AFP photo
Nguyên Lam: Thế thì ông giải thích thế nào về những thành tựu kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc trong những thập niên gần đây?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chủ nghĩa cộng sản dẫn tới khủng hoảng là điều đã có tại Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại Hoa lục vào năm 1949, và tại Việt Nam sau khi người cộng sản chiến thắng và thống nhất Việt Nam từ 1975. Khi bị khủng hoảng thì chế độ độc tài quăng lý luận của Marx của Mao của Hồ Chí Minh vào sọt rác mà áp dụng lý luận kinh tế thị trường. Nhờ vậy kinh tế có tăng trưởng so với thời trước, nhưng thật ra chưa có phát triển như các quốc gia khác. Lý do là chế độ vẫn duy trì ách độc tài và tai họa độc quyền chân lý với các trò ma như học thuyết Mác-Lenin, chủ nghĩa Mao hay “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, v.v…. Vì vậy hai xứ này bị khủng hoảng về văn hóa và đạo đức với hậu quả nghiêm trọng cho tương lai.
Nhưng điều tai hại nhất là lãnh đạo Bắc Kinh châm vào chân lý nhà nước cho thần dân của họ nuốt chửng một số lý luận về chủ nghĩa dân tộc của người Hán. Tức là họ trở lại bài toán xa xưa về chủ nghĩa quốc gia dân tộc của thế kỷ 19 để vuốt ve tự ái người dân. Trong khi đó, lãnh đạo Hà Nội lại triệt phá chủ nghĩa quốc gia dân tộc của người Việt để khỏi xúc phạm Bắc Kinh. Phê phán chế độ độc tài đã là có tội và có thể bị đàn áp, chứ chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh là chắc chắn vào tù.
Cũng do chế độ độc quyền chân lý và tư tưởng, Việt Nam không có tự do báo chí và đa số người dân không hề biết gì về những thảm họa đang xảy ra tại nơi này nơi khác bên trong. Đã vậy, người ta còn không được biết hết về sự thật của thế giới bên ngoài vì báo chí tường thuật có chọn lọc với lý luận sai lạc. Báo chí trở thành công cụ độc tài về tư tưởng và kiến thức khi làm cho người dân hiểu sai về thực tế đang thay đổi.
Nguyên Lam: Thưa ông, chắc chắn là suốt năm nay, cả thế giới sẽ còn nói về thảm họa trăm năm của chủ nghĩa cộng sản nhưng trong một chương trình có thời lượng nhất định, xin đề nghị ông tạm nêu ra một số kết luận cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có lẽ chúng ta cần một cuốn sách! Đầu tiên thì đã có bộ sách tên là “Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản” do bốn học giả Pháp thu thập và xuất bản cách nay đúng 20 năm. Dù chưa đủ và thiếu hẳn nhiều tai họa cộng sản tại Châu Á thì bộ sách dầy 840 trang này cũng đáng tham khảo và thật ra đã được nhà báo Hồ Văn Đồng dịch ra Việt ngữ thành hai cuốn 1.200 trang trước khi tạ thế mươi năm về trước tại tiểu bang Virginia. Chuyện thứ hai đáng nhớ và vẫn có giá trị cho ngày nay là nếu xuất phát từ cộng sản chủ nghĩa thì xã hội chủ nghĩa cũng tất yếu dẫn đến nạn độc tài làm cho xứ sở lụn bại vì thu hẹp khả năng hiểu biết và quyết định của người dân, là chuyện đang thấy ngày nay tại Việt Nam.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn kỳ này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/42years-april30/the-centennial-communism-disaster-nxn-03152017081529.html

Sunday, June 4, 2017

TIN QUỐC TẾ



Ông Mattis đảm bảo Mỹ cam kết lâu dài với châu Á


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu về An ninh Mỹ-Á tại Singapore, 3/6/2017



Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis hồi cuối tuần đã sử dụng một diễn đàn hàng đầu về an ninh khu vực để trấn an châu Á rằng Hoa Kỳ không rút khỏi cam kết lâu dài của họ đối với khu vực.
Ông Mattis lưu ý rằng ông chủ yếu tham gia Đối thoại Shangri-La để lắng nghe.
Sáng Chủ nhật, ông đã có cuộc gặp đặc biệt với toàn bộ 10 lãnh đạo quốc phòng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của ông, là diễn văn thực sự đầu tiên của chính quyền ông Trump trước toàn khu vực, ông Mattis nói về tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và làm thế nào để mọi quốc gia, cả lớn lẫn nhỏ, đều có tiếng nói trong việc định hình hệ thống quốc tế.

Ông nói Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức, cả ông Mattis lẫn Ngoại trưởng Rex Tillerson đều đã thực hiện một số chuyến đi đến khu vực, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, điều này thể hiện rõ cam kết lâu dài của Washington đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Ông phát biểu: "Sự cam kết lâu dài này dựa trên các lợi ích chiến lược và các giá trị chung là người dân tự do, các thị trường tự do, và một quan hệ đối tác kinh tế sôi động và mạnh mẽ, một quan hệ đối tác cởi mở đối với tất cả các quốc gia bất kể quy mô, dân số hay số lượng tàu trong hải quân, hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào khác".
Ông cũng cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng khả năng làm việc với các nước khác để đảm bảo một châu Á hòa bình, thịnh vượng và tự do, một châu lục tôn trọng tất cả các quốc gia đang duy trì luật pháp quốc tế.
Ông nói: "Chúng tôi không nhận thấy không quốc gia nào là một hòn đảo cô lập khỏi các quốc gia khác, chúng tôi sát cánh với các đồng minh và cộng đồng quốc tế cùng giải quyết các thách thức an ninh bức bách”.
Ông Kurt Campbell, cựu trợ lý Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Đông Á và Thái Bình Dương, nói bài phát biểu của ông Mattis đã mô tả tốt tính liên tục về quan điểm của Hoa Kỳ đối với khu vực.
Theo đánh giá của ông Campbell, bài phát biểu rất mạnh mẽ và có tác dụng trấn an, nhưng nó được đưa ra ngay sau khi Tổng thống rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Tuần trước, tại NATO, Tổng thống Trump đã không khẳng định điều 5 của Hiến chương NATO, là điều quy định rằng tấn công vào một nước là tấn công cả khối.
Ông Campbell nói ông Trump là tổng thống đầu tiên làm như vậy.

Những động thái chính sách của Tổng thống Donald Trump, dù là việc rút khỏi hiệp định Paris, hay việc ông rút khỏi nhóm các nước tham gia TPP, đều đã đặt ra những câu hỏi về con đường phía trước ở châu Âu và châu Á.
Ông Campbell nói rằng điều thấy rõ từ bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là có một khoảng cách không thể phủ nhận giữa các phương pháp tiếp cận truyền thống mạnh mẽ của các bộ trưởng Mattis, Tillerson, và những người khác so với cách làm của tổng thống.
Ông Campbell nói: "Chúng ta chưa có câu trả lời về việc chúng ta đang đi đến đâu liên quan đến TPP, chúng ta chưa có câu trả lời về thương mại, chúng ta chưa có câu trả lời về sự ủng hộ của chúng ta đối với các định chế. Khu vực hiện đang kiên nhẫn, họ đã chấp nhận là Hoa Kỳ đúng dù không có bằng chứng, nhưng điều đó sẽ không kéo dài được lâu hơn nữa".
Tuy nhiên, một số người không lo lắng, họ lưu ý rằng tổng thống Mỹ mới nắm quyền vài tháng và các quan chức của ông đã thường xuyên thăm khu vực, những điều này nêu bật cam kết liên tục với khu vực.
 https://www.voatiengviet.com/a/mattis-dam-bao-my-cam-ket-lau-dai-voi-chau-a/3886354.html

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Trung Quốc từ nhiệm



Đại biện lâm thời của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, David Rank, rời bỏ Bộ Ngoại giao sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump quyết định rút lui khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris 2015, một giới chức cấp cao của Mỹ cho biết ngày 5/6.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận tin từ nhiệm của ông Rank, nhưng nói rằng bà không thể xác minh các tin tức đăng trên Twitter rằng ông Rank từ chức vì cảm thấy không thể thông báo chính thức với Trung Quốc về quyết định Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris tuần trước.
“Ông ấy đã từ nhiệm, phát ngôn nhân Anna Richey-Allen thuộc Văn phòng phụ trách Đông Á trong Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết. “Đó là quyết định cá nhân. Chúng tôi cảm kích những năm tháng ông tận tụy cống hiến cho Bộ Ngoại giao.”
Thống đốc bang Iowa, ông Terry Branstad, người được Tổng thống Trump chọn làm đại sứ Mỹ kế tiếp tại Bắc Kinh, dự kiến sẽ đảm nhiệm công tác cuối tháng này.
Một tin nhắn từ một chuyên gia về Trung Quốc, ông John Pomfret, dẫn các nguồn tin không nêu danh cho biết ông Rank từ nhiệm vì không thể ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris.
Một giới chức cấp cao khác của Mỹ xác nhận những thông tin trên các dòng tin Twitter và cho biết thêm rằng sau khi ông Rank loan báo ý định từ chức hôm 5/6 ở Bắc Kinh, ông được chỉ thị của Bộ Ngoại giao yêu cầu rời khỏi nhiệm sở ngay tức khắc.
Ông Rank có tổng cộng 27 năm phục vụ trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

Chiến dịch “Đá Vành Khăn”: Trump mạnh tay với Trung Quốc ở Biển Đông

mediaKhu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Dewey quá cảnh Biển Đông ngày 06/05/2017. Ảnh tư liệu của Hải Quân Mỹ.Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS
Phải chờ đến bốn tháng sau ngày tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ngày 25/05/2017 vừa qua mới thấy một chiến hạm Mỹ tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông).
Trong bài phân tích đăng trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 02/06 vừa qua, tiến sĩ Lynn Kuok, nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, thỉnh giảng tại Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, đã nhận định rằng: chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông đầu tiên thời chính quyền Trump là một dấu hiệu cho thấy là Mỹ vẫn tiếp tục dấn thân vào khu vực.
Bên cạnh đó, căn cứ vào một số thông tin hiếm hoi có được về chiến dịch được khu trục hạm USS Dewey, thuộc Hạm Đội 3 Hoa Kỳ thực hiện ở khu vực Đá Vành Khăn (Mischief reef), có thể thấy là lần này, so với thời tổng thống Obama, Washington đã bắn đi một tín hiệu cứng rắn hơn về phía Trung Quốc.
Một cuộc tuần tra cho thấy quyết tâm tiếp tục dấn thân
Mở đầu bài viết mang tựa đề « Chiến dịch tuần tra đầu tiên của chính quyền Trump vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông: Trễ còn hơn không », tác giả bài phân tích trước hết ghi nhận tâm lý nóng ruột của cả giới quan sát lẫn các đối tác và đồng minh trong khu vực trước sự kiện chính quyền mới tại Mỹ có vẻ như bất động về Biển Đông.
Ngay từ đầu, các nhà quan sát đã tự hỏi là liệu chính quyền Donald Trump có tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần những đảo tranh chấp ở Biển Đông hay không, và nếu có thì vào lúc nào, và như thế nào. Theo họ, việc sẵn sàng tiến hành chiến dịch là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ luật quốc tế, đặc biệt là những quyền về hàng hải được quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Nói một cách rộng hơn, đó là một chỉ dấu quan trọng của sự dấn thân của Mỹ trong khu vực.
Năm 2016, tức là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của chính quyền Obama, chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông đã được thực hiện theo nhịp độ 3 tháng một lần, và dù như thế, vẫn vấp phải lời chỉ trích là quá ít. Đồng minh và đối tác của Mỹ bên trong và cả bên ngoài khu vực đã càng lúc càng lo ngại khi thấy đã 4 tháng trôi qua mà chính quyền Trump vẫn không cho tiến hành một chiến dịch tự do hàng hải nào. Điều đó đã khiến nhiều người tự hỏi là phải chăng chính quyền Mỹ đã bỏ rơi Biển Đông để đánh đổi lấy hợp tác của Trung Quốc ở nơi khác, như trên vấn đề Bắc Triều Tiên chẳng hạn.
Tàu Mỹ tập trận thực sự bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn
Thông tin về chiến dịch mới đây của chiến hạm Mỹ USS Dewey bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa, như vậy đã chấm dứt hàng tháng trời thắc mắc. Một quan chức Mỹ xin giấu tên, nhấn mạnh rằng « chiến hạm USS Dewey đã thực hiện một cuộc « diễn tập bình thường », với bài tập « điều khiển con tàu » bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Một số thông tin còn nói rõ là chiếc tàu cũng đã di chuyển ngang dọc theo hình chữ Z, thậm chí còn thực hiện một cuộc diễn tập cứu « người bị rơi xuống biển ».
Đối với chuyên gia Lynn Kuok, như vậy là hiển nhiên chiến hạm Mỹ đã không áp dụng thủ tục « qua lại vô hại » khi đi qua vùng biển của một nước khác.
Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, khi đi qua vùng 12 hải lý của một lãnh thổ nào đó, kể cả đảo, tàu một nước khác phải thực hiện cái gọi là thủ tục « qua lại vô hại - innocent passage ». Dù không cần phải xin phép nước có chủ quyền, nhưng khi đi qua thì phải đi thẳng và liên tục, không được có hành vi hay hoạt động không tốt cho « hòa bình, trật tự hay an ninh » đối với quốc gia có chủ quyền, ví dụ như hoạt động quân sự hay do thám. Một bài tập kiểu « cứu người rơi xuống biển » rõ ràng là không phù hợp với quy định về quyền qua lại vô hại.
Còn ở bên ngoài vùng 12 hải lý, theo UNCLOS, đó là quyền tự do hàng hải, với một loạt quyền trong đó có tự do lưu thông hàng hải, hàng không... Tự do hàng hải đối với phần đông các quốc gia trong cộng đồng quốc tế còn bao hàm quyền thao diễn quân sự, hoạt động do thám.
Khi một quan chức Mỹ mô tả là chiếc tàu USS Dewey đã thực hiện những « nhiệm vụ bình thường » và một bài tập « điều khiển con tàu », thì điều đó có nghĩa là Mỹ không áp dụng thủ tục qua lại vô hại, dùng khi đi qua hải phận quốc gia, mà là thực hiện quyền tự do hàng hải, một quyền khi di chuyển trên biển khơi và trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ biển.
Không công nhận lãnh hải quanh Đá Vành Khăn
Đối với chuyên gia Lynn Kuok, cách thức được chiến hạm Mỹ áp dụng đầy ý nghĩa, vì nếu chiếc USS Dewey tuân theo quy định trong thủ tục qua lại vô hại, thì điều đó có nghĩa là Mỹ ngầm công nhận Đá Vành Khăn là một hòn đảo đích thực có quyền có lãnh hải.
Chiến dịch tự do hàng hải đầu tiên của chính quyền Trump tại Biển Đông như vậy đã phù hợp với phán quyết tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye tháng 7 năm 2016 về Biển Đông, cho rằng Đá Vành Khăn nguyên là một thực thể nửa chìm, nửa nổi, cho nên không thể có hải phận hay vùng đặc quyền kinh tế, bất kể việc Trung Quốc đã bồi đắp đá này thành đảo nhân tạo.
Theo chuyên gia trên tờ The Straits Times, hiện không có cơ chế nào để thực thi phán quyết của Tòa Thường Trực La Haye, nhưng các chiến dịch tự do hàng hải phù hợp với quy chế các thực thể ở Trường Sa là một cách hậu thuẫn gián tiếp cho phán quyết.
Nói một cách khái quát thì việc thực hiện thường xuyên các chiến dịch này, phù hợp với luật quốc tế, sẽ giúp ngăn chận nỗ lực của Trung Quốc thực hiện trên thực tế việc kiểm soát Biển Đông.
Trung Quốc phản đối nhưng với lập luận không thuyết phục
Trước tiên Bắc Kinh tố cáo Mỹ tác hại đến « chủ quyền và an ninh » của Trung Quốc. Thế nhưng, như phán quyết của Tòa Trọng Tài đã xác định, Trung Quốc không thể có chủ quyền gì trên các bãi ngầm hay thực thể nửa chìm nửa nổi, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia khác. Đá Vành Khăn lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines
Điểm thứ hai, Bắc Kinh phản đối việc chiếc USS Dewey đã đi vào  « vùng biển tiếp giáp của các đảo trong quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) của Trung Quốc mà không được phép của chính quyền Bắc Kinh ».
Thật ra cho dù Mischief Reef là một thực thể có lãnh hải, điều mà phán quyết Tòa Thường Trực đã hoàn toàn phủ nhận, thì tàu chiến vẫn có quyền đi qua theo thủ tục qua lại vô hại mà không cần xin phép trước.
Thứ ba, bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Trung Quốc đã đưa ra một loạt những lời tố cáo các chiến dịch tự do hàng hải: « hành động sai trái », « khiêu khích », « phô trương sức mạnh », « thúc đẩy quân sự hóa khu vực », « hành vi lệch lạc ».
Tuy nhiên, quan điểm của Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia là hoạt động đó chỉ là sự khẳng định quan điểm pháp lý một cách hợp pháp, ôn hòa...
Mỹ cần có thêm hành động dứt khoát chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Với việc chính quyền Trump thể hiện thái độ sẵn lòng tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, nhiều quốc gia trong khu vực đã thở phào nhẹ nhõm, mặc dù một cách kín đáo và tránh xa ánh mắt giận dữ của Trung Quốc...
Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Lynn Kuok, Bắc Kinh nên hiểu rằng cách tiếp cận của Mỹ không phải là chống Trung Quốc, mà bắt nguồn từ việc bảo vệ nguyên tắc của một trật tự dựa trên luật pháp, từ đó thúc đẩy hòa bình và ổn định.
Về phần Hoa Kỳ, nước này không thể chỉ dừng lại một chiến dịch duy nhất, nếu muốn duy trì ảnh hưởng chiến lược rộng lớn của mình trong khu vực. Mỹ cần thường xuyên khẳng định các quyền trên Biển Đông, theo tinh thần phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đồng thời nên công bố rõ ràng và nhanh chóng các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải đó.
Riêng đối với chính quyền Trump, cần phải nghiêm túc thúc đẩy việc phê chuẩn UNCLOS để khỏi bị chỉ trích là đạo đức giả
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170605-chien-dich-da-vanh-khan-trump-tq-bd

 
 
 

Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về Biển Đông

media 
 
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis (G) cùng các đồng nhiệm Nhật Bản, bà Tomomi Inada (T) và Úc, bà Marise Payne, tai Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore 03/06/2017.REUTERS/Edgar Su
Hôm nay, 05/06/2017, Trung Quốc cực lực bác bỏ những tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông tại hội nghị an ninh Shanghri-la cuối tuần qua.
Hôm thứ Bảy 03/05, tại Đối thoại An ninh Shangri-la, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ « khinh miệt » của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành « quân sự hóa » Biển Đông. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho rằng « tầm mức và những tác động » của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông khác hẳn các nước khác.
Trong một thông cáo đưa ra cuối chiều Chủ Nhật 04/05, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cực lực bác bỏ những tuyên bố « vô trách nhiệm » của ông Mattis và lên án một số nước bên ngoài khu vực đưa những tuyên bố « sai lạc » vì những lý do mà họ muốn che giấu. Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Trung Quốc có chủ quyền « không thể tranh cãi được » trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển chung quanh.
Wahsington vẫn thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vì theo họ, điều này đe dọa đến tự do hàng hải tại con đường giao thương rất quan trọng này.
Sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Úc Julie Bishop tại Sydney hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ và Úc bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ muốn có quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng không thể chấp nhận việc Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế để tránh né các vấn đề khác, như việc quân sự hóa Biển Đông hoặc không gây đủ áp lực lên Bình Nhưỡng.
Ông Tillerson nói :« Họ phải chấp nhận rằng vai trò ngày càng lớn với tư cách cường quốc kinh tế và thương mại phải đi kèm với trách nhiệm về an ninh. » Cho nên ông Tillerson kêu gọi Trung Quốc và các nước khác gia tăng nỗ lực để ngăn chận chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170605-trung-quoc-qp-my-bd-qt

Monday, June 5, 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 471

DƯƠNG HOÀI LINH * MỆT



MỆT !
DƯƠNG HOÀI LINH

Làm lãnh đạo một nước lớn như Trump cũng mệt. Ở cương vị tổng thống mình nói một đường, báo chí xuyên tạc dân lại hiểu một nẻo. Khi lên làm tổng thống đã đưa ra chủ trương 8 điểm, dân đồng ý 8 điểm ấy rồi mới bỏ phiếu. Vậy thì trúng ghế phải căn cứ theo 8 điểm ấy mà làm. Vì đó là ý của dân chứ không còn là ý của tổng thống nữa. Vậy mà chúng sanh cứ tha hồ xuyên tạc, chửi bới tự cho mình là "trứng khôn hơn vịt".


Nói tóm lại là Trump khổ tâm vì những điều sau đây :

- Tên thủ tướng CSVN qua thăm, Trump khinh ra mặt, không thèm tiếp tại sân bay. Đã thế chưa bao giờ có bất cứ chính quyền nào của nước Mỹ cho dân Việt hải ngoại tiếp xúc gần White House như Trump để tha hồ chửi CS. Vào nghị sự Trump chỉ dành có 30 phút cho thủ tướng nói trong đó có 15 phút phiên dịch. Khinh như thế chưa đủ, sợ dân Việt không hiểu Trump còn chắp hai tay lại thành hình bộ phận sinh dục để đưa ra thông điệp ngầm. Ý nói mặt anh như cái ... Vậy nhưng dân Việt vẫn chẳng thèm hiểu ý của Trump. Báo chí CS không nói làm gì, nghề nói láo là của chúng nên chúng tha hồ giật tít" Quan hệ Việt Mỹ đã được nâng lên tầm cao mới" để mị dân vì chúng biết qua việc đón tiếp Obama, dân Việt Nam đang muốn Mỹ quay trở lại. Vậy thì chúng cho quay lại trên hình thức để ngăn chặn biểu tình.


Cái đáng nói là những NVHN chống Trump cũng chả hiểu gì về xuất siêu , nhập siêu trong quan hệ kinh tế. Thấy Trump ký hợp đồng 15 tỷ USD xuất khẩu là vu ngay Trump làm lợi cho cộng sản. Trời ạ, đây là hợp đồng bán hàng để thu lợi nhuận và làm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, khiến CSVN không còn có thặng dư thương mại từ Mỹ nữa. Các bác có chống Trump thì cũng nên đi học thêm về các khái niệm kinh tế, đừng phán bừa người ta cười chết. Trump với tư cách là tổng thống phải giữ nghi lễ ngoại giao. Khinh thì khinh không lẻ nói thẳng toẹt. Khinh chỉ có thể biểu hiện qua cách tiếp đãi và những động thái tưởng như vô tình nhưng có sắp xếp sẵn cả. Người xem làm ơn động não một chút.


Chuyến đi của Phúc do vậy là thất bại thảm hại. Lý do là về bản chất là đi ăn xin Mỹ giữ nguyên thặng dư 30 tỷ USD cho VN qua xuất siêu nhưng Trump cáo đã hạ số thặng dư này xuống mức thấp nhất chứ chẳng phải Mỹ cung cấp hàng hóa gì cho VN. Có người hỏi tiền đâu VN mua, chỉ là ký cho vui thôi. Thưa rằng đó là tiền bán hàng cho Mỹ qua xuất khẩu từ cá basa, nông phẩm,hàng mỹ nghệ, dệt may...Nếu VN không mua hàng và không trả tiền cho nhập khẩu hàng của Mỹ thì Mỹ cũng sẽ không trả tiền cho hàng xuất khẩu VN. Vì đây là hợp đồng có qua có lại.


- Bây giờ về vấn đề rút ra khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris, các vị không hiểu gì hết cũng phán xanh rờn. Đây mới chỉ là một thỏa ước đơn phương do tổng thống nhiệm kỳ trước ký thôi các vị ạ. Như vậy thỏa ước này mới chỉ quyền hành pháp thông qua. Nó chưa ra thượng viện, nếu nó ra thượng viện là nó đã bị phủ quyết rồi. Khi chưa ra thượng viện thì chưa phải ý dân. Khi đó không phải là ý của dân Mỹ mà dân Mỹ lại bầu cho người có chủ trương xóa bỏ cái thỏa thuận đó. Vậy thì theo nguyên tắc một chính quyền lệ thuộc vào dân, ý dân là cao nhất . Rút ra khỏi hiệp định là tuân thủ đúng hiến pháp và Trump không làm sai gì cả. Các vị lấy lý do lo ngại cho môi trường thế giới là phi lý. Làm ơn chuyển sang nói với bọn Trung Quốc bớt xả CO2 lên trời và thải chất rắn ra biển đi. Cái đó mới là lo lắng cho thế giới. Mỹ rút ra để tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn công nhân ngành than, khỏi phải dở bỏ hàng loạt nhà máy nhiệt điện và đặc biệt không bị kiểm soát bởi các quan chức nước ngoài về năng lượng. Tại sao dân trên toàn thế giới muốn nhập cư vào Mỹ, muốn có công ăn việc làm ,phúc lợi xã hội khi đến Mỹ mà lại lên án hành động của một tổng thống muốn công nhân khỏi thất nghiệp? Còn ông ta đâu có nói là không chú ý đến việc trái đất sẽ nóng dần lên? Ông ta biết điều đó nhưng đó là trách nhiệm của cả 195 nước. Vậy thì cần phải có 195 nước này ngồi lại và bàn thảo làm sao việc cắt giảm cho công bằng nhất chứ không thể chỉ một mình Mỹ mới làm được.Lúc đó ông ta sẽ tham gia hiệp ước trở lại chứ không bỏ mặc trái đất nóng thế nào kệ cha nó.

- Về nhân quyền:,Nhân quyền lâu nay chỉ là con bài để các bên lợi dụng.

Các nghị sĩ ở các nước dân chủ lợi dụng vấn đề nhân quyền để đánh bóng tên tuổi và hốt phiếu trong các cộng đồng nhập cư.

Bọn dân chủ cuội tại các nước mất nhân quyền thì lợi dụng vấn đề nhân quyền để dư luận chú ý từ đó tạo ra các tổ chức cuội để hốt tiền, gom lòng từ thiện của những người có tiền , có lòng từ tâm nhưng lơ tơ mơ về chính trị.

Chính quyền độc tài lợi dụng nhân quyền để làm con bài mặc cả trong các chính sách kinh tế ngoại giao với các nước lớn.

Các chính khách lớn cũng lợi dụng nhân quyền để xây dựng hình ảnh cho mình.

Trump không có lời nào nói đến nhân quyền với Phúc là để cho Phúc khỏi dùng nó để mặc cả. Và cũng để nói với dân VN rằng họ phải tự đấu tranh để giành lấy nhân quyền chứ đừng trông chờ ai và cũng đừng xin xỏ ai.

Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng. Thực tế bao năm qua vấn đề nhân quyền thường đi một cái vòng luẩn quẩn: cộng sản bắt nhốt các nhà ĐT DC, NVHN kêu cứu với dân biểu, dân biểu nêu ra quốc hội, quốc hội phản ánh với hành pháp, hành pháp mặc cả với cộng sản. Nhưng người dân DT DC là một tài sản vô hạn của độc tài. Giống như chim trong lồng, cá trong chậu chúng muốn bắt con nào trước khi đi Mỹ để măc cả mua bán trao đổi chẳng được ? Trump khôn ngoan khi không nêu vấn đề này ra là không cho chúng một con bài để yêu sách. Đây là một nước cờ cao giống như việc nước Mỹ không trả tiền chuộc để cứu con tin nhưng dùng cách khác để tránh tạo ra một tiền lệ cho bọn bắt cóc.

Vì những lý do trên xin các nhà chính trị gốc Việt làm ơn đọc và suy nghĩ cho sâu xa một tí trước khi phán xét một tổng thống dân cử. Các vị có phán xét cũng làm ơn căn cứ vào hiến pháp Mỹ, đừng suy luận theo cách cảm tính. Mình không bầu cho ông ta cũng có người khác bầu. Cứ lấy hành động, cá tính của ông ta để nâng lên và áp đặt cho cả chính sách là không công bằng và cũng chẳng khác gì "ếch ngồi đáy giếng".

Saturday, June 3, 2017


HÌNH ẢNH THẾ GIỚI

 LỄ HỘI BÁNH TẠI LONDON

Lễ hội bánh quốc tế 2017 vừa được tổ chức tại cung điện Alexandra, London. Những chiếc bánh gato khổng lồ, bánh quy được trang trí cầu kỳ, thậm chí những chiếc bánh có thể di chuyển khiến mọi người không khỏi trầm trồ.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 1
Chiếc váy cưới đẹp lung linh này thực chất là một chiếc bánh gato có kích thước bằng với người thật.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 2
Chỉ một chiếc bánh mà tái hiện lại biết bao tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 3
Rất nhiều mẫu bánh cưới cầu kỳ xuất hiện tại đây.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 4
Những họa tiết cầu kỳ như thể phủ một lớp ren lụa mềm mại lên chiếc bánh.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 5
Đây đều là xu hướng mới của năm nay.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 6
Một chiếc lồng cầu kỳ tới từng chi tiết.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 7
Lâu đài mộng ước của mọi đứa trẻ.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 8
Bạn có giật mình khi biết rằng 2 chú chó đáng yêu này thực chất là bánh ngọt?
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 9
Đẹp tựa một bức tranh.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 10
Thậm chí cả người ngoài hành tinh trong bộ phim “E.T” cũng xuất hiện tại đây.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 11
Muôn hoa cùng đua nhau khoe sắc.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 12
Hồ thiên nga với kích thước bằng người thật.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 13
Cả một tiệm bánh kem dành tặng cô nàng hảo ngọt.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 14
Đây phải chăng là một bức tượng chứ không phải bánh gato?
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 15
Một chiếc bánh mang đậm văn hóa Nhật.

Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 16
Chiếc bánh tái hiện lại khung cảnh Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 17
Một khoảnh rừng hiện lên thật sống động.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 18
Chỉ một chiếc bánh mà như chứa đựng nền văn hóa của cả một dân tộc.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 19
Những chiếc hộp hoa siêu cầu kỳ.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 20
Người đẹp và quái vật trên bánh ngọt.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 21
Đây đúng là món quà tuyệt vời cho các tín đồ thời trang.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 22
Đôi mắt có hồn như một vật sống.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 23
Chiếc bánh tuyệt vời đối với những người theo đạo Thiên Chúa.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 24
Những chiếc cupcake nhỏ xíu vẫn rộ hoa cầu kỳ.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 25
Những trang sách bé xinh vẫn được chăm chút tới từng con chữ.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 26
Chỉ một mẩu bánh nhỏ xinh cũng dựng lên được cả tòa lâu đài.
Khong the tin noi tren doi lai co chiec banh kem dep the nay! - Anh 27
Có ai đi vừa chiếc giày này không nhỉ?




CÀ CUỐNG TRONG ẨM THỰC NHẬT BẢN
 Japanese Celebrate Valentine's Day with Insect Sweets 
A chocolate cake with a whipped cream containing juice of water bug and a water bug are pictured at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. A Tokyo bar on Sunday offered courageous couples and curious gourmets a special menu of desserts and drinks made with insects ahead of Tuesday's holiday. “They are crispy like the skin of walnuts and go pretty well with chocolate”, Sayumi Makino, 20, told Reuters Television at the Duranbar in central Tokyo. The menu ranged from a cranberry and water bug cocktail to caramelized worms with almonds and cashews. The whipped cream on some desserts included the internal fluids of giant Thai water bugs, known for their sweet taste. While insects can be found in some regional cuisines, bugs are not a common menu item across Japan. Yuta Shinohara, a university student who organised the bug cocktail night, said he wanted to promote an alternative food culture. “I love insects and I think it's really fun to eat them”, he said, adding they were a sustainable food source too. Insects can be a rich source of fat, protein, vitamins, fibre and minerals, according to the U.N. Food and Agriculture Organization (FAO). The composition of unsaturated omega-3 and six fatty acids in mealworms is comparable to that in fish and higher than in beef and pork, it says. Globally, at least 2 billion people eat insects and more than 1,900 species have been used for food, according to the FAO, which said entomophagy could play a key role in food security and environmental protection. (Photo by Toru Hanai/Reuters)
BÁNH CÀ CUỐNG TRONG LỄ VALENTINE
A chocolate cake with a whipped cream containing juice of water bug and a water bug are pictured at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. A Tokyo bar on Sunday offered courageous couples and curious gourmets a special menu of desserts and drinks made with insects ahead of Tuesday's holiday. “They are crispy like the skin of walnuts and go pretty well with chocolate”, Sayumi Makino, 20, told Reuters Television at the Duranbar in central Tokyo. The menu ranged from a cranberry and water bug cocktail to caramelized worms with almonds and cashews. The whipped cream on some desserts included the internal fluids of giant Thai water bugs, known for their sweet taste. While insects can be found in some regional cuisines, bugs are not a common menu item across Japan. Yuta Shinohara, a university student who organised the bug cocktail night, said he wanted to promote an alternative food culture. “I love insects and I think it's really fun to eat them”, he said, adding they were a sustainable food source too. Insects can be a rich source of fat, protein, vitamins, fibre and minerals, according to the U.N. Food and Agriculture Organization (FAO). The composition of unsaturated omega-3 and six fatty acids in mealworms is comparable to that in fish and higher than in beef and pork, it says. Globally, at least 2 billion people eat insects and more than 1,900 species have been used for food, according to the FAO, which said entomophagy could play a key role in food security and environmental protection. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A man eats a caramelized insect at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A man eats a caramelized insect at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



Three imported giant water bugs from Thailand are pictured at a kitchen of a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

Three imported giant water bugs from Thailand are pictured at a kitchen of a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A woman tries to eat a water bug at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A woman tries to eat a water bug at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A chocolate cake with a whipped cream containing juice of  water bug and a water bug are pictured at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A chocolate cake with a whipped cream containing juice of water bug and a water bug are pictured at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A water bug is seen in front of whipped cream containing juice of water bug at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A water bug is seen in front of whipped cream containing juice of water bug at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A woman looks at a cocktail with whipped cream containing juice of water bugs at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A woman looks at a cocktail with whipped cream containing juice of water bugs at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A woman tries to eat a water bug at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A woman tries to eat a water bug at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A water bug is seen on a glass of a cocktail with whipped cream containing juice of water bugs at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A water bug is seen on a glass of a cocktail with whipped cream containing juice of water bugs at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



Caramelized insects are seen at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

Caramelized insects are seen at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



A woman drinks a cocktail with whipped cream containing juice of water bugs at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

A woman drinks a cocktail with whipped cream containing juice of water bugs at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)



Cookies with insects are pictured at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

Cookies with insects are pictured at a bar in downtown Tokyo, Japan, February 12, 2017. (Photo by Toru Hanai/Reuters)

TẠ QUANG KHÔI * NỢ TÌNH




Nợ tình


Hưng đi chợ mua trái cây về bầy bàn thờ theo lời yêu cầu của Ngọc. Hôm nay là giỗ mẹ Ngọc. Chàng chỉ mới biết chuyện giỗ chạp cách đây chừng nửa giờ. Giỗ mẹ Ngọc cũng có thể coi như giỗ mẹ vợ chàng, dù hai người chưa làm đám cưới chính thức, cũng chỉ mới hẹn tuần sau tới tòa án ký giấy hôn thú vì Ngọc đã có thai được hơn một tháng. Hai người đã chung sống ngót một năm trời. Thoạt tiên họ tính chỉ ở chung cho đến khi nào không thích nhau nữa thì chia tay, không hề có ý định trở thành vợ chồng, sinh con đẻ cái, tạo dựng một gia đình.

 Rồi bất ngờ Ngọc có thai, dù nàng không bao giờ quên uống thuốc. Họ coi đó là một “tai nạn”. Khi đã là tai nạn, không ai có thể trách ai, đành chấp nhận. Để tỏ ra mình không cố ý có thai với “âm mưu” buộc Hưng phải cưới nàng làm vợ, Ngọc báo cho chàng biết nàng đã xin hẹn với bác sĩ để lấy cái thai ra. Hưng có vẻ hơi ngạc nhiên về quyết đinh của người yêu. Sau mấy phút suy nghĩ, chàng hói

“Tại sao em định phá ?”
Ngọc thản nhiên đáp :
“Vì mình không cần...hay chưa cần.”
Hưng giữ im lặng, có vẻ đăm chiêu. Sau đó, cả hai cùng phải đi làm, mỗi người một sở nên không có dịp nói chuyện thêm về cái thai. Ba ngày liền, Hưng không đả động gì đến chuyện phá hay giữ. Vào giữa trưa ngày thứ tư, Hưng gọi điện thoại cho Ngọc để hỏi về buổi hẹn với bác sĩ vào ngày hôm sau.

Rồi chàng nói bằng một giọng nửa như ra lệnh nửa như khuyên can :
“Em gọi cho bác sĩ, xin bỏ cái hẹn đó đi.”
Tuy ngạc nhiên và mừng, Ngọc vẫn khôn khéo hỏi lại :
“Bộ anh không thích bác sĩ này, đổi bác sĩ khác ?”
Giữ im lặng một lát, chàng nói như cầu khẩn :
“Xin em đừng phá cái thai....Đó là một điều thất đức.”

Ngọc cố nén một tiếng thở phào nhẹ nhõm, giữ im lặng. Đó cũng là ý muốn của nàng từ mấy ngày nay. Dù sao, cái thai cũng là hòn máu của Hưng, cũng là một mầm sống đang nảy nở trong bụng nàng. Có đêm, nàng thao thức, day dứt về chuyện hủy diệt mầm sống đó. Trong nàng, một cuộc dằng co giữa tình yêu và tình mẫu tử. Nàng đã yêu Hưng, yêu bằng tất cả mối chân tình. Nàng thầm công nhận chàng là một người đàn ông có nhiều đức tính.

Chàng có tinh thần trách nhiệm, đã lo cho nàng rất đầy đủ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì cảm phục, nàng đã yêu chàng tha thiết, dù tuổi tác quá chênh lệch, chàng hơn nàng tới hai mươi lăm tuổi. Theo nhận xét chủ quan của nàng, chàng là người đàn ông hiếm có mà bất cứ người đàn bà nào trên cõi đời này cũng mơ ước. Chàng có nhiều tính tốt hơn tật xấu, không rượu chè, không cờ bạc. Bây giờ, vì cái thai mà bỏ Hưng, làm sao nàng không khắc khoải buồn khổ cho được. Nàng đã trằn trọc nhiều đêm mà không biết quyết định ra sao. Nay Hưng vừa cho biết ý chàng về cái thai, nàng mừng muốn phát khóc.

Thấy Ngọc không nói gì, Hưng rụt rè hỏi :
“Bộ em nhất định...phá sao ?”
Nàng vội đáp :
“Đâu có, em nghe lời anh mà. Ngay bây giờ em sẽ gọi văn phòng bác sĩ để xin bỏ cái hẹn ngày mai.”
Hưng vui vẻ :
“Vậy thì em gọi đi. Chiều nay về nhà mình sẽ nói chuyện thêm.”
Sau khi xin hủy cái hẹn với bác sĩ, Ngọc rất vui vì biết mình đã chọn đúng người. Trong giờ làm việc ở sở thỉnh thoảng nàng lại để tay lên bụng nghe ngóng. rồi nói khe khẽ :”Con của mẹ, thế là an tâm rồi. Không còn ai bắt mẹ phải xa con nữa.”

Buổi tối hôm đó, Hưng đưa Ngọc đi ăn tiệm. Hai người bàn tính chuyện tương lai, chuyện xây dựng hạnh phúc gia đình. Cả hai cùng quyết định không thử nghiệm xem đứa bé là trai hay gái. “Con nào cũng là con, Hưng nói, để bất ngờ mới thú.” Họ còn chọn ngày cùng xin nghỉ để tới tòa án làm hôn thú. Sau đó họ sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ, chỉ mời một số bạn thật thân và một vài người trong họ ở cùng tiểu bang, để loan báo cuộc hôn nhân của hai người. Họ cũng có cả một chương trình tiết kiệm, để dành tiền lo cho đứa bé sắp ra đời. Họ biết rằng nuôi một đứa con ở Mỹ hết sức tốn kém và vất vả. Có nhiều bà mẹ đã phải tạm nghỉ việc sở để ở nhà chăm lo con cái khi sinh đến đứa thứ hai.

Sáng nay, thứ bảy, Hưng vừa ăn sáng xong, Ngọc báo tin :
“Hôm nay giỗ má em.”
Hưng nhìn quanh rồi hỏi :
“Ủa, giỗ má em hôm nay hả ? Sao em chưa làm gì hết ?”
“Đúng giỗ là thứ ba tuần tới. Em định ngày ấy lấy một ngày nghỉ bệnh để ở nhà làm giỗ. Sáng nay, em bỗng đổi ý vì muốn anh cũng giỗ má với em. Chỉ cúng sơ sài thôi, anh ạ. Em nhờ anh chạy ra chợ Mỹ mua ít trái cây bầy bàn thờ. Em sẽ nấu mấy món má em thích. Chiều nay mình cúng.”

Hưng đồng ý ngay. Chàng bỗng thấy vui vui. Đã từ lâu chàng bỏ ý định lấy vợ, thế mà bây giờ chàng không những đã có vợ, sắp có con, lại có cả một bà mẹ vợ để giỗ nữa. Kể cuộc đời cũng lắm bất ngờ, chẳng ai có thể đoán trước được việc gì.

Hồi trẻ, chàng đã quyết định cưới người yêu ngay sau khi có việc làm vì chỉ còn hai tháng nữa chàng tốt nghiệp đại học. Nhưng cuộc đổi đời vào cuối tháng 4 năm 1975 đã làm đảo lộn mọi dự tính của chàng. Mộng Thúy, người yêu của chàng, một cô hàng xóm xinh đẹp, phải theo mẹ và các em về quê ở Long Xuyên, sau khi cha nàng, một sĩ quan cấp tá bị cộng sản lừa gạt đưa vào nhà tù cải tạo.

Cha chàng bị đánh tư sản, mất gần hết cơ nghiệp, buồn bã sinh bệnh mà qua đời. Từ ngày Mộng Thúy về quê, chàng không có một tin tức nào về nàng. Thật ra, chàng cũng không có thì giờ để nhớ thương người tình. Cuộc sống quay cuồng trước mặt, nỗi căm hận vì những hành động cướp bóc, xảo trá của cộng sản đã khiến chàng tạm quên đi mối tình của tuổi học trò.

Khi đang lo săn sóc cha trong bệnh viện, chàng tình cờ gặp một cô bạn học cũ của Mộng Thúy và được tin nàng đã lấy chồng. Chàng nghe nhói trong tim vì bị bất ngờ, chàng tưởng như cả vũ trụ bỗng sụp đổ. Chàng tự hỏi tại sao nàng lại quên chàng nhanh như vậy.Nhưng chàng phải dẹp đau buồn để lo cho cha vì ông đang ở trong tình trạng hấp hối. Rồi nỗi đau mất cha đã tạm thời làm phai mờ hình ảnh Mộng Thúy trong tâm hồn chàng. Trước khi qua đời, cha chàng đã nhắc đi nhắc lại rằng chàng phải cố gắng trốn ra nước ngoài để tìm cách xây dựng lại cuộc sống cho gia đình.


Sau nhiều lần bị lừa mất khá nhiều tiền, chàng thành công trong một chuyến vượt biên bằng đường bể. Ghe của chàng đến được một hòn đảo nhỏ thuộc Nam Dương. Rồi, chàng được định cư ở Mỹ. Vì muốn nhanh chóng có việc làm để bảo lãnh gia đình, chàng đã học làm chuyên viên về ngành điện ở một trường đại học cộng đồng. Khi có việc làm vững chắc, chàng bảo lãnh mẹ và các em sang đoàn tụ. Các em chàng thích ứng nhanh chóng với cuộc sống mới, nên chỉ trong vòng hai năm chúng không cần đến sự giúp đõ của chàng nữa

.Tự coi là mình đã làm tròn bổn phận với gia đình, đã giữ lời hứa với cha, bây giờ chàng có quyền nghĩ đến bản thân mình, đến cuộc sống riêng tư của mình. Chàng cũng biết mình đã già đi nhiều. Vào dịp đó chàng tìm được một việc làm tốt hơn và lương cao hơn ở một tiểu bang khác. Trước khi di chuyển, chàng mời mẹ đi cùng nhưng bà từ chối, chỉ muốn ở chung với đứa con gái út vừa tốt nghiệp đại học. Đến địa phương mới, chàng nghĩ tới việc xây dựng một gia đình. Nhưng chàng đã trải qua vài cuộc tình mà không đi đến một kết quả mong muốn nào. Một phần vì chàng đã lớn tuổi nên cũng hơi khó tính.

Phần khác, hình ảnh người tình đầu tiên lại hiện rõ hơn trong tâm tưởng chàng. Việc Mộng Thúy đột ngột lấy chồng làm chàng thắc mắc và nghi ngờ lòng chung thủy của đàn bà. Cũng có khi chàng lại nghĩ rằng phải có một uẩn khúc nào đó trong việc hôn nhân của nàng vì hôm chia tay nàng đã hứa sẽ tìm cách trở lại Saigon với chàng. Chàng tính sẽ có một ngày về Việt Nam, xuống Long Xuyên tìm nàng để hỏi cho rõ thực hư. Nếu không có cuộc đổi đời ngót ba chục năm trước, chàng và Mộng Thúy đã trở thành vợ chồng và con cái của hai người chắc cũng trưởng thành cả rồi. Bây giờ thì quá trễ để nghĩ đến chuyện vợ con, vì theo thời gian chàng đã thành một người luống tuổi, trên dưới năm mươi. Chàng không còn tha thiết với việc lập gia đình nữa.

Chàng rất sợ cái cảnh “cha già con cọc”, lúc nhắm mắt xuôi tay không an tâm vì bầy con nhỏ. Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm với cuộc đời bất trắc, nay chàng chỉ muốn sống tạm bợ với bất cứ người đàn bà nào chấp nhận quan điểm của chàng. Không ràng buộc, không trách nhiệm. Hôm nay có thể rất quyến luyến nhau, nhưng ngày mai lại sẵn sàng chia tay, mỗi người đi một ngả, không hứa hẹn gì ở tương lai. Chàng vẫn biết đó là một cuộc sống vô trách nhiệm, nhưng thà như vậy còn hơn là quàng vào cổ những bổn phận mà mình không hề muốn.


Khoảng hơn một năm trước đây Hưng gặp Ngọc trong một buổi dạ vũ ở nhà một người bạn. Lúc đó, Ngọc đang kiếm việc sau khi học xong mấy khóa Anh văn thực hành. Tự nhiên chàng có cảm tình với cô gái mới quen này. Cô không phải là người đẹp, nhan sắc chỉ ở mức trung bình Chàng hứa sẽ cố gắng giúp cô. Vì tuổi tác chênh lệch, họ xưng hô “chú cháu” với nhau.


Nhờ quen biết rộng, Hưng đã giới thiệu cho Ngọc một việc làm tốt và lương cao. Từ đó, hai người thân nhau hơn, rồi từ chú cháu họ đổi thành anh em. Vào một ngày đẹp trời và với sự đồng ý của Hưng, Ngọc dọn tới ở chung với chàng. Dù không có giao ước bằng giấy tờ hay bằng lời nói, nhưng hai người đều thầm hiểu rằng cuộc sống chung này chỉ tạm bợ. Chính vì thế, họ không cần tìm hiểu nhau sâu xa. Nhưng sự chung đụng hàng ngày đã khiến Ngọc dần dần có cảm tình, rồi yêu Hưng tha thiết. Trong khi đó Hưng cũng bắt đầu có nhiều quyến luyến với cô gái còn quá trẻ so với tuổi chàng. Hưng mến Ngọc vì nàng ngoan ngoãn và hiền lành. Đó là những đức tính khó kiếm thấy ở một phụ nữ Việt Nam đã sống lâu năm trên đất Mỹ.


Mua xong trái cây, Hưng giúp người yêu thiết lập tạm một bàn thờ trong phòng
khách. Chàng úp hai cái ly nhỏ bằng thủy tinh để cắm nến, một ly khác lớn hơn, đổ gạo lưng chừng để cắm nhang. Phía sau hai cây nến là hai đĩa trái cây chàng vừa mua.
Ngọc ngắm bàn thờ lung linh ánh nến và khói nhang tỏa nghi ngút tỏ vẻ hài lòng, hôn nhẹ lên má người yêu, khen :
“Chồng em...đảm đang quá !”
Rồi nàng chỉ vào khoảng trống sau “bát” nhang, nói :
“Chỗ này em để hình má. Bây giờ em đi lấy hình đây.”


Chàng nói đùa :
“Nếu em không tìm thấy hình má, anh cho em mượn hình của anh.”.
Nàng liền nghiêm mặt, tát nhẹ vào má chàng, trách :
“Em không thích anh giỡn như vậy đâu. Anh còn phải sống lâu, vì em, vì con nữa”
Thấy công việc của mình đã xong xuôi, Hưng ngả lưng trên một cái ghế nệm dài để nghỉ ngơi. Ngọc vào phòng ngủ lấy một bức hình đã có khung sẵn, rồi khoe :
“Anh nè, anh có thấy má em đẹp không ?”


Hưng ngồi nhỏm lên để xem hình. Nhưng bỗng như có một luồng điện chạy qua người chàng. Chàng chết điếng, cảm thấy choáng váng, tim đập mạnh một cách bất thường, không sao thốt nên lời ! Bức hình trước mặt chàng rõ ràng là hình của Mộng Thúy. Chính nàng đã tặng chàng bức hình này sau khi mới chụp, gần ba chục năm trước, nhưng chỉ là cỡ nhỏ bằng bàn tay. Bây giờ chàng mới chợt nhớ tên của Ngọc cũng có chữ Mộng ở trước, Mộng Ngọc !


Thấy Hưng không nói gì, Ngọc vô tình không nhận ra vẻ bối rối, hốt hoảng của chàng, hỏi :
“Bộ anh không thấy má em đẹp sao ?”
Chàng cố lấy lại bình tĩnh, gượng đáp :
“Ờ ờ...Má đẹp...Má đẹp thiệt... ”Ngọc cười :
“Em thua má xa, ai cũng nói vậy.”


Ngọc đặt hình mẹ lên bàn thờ, rồi vào bếp tiếp tục nấu nướng. Hưng lại nằm xuống, nhưng không còn bình tĩnh như trước nữa, lòng rối hơn tơ vò. Chàng đã gặp nhiều chuyện bất ngờ trong đời, nhưng chưa bao giờ lại bị bất ngờ như lần này, vì nó không những đã làm chàng xao xuyến mà còn khiến lòng chàng tê tái đến đau đớn. Quả thật chàng không hề thấy Ngọc có nét nào giống mẹ, khó mà tưởng tượng nàng là con đẻ của Mộng Thúy. Phải chăng nàng giống cha nhiều hơn ?


Thấy Ngọc vẫn lúi húi ở trong bếp, Hưng lại ngồi dậy, đến trước bàn thờ ngắm lại hình Mộng Thúy. Sau màn khói của nhang và ánh nến chập chờn, Mộng Thúy trông đẹp môt cách huyền ảo. Chưa bao giờ chàng nghĩ Mộng Thúy đã ra người thiên cổ. Mà cũng không bao giờ chàng có thể ngờ chàng là con rể của chính người yêu cũ.


Bây giờ mình phải tính sao đây ? Hưng thầm tự hỏi. Nói cho Ngọc biết sự thật, rồi hai người chia tay ? Nếu làm vậy, chàng cũng chẳng giải quyết được điều gì. Chàng cảm thấy càng bế tắc, rắc rối hơn. Dù chưa kịp làm hôn thú, dù chưa chính thức giới thiệu với bạn bè, họ hàng, hai người đã là vợ chồng từ lâu. Còn đứa nhỏ sắp ra đời thì sao ?

Chàng không thể để cho con mình thành đứa trẻ mồ côi khi cả bố lẫn mẹ đều còn sống. Chỉ có một con đường duy nhất là phải tiến tới và dấu kín chuyện tình ngày xưa, dù chàng vẫn biết dưới ánh sáng mặt trời không có bí mật nào không bị phanh phui. Chẳng sớm thì muộn Ngọc cũng sẽ biết sự thật phũ phàng này. Dù sao chàng và Ngọc cũng không thể xa nhau được nữa.

Số mệnh đã kết hợp hai người, không còn gì có thể tách rời họ được. Kiểm điểm lại những ngày yêu Mộng Thúy, chàng không có gì để phải áy náy, hối hận. Đó là mối tình đầu trong trắng và thơ mộng của tuổi học trò. Chàng và Thúy chưa đi quá trớn, cùng lắm chàng chỉ nắm tay hoặc vuốt má nàng thôi.


Trên bàn thờ, Mộng Thúy vẫn nở nụ cười quyến rũ như ngày nào hai người còn yêu nhau. Nàng vẫn đẹp một cách thùy mị, đoan trang. Nhìn hình nàng, chàng nghe lòng bồi hồi thương cảm. Chàng biết chàng vẫn còn yêu nàng tha thiết. Chàng đưa tay vuốt nhẹ lên mặt kính của hình, tưởng nhớ ngày xưa đã từng vuốt má Mộng Thúy. Chợt có tiếng Ngọc gọi từ trong bếp :
“Anh à, anh có vô ăn trưa với em không ?”


Giọng nũng nịu của Ngọc kéo chàng về thực tế. Chàng chậm chạp bước vào bếp, ngồi đối diện với người yêu nhỏ bé bên một cái bàn ăn vuông. Ngọc đã làm cho Hưng một ổ bánh mì kẹp thịt với đồ chua và một ly cà phê đá. Đó là những món chàng vẫn thích ăn vào buổi trưa. Chính những săn sóc nhỏ nhặt này của Ngọc đã chinh phục được lòng yêu thương của chàng.
Hưng ăn chậm chạp và có vẻ đăm chiêu. Thấy chàng im lặng như đang có điều suy nghĩ, Ngọc không dám nói chuyện nhiều, lặng lẽ ăn ổ bánh của mình.


Khi đã uống cạn ly cà phê đá, Hưng mới ngước nhìn Ngọc, hỏi :
“Má em mất lâu chưa ? Lúc ấy em bao nhiêu tuổi ? “
Ngọc buồn buồn đáp :
“Em có được gặp má bao giờ đâu. Khi em đã lớn, ngoại bịnh nặng, sắp chết mới kể lại cho em nghe. Sau khi sanh em được một tháng, má tự tử. Ngoại nuôi em...”
“Còn ba em đâu ?”


Ngọc thở dài :
“Em cũng không biết. Mấy lần em hỏi, ngoại không trả lời...Mãi đến sau khi ngoại mất, dì em mới cho biết ba là một cán bộ tập kết đã có vợ con ở ngoài Bắc...Sau khi má tự tử, ổng bỏ ra Hà Nội mất tiêu luôn.”
“Vậy bà ngoại cũng mất rồi ? Còn ông ngoại em ?”
“Các dì nói ông ngoại chết đói trong một trại giam ở ngoài Bắc lâu lắm rồi. Em chỉ biết mặt ông và má qua hình ảnh thôi,”
Nghe chuyện Ngọc, Hưng buồn bã cúi mặt suy nghĩ. Chàng đoán ra cái chết oan ức của Mộng Thúy. Nàng bị ép phải lấy một tên cán bộ cộng sản tập kết mới trở về. Sau khi sinh Ngọc, nàng tự tử. Một niềm hối hận xâm chiếm lòng chàng. Từ lâu chàng đã nghi oan lòng chung thủy của người yêu. Trong khi Mộng Thúy chịu bao đau khổ, cay đắng, chàng không hề biết để giúp đỡ.

 Không những thế, chàng còn hờn giận, trách móc nàng. Lẽ ra, hồi đó, sau tang lễ của cha, chàng phải xuống ngay Long Xuyên để tìm hiểu sự tình. Chỉ mới nghe đồn nàng lấy chồng, chàng đã vội vã tin ngay. Biết đâu khi gặp nàng, chàng lại chả có thể an ủi, tìm cách cứu nàng ra khỏi cuộc sống đầy đọa và để cùng xây dựng lại tương lai, hạnh phúc ?


Hưng không mê tín đi đoan, cũng không tin những chuyện huyền bí hoang đường, nhưng chàng không sao giải thích được sự tình cờ kỳ lạ này. Phải chăng có sự xếp đặt nào đó và ở đâu đó ? Chàng thầm tự hứa với lòng mình, với vong hồn người đã chết một cách tức tủi, là từ nay chàng có bổn phận và trách nhiệm phải lo cho Ngọc, cho mẹ con nàng.Hưng ngước nhìn lên, gặp đôi mắt buồn rười rượi của Ngọc. Chàng bỗng nghe lòng tràn ngập yêu thương. Chàng bước đến bên Ngọc, cúi xuống hôn lên trán nàng. Ngọc liền ghì lấy chàng, nũng nịu hỏi :
“Anh có thương em không ?”
Chàng không đáp. Đôi mắt chàng bỗng nhòa đi. Thoáng trong một giây, chàng không hiểu chàng đang ôm ai trong vòng tay...

Tạ Quang Khôi
(từ email)

LÊ NGUYÊN HẰNG * DUYÊN PHẬN



Duyên Phận Và Mệnh Số – Lê Nguyễn Hằng


Duyên Phận Và Mệnh Số – Lê Nguyễn Hằng


Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này. Đây không phải một họp mặt sinh nhật bình thường như những lần trước. Đến đó tôi sẽ gặp lũ đông đủ lũ bạn “quỷ sứ” của trường tiểu học và trung học ngày xưa.
*
Hà là một người chị họ con bà bác, chỉ hơn tôi một tuổi và học cùng lớp nên hai chị em thân nhau hơn bạn. Hai đứa từ giã Hà Nội cùng gia đình di cư vào Nam và cùng định cư tại Tuy Hòa, cùng ở gần nhà nhau trong khu “Bắc Kỳ di cư” từ ngày “tóc còn để chỏm.”
Dù là vai chị nhưng vì xuýt xoát tuổi nhau, lại học cùng lớp nên hai đứa tôi vẫn mày tao. Hà và tôi lúc nào cũng ngồi bàn đầu và sát cạnh nhau vì chúng tôi vừa nhỏ tuổi lại vừa nhỏ con, cùng nổi tiếng là “cây gạo”. Chúng tôi thân nhau đến độ cắt tóc và mặc quần áo giống nhau.
Ngoài giờ học ở trường, hai đứa thường đến nhà nhau học bài chung. Đi thi Tú Tài I ở Quy Nhơn và Tú Tài II ở Nha Trang đều ngồi cạnh nhau vì tên cùng vần.
Đậu Tú Tài Toàn Phần xong, như chim rời tổ, mỗi đứa một nơi, Hoành vào Sài Gòn học tiếp, Hà đi Nha Trang, riêng tôi ở lại Tuy Hòa đi làm giúp đỡ gia đình một thời gian.
Cuộc sống nổi trôi theo dòng đời, tôi thuyên chuyền vào Sài Gòn, mãi đến năm 1974, mới tình cờ gặp lại Hà ở Chợ Bến Thành thì cả hai đã tay bế tay bồng, mỗi đứa đều có hai con gái và một con trai. Gia đình Hà rất hạnh phúc, hai vợ chồng làm cùng nghề. Phong, chồng Hà cưng chiều vợ hết mực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 như cơn hồng thủy đổ ập lên đầu mọi người, chúng tôi mất liên lạc một lần nữa. Gia đình tôi may mắn được di tản và định cư tại Mỹ, còn Hà ở lại sống với gian truân thử thách.
Phong bị đi tù cải tạo như hàng vạn quân dân cán chính khác. Hà lo sợ hoảng hốt vì chồng đi biệt tăm không trở về sau 10 ngày như lời hứa hẹn của chính quyền, cũng không có tin tức còn sống hay chết dù chỉ một lời nhắn. Cũng như những gia đình của miền Nam phải đối mặt với cuộc sống mới khó khăn vô định, Hà bắt đầu bán tất cả những gì có thể, từ cái TV, tủ lạnh, bộ bàn thờ, giường tủ, bát đĩa, xoong nồi đến những bộ quần áo, giầy dép của hai vợ chồng đều từ từ bỏ Hà ra đi để đổi lấy gạo và thức ăn nuôi ba đứa con đang sức lớn mà không được ăn đủ no. Hà phải thoát ra khỏi cái vỏ ốc của một phụ nữ yếu đuối mong manh, bươn chải theo những người bạn đi buôn để có tiền nuôi con và chờ tin tức của chồng


Rồi Hà được tin về Phong từ những trại tù ở những tỉnh miền Bắc xa xôi chưa bao giờ Hà nghe tên. Những chuyến thăm nuôi vất vả, ngủ đêm chờ đợi ở bến xe, rồi băng rừng lội suối, đi bộ trên những đoạn đường mấp mô gập ghềnh khó khăn để rồi nhìn thấy một hình hài quắt queo, nhăn nhúm của chồng chỉ làm Hà thêm quyết tâm cố gắng làm ra tiền dù phải vất vả trăm bề để nuôi chồng sống sót mong một ngày trở về.

Gần sáu năm sau, Phong ra tù, tinh thần và thể xác đều kiệt quệ. Hà đau lòng nhìn thấy chổng tàn tạ rũ rượi như tàu lá héo trong khi các con ở trường thì bị trù dập vì là “con của ngụy”, học thì bị nhồi sọ những giáo điều cũ kỹ, không tưởng, bịa đặt và láo khoét. Để phụ với mẹ kiếm sống, sau giờ học, chúng đi bán bánh kẹo nên phải học cách mánh mung, gian trá;
Thời ấy, bên cạnh phong trào đi bán chính thức đang rầm rộ, có những chuyến vượt biên không chính thức cũng diễn ra trong âm thầm, các con Hà cũng được tập nói dối trơn tru khi bị hạch hỏi tra gạn về những chuyến vượt biên hụt của gia đình.

Ngay khi Phong trở về từ nhà tù, hai vợ chồng đã quyết định phải tìm cách mang các con ra đi, dù có cùng bỏ mạng trên biển cả còn hơn sống trên quê hương mà như trong cõi chết.
Cả gia đình đã vài lần cùng đi nhưng thất bại và đồng tiền Hà dè xẻn, dành dụm đã cạn dần, cuối cùng phải quyết định để Phong đi một mình trước rồi Hà sẽ tìm đường đem các con đi sau.
Ngày Phong ra đi, Hà đeo vào cổ anh sợi dây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ bằng vàng giả, giống hệt như cái nàng đang đeo, Hà bảo anh rằng gặp cơn hoạn nạn thì nhớ cầu Phật Bà che chở.
Ba tháng, rồi sáu tháng, chờ mãi không được tin tức gì của chồng, chỉ nghe người ta xì xào là chuyến ghe đó bị chìm, cả gia đình chủ tàu cũng không ai sống sót.
Hà bèn liều mạng dùng mấy lạng vàng cuối cùng dẫn các con đi với gia đình một người bạn. May mắn thay mẹ con Hà đã đến được bến bờ tự do.
Năm 1983, tôi được tin Hà đã một mình vượt biển mang theo ba đứa con, Linh 14. Nga 11 và Nhi 4 tuổi, vừa được Lộc, người em kế rất thân với Hà, bảo lãnh ra San Diego ở với vợ chồng cậu ấy, cả gia đình tôi lập tức xuống vùng Nam California để gặp Hà.
Phút tương phùng, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ trong nước mắt. Nhìn một Hà gầy guộc, đen xạm, dấu tích của những ngày lao động cơ cực, tôi không khỏi đau xót nhớ đến một Hà xinh đẹp, duyên dáng, ăn mặc thanh nhã nhưng hợp thời trang của thời đi học và trước năm 1975.
Hà ôm lấy tôi nức nở: “Anh Phong bỏ tao đi rồi Hằng ơi, gần một năm rồi còn gì”. Tôi thương bạn quá đỗi nên an ủi: “Đã chắc gì, nhiều khi anh ấy trôi giạt vào một hoang đảo nào đấy thôi, từ từ xem”. Tôi nói nhưng thực sự không tin điều mình nói. Tôi nhìn những ngón tay xương xẩu của bạn mà lòng xót xa. Tôi đã ở lại mấy ngày với Hà và lũ nhỏ để chia sẻ, an ủi với Hà những bất hạnh, giúp ý kiến cho Hà trong những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ lạ.
– Rất may là Hà và tụi nhỏ đã đến bến bờ tự do, thôi thì muộn còn hơn không! Hãy làm lại từ đầu, nước Mỹ sẽ là nơi cho chúng mặc sức học hành và phát triển tài năng. Tôi nói. Hãy nhìn về phía trước Hà ơi…
Mới vừa được tạm ổn dưới mái nhà của Lộc, “họa vô đơn chí” vẫn không buông tha người bạn khốn khổ của tôi. Ở chung trong gia đình với người em được gần sáu tháng, Lộc mới trên ba chục tuổi đang khỏe mạnh, có việc làm tốt, bỗng nhiên đột tử chỉ sau một cơn nhức đầu. Hà đã lăn lộn vật vã khóc thương Lộc, người em mà Hà thương nhất trong các anh chị em. Được tin, dù đang bận việc sở cho cuối tài khóa, tôi cũng lập tức chạy xuống thăm để nâng đỡ tinh thần bạn tôi.
Tôi vừa bước vào cửa, Hà đã rũ xuống tay tôi như cây chuối bị đốn. Tôi chỉ còn đủ sức dìu Hà vào phòng đặt nằm trên giường, kéo gối và đắp mền cho thẳng thắn rồi ghé nằm xuống bên cạnh, tay tôi lại chạm vào đôi vai gầy gò đang rung lên từng hồi theo tiếng kể lể thảm thiết đứt quãng của bạn mà lòng đau như cắt. Lúc đó tôi thực sự oán trách ông Trời. Chúa ơi, Phật ơi, các Ngài ở đâu mà để cho một người đàn bà chân yếu tay mềm như Hà gánh hết oan khiên khổ nạn của cuộc đời! Chỉ trong hai năm mà chồng mất tích, hai đứa em vượt biển bị chết và bây giờ cái phao cuối cùng để Hà bám vào cho sự sống cũng không còn nữa”. Tôi chỉ có thể nắm chặt hai bàn tay lạnh giá run rẩy của bạn như một lời hứa “bên mày luôn có tao, Hà ơi.”
Về lại San Jose, hằng ngày tôi điện thoại xuống an ủi, động viên và khích lệ tinh thần Hà để vượt qua những tai ương nghiệt ngã đeo đẳng. Phải mất mấy tháng Hà mới lấy lại bình tĩnh và lo cho cuộc sống thường nhật. Lúc đầu rất khó khăn vì Hà chưa biết lái xe và các con còn nhỏ. Nhờ tính tần tiện và vén khéo, tiền trợ cấp cũng đủ cho mẹ con sống và ăn học. Cũng may, một mình lo cho bốn mẹ con vừa ăn vừa học lại thêm bài vở của mình, Hà không có rảnh một phút để buồn tủi cho thân phận cô đơn vất vả của mình trên đất lạ. Các con cũng biết thương mẹ khổ sở nên chịu khó học hành và ngoan ngoãnvâng lời mẹ dạy.
Tuy tiếng Anh hơi yếu, nhưng nhờ quyết tâm và vốn liếng chữ nghĩa có sẵn, Hà đã lấy được mảnh bằng đại học sau bốn năm miệt mài kinh sử. Hè năm 1987, Linh xong trung học và Hà đậu bằng cử nhân. Tôi xuống San Diego dự lễ ra trường của hai mẹ con. Chúng tôi thật là hạnh phúc!
Biết là Hà không có thì giờ và tâm trí để đi mua sắm, thỉnh thoảng trong những chuyến công tác xuống Santa Ana, tôi vẫn ghé thăm Hà cùng 3 đứa con và những khi đi “shopping”, thấy quần áo hay ví tay mà tôi thích, tôi mua luôn một cặp, để hai đứa tôi vẫn còn được mặc quần áo giống nhau như ngày xưa còn bé.
Khi chúng tôi có thì giờ tâm sự, tôi nói bóng gió xa gần về sự lẻ loi đơn chiếc của Hà:
– Mày cứ thui thủi một mình làm tao không yên tâm tí nào.
– Còn đám con tao đấy thôi. Hà ngắt lời.
– Con khác. Chúng nó có đời sống riêng. Mày phải cần kiếm một bờ vai của một người đàn ông cho mày tựa những lúc cuộc đời làm khó mày, hay những lúc mày ốm đau xuống tinh thần là những điều không đứa con nào có thể cho được.
Lúc nào Hà cũng gạt đi:
– Tao đã sống quá nửa đời người, qua bao nhiêu khổ đau nghiệt ngã, đâu còn thiết tha gì chuyện tình ái. Tao chỉ mong cho mấy đứa nhỏ ăn học thành tài, sống cuộc đời ngay thẳng đạo đức như ông bà nội ngoại và vợ chồng tao đã dạy, muốn vậy thì chính tao phải là một tấm gương tốt cho chúng nó noi theo, với lại…


Tôi ngắt lời:
– Với lại gì?
Hà ngập ngừng:
– Với lại… tao vẫn có một linh tính mơ hồ là anh ấy chưa chết cho nên tao vẫn…đợi. Mày có nghĩ tao hoang tưởng thì tao cũng đành vậy thôi.
Không chịu thua, thỉnh thoảng tôi vẫn gợi tên những người đàn ông yêu mến Hà và muốn cho Hà hạnh phúc. Họ thấy không cách nào gây được sự chú ý của Hà nên đã nhờ cậy đến tôi, nhưng những lời bóng gió, khuyên nhủ, dỗ dành của tôi đều như gió thoảng mây bay, Hà vẫn một mực ôm ấp và gìn giữ tình yêu cho chồng. Bây giờ Hà đã 60, nhưng tình yêu ấy không hề suy giảm.
Hà cũng tâm sự về con. Thằng Linh có tính nghệ sĩ, nó nói với tao rằng:
– Từ bé con đã mê hội họa và đàn dương cầm, con xin phép Me cho con học hai môn này.
– Me biết con thích những thứ đó, nhưng hãy thực tế một chút đi con. Gia đình mình nghèo, con là anh cả trong nhà thay ba con làm cột trụ gia đình, con nên chọn một nghề có thể nuôi sống gia đình và giúp đỡ bà con nội ngoại còn đang sống nghèo khổ thiếu thốn ở Việt Nam. Sau này, con vẫn có thể học thêm những món ưa thích kia cho con vui và giải trí, nghe lời me đi con.
Thế là Linh chọn nghề bác sĩ, ngành giải phẫu cho Mẹ vui lòng với lý do rất nhân bản là để cứu giúp những người đau ốm bệnh tật ngoài việc kiếm đủ tiền nuôi gia đình.
Nga là một đứa con gái hiền lành, nền nếp dễ bảo, lúc nào cũng muốn làm vừa ý mẹ, nó học làm dược sĩ để cùng hợp tác với Linh trong vấn đề thuốc thang cho bệnh nhân. Hai anh em vẫn thường bàn cãi sôi nổi về những phát minh y khoa và dược khoa.
Nhi, bé út nhưng ngỗ nghịch và hay lý sự nhất nhà. Mặc dù rất thương mẹ, nhưng đôi khi cũng làm phật ý mẹ, Nhi luôn làm theo ý mình. Nó bảo trong nhà có hai bác sĩ là quá nhiều rồi, nó muốn làm kỹ sư. Nhờ có dòng máu thông minh của cả ba lẫn mẹ, Nhi đã trở thành một chuyên gia xuất sắc trong ngành của mình và làm chủ nhiều bằng phát minh.
Người bạn mà tôi rất thương yêu và khâm phục ấy, một người đàn bà chân yếu tay mềm như thế đó, trải qua bao nhiêu gian truân, đau thương trong cuộc đời, đã đơn thương độc mã chiến đấu với cuộc sống mới khó khăn trên đất Mỹ, bắt đầu với hai bàn tay trắng cùng ba đứa con nhỏ dại và mấy cái khăn tang dấu kín trong lòng đã vượt thoát khỏi nghịch cảnh, tự xây dựng cho mình một cơ sở làm ăn vững vàng nhờ bản tính trung thực, nhã nhặn và ba đứa con thành công trong những lãnh vực khác nhau.
Đã gần 35 năm, kể từ ngày mẹ con Hà đến được nước Mỹ. Còn số phận của Phong, người chồng mất tích trong chuyến vượt biển trước đó thì sao?
Sau chín ngày lênh đênh trên biển cả, con tầu hết dầu, chết máy, thả neo trông đợi thuyền tàu nào tới cứu. Rồi ngày qua ngày, không thấy gì ngoài bầu trời mênh mông và biển dữ cuồng nộ. Khi thì mưa tầm tã, lúc lại nắng chang chang rát mặt, đêm bao la đen tối đến rợn người. Những mảnh khăn trắng treo trên cột buồm không mảy may làm xúc động những con tầu đi ngang, những lời lạy lục van xin cũng không động tâm những người trên các chuyến tàu vô tình kia.

Mỗi ngày là một thách đố cho sự sống còn của mấy chục mạng người trên chiếc thuyền mong manh ấy. Lương thực đã hết. Cái chết đầu tiên đã làm mọi người hoang mang, hoảng loạn. Ngày hôm sau, hôm sau nữa lại thêm những cái chết cô đơn trong đói khát, nằm ngồi ngổn ngang. Tiếng khóc than tuyệt vọng tắt dần. hần Phong, cũng chỉ còn sức để lặng lẽ cầu nguyện.
Thuyền cứ lênh đênh trôi cho đến khi vừa nhìn thấy bờ ở xa xa thì chiếc tàu bị đội lên, một tiếng soạc khủng khiếp và chiếc tàu bị nứt rạn do đá tảng cứa vào, tiếng la hét vang dội, nhưng không ai còn sức lực nào để có thể bơi vào được tới bờ.
Phong chỉ nhớ được rằng khi chiếc tàu lật úp, đập lên người Phong, chàng thấy đau nhói ở đùi bên trái và máu ra lênh láng, chàng cố vẫy vùng trong tuyệt vọng, cuối cùng bám được một mảnh gỗ của chiếc ghe, phó mặc cho số mạng…
Sau cơn trôi dạt vô vọng không biết bao lâu, Phong bỗng thấy quanh mình lao xao tiếng người, rồi chàng dần hồi tỉnh. Một thanh niên cho Phong biết là khi tàu của họ được vớt sau khi đã chết gần hết thì thấy trên bờ xa xa hình như có một thân người, họ đến nơi thấy chàng còn thoi thóp thở nên kéo chàng nhập chung vào nhóm người cùng ghe của họ và tất cả 9 người đều được hội Hồng Thập Tự chăm sóc sức khỏe.
Phong bị con thuyền đập vào gẫy chân trái, máu ra nhiều mà không được cứu chữa ngay, nên bị nhiễm độc và bác sĩ phải cưa chân trái của chàng tới trên đầu gối.
Lúc tỉnh dậy, Phong thấy mình cụt một chân, tay trái bị bó bột, toàn thân đau đớn vì xương sườn bị dập. Thấy mình đã thành người tàn phế, chàng không muốn sau này trở thành gánh nặng cho vợ con nếu chàng may mắn tìm được họ vì vậy chàng chỉ muốn tự vẫn, hóa kiếp cái hình hài dị dạng này cho xong một đời người. Một tuần sau mọi người đã có mặt trên đảo Pulau Bidong, Mã Lai Á.
Nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhất là sự chăm sóc tận tình của một nữ y tá người địa phương tên Wani Avarat và lời khuyên răn của những thuyền nhân khác, Phong dần dần nguôi ngoai nhưng vẫn nhất quyết không trở thành một gánh nặng cho vợ con với một tinh thần sa sút và một thân xác tàn tật.
Cô y tá Wani, một người đàn bà trẻ góa chồng và không có con, tìm thấy trên mặt của chàng còn phảng phất nét thông minh tuấn tú của một người có học thức dù bao năm bị tù đầy vùi dập và chuyến vượt biển thập tử nhất sinh của Phong nên ngoài việc lưu tâm săn sóc thể chất, cô luôn luôn động viên tinh thần cho Phong. Chờ khi Phong tỉnh táo, cô đã đề nghị với chàng để cô bảo lãnh ra sống với cô ở Mã Lai với lời hứa là Phong có thể đi tìm và trở về với gia đình của chàng bất cứ lúc nào.
Nhờ có sự khuyến khích của cô Wani, Phong dần dần hồi phục. Sau khi đã được lắp chân giả, Phong đi học lại và cũng theo ngành y tá. Hai người sống với nhau hạnh phúc cho đến hai năm trước đây, cô Wani bị bệnh ung thư. Để đền đáp mối ân tình cho người đã cứu mạng sống của mình, Phong đã tận tụy săn sóc Wani, nhưng cuối cùng, Wani vẫn không thể vượt qua cơn bệnh ngặt nghèo. Hai năm trước đây, Wani đã giã biệt cõi đời. Từ đó Phong xin làm thiện nguyện và rồi trời đã xếp đặt cho chàng có cơ duyên làm việc cùng toán với Linh, một bác sĩ giải phẫu từ Hoa Kỳ sang làm thiện nguyện tại một làng nghèo bên Mã Lai.
Ngày cuối của công việc thiện nguyện, sau khi đã hoàn tất một ca giải phẫu cho bệnh nhân, Bác Sĩ Linh mời Y Tá Phong ra ngoài sân bệnh viện uống cà phê cho tỉnh táo. Sau mấy ngày làm việc với ông y tá đứng tuổi của địa phương có nước da nâu sạm và đôi tay gân guốc, hai người đều đeo khẩu trang nên Linh không thấy rõ chi tiết trên khuôn mặt, ngoại trừ đôi mắt sâu thẳm u uẩn của ông ta. Nay xong công việc, khẩu trang đã gỡ bỏ, thong thả bên ly cà phê, bác sĩ và y tá biết nhau cùng là người Việt, trò truyện bằng tiếng Việt, Linh bỗng cảm thấy một cái gì gần gũi thân quen khác thường.
Khi ông Phong cúi xuống dập tàn thuốc lá, nhìn khuôn mặt khắc khổ của người bạn lớn tuổi mới quen, Linh bỗng giật mình khi thấy trên cổ ông ta một sợi dây chuyền có tượng Phật Bà. Phải rôi, cũng sợi dây chuyền ấy, tượng Phật Bà ấy, Linh từng thấy Mẹ mang trên cổ hàng ngày. Cho tới bây giờ, thỉnh thoảng mẹ vẫn mân mê cái tượng đã xám xỉn lâm râm lời cầu nguyện. Linh kiên nhẫn gợi chuyện và ngồi yên lắng nghe về chuyến hải hành đầy khủng khiếp của Phong.
Bây giờ thì Linh đã chắc chắn người y tá già ngồi trước mặt là người cha mất tích suốt tuổi niên thiếu của mình vì nơi chốn và ngày đi của ông ấy đều trùng hợp với cha mình.
Hai bố con nhận ra nhau. Linh ôm ông, chàng khóc như chưa từng khóc trong đời, chàng thương cho sự bất hạnh của Ba và nhất là cho Mẹ đã bao năm vò võ ở vậy nuôi con chờ chồng.


Trên đây là chuyện do chính Linh kể lại cho tôi nghe. Chú bé 13 tuổi khi theo mẹ đến Mỹ năm xưa nay đã là một bác sĩ giải phẫu 48 tuổi. Hàng năm, thay vì đi du lịch ngắm thắng cảnh thế giới, Bác Sĩ Linh dành 2 tuần lễ nghỉ phép, đi theo đoàn thiện nguyện đến chữa bệnh ở những nơi mà người dân thiếu may mắn trong vùng Đông Nam Á. Nhờ đó mà sau 35 năm thất lạc, bố con có dịp nhận ra nhau. Giấc mơ đoàn tụ bao năm thành sự thật. Sinh nhật mẹ Hà cũng sắp tới. Đâu còn món quà sinh nhật nào quý hơn. Mọi thủ tục bảo lãnh, đưa Bố Phong từ Mã Lai vào Mỹ được lặng lẽ hoàn tất. Mọi diễn tiến, với sự đồng ý của bố, anh em Linh giữ kín, mẹ Hà hoàn toàn không hay biết.
Là người thân trong nhà, tôi được các cháu của Hà nhờ mời dùm đông đủ các bạn học cũ của chúng tôi từ thời ở Tuy Hoà về dự sinh nhật mẹ năm nay. Nhưng cũng chỉ tới giờ chót, mới được cho biết câu chuyện, mà còn nghe cháu Nga dặn đi dặn lại “không cho mẹ biết trước, nghe dì”.
*
Sinh nhật của Hà năm nay được tổ chức tại nhà cháu Linh. Tuổi sáu mươi sắp đến, nhưng Hà vẫn tươi tắn, rạng rỡ cùng các con chào đón các bạn cũ, bạn mới.
Trong phòng khách rộng lớn của ngôi nhà, bánh sinh nhật và các bàn ăn đã sẵn sàng. Đúng giờ phút định trước, ánh sáng thay đổi. Hà được mời đứng giữa Linh và Nhi, con trưởng và con út. Tất cả được thông báo bắt đầu những phút trân trọng nhất của đông đủ gia đình cùng ra mắt trong tiệc sinh nhật. Linh rời mẹ, trong lễ phục nghiêm chỉnh, bước lên mấy bước, cầm micro, hướng về phía mẹ Hà:
– Thưa Mẹ. Chúng con xin cám ơn Mẹ và tất cả bà con bạn bè có mặt hôm nay. Đây là lần đầu tiên đông đủ gia đình ta cùng mừng sinh nhật mẹ. Xin mẹ cho phép con có vài lời về gia đình chúng ta. Hơn bốn mươi năm trước đây, Sài Gòn sụp đổ, miền Nam đổi chủ, bố chúng con phải đi tù cải tạo.

Từ ngày ấy, tuy còn là đứa trẻ mới sáu bẩy tuổi, con vẫn không quên những ngày tháng mẹ vất vả, cực nhọc thay bố nuôi chúng con. Sau 6 năm tù đầy, trở về với gia đình không được bao lâu, mẹ lại phải cắn răng để Bố một mình ra đi và từ đó mất tích. Có tin chuyến tầu vượt biển có bố đi theo đã tan tành, không còn ai sống sót. Sau nhiều tháng vô vọng, mẹ lại một mình mang chúng con ra đi, lo cho chúng con thành người trên đất Mỹ. Đã 35 năm qua, hàng ngày, mẹ không ngừng cầu nguyện gia đình có ngày được đoàn tụ. Hôm nay, xin Mẹ quay nhìn sang phía trái…
Không chỉ Hà mà tất cả cùng nhìn theo hướng tay của Linh. Từ bao giờ, trên lối đi từ phía cầu thang, em gái Nga của Linh xuất hiện trong áo dài vàng rực, bên vai Nga là một người đàn ông cao gầy. Trong ánh nến bập bùng ven lối đi, cả hai đang bước ra. Từng bước. Từng bước chậm.
Cả sảnh đường bỗng im lặng tới mức nghe được từng hơi thở.

– Thưa Mẹ, Linh tiếp tục nói, em Nga đang cùng Ba bước về phía Mẹ. Hôm nay Ba đã trở về từ một nơi xa xôi để dự lễ sinh nhật của Mẹ và đoàn tụ với gia đình. Và thưa Ba, Mẹ và em Nhi đang chờ Ba. Thưa bà con, thưa các bạn, sau bao năm cầu nguyện, đây là lần đầu tiên Ba Mẹ chúng tôi chúng tôi thấy lai nhau. Cám ơn Trời Phật đã đáp ứng lời cầu nguyện kiên trì của bốn mẹ con mình.

Hai bố con Phong và Nga đã đến trước mặt mẹ con Hà. Họ đứng lặng nhìn nhau. Hà bước tới, tưởng như mình đang bước trong cơn mơ. Đúng Phong đây rồi, Phong bằng xương bằng thịt vẫn thường hiện ra trong giấc ngủ của nàng làm lệ ướt gối chăn. Dù có bao nhiêu nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt, dù có bao vết thương, vết sẹo trên thân thể chàng, dù Phong có bước đi chân thấp chân cao, đây vẫn là người chồng mà Hà một đời yêu thương mong nhớ và chung thủy đợi chờ. Họ lặng lẽ ôm nhau. Linh cũng đã lặng lẽ bước lại đứng cạnh bố mẹ và các em. Đúng là đông đủ cả nhà đang đoàn tụ. Cả sảnh đường đang im lặng bỗng cùng lúc vỡ òa. Rồi Phong sẽ nói, Hà sẽ nói, không biết bao lời chúc tụng sẽ được nói lên.
Ai bảo là “phước bất trùng lai?”
Cuối cùng thì bạn tôi sau những đau thương, mất mát khủng khiếp trong cuộc đời, bây giờ được đền bù xứng đáng.
Tôi trao cho Hà món quà sinh nhật của tôi tặng và Linh được yêu cầu đọc mấy dòng tôi viết trong tấm thiệp mừng bạn. Đó là mấy câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
Tôi đã chép những câu thơ trên cho bạn tôi và viết thêm đoạn tường thuật này tặng chung các Bà Mẹ Việt Nam.
Lê Nguyễn Hằng
 

Saturday, June 3, 2017



VĂN QUANG * NGÀY THÁNG CHƯA QUÊN


GS. ĐÀM TRUNG PHÁP: NỖI NIỀM NGHIỆT NGÃ TRONG THƠ ĐINH HÙNG

ĐÀM TRUNG PHÁP: NỖI NIỀM NGHIỆT NGÃ TRONG THƠ ĐINH HÙNG

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017


Đinh Hùng qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu 1967 tại Saigon trong một ngày gió mưa tầm tã, lúc mới 47 tuổi. Vài tuần sau đó, Vũ Hoàng Chương (người anh rể cũng là thi hữu thân nhất của Đinh Hùng) đã nói chuyện rất cảm động về cuộc đời của nhà thơ yểu tử tại Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Qua bài nói chuyện “Nhớ Đinh Hùng” của ông, ta được biết vì đâu mà Đinh Hùng có cái “nguồn thi hứng ảm đạm bi thương đến rùng rợn tê điếng cả tâm hồn.” Năm Đinh Hùng 11 tuổi, chị Tuyết Hồng, một hoa khôi 18 tuổi đời, vì buồn chuyện tình duyên đã tự trầm tại Hồ Trúc Bạch. Vài tháng sau, thân phụ thất lộc khi chưa đầy 50 tuổi. Và 3 năm sau nữa, chị lớn nhất mang tên Loan cũng qua đời trong tuổi thanh xuân! Trại Trung Phụng, sản nghiệp to lớn nhà họ Đinh, vẫn theo lời Vũ Hoàng Chương, “quả là một gia tài đẫm lệ; bộ xương khô và lưỡi hái dài nanh ác lúc nào cũng như lẩn quất trong hang cây khế, cây cam.” (Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1969).


Đang học chương trình tú tài thì Đinh Hùng bỏ học để bắt đầu đi tìm những say mê của đời phóng khoáng:
Ta ném bút, dẫm lên Sầu một buổi,
Xa vở bài, mở rộng Sách Ham Mê,
Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về,
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn.
Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn,
Sớm như chiều hư thực bóng hoa hương.
Ta ra đi tìm lớp học thiên đường,
Và khi đó thì mẹ yêu ngồi khóc.
(Khi Mới Nhớn)

Cái “bóng hoa hương” quan trọng nhất đời Đinh Hùng là một người bà con có họ xa, mang tên Liên, mà nhà thơ đã yêu từ “độ em còn trèo cây khế, vin hai quả xanh bên tường.” Nàng lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp và tươi tắn:
Nắng vàng năm xưa đã tắt,
Cô bé ngày xưa lớn rồi.
Hoa hồng vừa nở trên môi
Và một trời thu trong mắt.
. . . . .
Em là Tiên Nữ diễm kiều,
Vin hái hoa trong vườn quý.
Dò theo những bước hương yêu,
Còn tôi đi làm thi sĩ.
(Tiếc Bướm)

Tiên Nữ diễm kiều đã có với nhà thơ nhiều kỷ niệm khó
phai:
Người đẹp ngày xưa tên giống hoa,
Mùa xuân cây cỏ biếc quanh nhà.
Thùy hương phảng phất sen đầu hạ,
Lén bước trang đài tới gặp ta.
. . . . .
Yểu điệu phương đông lướt dưới đèn,
Ta nằm mộng đẹp đêm thần tiên.
Dáng xuân nghiêng mặt cười không tiếng,
Lửa hạ lên rồi … Ôi Ý Liên!
(Liên Tưởng)

Bài thơ phảng phất chất thơ Charles Baudelaire, một nhà thơ Pháp thuộc thi phái Tượng Trưng mà Đinh Hùng ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởng không ít (Đinh Hùng 1971). Thi phái Tượng Trưng yêu chuộng những biểu tượng riêng tư, giữa cả rừng biểu tượng trong thiên nhiên (Michel Quesnel 1987). Nhiều từ ngữ trong hai đoạn thơ ở trên chứa đựng ý nghĩ về “hoa sen” (tên giống hoa /sen đầu hạ / lửa hạ / Ý liên) đều là những biểu tượng riêng tư giữa nhà thơ và người yêu trong thơ. Những “mạch nguồn giao cảm” (ngôn từ của Đinh Hùng) thấy trong “Liên Tưởng” rất có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của bài  “Correspondances” của Baudelaire – trong đó những mùi hương, những màu sắc và những âm thanh tương ứng.

Đinh Hùng và Ý Liên yêu nhau tha thiết trong tuyệt vọng. Nàng qua đời vì bệnh lao khi Đinh Hùng 20 tuổi (có lẽ lúc ấy Ý Liên tuổi chưa đến 20). Mất nàng, nhà thơ đau khổ đến điên dại. Cái ác nghiệt của Thần Chết lần này thực quá sức! Đã đến lúc nhà thơ chấp nhận cái chết, như thấy trong hai câu bi thảm trong thi tập “Mê Hồn Ca”:
Đi đi cho hết dương trần
Ngày mai tìm bóng Tử Thần mà yêu.

Từ cái định mệnh nghiệt ngã ấy, thi nhân đã viết lên những lời thơ âu yếm – nhưng cũng ma quái vô cùng – để nhắn vọng về thế giới bên kia, nơi có người yêu chàng hiện hữu:
Ta gửi bài thơ anh linh,
Trời cuối thu rồi … Em ở đâu!
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.
. . . . .
Hỏi người trong mộ có rùng mình?
Nắm xương khô lạnh còn ân ái?
Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?
(Gửi Người Dưới Mộ)

Con đường ngắn nhất để đi vào thế giới siêu tưởng của Đinh Hùng cũng là con đường Charles Baudelaire đã chọn, đó là kết bạn với nha phiến. Trong bài “La Vie Antérieure” (Tiền Kiếp) của thi tập “Les Fleurs du Mal” (Ác Hoa), Baudelaire đã cho hồn phách phi lạc về kiếp trước để thấy mình như vua chúa sống trong cung điện nguy nga, an nhàn hưởng lạc thú đầy hương sắc. Nếu cái nhựa đắng thoát trần đã giúp Baudelaire quên đi nỗi buồn thế sự và trở về với cái quá khứ uy nghi giả tưởng của mình, thì nàng tiên nâu đã giúp Đinh Hùng chuyển cái tê mê nha phiến sang khoái cảm ái tình:
Trong im lặng, tôi rùng mình nín thở,
Cầm tay em, nâng từng ngón tay hoa.                                               
Tình yêu tràn trong thớ thịt, làn da,
Tình yêu rợn tự đầu mày chân tóc.
(Giáp Mặt Phù Dung)

Trong thế giới siêu tưởng, Đinh Hùng đóng hai vai trò mâu thuẫn, khi thì hiền lành lúc thì dữ tợn. Chàng đã gặp nhiều người đẹp mang tên nên thơ như Nữ Chúa Sầu, Em Huyền Diệu, vân vân, thường là những nhan sắc liêu trai trong thi tập “Đường Vào Tình Sử.”
Ta thường có những buổi sầu ghê gớm
Ở bên Em … Ôi, biển sắc rừng hương!
Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm,
Em đến đây như đến tự thiên đường.
(Kỳ Nữ)

Đối với những giai nhân giả tưởng ấy, thi nhân lãng mạn và tình tứ lắm:
Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ,
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy khi tình tự,
Ta sẽ đi về những cảnh xưa
(Tự Tình Dưới Hoa)

Ngược lại, trong một bài thơ khác, chàng đóng một vai rất dữ tợn. Đó là một con người nguyên thủy vóc dáng cổ quái, từ thiên nhiên huyền bí trở về đô thị tìm người yêu:
Ta về đây, lạ hết các người rồi,
Lạ tình cảm, lạ đời chung, cách sống.
Trong bỡ ngỡ duy lòng còn chút mộng,
Ta đi tìm người thiếu nữ ngày xưa.
Nàng không mong, ta đi đến không ngờ,
Giây phút ấy thực mắt nhìn tận mắt,
Ta mỉm cười bỗng thấy nàng che mặt
Ta giơ tay, nàng khiếp sợ lùi xa.
(Bài Ca Man Rợ)

Bị nàng ruồng rẫy, thi nhân điên lên như một con thú dữ, giết nàng tàn bạo, phá tan thành quách, rồi bình tĩnh trở về cõi nguyên thủy:
Ta thản nhiên, trở lại núi rừng,
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng.

Phải chăng nỗi cô đơn bi thương trong cuộc sống trần thế đã xâm nhập cõi thơ siêu thực của Đinh Hùng, nơi mà nhà thơ chạy trốn cuộc đời? Ta thương cảm cho định mệnh thảm thê của Đinh Hùng, nhưng cũng chính nhờ vào cái kiếp sống tuyệt cùng vô vọng đó mà ta được đọc những vần thơ trác tuyệt nhất của ông – một nhà thơ lớn đã dùng thơ để bất tử hóa cái định mệnh quá bi thương của mình.

THƯ TỊCH

Đinh Hùng (1971) Đốt Lò Hương Cũ. Saigon: Lửa Thiêng. 
Đinh Hùng (1972) Mê Hồn Ca. Saigon: Khai Trí. 
Đinh Hùng (1961) Đường Vào Tình Sử. (Đại Nam in lại tại Mỹ, không đề năm nào). 
Michel Quesnel (1987) Baudelaire, Solaire et Clandestin. Paris: Presses Universitaires de France. 
Thi Vũ (1993) Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam. Paris: Quê Mẹ. 
Trung Tâm VBVN (1969) Câu Chuyện Văn Chương. (Xuân Thu in lại tại Mỹ, không đề năm nào).

                                                             

VƯƠNG TRÍ NHÀN * GIÁO DỤC HAI MIỀN

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Vương Trí Nhàn Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115).2014
10:31′ SA – Thứ ba, 03/02/2015

Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm. Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học VN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài. Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.
Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.
Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài Gòn.
sách giáo khoa
KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH
Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới phục vụ.
Ngay từ những năm 1948 – 50, nền giáo dục tự phát trước tiên đã hình thành ở các vùng hồi trước gọi là vùng tự do; không chỉ Việt Bắc, những vùng tự do này tồn tại ở cả Nam bộ, rồi nam và trung Trung bộ, rồi tập trung và có ý nghĩa nhất với tương lai giáo dục là những quan niệm, những cách hình thành, các trường sở… về sau.
Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh.
Nhờ có tinh thần yêu nước và những bài bản đã học được trong các nhà trường Pháp thuộc, nên ban đầu, nền giáo dục này có tạo được một số hiệu quả nào đó.
Việc kéo nhau lên Việt Bắc lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ một hai năm. Sống tạm bợ ít ngày cần gì. Nhưng rồi đường lối trường kỳ kháng chiến tiếp thu được từ Trung quốc được quán triệt khiến mọi mặt hoạt động được đặt lại trong đó có công tác giáo dục. Làm theo ý chí hơn khả năng thực tế. Quan niệm giáo dục chưa hình thành cũng phải làm.
Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng .
Trong khi ở khu vực kháng chiến hình thành nền giáo dục như trên thì, ngay từ trước 1954, một nền giáo dục do người Pháp mở từ trước cũng đã tồn tại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, và rõ nhất là ở Sài Gòn, và sau này chuyển giao, phát triển trở thành giáo dục miền Nam.
Đối tượng của những so sánh đối chiếu dưới đây là hai thực thể quá khác nhau, còn phải nghiên cứu công phu, ý kiến của chúng tôi chỉ mới là những phác thảo sơ bộ.
CHUẨN VÀ PHI CHUẨN
Đáng lẽ khi hòa bình lập lại những người kháng chiến đã trở về Hà Nội cái tinh thần giáo dục phi tiêu chuẩn hôm qua cần phải vượt qua, thì — như một thói quen và kết quả của một hiểu biết thiển cận — nó lại ăn sâu vào mọi mặt, chi phối cách hình thành và những định hướng lớn của GDMB
Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng.
Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm — rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng.
Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận nòng cốt là những giáo sư đã học tập ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở về.
Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. GDMN cũng theo, GDMB thì không.
Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế “một cái đầu”.
Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học. Rồi rộng hơn câu chuyện của riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.
Tính phi chuẩn bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.
Sau mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền Bắc buộc miền Nam phải theo.
Tạm ví một cách thô thiển: như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi, chứ đâu có đứng yên.
KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM
Về bộ máy giáo dục
Có dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn trước 75, tôi nhận ra một sự thật — hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực. Nó có nguyên tắc tổ chức riêng và những con người riêng của nó.
Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng.
Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện — là người do triều đình cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.
Tôi cảm thấy điều này được GDMN tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định. Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.
Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen. Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do Ủy ban cử sang. Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua. Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.
Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được – người ta hiểu vậy.
Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở thời Việt Nam dân chủ cộng hòa kể với tôi là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai.
Nhưng về sau, do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.
Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không phải à uôm hoặc phe cánh chạy chọt, như hiện nay.
Vả chăng vấn đề không phải chỉ riêng ông bộ trưởng, mà là mọi cấp quan chức của giáo dục.
Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ gíáo dục khoảng cuối 2013 cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.
Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào. Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.
Một kỷ niệm nữa có liên quan tới việc giáo dục phụ thuộc chính trị một cách thô thiển. Những năm 55 – 58, tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng đường để hoan nghênh các vị khách quý.
Ở các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến. Người ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. Còn những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, thì không ai cần biết.

(Sách giáo khoa miền Nam Việt Nam 1954-1975. Nguồn: HCT)
Những nguyên tắc căn bản của giáo dục
Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng. Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.
Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đã nói, quan chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh Liêm, đã nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản khai phóng dân tộc những nguyên tắc này đã ghi trong Hiến pháp VNCH 1967.
Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba thì hoàn toàn người làm GDMB không có một ý niệm gì hết.
Về tính dân tộc
Ta hãy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn thì khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc trước tiên là việc dân mình tự làm lấy giáo dục của mình. Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ý làm ngược với những bài bản thời thuộc địa.
Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và được coi là tư tưởng chỉ đạo. Thì cũng là cách hiểu trong giáo dục.
Một khía cạnh khác trong cách hiểu về tính dân tộc của miền Bắc. Không phải là những người làm giáo dục không biết chỗ yếu kém vốn có. Để tự trấn an, người ta biện hộ rằng trong cái vẻ luộm thuộm nhếch nhác, hình như GDMB đang trở lại với nền giáo dục của ông cha ta ngày xưa thời trung đại, chỉ cốt phát huy tinh thần hiếu học của con người.
Dân tộc trong trường hợp này, dân tộc đồng nghĩa với “ta về ta tắm ao ta”, từ chối những đổi mới hiện đại. Cũng chính là những lý do được viện dẫn khi, trong đời sống văn hóa, người ta kéo nhau trở lại với các phong tục cổ hủ và khuếch trương mê tín đến một mức độ người xưa không thể tưởng tượng.
Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.
Về tính nhân bản
Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.
Phần thì xã hội ở đây đã xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển; phần nữa thì đang trong thời chiến tranh, không thể nói nhiều đến tình người, nó xâm hại ý chí chiến đấu.
Khi cần phải nói chuyện với thế giới, các nhà tư tưởng miền Bắc cũng công nhận nhân đạo chủ nghĩa là lý tưởng tốt đẹp và giáo dục phải có nhiệm vụ hướng tới.
Nhưng trong thực tế, cách lý giải nghĩa về chủ nghĩa nhân đạo thường giản đơn và cổ lỗ. Lại thường giải nghĩa rất mới: “chủ nghĩa nhân đạo cao nhất là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công”.
Trong bài Đế quốc Mỹ phải là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta của Chế Lan Viên, người ta còn thấy những câu thơ mà có lẽ con người ở các xã hội khác không sao hiểu nổi:
– Miền Nam ta ơi
Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất
Ngọn súng trường ta ơi ngọn súng rất nhân tình
Giới giáo dục miền Bắc cũng theo sự chỉ đạo đó.
Cách giải thích về nhân bản của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu , nó gần với cách hiểu của phạm trù này ở các xã hội hiện đại. Hãy thử đọc một số sách thuộc tủ sách giáo dục của nhà xuất bản cũng tên là Trẻ, in ra ở Sài Gòn khoảng mấy năm sau 1970. Lúc này, một nhóm các nhà giáo dục, có lẽ mới đi học Anh Mỹ về, lập nhóm và đã công bố nhiều tài liệu mới viết có, vừa được dịch có. Khi bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc viết:
Mục đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt được nhân cách, các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể sống trọn kiếp nhân sinh […] nghĩa là giúp họ thể hiện được con người của mình trong ý nghĩa “con người là một hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.
Cách hiểu như thế này cố nhiên không bao giờ được đề lên như mục đích của GDMB. Với các nhà giáo Hà Nội, nhất là vào thời kỳ sau khi Hà Nội được tiếp quản từ tay người Pháp (10-1954), không làm gì có những con người chung chung. Mỗi con người đều thuộc về một giai cấp do đó họ phải sự chỉ đạo của các đảng phái đại diện giai cấp của họ. Cách hiểu của GDMN: chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa thì hoàn cảnh hiện thời không cho phép người ta tuân thủ.
Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân. Thế thì làm sao có thể tính chuyện nghiên cứu về con người cá nhân, và giúp lớp trẻ thực hiện bản thể cá nhân vốn có trong họ được! Cái luận điểm từng được thống nhất nêu ra trong các văn bản miền Nam
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ý một điểm, đó không phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà còn là nguyên lý chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga xô viết.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đã nói, có một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:
– Xét chung thì nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhằm biến con người thành một công cụ sản xuất [và ở VN là chiến đấu – VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đã trở thành công cụ của guồng máy cộng sản thì mất hết nhân tính. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)
Có thể mượn để nói về GDMB.
Về tính khai phóng
Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.
Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.
Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.
Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.
Trong cuốn Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX.
Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu. (sđd tr138 )
Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội phát triển trí lực và hoàn thiện tính cách cá nhân, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Bởi vậy giáo dục không hể trở thành công cụ đặc biệt giúp cho những kẻ muốn thao túng xã hội theo đuổi những mục đích xấu xa. Việc dạy dỗ tại nhà trường phải hoàn tòan trao cho các nhà giáo độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất cứ đảng phái chính trị hay tôn giáo nào (sđ d tr 143).
Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói. Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận. Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là cần khai phóng thì mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.
Nhìn theo cách nào thì khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nóicũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đã làm ngược lại.
Hẳn là không xa sự thật lắm nếu kết luận trong khi giáo dục thế giới và GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín. Trong khi GDMB chỉ hướng tới các mục đích trước mắt – một tinh thần thiển cận sát mặt đất–, thì tinh thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp cho người ta hướng tới tương lai.BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 471

Trong cuốn Các vấn đề giáo dục đã nói, ở tr 204 tập I, tôi còn thấy các tác giả dẫn lại một câu của Kant:
Mục đích của giáo dục là huấn luyện trẻ không phải chỉ nhằm vào sự thành công của chúng trong tình trạng xã hội hiện tại mà nhằm một tình trạng có thể tốt đẹp hơn, hợp với một quan niệm lý tưởng của nhân loại (sđ d tr 204).
GDMN nhằm vào những mục đích như thế mà GDMB thì không.
ĐOẠN KẾT
Giống như xã hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không bình thường.
Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 thì GDMB, xét theo cả chặng đường dài năm sáu chục năm, trong khi cố tìm cốt cách riêng của mình, hóa ra lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.
Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện đại thì GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.
Cần nói thêm là trong khi phải làm giáo dục một cách mò mẫm, những người làm giáo dục ở miền Bắc trước 1975 đã luôn luôn tự nhủ rằng chúng ta đang làm một cuộc cách mạng trong giáo dục và giáo dục ta đang là một nền giáo dục tiên tiến.
Đó là một ý nguyện chính đáng.
Trong chiến tranh, Hà Nội hoàn toàn khép kín. Muốn thì cũng muốn lắm, nhưng trong hoàn cảnh đóng cửa cách ly với thế giới, làm gì có chuyện hội nhập theo đúng nghĩa của nó.
Cuộc sống trì trệ kéo dài.
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.

Saturday, June 3, 2017



GS.PHẠM ĐỨC LIÊN * KHÓA I CAO HỌC GIÁO DỤC 1970

Trường DH Sư Phạm Saigon
Khóa I Cao Học Giáo Dục, 1970

Phạm Đức Liên



A. Dẫn nhập:


1. Cuối tháng 8 năm 1970 (niên khóa 1970/71) lần đầu tiên trong lịch sử Đại học Việt Nam – Viện Đại Học Sài Gòn (qua trường Đại học Sư Phạm – 221 đại lộ Cộng Hòa, Sài Gòn) khai giảng khóa I Cao Học Giáo Dục – hoàn toàn theo quy chế Mỹ.


2. Khoảng 70 sinh viên, anh em chúng tôi nô nức đến lớp – cho những kiến thức hiện đại hóa của đại học Hoa Kỳ. Từ sau đại chiến thứ II (1939/45) – Hiệp chủng quốc Bắc Mỹ nổi bật hẳn lên mà lãnh đạo khối tự do trên mọi lãnh vực nhất là giáo dục (The Power of Education). Cụ thể: The TOP 25 Worldwide Universities, 2014 – thì 23 là US (Harvard, Duke, Stanford, Perdue, Columbia …) chỉ có hai đại học của Anh (UK) lọt vào là: U. of Cambridge (thứ 10) và U. of Oxford ( hạng 11).


B. Khóa I Cao Học Giáo Dục (Master of Education) 1970: (Việt Nam Lục Địa từ năm học 2000/01 kêu là Thạc Sĩ = thì ngớ ngẩn lắm – dzẫn dzơ quá !)


1. Đại học Sư Phạm (Faculté de Pédagogie) Saigon có 1 phó khoa trưởng điều hành chương trình hậu đại học (graduate studies): đó là Tiến Sĩ Huỳnh văn Quảng (Ph.D).


Quí vị giáo sư giảng dạy khóa Cao Học đều tốt nghiệp từ đại học Mỹ. Đó là các tiến sĩ (Ph.D) Dương Thiệu Tống (Columbia U.), Huỳnh văn Quảng , Huỳnh Huynh (Ph.D về Xác Xuất Thống Kê), Nguyễn văn Bằng, Đoàn viết Hoạt (Florida)… và vài giáo sư Tiến Sĩ người ngoại quốc: Mỹ, Ấn Độ … giảng dạy bằng Anh Ngữ.


2. Vì theo lề lối Hoa Kỳ nên khóa cao học được chia làm 2 năm rõ rệt. Năm thứ I, tất cả sinh viên (các ngành: Tâm Lý Giáo Dục, Quản Trị Học Đường, Thống Kê, Giáo Dục … ) đều học chung (tronc universel) những môn học tổng quát (15 lớp x 3 credits = 45 credits (tín chỉ)). Sinh viên phải hiện diện ở lớp học 100% (Attendance Presence = được tính điểm/ từng môn học: 10 đến 15% tùy giáo sư. Sinh viên phải ký tên hiện diện ở lớp học qua tờ điểm danh…) Muốn nhập học năm I, sinh viên phải có Giáo sư Tiến Sĩ bảo trợ.


-Phó Khoa Trưởng Huỳnh văn Quảng cố gắng tổ chức những lớp học từ sau 4 giờ chiều trong tuần và cả ngày chủ nhật, ngày lễ … vì sinh viên chúng tôi đều là công chức (giám đốc, nhân viên của Bộ Giáo Dục, giáo sư trung học đệ nhị cấp, chánh sự vụ sở Pháp Chế…


-Nói là học 15 lớp (15 classes) trong năm thứ I (1970/71) nhưng sinh viên đã phải đến lớp trong gần 3 niên khóa (1970/71 – 1971/72 – 1972/73) nghĩa là học xong 1 lớp lại phải chờ 2-3 tháng mới có lớp mới (vì thầy cô vừa tốt nghiệp Ph.D từ Mỹ về - giáo sư còn như “nửa hồn trên mây”). Xin lỗi quí Giáo Sư Tiến Sĩ.


- Đậu xong 15 lớp (mỗi lớp có quiz, test, final exam và report -20 tới 30 trang - và đừng quên là có điểm Attendance Presence) - sinh viên nhẹ nhỏm vì đã đi được 50% đường cao học. Đậu đủ 45 credits – cũng phong trần lắm ! (nhất là 15 reports = 15 petits memoires).


- Lên năm thứ II, sinh viên học 3-4 lớp chuyên ngành (Thống Kê Giáo Dục , Anh Văn …) rồi viết luận văn (mémoire) cao học với giáo sư bảo trợ và chờ ngày trình luận văn trước hội đồng giám khảo. Khác với học trình cao học – qui chế Pháp – sinh viên làm việc với giáo sư bảo trợ - ngay từ năm thứ I (nghĩa là 1 thầy, 1 trò).


3. Từ năm 1967/68, cuộc chiến Việt Nam quá khốc liệt và dã man (Mậu Thân 1968…) vấn đề du học là cấm kỵ. 70 anh em chúng tôi may mắn – đúng hơn là hớn hở đến giảng đường Đại Học Sư Phạm Saigon – học theo học trình hậu đại học Mỹ (Grad. Program) để tiến thân. Vì là khóa đầu tiên (Cao Học) nên thành phần sinh viên rất hùng hậu:


- Là những nhân viên giảng huấn – đang dạy tại đại học. Đó là những cử nhân làm giảng viên (Chargé d’Ensigment = dạy giờ) làm giảng sư (Chargé de Cours = dạy khế ước). Học cao học để tiến thân còn hiên ngang đứng ở lớp học/đại học. Giáo sư đại học (Prof. Doctor) còn thiếu lắm nên Prof. Maitrise cũng tạm được (đó là những năm đầu 1970). Xin xem: Giáo chức thời Việt Nam độc lập (9/3/1945) và VNCH(1954-1975) của GS. Pham Đức Liên….


- Là những công chức cao cấp của Bộ Giáo Dục (là những giáo sư trung học đệ II cấp thượng hạng, chỉ số lương 690+ và ngoại hạng) đó là Giám Đốc Nhân Viên, Chánh Sở, Thanh Tra Trung Học…


- Là những giáo sư cử nhân (Prof. Licencié) đang dạy tại các trường trung học đệ II cấp, đang làm chuyên viên ở các nha, sở…


- 70 anh em chúng tôi (tương đương 2 trung đội) dùi mài kinh sử - năm thứ I kéo dài đến 3 niên học. Có học, có thi thì có rớt. Đến năm thứ II chỉ còn được 20 sinh viên đi vào chuyên ngành (4, 5 ngành riêng biệt). Mỗi lớp học chuyên ngành chỉ có 3, 5 sinh viên mà thôi! (Hình như chuyên ngành Anh Văn = Cao Học Giáo Dục về Anh Ngữ của Tiến sĩ Dương Thanh Bình chỉ có 1 sinh viên). Vì nhớ những bài toán, lý hóa – lúc học Tú Tài (1957/58) – của Le Bossé, Georges Eve, Réunion des Professeurs – tôi tiếp tục học lên Thống Kê Giáo Dục với GS Huỳnh Huynh – để trở thành chuyên viên / expert of statistics – nghề của thời đại).


4. Xin nhắc nhở: Vào thời điểm 1970 – giáo sư đại học tại Miền Nam theo tiêu chuẩn quốc tế (worldwide standard) là phải có bằng tiến sĩ (Doctorates Degree). Lúc đó chúng ta chỉ có khoảng 100 vị (trừ Doctor-en-Medicine = MD) trong đó STEM(1) là 25! Chia đều cho 3 viện đại học quốc gia (công lập) Saigon, Huế, Cần Thơ = 33 Ông Nghè cho mỗi viện. 85% nhân viên giảng huấn còn lại là: Cao Học, Cử Nhân, Học Giả (như Vương Hồng Sển, Phan Khoang, Bửu Cầm, Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ… = quí vị chưa học đại học một ngày !). Cao cấp nhất là Giáo Sư Thạc Sĩ (Prof. Agrégé = Prof. Post Doc.) thì chỉ Saigon có 8 vị, 3 ở đại học Luật Khoa và 5 cho Y Khoa. Niên khóa 1970/71, VNCH có trên 50,000 sinh viên và 941 nhân viên giảng huấn. Ngay sau đó thì:


- sinh viên tăng nhiều vì Tú Tài 7 điểm (7/20 = 3.5/10 hay 35%)


- nhiều đại học tư xuất hiện: Đại Học Minh Đức (LM Bửu Dưỡng), Đại Học Hòa Hảo (TNS Lê Phước Sang) -1970; Đại Học Cao Đài (LS Nguyễn văn Lộc) – 1971; và nhiều đại học Cộng Đồng (Regina Pacis), khóa đầu tốt nghiệp tháng 5/1972 về Kỹ Thuật và Kinh Thương…


Thế nhưng thầy cô không gia tăng là bao !. Thầy cô đầu tuần dạy ở Saigon, giữa tuần bay xuốngAn Giang (mang y chang tập bài giảng và nhai lại ở đại học Hòa Hảo) rồi cuối tuần bay đi Dalat (vẫn y chang tập cours, lai rai ở giảng đường xứ ngàn hoa). Không có thì giờ nghiên cứu – trong khi : “Teaching to research and research for teaching” . Ấy thế mà du sinh VNCH (STEM (1) only) bắt kịp được đà văn minh, khoa học kỹ thuật của Âu Mỹ (Cao Đắc Vinh/Nguyễn Trãi, Đỗ Y Ngọc/Gia Long…) Báo chí thời đó nói đùa: “Thầy cô đại học là những phi thuyền chữ nghĩa, phi hành gia giáo dục”.


C. Năm thứ I: Kỷ niệm khó quên “chúng mình ba đứa”:


1. Sau mỗi môn học (15 cours) của năm thứ I – sinh viên phải thi cuối khóa (final exam = 40% ) . Điểm của Attendance Presence, quiz, test.. = 40% và 30 trang report = 20%)


Lớp Trắc Nghiệm và Đo Lường Khả Năng Học Tập (Measure and Testing)/1971/72 vừa xong – chúng tôi sẵn sàng để thi vào ngày chủ nhật cuối tuần.


2. Thì tối thứ năm, anh Thụy và anh Tiếu – chạy đến nhà tôi – “đầy hớn hở” (anh Nguyễn Tường Thụy, chuyên viên Nha Nghiên Cứu Giáo Dục – anh Phạm đình Tiếu, Chargé de Cours tại Đại Học Sư Phạm Saigon). Anh Tiếu: “ Thằng Thụy nó bảo: “Chỉ có thằng Liên mới xong – vì nó đi cours/không thiếu một buổi. Mà tao có đề thi của ông Tống ! – hãy cùng giải trong đêm nay”. Prof. Dương Thiệu Tống tiến thân từ giáo viên tiểu học (Ecole Normale) đến Prof Titulaire (GS thực thụ) trường ĐHSP Saigon. Ông là Ed D/ Columbia U. là cây đa cổ thụ trong giáo dục với biết bao kinh nghiệm nên cẩn thận lắm – nhất là thi cử.


3. Dựa vào tập ghi chép (notes) của tôi (ngay lúc ông nói chuyện đời, tôi cũng ghi lại) ba anh em giải trong 3 giờ (bài thi 3 giờ, từ 8 tới 11 giờ tối - cặm cụi mà giải). Vội vàng ăn bát cháo gà rồi ai về nhà nấy cho ngày mai – giáo dục VNCH.


4. Trong phòng giáo sư (ĐHSP Saigon) – có bàn đánh máy stencils và máy quay ronéo. GS Tống quay bài thi rồi vô tình ném ở stencils vào thùng rác. Thầy Tiếu – ngay sau đó – cũng quay ronéo bài thi. Ông bảo: “Liên ơi, tao nghi ngờ - lấy mấy tờ stencils quay lại rồi chạy thẳng đến nhà thằng Thụy vì Measure and Testing nặng về Toán quá!”. Giải xong rồi, tôi vẫn nghi vì thầy Tống có 2-3 bài thi. Có thể ngài sẽ đổi ý vào phút chót hay chăng !. Dù sao ba anh em chúng tôi cũng có dịp đã ôn cours lần chót.


5. Sáng chủ nhật (tôi không nhớ ngày tháng nào) vào phòng thi thì quả là đề thi mà 3 anh em đã giải. Toát mồ hôi, tôi lấy lại bình tĩnh và liếc về phía Nguyễn Tường Thụy… Tôi xem lại bài làm và là trong mấy sinh viên nộp bài thi vào phút chót.


6. Hai tuần sau – sinh viên trở lại giảng đường (thư viện) để GS Tống – trả lại report, bài final exam và điểm của cả khóa học (3 credits). Ngài khen ngợi: “Có những sinh viên đã làm bài thi cuối khóa – more than expect”. Nghe thấy “exceeds expectation” tôi lơ đãng nhìn trời xanh !. Điểm toàn cours, tôi được A+ (A- = 93, 94, 95; A= 96, 97, 98; A+=99, 100). Vì là quy chế Mỹ, MYOB (Mind your own business) – chỉ lúc trình mémoire/ thì hội đồng giám khảo mới công bố: Ưu, Bình, Thứ, Liệt.


7. GS Tống đã ra người thiên cổ!. GS Phạm Đình Tiếu và GS Nguyễn Tường Thụy , “người nấu cháo gà ngon” cũng đều khuất núi. Chỉ còn lại mình tôi !. Kính lạy quí vị dã về cõi tiên.


Toronto ngày đầu xuân 2017

Prof. Phạm Đức Liên.


Ghi chú:
(1) STEM: Science, Technology, Engineering and Math.


GS.NGUYỄN HUY * CƯ DÂN



Kính gởi
Tôi muốn gởi đến diễn đàn một cuốn sách khảo cứu nhỏ (chưa được ấn hành) :TT Ngô Đình Diệm, Quốc sách cư dân để làm tài liệu lưu trữ.
Trân trọng
Tác giả: Lạp Chúc Nguyễn Huy
2415 Place Lafortune O
St Laurent, H4M 1A7
Quebec, Canada
Tel. (438) 386 0638


TT Ngô Đình Diệm
Quốc sách cư dân
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu giáo sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn
             


                              Tác phẩm của Lạp Chúc Nguyễn Huy
         
   Sách sắp in
   Văn Hóa Cao Đài
   Thiên Nhơn Hiệp  Nhứt
   Hệ phái Cao Đài
                   
  Sách đã in
  2016  Âm Dương Ẩm Thực, TT Seatle xuất bản
  2015 Thiên Thư Tòa Thánh , Viện Nghiên Cứu Đạo Cao Đài USA  xuất bản
  2005   Le Caodaïsme, Théorie des Trois Trésors et des Cinq Fluides, Chân Tâm Publisher, California.
                     1995 Triết Lý Đạo Cao Đài, Minh Thiện xuất bản, Canada.
                     1994 Văn Hóa Việt, Nắng Mới xuất bản, Canada.
                     1992  Religion et adaptation: les réfugiés vietnamiens au Canada, Université Laval, Canada. *
                   1990  Fleur de lotus et feuille d’érable, La vie religieuse des Vietnamiens du Québec, Univertsité Laval, mars 1990*
                     1988  Exile in a cold land, a vietnamese community in Canada, Yale Center, U.S.A. *
                    1984 Les Vietnamiens du Québec: profil sociolinguistique, Centre international de recherche sur le bilinguisme,
                               B.136, Québec *.
                    1972    Hịên tình kinh tế Vịêt Nam, 2 tập, Lửa Thiêng xuất bản, Saigon.
                 
                  Bài khảo cứu
                 2008   Des poids et des mesures dans les campagnes du Vietnam, École française d’Extrême-Orient,  (Institut de 
                               Recherche sur le Sud-Est Asiatique, T.2, Paris*
                   1998          Le Thờ Mẫu, un chamanisme vietnamien?, Anthropologie et Société, Université Laval, Québec *
                   1993     De quelques usages du sel dans la culture vietnamienne, Collection Grand Sud No 4,  Prince of Songkhla
                               University, Thaïland
                 1990  Le caodaïsme, Fleur de lotus et feuille d’érable, La vie religieuse des Vietnamiens du Québec, Univertsité Laval, mars 1990*
                   1987          Les Vietnamiens à Québec et leurs problèmes d'intégration, Centre international de recherche sur le bilinguisme,
                               publication B-164, Canada *.
                   1985          The survival of the vietnamese language in Quebec, The Vietnam forum No.6, U.S.A. *
                   1974          Les marais salants de la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T.XLIX.
                   1968          Les formations latéritiques à Bình Dương, Société des Études indochinoises, T.XLIII.
                   1962          Une agglomération de sampans habités à Saigon, C.O.M., T.XV, Bordeaux. *
                         *        Đồng tác giả
  


Mục lục
Dẫn nhập
Phần 1. Cư dân dưới triều đình nhà Nguyễn
1. Dưới triều nhà Nguyễn
Giai đoạn lịch sử mở mang bờ cõi
Mốc di dân đầu tiên
Hướng bành trướng di dân
Doanh điền có tính cách tư nhân
Đồn điền
Khó khăn của khẩn hoang
2. Kênh đào
Kênh đào thời nhà Nguyễn
Kênh đào thời Pháp
Phần 2. Quốc sách cư dân và doanh điền dưới thời TT Ngô Đình Diệm
3. Chính sách định cư 887 917 dân tỵ nạn
A. Khu định cư Cái Sắn
B. Khu định cư Xóm Mới
4. Quốc sách dinh điền
A. Dinh điền Cái Sắn 1
B. Dinh điền Tư Hiền
5. Khu trù mật
A. Khu trù mật Vị Thanh
B. Vùng trù mật Ba Thê
C. Ấp trù mật
D. Ấp chiến lược
6. Thiên nhiên và quốc sách
Nhà và nông địa
Phù sa cổ miền Đông
Vùng trũng đất phèn
Vùng đất hữu cơ
Vùng nước ngọt (Miệt vườn)
Phù sa nước lỡ và mặn
Kết luận


Dẫn nhập
Dưới thời vua Minh Mạng, quan Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên. Để tri ân, dân dựng bia Vĩnh Tế Sơn ở núi Sam, ghi lại lời quan Thoại Ngọc Hầu: «…vỗ về dân sự, mở mang thôn lạc, khai khẩn ruộng vườn; ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫn với khói cơm, chùa chiền trên chót hương tỏa mây lồng, thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy[1]». Cũng trên vùng đất trũng phèn chua, nước mặn này, TT Ngô Đình Diệm đã cho thực thi quốc sách cư dân nối tiếp công trình mở mang bờ cõi của tiền nhân. Ngày xưa thì nhân dân đúc bia đá nhớ ơn, nhân dân ngày nay như chúng tôi thì viết lại trên giấy một trang sử quốc sách cư dân để tưởng nhớ đến TT Ngô Đình Diệm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chính vị nguyên thủ quốc gia trực tiếp chỉ thị, theo dõi và điều khiển quốc sách cư dân, mở mang kinh tế tiếp nối dòng lịch sử nam tiến xuống đồng bằng Cửu Long.
Cuốn sách gồm hai phần.
Phần 1 đề cập đến công trình mở mang bờ cõi bằng chính trị, quân sự và kinh tế dưới triều nhà Nguyễn. Trong phần này, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến :
- đường lối cư dân, mở mang nông địa bằng khuyến khích quyền tư hữu đất đai cuả tư nhân nghèo, vô sản,
-chính sách đồn điền bán quân sự giúp người có tiền bạc chiếm hữu nông địa để trở thành điền chủ.
Dưới thời Pháp, làn sóng di dân chạy theo kênh đào dẫn nước ngọt, ồ ạt kéo xuống vùng đất thấp nước mặn, phèn chua bỏ hoang dưới thời nhà Nguyễn. 
Trọng tâm của phần 2 chú trọng đến công trình mở mang nông địa của nhà Nguyễn được tiếp nối bởi chính sách cư dân có hoạch định dưới thời TT Diệm. Đó là chính sách định cư dân tỵ nạn miền Bắc, quốc sách dinh điền và khu trù mật của Đệ Nhất Cộng Hòa. Mục tiêu chính của quốc sách là tiếp tục cư dân, khẩn hoang các vùng đất thấp phèn chua nước mặn mà nhà Nguyễn chưa hoàn tất vì diện tích lãnh thổ tăng quá nhanh so với dân số.
Cuối phần 2, chúng tôi trình bày sơ lược những điều kiện thiên nhiên khắt khe như vùng trũng đất phèn, đất hữu cơ, nước mặn miền duyên hải mà thôn dân chiếm hữu như thế nào. Nêu nên vài thí dụ khắc phục đất đai của thôn dân ngày xưa nhằm giúp chúng ta hiểu những khó khăn của sự định cư khẩn hoang dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Sau năm 1963, cư dân tạm bợ dưới hình thức làng tỵ nạn, làng Việt Kiều hồi hương từ Miên quốc, làng Chiêu Hồi định cư các cán binh cộng sản hồi chánh, làng Thương Phế Binh dành cho chiến sĩ quốc gia ghi lại nỗi đau khổ của cuộc nội chiến tương tàn giữa người Việt.
 Về tài liệu nghiên cứu, chúng tôi dùng hai nguồn tài liệu chính sau.
1) Tài liệu chính thức của các cơ quan chính quyền: Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn, bộ Nội Vụ, bộ Canh Nông Cải Cách Điền Địa, cơ sở hành chánh địa phương…
2) Tài liệu được chính chúng tôi sưu tầm trong thời gian 1968-1975 và do nghiên cứu trực tiếp tại chỗ cùng với một số bạn bè và sinh viên trường đại học Văn Khoa Sài Gòn.


Phần I
Cư dân dưới
 triều đình
 nhà Nguyễn


1
Dưới triều nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn đã dựng cơ đồ bằng sức mạnh quân sự, thành lũy kiên cố bảo vệ di dân, mở mang nông địa và hoàn tất định ranh giới hiện nay của đồng bằng Cửu Long.
Sau khi dân Việt xuống đến đồng bằng Cửu Long đất hoang rừng rậm, sình lày, nước đọng mênh mông, triều đình áp dụng hai biện pháp chính  là :
- khuyến khích chế độ tư điền vì cấy được lúa, dựng được nhà là điều kiện căn bản bảo tồn định cư theo truyền thống «ruộng là da, nhà là xương». Lưu dân tới đâu là tìm đất khẩn canh, dựng nhà, lập thôn xã tới đó. Xã ấp nương theo các dinh, đạo, bảo có quân lính đóng giữ là mốc bảo vệ bành trướng cư dân. 
- áp dụng chính sách đồn điền bán quân sự hóa để cư dân lập ấp, mở mang nông nghiệp làm nền tảng kinh tế xã hội.
Giai đoạn lịch sử mở mang bờ cõi
Nhà Nguyễn đã áp dụng biện pháp ngoại giao, chính trị lẫn quân sự để mở mang bờ cõi vào miền nam.
Năm 1620, chúa Nguyễn gả một công nữ cho vua Chân Lạp Chetta II và được phép cho người Việt đến lập nghiệp ở Prey Kôr (Sài Gòn).
Năm 1698, chúa sai thống xuất Nguyễn Hữu Kinh vào kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai đặt huyện Phước Long lập dinh Trấn Biên (nay là Biên Hòa), lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình lập dinh Phiên Trấn (Gia Định).
Năm 1679, chúa Thái Tôn sai Xá Sai Vân Trình cầu vua Chân Lạp cấp đất đai cho các bại tướng nhà Minh. Tướng sĩ Long Môn của Dương Ngạn Dịch đến định cư ở Mỹ Tho, binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ đến định cư tại Bàn Lân (Biên Hòa).
Mỗi lần gởi quân sang giúp vua Chân Lạp đánh quân Xiêm xâm lăng hoặc can thiệp vào nội chính xung đột dành ngôi trong triều đình cao miên, chúa Nguyễn đều đòi trả công bằng sát nhập thêm đất đai Cửu Long.
Từ năm mậu ngọ (1738) đến năm đinh sửu, vua Chân Lạp đền ơn bằng dâng đất. Vua Nặc Nguyên dâng Tầm Đôn (Tân An) và Xuy Lạp (Gò Công). Vua Nặc Nhuận hiến Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để xin được phong vương. Vua Nặc Tôn được Võ Vương đưa về nước đã dâng vùng Tầm Phong Long. Để tạ ơn, vua Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long (Châu Đốc, Sa Đéc), Hương Úc, Cần Vọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh (Kiên Giang, Long Xuyên).
Trong vòng một thế kỷ (1658-1759) cả vùng Thủy Chân Lạp từ Biên Hòa đến Cà Mau đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Theo kế «tàm thực», dân chúng từ Bố Chính trở vô được khuyến khích di dân vào Gia Định khai khẩn ruộng đất, xây dựng xã thôn, phường ấp để lập nên lục tỉnh.
Mốc di dân đầu tiên
Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên và Bạc Liêu là những điểm mốc định cư đầu tiên rất quan trọng cho cuộc di dân việt.
Năm kỷ mùi (1673), 3000 binh sĩ với 50 chiến thuyền của các bại tướng nhà Minh được chúa Nguyễn cho vào định cư ở vùng Tiền Giang chưa được kinh lý.
Binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, lên đồn trú ở Bàn Lăng xứ Đồng Nai, khai phá đất hoang, lập chợ phố thương mại, giao thương với người Tàu, Nhật, Tây Dương, Đồ Bà… thuyền buôn tụ đông đảo, phong hóa từ đấy lan ra khắp vùng Giản Phố[2].
Binh sĩ Long Môn của Dương Ngạn Địch vào cửa Tiểu, cửa Đại nương theo thủy triều lớn, vượt qua địa thế sình lày, nước mặn, nước lợ rồi đến vùng nước ngọt ở Mỹ Tho và định cư ở vùng Ba Giồng[3] rất thuận lợi làm canh nông. Tiếp theo, tướng Văn Trinh dẫn binh sĩ của Long Môn đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho rồi dựng nhà cửa, tụ tập người kinh, người thượng kết thành chòm xóm[4]. Tại sao chọn Mỹ Tho làm nơi định cư? Với người Hoa, phong thủy (long mạch, tứ linh, minh đường thủy tụ…) là lý do chính yếu lựa chọn nơi định cư. Địa thế Mỹ Tho nhìn ra Tiền Giang được Trịnh Hoài Đức mô tả như sau :« Cù lao Qui Sơn khuất khúc uốn lưng như hình con rồng…đứng giữa cảnh phong ba, rộng lớn mà cây cối tươi tốt, đất phì nhiêu… cù lao Long Ẩn thì quanh co u ảo, có vực sâu, ở giữa có một cồn, hình dạng có gáy có đuôi, ở giữa sông lớn, chẳng khác con giao long giỡn nước, dấu kín đầu sừng. Hơn nữa là cồn hẹp cây thấp, lại giống con giao long ẩn»[5]. Ngoảnh lại phía sau gặp từng thế đất cao dài của vùng Ba Giồng trông như long mạch thích hợp cho định cư.
Cũng trong thời kỳ này, người Hoa đến quy tụ tại Hà tiên với Mạc Cửu để giao thương với ghe thuyền qua lại trong vịnh Thái Lan. Một số nông dân và thương gia Hoa Kiều quy tụ ở Bạc Liêu, Sóc trăng làm nghề rãy và thương mại.
Hướng bành trướng di dân
Từ năm 1698, mỗi lần sát nhập thêm một vùng đất mới, triều đình cho xây thành đắp lũy, cử quan binh vào cai trị, chia cắt đất đai thành phủ huyện, chiêu dụ dân chúng từ miền Trung vào cư dân lập nghiệp. Vì lưu dân việt lấy nghề trồng lúa làm chánh, nên vùng phù sa nước ngọt tưới bón, thoát thủy dễ dàng của trung tâm đồng bằng đã định hướng tự nhiên cho làn sóng di dân lập ấp, trồng lúa. Công cuộc di dân việt nối liền dần các mốc định cư hoa kiều đầu tiên, men theo phù sa nước ngọt sông Cửu, tựa vào các cứ điểm quân sự như:
- thành trì lớn như thành Sài Gòn, thành Vĩnh Long, thành Châu Đốc án ngữ vị trí chiến lược và giao thông
- thành trì nhỏ của các đạo trấn giữ hai bên sông Cửu như Tân Châu (cù lao Giêng), Đông Khẩu (Sa Đéc),
-đồn binh nhỏ trấn giữ các vàm rạch lớn với binh thuyền kiểm soát giao thông, giữ gìn an ninh.
Doanh điền có tính cách tư nhân
Dưới thời quân chủ, trên lý thuyết, tất cả ruộng đất là thuộc quyền sở hữu của vua. Trong thực tế hành sử quyền hành đó nhằm giảm bớt diện tích đất tư hữu và tăng diện tích đất công (công điền, công thổ). Cuối thế kỷ XIV, luật pháp nhà Hồ cấm mỗi người dân sở hữu trên 10 mẫu ruộng (trừ hoàng tử, công chúa)[6] và luật Hồng Đức cấm lập trang trại.
Trước cảnh đồng bằng Cửu Long bát ngát, đầy rừng rậm hoang vu, sình lày nước đọng, triều đình nhà Nguyễn đã khuyến khích doanh điền của tư nhân bằng những biện pháp thích hợp sau[7] :
-         nếu đất khẩn hoang rộng trên 15 mẫu, thôn dân được tha thuế, miễn dịch, ban chánh cửu phẩm, bá hộ…tùy theo mỗi địa phương.
-         Tiền thuế tư điền nhẹ hơn công điền;
-         được mộ tá điền, nông nô từ các thành phần nghèo đói…
Đến năm 1836, quan kinh lược Trương Minh Giảng cho đo được 630 075 mẫu ở lục tỉnh.
Trước khi người Pháp đến, các lưu dân hướng về miền nước ngọt sông Cửu. Các vùng trũng đất phèn (Đồng Tháp), đất nước mặn gần duyên hải, rừng sát đất hữu cơ miền Cà Mau coi như bỏ hoang.
Từ thế kỷ XVI, áp lực nhân khẩu, loạn lạc đã thúc đẩy một số nông dân hoa kiều nhất là nông dân Tiều[8] đến định cư tại Bạc Liêu, Ba Xuyên, Cà Mau. Địa điểm cư dân tiều là:
-giồng đất cao làm rãy (rau cải xanh, dưa, củ cải làm sái pấu…), trồng cây trái nhất là nhãn;
-đầu vàm sông rạch làm chài lưới (đẩy sịp, đặt đăng nò, dăng lưới)[9];
-ven rừng chồi, làm ruộng muối[10].
Trước nhất nhà Nguyễn bỏ lệ cũ (giảm tư điền, cấm lập trang trại lớn) và đặt lệ mới cho tư nhân phát triển quyền tư hữu đất đai với nhiều tự do và dễ dãi.
Mỗi người dân được tùy nghi chọn đất cao hay ẩm thấp để ở hay cày cấy và chỉ việc đến quan địa phương khai báo là trở thành sở hữu chủ chính thức của mảnh đất đó. Ngay cả việc đóng thuế cũng dễ dãi, người dân được chọn hộc lớn hay hộc nhỏ…
Theo lệ, muốn lập ấp, xin khai khẩn đất hoang, phải có đủ 10 người dân cam kết nạp thuế, hưởng nhiều tự do, ít bị câu thúc. Trịnh Hoài Đức viết : « Pháp chế còn khoan dung, giản dị. Có đất ở hạt Phiên Trấn mà Kiến Trung (sở thuế) làm đất ở hạt Trấn Biên… cũng tùy theo dân nguyện không có ràng buộc chi cả, cốt yếu khiến dân mở đất khẩn hoang cho thành điền, lập làm thôn xã mà thôi…đến như rào mẫu khoảnh sở tùy theo miệng khai rồi biên vào bộ chứ không hạ thước đo khám»[11].
Triều đình còn khuyến khích các người giàu có, quan chức bỏ tiền ra mộ dân khẩn hoang, lập điền ở miền Nam. Giới này được hưởng nhiều ân huệ như được quyền tuyển nông dân, tá điền trong đám dân lậu thuế, tù binh, dân thiểu số[12]. Ngoài ra các chủ điền này còn được miễn thuế, ban thưởng quan chức, thí dụ ai mộ dân lập ấp được 30 người thì miễn xâu thuế trọn đời, 100 người thì được ban chánh bát phẩm. Khi chết các bá hộ trở thành tiền hiền thờ trong đình làng[13].
Đồn Điền
Chính sách đồn điền cư dân lập ấp khẩn hoang bắt đầu từ thời nhà Lê, nhưng thực sự bành trướng trên đồng bằng Cửu Long dưới triều nhà Nguyễn trực tiếp điều hành và kiểm soát.
Mục đích
- bình định đất mới hoang vu. Đồn điền là pháo đài tiền phong của nông dân vừa làm ruộng vừa tập luyện vũ khí,
- giải tỏa áp lực nhân khẩu « đa đinh, điền thiểu» ở miền Trung. Chính quyền khuyến khích nông dân nghèo đói, vô sản gia nhập đồn điền,
- kinh tế. Khẩn đất hoang làm ruộng và đóng thuế lúa. Nguyễn Tri Phương tâu : « Đất Nam Kỳ liền với giặc miên, dân xiêu tán nhiều. Nay mượn điều chiêu mộ để dụ dân về đốc việc khai khẩn để nuôi ăn, thật là một cách quan yếu…»[14].
Định chế
Năm 1830, thành Sài Gòn được chọn làm nơi luyện tập thí nghiệm đồn điền. Binh lính làm đồn điền chia thành 4 đội, mỗi đội 50 người dưới quyền một đội trưởng được hưởng đất vua ban. Hàng năm, đồn điền đóng địa tô là 2 nén bạc, 10 giạ lúa và hàng năm phải về thành Gia Định ôn luyện lại võ nghệ, binh khí[15].
Định chế đồn điền được ấn định trong dụ ngày 1 tháng 1 năm Tự Đức thứ 6 (1853)[16]. Đồn điền được tổ chức thành đội và cơ.
- Đội. Mỗi đội 50 người, nộp địa tô sau 7 năm khẩn hoang, phải dựng chợ buôn bán, xây đồn lũy gần sông rạch kiểm soát lưu thông, tập trung vũ khí, canh gác mỗi đêm. Theo lệ, người mộ đươc một đội được phong làm suất đội và đương nhiên làm ấp trưởng sau này.
-Cơ. Mỗi cơ tập trung 10 đội. Ai mộ được một cơ được phong làm chánh đội và sau này lãnh chức tổng trưởng theo qui chế dân sự.
Hình ảnh đồn điền. Pallu mô tả « …giống như làng binh lính Kì Hòa. Nhà của đội trưởng ở giữa với cái cồng, một cái trống để tập họp khi có báo động. Tất cả đồn điền được bao quanh bởi những vị trí chiến đấu tạm»[17].
Trợ cấp của triều đình
Vua cấp 300 quan cho mỗi 300 người để mua điền khí và 200 quan mua trâu cày[18] và đồng thời phong chức sắc cho những người có phương tiện tài chánh (bá hộ) đi mộ dân làm đồn điền.  Các đồn điền được miễn thuế 7 năm đầu và chỉ phải đi lính khi việc binh khẩn yếu.
Thành quả
Khởi đầu các đồn điền gồm 6 cơ (3000 người) rồi tăng lên 24 cơ (10 000 người) rải rác trong 5 tỉnh : Gia Định (7 cơ), Mỹ Tho (6 cơ), Vĩnh Long (5 cơ), Biên Hòa (4 cơ), An Giang (2 cơ). Chỉ mới phát triển điều hòa trong vòng 12 năm thôi, chánh sách đồn điền đã thành lập được 500 làng, khẩn hoang ít nhất 100 000 Ha đất ở khắp miền Nam[19].
Năm 1842, thí điểm đồn điền đã thành công tại xã Thanh Sơn, tổng Lợi Trinh (Mỹ Tho), đồn điền được phát triển mạnh bởi Nguyễn Công Trứ. Nguyên trong vùng Cần Thơ thôi, đồn điền đã dựng được các chợ thương mại như chợ Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Trà Ôn… Hiện nay ở Châu Đốc, một số thôn dân chàm và mã lai (chà và) sống ở xã Châu Giang là di tích chính sách đồn điền thời nhà Nguyễn. Với kế hoạch «tận dân vi binh», triều đình Huế cho phép thâu dụng người Chàm và Mã Lai lập đồn điền, chia thành 9 đội dưới quyền một quan hiệp quản ở Châu Giang để phòng giữ biên giới, sống tập trung trong 7 làng với khoảng 5000 dân[20]. Năm 1973, theo ty phát triển sắc tộc ở Châu Đốc, có 8348 dân chàm sống trong 9 ấp từ đầu cù lao Ka Tầm Bong đến rạch Bình Gĩ.
Trên đường bành trướng đồn điền từ Sài Gòn đến Vĩnh Long, qua hành lang Long An xuống vùng Miệt Vườn sông sâu nước chảy (Mỹ Tho, Sa Đéc, Phong Dinh…), lưu dân bị ngăn chặn ở phía bắc bởi vùng trũng đất phèn Đồng Tháp. Binh sĩ  đồn điền đồn trú  tại xã Thanh Sơn (Mỹ Tho) đã khởi công khẩn hoang Đồng Tháp Mười lập nên chợ Vàm Ngựa và Cai Lạy[21]. Ra đến duyên hải, lưu dân bị cản trở bởi nước mặn; tại đây chính quyền đã lập đồn điền ở Tân Lý Tây (Gò Công) và đồn điền Cầu Ngạn (Vĩnh Bình).
Trong trận Kì Hòa vì đồn điền cung cấp lính đánh Pháp nên De La Grandière đã ký nghị định 20/9/1867 hủy bỏ và sát nhập vào làng địa phương.
Khó khăn của khẩn hoang
Ngoài những khó khăn thiên nhiên như đất ngập lụt sình lày, nhiều phèn, quá mặn, luồng di dân ngừng lại bởi cản trở kỹ thuật canh tác thô sơ, dân số quá thưa thớt trước diện tích bao la của đồng bằng.
Khó khăn kỹ thuật
Kỹ thuật canh tác cổ truyền trông cậy vào loại cày mun, cày vơi, dùng nhiều sức người và trâu bò. Khi sa mưa, dẫn trâu ra cày lật đất, nhổ mạ, cấy lúa cho đến khi gặt bông lúa chín vàng, nông dân thường xuyên chăm sóc khó nhọc lúa mạ chống lại côn trùng, chuột bọ. Tài chánh eo hẹp lại thiếu kỹ thuật thoát thủy đào thải khoáng chất độc hại cho cây lúa nên diện tích chiếm hữu hẹp thường không quá 5Ha. Lý do đó đã khiến cho việc mở mang ruộng đất ngừng lại những trước những điều kiện địa lý khắt khe sau : gặp lung bào lớn sình lày, ngập nước úng thủy quanh năm, độ phèn quá cao (pH dưới 3), nước mặn vùng duyên hải.
Khó khăn dân số
Dưới thời nhà Nguyễn, dân số lục tỉnh quá thưa thớt so với diện tích của đồng bằng, vì vậy, đất hoang dã còn rộng lớn cho phép giải tỏa áp lực nhân khẩu ở miền Trung và định cư dân tỵ nạn miền Bắc dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Các tài liệu xưa chỉ cho biết số dân đinh (người có đóng thuế thân) nên nay phải cộng thêm 5 lần nữa để có tổng số vì theo quan niệm thời đó « suy theo cái số cố giả, một người cày ruộng phải nuôi năm người».
Dựa vào Đại Nam Nhất Thống Chí, số dân đinh tại Nam kỳ lục tỉnh biến chuyển như sau[22].
Triều Gia Long
1836
Triều Tự Đức
Biên Hòa
Gia Định
Định Tường
Vĩnh Long
An Giang
 Hà Tiên
10 600
28 200
19 800
37 000
 7 500
10 242
34 124
20 167
27 457
75 136
 1 481
16 949
51 788
26 799
41 336
22 998
 5 724
Dưới thời Tự Đức, tổng số dân đinh là 165 598 và cộng thêm 5 lần, số dân là 993 588 người. Số dân đã tăng lên 1 960 032 (1894)[23], 4 483 000 (1936)[24] và vẫn tiếp tục tăng dần.


2
Kênh đào
Một phần lớn diện tích đồng bằng Cửu Long được bao phủ bởi đất phèn, đất hữu cơ và đất duyên hải ngậm muối. Nông địa và cư trú sẽ ngừng lại trước nồng độ cao của các khoáng chất rất độc hại cho cây lúa. Trong vùng đất này, giải pháp hữu hiệu và duy nhất để mở rộng nông địa là đào kênh xẻ rạch dẫn nước ngọt sông Cửu vào rửa phèn, muối và thoát thủy. Ý thức được điều đó nên nhà Nguyễn đã cho đào kênh nhưng nặng giao thông chiến lược nhằm kiểm soát đất đai mới chiếm hữu. Phải đợi đến kỹ thuật tân tiến của Pháp thì công tác đào kênh thủy nông mới phát triển mạnh.
Kênh đào thời nhà Nguyễn
Vào thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã cho đào hai kênh lớn và nhiều kênh nhỏ nhằm phát triển thủy lộ chiến lược từ Gia Định xuống Hậu Giang.
Kênh Đông Xuyên (1816), dài 30 cs, nối rạch Thu Thảo đến Rạch Giá ngang qua núi Sập
Kênh Vĩnh Tế do Thoại Ngọc Hầu cho đào từ năm 1819 đến 1820 dưới thời vua Minh Mạng. Kênh dài 71 cs, lấy nước từ rạch Châu Đốc đổ vào sông Giang Thành ra vịnh Thái Lan qua Đông Hồ (Hà Tiên).Trịnh Hoài Đức viết về kênh Vĩnh Tế: «Từ đấy về sau, những kế hoạch trong nước và viêc biên trú cho đến việc dân buôn bán được tiện lợi vô cùng»[25], Các kênh nhỏ ngắn nối với sông rạch cho tiện giao thông: Kênh Vĩnh An đào từ năm 1843 đến 1845, từ bắc xóm chàm Châu Giang sang quận lỵ Tân Châu và kênh Vĩnh An Hà (1843) nối liền Hậu Giang với Tiền Giang.
Kênh đào thời Pháp
Trong thời kỳ đầu pháp thuộc, dân số và xã ấp «Miệt Dưới» còn thưa thớt trên một diện tích bao la như nhận xét của Baurac: « Cái gì thiếu ở Cà Mau, đó là những cánh tay. Số dân đinh tổng cộng có 6 379 tức khoảng 31 900 dân trên một diện tích 580 000 Ha…làng xóm sống thưa thớt với nhiều phần đất bỏ hoang…các xóm thường ở trong ngọn rạch đôi khi cách xa các xóm gần nhất cả ngày thuyền »[26]. Từ năm 1910 nông địa miền Hậu Giang phát triển mạnh nhờ kỹ thuật đào vét kênh của người Pháp.
Chương trình đào kênh của Pháp nặng tính cách thủy nông và giao thông bắt đầu từ năm 1900. Hệ thống kênh đào dẫn nước ngọt đã mở rộng nông địa thu hút cư dân đổ xuống miền Hậu Giang, chuyên sống về ruộng lúa và đã tạo nên nếp sống «văn minh kênh sáng» của «Miệt Dưới».
Vùng trũng đất phèn, đất hữu cơ úng thủy được tưới bón bởi một hệ thống kênh đào suôi, ngang dẫn nước ngọt sông Cửu vào rửa phèn vùng đất hoang vu xưa. Đường nước ngọt chảy tới đâu là kéo theo dân tới đó mở mang xã ấp nông địa.
« Xáng đổ đất lên hai bờ chưa ráo là hàng trăm gia đình nông dân đã đi xuồng tới mang theo dao búa, nồi chén, gà vịt…đổ bộ lên cất nhà, dành địa thế làm ăn thuận tiện, tuy phía bên trong vẫn là rừng rậm»[27].Trong thời gian 1864-1910, thể thức khai khẩn đất mới dọc theo kênh đào rất dễ dãi. Theo các nghị định, muốn khẩn thì làm đơn ghi diện tích, ranh giới rồi đóng thuế. Vì vậy, dân miệt vườn đông đúc ồ ạt đến chiếm hữu đất dọc theo kênh đào, dân đến đóng cọc, chiếm nền nhà dù bùn chưa ráo để một thời gian sau lo hợp thức hóa bằng khai báo, đóng thuế cho làng xã như Sơn Nam mô tả.
Từ sau 1910, các nghị định đã hạn chế dễ dãi trưng khẩn. Tư nhân trưng khẩn đất công phải mua với giá thuận mãi, hoặc qua điều kiện đấu giá công khai, hoặc đặc nhượng để làm «điền »… Các điều kiện này làm giảm bớt số thôn dân xuống Bạc Liêu và Cà Mau và thúc đẩy sự thành hình các đại điền chủ nhất là ở Bạc Liêu, Sóc Trang. Vùng Hậu Giang sình lày hoang dã xưa kia nay là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chó chạy cong đuôi, trở thành vựa lúa miền Nam như câu hát mô tả:
Cái Răng, Ba láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh thương em thì cho bạc cho tiền;
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê.
Sau thời kỳ phát triển thủy nông ở Hậu Giang, sự bành trướng cư dân việt đã làm thay đổi tỷ lệ người Miên so với 100 người Việt như sau[28].
Tỉnh
Năm 1886
Năm 1930
Rạch Giá
Sóc Trăng
Trà Vinh
114
80
84
38
47
48
Hệ thống kênh đào đã làm tăng diện tích ruộng và dân số từ 522 000 ha, 1 679 000 dân (1870) lên 2 200 000Ha, 4 484 000 dân (1943)[29].
Và câu hát
«Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh thương em sắm một chiếc đò.»
nói nên vai trò giao thông của kênh đào.
Tại sao nước ngọt kênh đào biến đất phèn thành ruộng lúa phì nhiêu, thu hút cư dân? Chất vôi và phù sa trung tính (pH 7) trong nước ngọt của sông Cửu Long lắng trong đất phèn, tạo kết tủa hóa học các muối khoáng chất độc hại cho cây lúa. Nhờ ảnh hưởng thủy triều bán nhật, vào mùa khô chất phèn và muối được mao dẫn lên mặt đất rồi được nước ngọt kênh đào cuốn ra sông[30].


Phần II.
Quốc sách cư dân và doanh điền dưới thời
TT Ngô Đình Diệm




Trong vấn đề cư dân lập ấp phát triển nông nghiệp, di dân và đất khả canh là hai điều kiện căn bản để thực hiện chính sách cư dân ở Việt Nam xưa và nay.
Điều kiện dân số
Dưới triều nhà Nguyễn, khi dân Việt bành trướng xuống đồng bằng Cửu Long bát ngát đất đai mầu mỡ nhưng thiếu nông dân đến canh tác nên triều đình phải áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích di dân như đã trình bày trong phần 1. Trái lại, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khó khăn không phải là thiếu nông dân mà là đất khả canh để hữu sản hóa thôn dân.
Trong khoảng gần một triệu người bắc tỵ nạn cộng sản, có khoảng gần 200 000 nông dân và một số binh sĩ giải ngũ cần được tái định cư. Ngoài ra một số lớn nông dân nghèo, vô sản trên các đồng bằng miền Trung đa đinh điền thiểu sẵn sàng di dân vào Nam. Vì vậy, khó khăn chính yếu của quốc sách cư dân là vấn đề đất khả canh.
Điều kiện đất canh tác
Ở Miền Đông đồng bằng, vùng đất xám có rất nhiều diện tích chưa chiếm hữu còn bỏ hoang, bao phủ bởi rừng thưa. Cho nên, phân phát đất cho di dân không đụng chạm đến quyền sở hữu tư nhân, chỉ cần có xe phá rừng ủi đất là thôn dân có đất canh tác lúa rãy, trồng cây kỹ nghệ, cây ăn trái, xẻ gỗ rừng bán làm nhà hoặc hầm than.
Trái lại, ở Miền Tây đồng bằng Cửu Long, chính phủ gặp nhiều khó khăn sau :
Đất canh tác bỏ hoang nhưng thuộc quyền sở hữu của một số điền chủ;
Đất hoang như ở Đồng Tháp Mười, Cà Mau thì gặp nạn phèn chua, nước mặn phải có cơ giới và tài chánh để đào kênh rửa phèn.
Nhằm giải quyết các khó khăn làm cản trở áp dụng quốc sách cư dân, chính phủ đã áp dụng các biện pháp giải quyết đất canh tác, cơ giới, tài chánh.
Giải pháp áp dụng
Sau hiệp định Genève, để có đất khả canh phân phát cho nông dân, TT Diệm ban hành 2 Dụ (số 2 và số 7) đánh dấu bước đầu của cải cách điền địa, thiết lập qui chế tá canh thiết yếu liên quan đến địa tô. Theo hai dụ trên, địa tô được ấn định 15% vụ lúa thu hoạch (ruộng cấy một mùa), từ 15%  đến 25% vụ lúa chánh nếu ruộng cấy 2 mùa.
Sau đó tổng thống ban hành dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956, thiết lập chính sách cải cách điền địa với các điểm chính sau:
-Mỗi chủ điền được quyền giữ lại tối đa 100 Ha, trực canh 30Ha, 70 Ha cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Điền chủ bị truất hữu được bồi thường thỏa đáng: 10% trị giá ruộng bị truất hữu được trả bằng tiền mặt, 90% được trả bằng trái phiếu trong thời hạn 12 năm;
-Ruộng bị truất hữu sẽ bán lại cho tá điền, trả trong 12 năm,(mỗi gia đình được quyền mua tối đa 5 Ha).
Để hỗ trợ quốc sách cư dân mở mang nông địa, Tổng Thống Diệm cho thiết lập :
-Phủ Tổng Ủy Dinh Điền điều hành trực tiếp quốc sách cư dân lập ấp phát triển nông nghiệp,
- Quốc Gia Nông Cụ Cơ Giới Cuộc với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chánh của Hoa Kỳ và Pháp. Cơ quan này được trang bị xáng đào kênh dẫn nước ngọt rửa phèn, muối vùng trũng Đồng Tháp, Cà Mau, đem máy cày bừa sửa soạn đất sẵn sàng cho vụ mùa đầu; ở Miền Đông đất xám thì dùng máy ủi phá rừng, san đất, chia lô trước khi di dân đến.
- ban hành nghị định số 65 DTCC tháng 4 năm 1957 lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc, cơ quan quốc doanh tự trị, yểm trợ chính sách cải cách điền địa, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, cho vay không đòi hỏi vật thể thế chấp hoặc người bảo lãnh, cho vay tiền lãi xuất thấp để giúp nông dân canh tác, mua trâu bò, heo nái giống ngoại quốc cho năng xuất cao (Landrace, Duroc Berkshire). Lãi xuất được áp dụng là:1% /tháng (vay dưới 18 tháng), 8% /năm (vay từ 18 tháng đến 5 năm), 6% /năm (vay từ 5 đến 15 năm). 
Với những biện pháp thực tiễn trên, TT. Diệm cho phát động quốc sách cư dân sau: tái định cư di dân tỵ nạn cộng sản, dinh điền và khu trù mật.
 Bản đồ hành chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa
3
Chính sách định cư 887 917 dân tỵ nạn
Sau hiệp định Geneve 1954, sự chia đôi nước Việt thành hai quốc gia đã tạo nên luồng sóng di dân ồ ạt vào miền Nam tự do. Sự chuyên chở người tỵ nạn hầu hết do hải quân Hoa Kỳ và Pháp phụ trách. Với trợ giúp tài chánh của Hoa Kỳ, chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập tại Hà Nội Ủy Ban Di Cư gồm ba người đảm nhiệm[31] và tại Sài Gòn Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ Nạn để hoạch định chương trình định cư dân tỵ nạn đặc biệt là các nông dân trên đồng bằng Cửu Long.
Từ 20 tháng 7 đến tháng 8 năm 1955, làn sóng di cư vào miền Nam tự do đã lên tới 887 917 người[32]. Từ 1954 đến 1955, hầu hết các tàu chở dân tỵ nạn đều cập bến Sài Gòn. Chính phủ tổ chức ủy ban đón tiếp và hướng dẫn dân tỵ nạn đến tạm cư tại các trạm cư trú rải rác tại Sài Gòn và Gia định. Các thành phần tư sản, trí thức, công tư chức và thương gia tự túc định cư tại các thành phố. Riêng các nông dân và ngư dân thì phải trông cậy vào kế hoạch định cư và trợ giúp tài chánh của chính phủ. Do đó, Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn đã hoạch định một chính sách thành lập các khu định cư thường trực, lo chuyên chở nông dân và ngư dân đến định cư, giúp đỡ tiền bạc, thực phẩm và vật liệu xây cất trong thời gian đầu chưa ổn định.
Kế hoạch định cư
Kế hoạch định cư được thực hiện theo ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 : từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1954
Phủ Tổng Ủy Di Cư cố gắng giải quyết các vấn đề cấp bách trong các trại tạm cư như :
- cung cấp lều tạm trú, thực phẩm (gạo, mắm muối, cá khô…),
- tìm kiếm đất cho các khu định cư.
Trong thời gian này, đời sống của dân tỵ nạn rất là khó khăn : sống chui rúc dưới lều vải, chia nhau từng giọt nước uống cung cấp bởi các «camion citerne», làm bếp dưới nắng cháy da, muỗi, ruồi, bệnh tật quấy nhiễu ngày đêm. Thêm vào khổ ải đó là nhàn rỗi, nhớ thôn xóm xưa, lo lắng đến một tương lai bất định…Vì vậy một số di dân sanh ra bất mãn, phiền trách sự chậm chạp tìm đất định cư cho họ.
Giai đoạn 2 : Định cư từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1955
Đây là thời kỳ thành lập các trung tâm định cư. Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Phủ Tổng Ủy Di Cư quyết định chọn lựa các khu định cư, hoạch định đồ án xây cất (làm đất, chia lô…), ước tính kinh phí của chính phủ… rồi phổ biến tin tức đó trong các trại tạm cư. Sau đó một đại diện dân chính hoặc cha xứ của khu định cư tương lai sẽ đi quan sát khu định cư để lấy quyết định thay cho di dân. Tiếp theo, chính phủ sẽ lo việc chuyên chở, giúp đỡ tài chánh, thực phẩm, đồ gia dụng thiết yếu như mùng mền, đũa chén…
Giai đoạn 3 : Kiện toàn định cư từ tháng 6 năm 1956
Sau khi di dân đã sống trong các khu định cư rồi, Phủ Tổng Ủy Di Cư làm nhiệm vụ cuối cùng là kiểm điểm và hoàn thiện một cách khoa học và hợp lý như tìm địa điểm, tài nguyên thích hợp cho từng nghề nghiệp cho từng loại dân di cư. Thí dụ, trước số di dân quá đông đảo, lại thiếu nhân viên phụ trách, Phủ Tổng Ủy Di Cư phạm một số sai lầm trong việc lựa chọn địa điểm định cư và phân chia di dân theo nghề nghiệp.
Năm 1955, chính phủ thành lập một Ủy Ban Cao Cấp gồm các chuyên viên nha định cư, nha kỹ thuật và phái đoàn viện trợ mỹ. Ủy ban này duyệt xét lại các trung tâm định cư về mặt kỹ thuật và phối trí di dân theo ba nghề (nông, ngư,  thủ công) cho phù hợp với mỗi trung tâm.
Theo tài liệu năm 1955 củaTổng Ủy Di Cư, số dân tỵ nạn do chính phủ trợ giúp được phân phối theo nghề nghiệp như sau : nông dân chiếm 80% trên tổng số, còn công nghiệp 10% và ngư nghiệp 10% được phân phối trong các trung tâm sau :
Tỉnh
Trung tâm định cư tỵ nạn công nghệ
Sài Gòn
Gia Định
Biên Hòa
Thủ Trí, Phú Bình
Xóm Mới, Đông Hòa Xa, Giồng Ông Tố, Suối Lồ Ồ
Hố Nai, Tân mai, Hòa Bình, Thanh Bình
Tỉnh duyên hải
Trung tâm định cư ngư dân tỵ nạn
Bên Tre (Kiến Hòa)
Phước Tuy
Vũng Tàu (Phước Tuy)
Cồn Hựu, Khâu Băng
Phước Tĩnh, Tân Phước, Cù My
Thạnh Thới, Rạch Dừa A, Rạch Dừa B
Thành quả
Cuối năm 1955, Phủ Tổng Ủy Di Cư đã định cư trên đồng bằng Cửu Long 393 354 di dân trên tổng số 508 949 thôn dân di cư[33].
Số di dân đã định cư được phân phối như sau.


Tỉnh
Số dân tỵ nạn đã định cư
Số trung tâm định cư
A. Miền Tây phù sa mới
Ba Xuyên
Phong Dinh
Kiên Giang, An Giang
Vĩnh Long
Kiến Hòa
Định tường
Long An
B. Miền Đông đất xám
Phước Tuy
Sài Gòn
Gia Định
Biên Hòa
Bình Dương
Tây Ninh
Tổng cộng
      780
  10 638
  42 145
     2803
  12 268
  26 241
   24 925
110 339
 107 947
  16 353
  13 726
……….
393 354
 1
 3
15
  6
11
20
12
37
56
12
14
…..
206
Theo bảng phân phối trên, hai phần ba dân tỵ nạn sống tiếp cận Sài Gòn-Gia Định để hành nghề thủ công, dịch vụ…Riêng tỉnh Biên Hòa có 56 trung tâm định cư với 107 947 dân tỵ nạn sống nghề khai thác gỗ rừng và canh tác trên các mảng phù sa cổ. Từ 1955, các trung tâm định cư ở Gia Định và Biên Hòa giữ vai trò điều hòa dân số tỵ nạn như vừa cung cấp di dân cho các khu dinh điền và khu trù mật, vừa là nơi rút lui của những di dân gặp khó khăn về kinh tế cũng như an ninh do cộng sản gây ra.
A. Khu định cư Cái Sắn 1
Năm 1955, nhằm đi tìm đất định cư dân tỵ nạn, chính phủ thành lập một phái đoàn gồm các chuyên viên hoa kỳ, tây đức và đại diện bộ canh nông và cải cách điền địa. Phái đoàn trình lên chính phủ dự án Cái Sắn tổn phí 228 607 252VN$ (1/4 ngân khoản mỹ viện trợ cho 129 dự án định cư). Dự án Cái Sắn 1(số 15), gồm bốn dự án định cư khoảng 100 000 dân tỵ nạn trên 77 000 ha đất bỏ hoang. Dự án chính là đào kênh và ba dự án phụ là cất nhà, mua nông cụ, thực phẩm và tiền trợ cấp cho di dân trong năm đầu. 
Thực hiện
TT Diệm ký sự vụ văn thư 133 TTP/KH ngày 17 tháng 1 năm 1956 bổ nhiệm bảy công chức cao cấp trách nhiệm thực hiện dự án Cái Sắn :
- Tổng Ủy trưởng Di Cư Tỵ Nạn và đại biểu chính phủ tại Nam Phần theo dõi thi hành huấn lệnh của Tổng Thống;
- Tổng giám đốc kế hoạch lo phối trí  kế hoạch và thanh toán viên ngân sách;
- Đổng lý văn phòng bộ Cải Cách Điền Địa lo việc cày đất và bảo trì nông cụ;
- Giám đốc định cư thuộc Tổng Ủy trông nom việc chuyên chở di dân;
- Tổng thư ký bộ công chánh phụ trách đào vét kênh ;
- Giám đốc nha canh nông phát lúa giống, cày cuốc…
Từ tháng 3 năm 1956, bộ Công Chánh đã vét hai kênh đào cũ nối với kênh Rạch Sỏi-Bắc Sắc và kênh Rạch Giá-Long Xuyên và đào 17 kênh mới song song với nhau, cách nhau từ 2 đến 2,5 cây số và thẳng góc với hai kênh trên. Mỗi kênh mới dài 12 cây số, rộng 8m, sâu 1,5 m. Công việc đào kênh kết thúc vào tháng 5 năm 1956.
Ngày 14 tháng 1 năm 1956, báo chí loan tin dự án Cái Sắn. Một tuần lễ sau, Tổng Ủy Di Cư nhận được 42 850 đơn xin định cư. Trung tâm Cái Sắn 1 được chính thức thành lập ngày 27 tháng 1 năm 1956 tại xã Thạnh Qưới trên một diện tích 27 153 Ha (16 337 Ha nằm trong địa phận tỉnh An Giang và 10 816 Ha thuộc tỉnh Kiên Giang). Trên lý thuyết, trung tâm Cái Sắn dự liệu định cư 9000 gia đình gồm khoảng 45 000 người trong giai đoạn đầu tiên.
Việc thu mua ruộng đất để cấp phát cho di dân thì dưạ vào dụ số 7 và 57 của luật cải cách điền địa :
- Dụ số 7 (ngày 5 tháng 2 năm1955) qui định dân tái canh ruộng hoang với tư cách tá điền. Chủ điền khai báo ruộng bỏ hoang và ruộng xin giữ lại, phần còn lại bán cho chính phủ cấp lại cho dân tỵ nạn nhưng việc thi hành dụ số 7 gặp rất nhiều khó khăn. Tổng kết ruộng Cái Sắn cấp phát cho dân qua dụ số 7 là 15 387 Ha.
-Dụ số 57 (ngày 22 tháng 10 năm 1956). Chủ điền chỉ giữ laị 100Ha và bán số Ha còn lại cho chính phủ. Tổng cộng 4 845 Ha (qua thỏa ước Việt Pháp) và 6 252 Ha công điền, công thổ đã được cấp phát theo dụ số 57.
Đón tiếp di dân
Khi tới Cái Sắn, dân di cư tỵ nạn sống tạm dưới lều nhà binh hoặc trong những lán lợp lá dừa nước cất tạm bên lộ đường. Mỗi lán dài 20m và rộng 9m, mỗi gia đình ở một căn (9m2) trong lán. Chính phủ trù liệu ngân khoản 45 360 000$ để giúp đỡ di dân trong những ngày khó khăn đầu tiên trên vùng đất bỏ hoang từ 10 năm nay.
Mỗi người di dân trên 18 tuổi nhận được trợ cấp như sau :
-244 VN$ để đầu tư lúc đầu vào việc định cư,
-lãnh 4 VN$ mỗi ngày trong 9 tháng kể từ ngày định cư,
15 giạ (300 lít) hạt giống lúa, một bao lớn đựng túi hạt giống bắp, đậu, cà chua.
Về thực phẩm hàng ngày, di dân được cung cấp gạo, bột bắp, nước mắm, muối, cá khô và thỉnh thoảng có bơ, sữa bột của chương trình viện trợ hoa kỳ dưới nhãn hiệu «Food for freedom».
Chính phủ cung cấp cho mỗi gia đình
- một chiếc ghe tam bản « dài 2,5 m trên 0,5 m) để di chuyển,
- cưa, liềm gặt lúa, dao phát cỏ, cuốc và hai thùng phuy đựng nước uống rất hiếm trong vùng này.
Trong chương trình y tế, chính phủ cho xây trường học và bệnh xá, mua 6730 chiếc mùng đơn trị giá 750 000 VN$ và 6 730 mùng đôi phí tổn 740 000 VN$.
Thiết kế và quản trị
Trung tâm định cư được chia thành lô rộng 30m, dài 1000m, chạy dài theo kênh đào tạo nên hình ảnh cư trú đươc hoạch định gồm những hàng nhà song song dọc theo hai bên bờ kênh và đâu mặt với nhau. Mỗi kênh dài 12Km, ngang 8M, sâu 1,5M gồm hai xứ đạo, mỗi xứ có một giáo đường xây dựng trên 3 hoặc 6 lô đất, ở cây số thứ 3 và 8 để cho tiện giáo dân di chuyển.
Sau khi bốc thăm chọn lô đất, mỗi chủ gia đình được phát 800 VN$ để làm nền nhà và một số vật liệu kiến trúc để dân tự cất, mướn, đổi công đắp nền. Ngoài ra chủ gia đình phải tham dự đắp đường làng trải dài theo bờ kênh và vui lòng đóng góp công sức vào việc xây cất giáo đường của xứ.
Về việc điều hành hành chánh, các nhà dọc theo kênh tập hợp thành nhiều trại. Mỗi trại có một ban  quản trị  gồm ba người (chủ tịch do Tổng Ủy bổ, thư ký và ủy viên tài chánh do dân của trại bầu). Tất cả các ủy ban quản trị đặt dưới sự điều hành của ủy ban định cư do tỉnh trưởng làm chủ tịch quản trị nội bộ, thi hành dự án. Về an ninh, 100 nhà cử 20 người vào ban tự vệ do quận trưởng điều động. Trên thực tế, các cha xứ là người nắm giữ nhiều quyền hành, nhất là về ổn định đời sống tinh thần và vật chất của di dân.
Khó khăn
Việc định cư gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu.
Khó khăn thứ nhất là sự bất mãn của 636 điền chủ bị truất hữu hoặc không hưởng được tiền bồi thường vì không cung cấp được cho chính quyền giấy tờ chứng minh sở hữu và thừa kế.
Khó khăn tiếp là vấn đề kỹ thuật và tổ chức. Để sửa soạn cho mùa lúa 1956-1957, bộ Canh Nông gởi 200 máy cày, máy ủi và trâu đến cày 12 000 ha. Vì thiếu kinh nghiệm kỹ thuật (ráp nhầm, máy hư, thiếu người lái…) nên chỉ có 63 máy cày hoạt động được. Công việc cày rất là gian khổ vì đất bỏ hoang từ 10 năm nay, đất lún, nhiều mô đất cao, cỏ dại khó ủi mọc lại ngay sau một tháng. Đến tháng 7 chỉ cày được 9126 Ha cho mùa 1956. Đầu tháng 7 năm 1957, chính phủ gởi đến 466 con trâu mua của Thái Lan (dự trù 2400 con mới đủ một con cho bốn gia đình) nhưng trâu này nghịch phá, không thuần như trâu việt. Tiếp theo, chính phủ cung cấp thêm 650 cày tay mua của Đài Loan nhưng cày tay loại này quá yếu ớt nên gãy dễ dàng khi gặp đất thịt cứng.
Trong mùa lúa đầu, chính phủ cung cấp cho mỗi gia đình : 15 giạ thóc giống[34], 1 bao hạt giống (bắp, đậu, bí, cà chua…), cào cỏ, liềm, xẻng, cuốc bản, bình xịt thuốc. Ban quản trị và cha xứ hết sức đôn thúc dân làm tập thể vụ mùa 1956 nhưng vì nạn chuột và cỏ dại nên chỉ thu hoạch được 7 882 tấn lúa.
Tiến đến thành công
Trước khi chính thức thành lập khu định cư Cái Sắn, nhờ thông tin của chính phủ cùng với phóng sự báo chí rất là lạc quan về tương lai của miền đất hứa nên rất nhiều đơn xin đi định cư. Sau vài tháng thu hoạch thất bại vụ mùa 1956, dân tỵ nạn mất tin tưởng và ảnh hưởng đến tinh thần định cư tại Cái Sắn.
Các ban quản trị và các cha xứ cố gắng đốc súc dân cải thiện điều  kiện canh tác cho mùa lúa 1957 như xử dụng máy cày, vét kênh rút nước, san bằng đất gồ ghề, chăm phạt cỏ giết chuột. Kết quả sự thâu hoạch vụ mùa 1957 tăng lên 13 400 tấn lúa. Tương đối tổng số thâu hoạch chưa đủ thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của dân chúng nhưng cũng đủ để dân chúng an tâm cho thu hoạch vụ mùa tới nếu chịu cải thiện điều kiện canh tác. Cuối năm 1957, Cái Sắn được địa phương hóa.
Tháng 2 năm 1958, Tổng Ủy Dinh Điền loan báo Cái Sắn phải tự túc cho những vụ mùa tới và thu lại đoàn máy cày của Quốc Gia Nông Cụ Cơ Giới Cuộc. Sợ dân bỏ đất hoang vì tiền thuê máy cày và trả công rất cao (550$/Ha), cha xứ kênh D[35]được Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho vay 1 090 000 VN$ mua 4 máy cày Fiat, 350 000 VN$ mua hạt giống, 510 000 VN$ bảo trì máy cày. Nhờ vậy mà dân hăng hái ra đồng làm việc và dân đã bỏ đi thì trở lại. Tới tháng 6, dân đã cày đủ 21 000Ha ruộng. Theo gương đó, kênh G (230 gia đình) cũng góp mua được 2 máy cày. Các kênh khác cũng được Quốc Gia Nông Tín cho vay để mướn cày máy cho kịp vụ mùa. Các biện pháp tự túc trên làm cho khu định cư nhộn nhịp trở lại với đầy tin tưởng vào tương lai.
Vụ mùa 1958 đã nâng số sản xuất lên 21 500 tấn lúa, tăng thêm đất canh tác, trồng thêm nhiều loại hoa màu mới (thuốc lá, bắp, rau cải…) và số lượng sản xuất nông phẩm tăng đều mỗi năm.
Khu định cư tỵ nạn Cái Sắn (hình năm 1957)
                       
                                      Bản đồ khu định cư Cái Sắn
                     
Khu định cư di dân tỵ nạn miền Bắc tại xã Đại Hải tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ
cách xây cất cổ truyền miền Bắc mái tranh, vách đất (hình năm 1970)
B. Khu định cư Xóm Mới
Khu định cư Xóm Mới nằm trong địa phận xã An Nhơn, cách Sài Gòn 4 cây số. Xã An Nhơn lập năm 1868 trên một diện tích 5,8 cây số vuông gồm những mảng phù sa cổ cao ráo để dân dựng nhà cửa trồng rẫy và dưới thấp phủ bởi phù sa mới ẩm ướt làm ruộng cấy lúa. Năm 1954, chính phủ cho một số dân tỵ nạn tạm trú trên những mảng phù sa cổ đất cát nghèo nàn bỏ hoang.
Đầu năm 1954, dân tỵ nạn gốc Thái Bình, Bắc Ninh và Hà Nội đến tạm trú hai bên hương lộ 12 rồi chiếm dần hai bên tỉnh lộ 16 và hương lộ 11 (ấp 9 và 4). Vào cuối năm 1954, dân tỵ nạn gốc Cao Bằng, Lạng Sơn đến tạm trú phía cuối hương lộ 16 (ấp 10). Tất cả khu này mang tên Xóm Mới gồm 15 trại định cư tổ chức thành những xứ đạo. Năm 1955, dân số tỵ nạn ước lượng 20 000, cư ngụ trên cả ruộng đất hai bên tỉnh lộ 16, hương lộ 11 và 12 lập thành một khu tam giác chia thành 7 ấp.Tại đây dân tỵ nạn sống về công nghiệp như sản xuất pháo tết (Pháo Từ Châu, Việt Quang…), nấu rượu, thương mại như dệt, nhuộm, chăn nuôi heo, gà và đủ thứ dịch vụ cung cấp cho Sài Gòn-Gia Định. Nhờ làm ăn phát đạt, khu định cư Xóm Mới thành thị hóa dần dần, nhà lầu gạch, xi măng thay thế cho nhà tôn vách ván trông như một thị trấn nối liền với thủ đô.
Hình thức cư trú Xóm Mới gồm hai khu vực khá rõ rệt :
- Khu phố thương mại dọc theo tỉnh lộ 16 và hương lộ 11 và 12 thuộc về thương gia, cơ xưởng công nghiệp, công chức thợ thuyền. Từ năm 1957, Xóm Mới có 15 thánh đường, hai tu viện, trường công lập (2 trung học, 6 tiểu học) và tư thục (4 trung học, 11 tiểu học), 3 hợp tác xã dệt được hưởng tiền bồi thường của Nhật…
- Khu ngõ hẻm. Đằng sau các cửa tiệm sầm uất là những hẻm bùn lày, nhà cửa chen chúc sống chui rúc thợ thuyền, lính tráng, dân chăn nuôi heo gà và những người trở về từ những trại định cư gặp khó khăn.
Giống như khu định cư Hố Nai (Biên Hòa), Bùi Chu (gia Định), Xóm Mới giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa dân số tỵ nạn bất ổn. Chính các khu định cư này cung cấp dân số cho các trung tâm định cư mới thành lập và đồng thời là nơi trú ẩn khi rút lui khỏi những trung tâm định cư bất ổn. Thí dụ năm 1956-57, khoảng 5000 dân tỵ nạn rời bỏ trại định cư tỵ nạn về trú ẩn ở Xóm Mới để tìm việc ở tỉnh thành. Nhất là sau 1963, tình trạng an ninh nông thôn và cộng sản tấn công nhiều trại tỵ nạn đã làm dân số Xóm Mới tăng lên 55 600 dân.
Kết luận
Năm 1957 đánh dấu kết thúc chính sánh định cư dân tỵ nạn di cư vào Nam. Từ đó vì thiếu tài liệu (phúc trình, thống kê chính thức) nên sự nghiên cứu và đánh giá kết quả chính xác của dự án này rất là khó khăn. Tuy nhiên, sau 1970, việc quan sát một số khu định cư tỵ nạn đã cho những nhận xét sau.
Mặc dầu những xáo trộn chính trị xã hội sau hiệp định Genève, thiếu nhân viên kinh nghiệm và tài chánh, chính phủ đã định cư tốt đẹp hơn 300 000 dân tỵ nạn. Kết quả này là nhờ thời kỳ an ninh trên quê hương và các ban quản trị nhất là các vị linh mục ở các xứ đạo.
Sau nữa chúng tôi nhận xét thấy những khu định cư phát triển, tồn tại là phần nhiều nhờ vào yếu tố chính sau :
- dân tỵ nạn cùng gốc ở một tỉnh hoặc một xứ đạo miền Bắc,
- người dân mộ đạo nên rất có kỷ luật nghe lời cha xứ.
- đa số dân sống tựa vào khu thành thị thí dụ như Xóm Mới, Hố Nai, Hòa Bình, Bùi Chu…
Sau cùng, các khu định cư quá nhỏ bé khiến cho dân bỏ đi vì :
-thiếu đất canh tác thí dụ như khu định cư ấp Sơn Lộc (xã Tân Phú Trung, tỉnh Hậu Nghĩa) mỗi gia đình hưởng một lô đất canh tác là 0,3Ha trên đất cát nghèo nàn;
-không thích ứng được với dân địa phương vì khác biệt nếp sống, tôn giáo thí dụ như khu định cư ở ấp Sơn Hải (xã Đại Hải, tỉnh Ba Xuyên) thuộc giáo xứ Phụng Hiệp.


4
Quốc sách dinh điền
Năm 1957, sau khi đi thị sát miền rừng núi cao nguyên và vùng sình lày bỏ hoang trên đồng bằng Cửu Long, Tổng Thống Diệm quyết định hoạch định chính sách dinh điền để tiếp tục công cuộc doanh điền (mở rộng thêm ruộng) và tiếp tục chính sách đồn điền của triều Nguyễn.
Sắc lệnh số 103 TTP ngày 23 tháng 4 năm 1957 và nghị định số 1502 và 1503 TTP ngày 25 tháng 9 năm 1957 thiết lập bốn vùng dinh điền cao nguyên trung phần, Đồng Tháp Mười, Ba Xuyên và Cái Sắn. Chính sách dinh điền đươc nâng lên hàng quốc sách được điều hành bởi Phủ Tổng Ủy Dinh Điền, tiếp nối chính sách cư dân tỵ nạn sau hiệp định Genève.
Mục đích
Ngày quốc khánh song thất (7-7-1958), trong thông điệp gởi đồng bào, TT Diệm nói rõ mục đích chính sách dinh điền : « Võ trang vật chất cho dân theo đúng chính sách thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội. Chính phủ chủ trương hữu sản hóa dân vô sản, trái với chủ trương của cộng sản là vô sản hóa nhân dân. Chính phủ chủ trương mỗi người dân được làm chủ một tư sản cơ bản cụ thể cho đời sống tự do cho mình và gia đình đồng thời là cái vốn để tiến tới một đời sống mới ngày thêm sung túc». Ngoài ra, chính sách dinh điền còn theo đuổi các mục đích sau:
- Mở rộng đất canh tác trên những cánh đồng bỏ hoang vì chiến tranh, khẩn hoang vùng đất phèn sình lày, miền Đồng Tháp, khai phá lau lác, rừng sát miền Hậu Giang, phá rừng làm rẫy và trồng cây kỹ nghệ miền Đông và cao nguyên…
- Định cư các đồng bào vô sản địa phương, binh sĩ giải ngũ, đồng bào nghèo miền Trung đi tìm một tương lai sáng lạn hơn;
- Gia tăng sản xuất lúa gạo để xuất cảng;
-Quy dân thành những xã lớn cho tiện thiết lập các cơ sở cộng đồng (trường học, bệnh xá…) cải tiến dân sinh [36].
Thực hiện
Tại mỗi vùng dinh điền, các địa điểm dinh điền được tuần tự thành lập theo cách «vết dầu loang» đã được nhà Nguyễn áp dụng trước đây. Sự hình thành địa điểm dinh điền trải qua nhiều giai đoạn. Khởi đầu, Phủ Tổng Ủy Dinh Điền lo các công việc chính sau với sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chánh của chính phủ :
- điều nghiên địa thế của khu cư trú đối với hệ thống giao thông, dẫn thủy, đặc tính thổ nhưỡng khả canh;
-trù liệu đồ án : phân lô đất canh tác và đất dựng nhà vườn, phác họa đường xá, vị trí các cơ sở cộng đồng (trường học, bệnh xá, chợ, trụ sở ban quản trị, chùa hoặc thánh đường, ước tính phí tổn ngân sách…
-kế hoạch cư dân : trợ cấp cất nhà, ngưu canh điền khí, gạo đủ ăn từ 5 đến 9 tháng;
- vận động di dân và lập danh sách các gia đình xin định cư; theo nguyên tắc, mỗi gia đình phải gồm có một đàn ông và hai người trưởng thành khỏe mạnh để có thể canh tác đất cấp phát (3 đến 5 Ha) và thu ngắn thời gian lệ thuộc chính phủ;
- chuyên chở di dân đến địa điểm dinh điền;
- định cư : chia lô đất (cất nhà, làm ruộng hay rãy), tổ chức cất nhà, cơ sở cộng đồng, tôn giáo, cấp bằng khoán, hướng dẫn canh tác, đào kênh, xẻ mương, đào đìa cá…
Trợ cấp của chính phủ
Mỗi địa điểm dinh điền gồm độ 200 gia đình (khoảng 1000 người), chính phủ dự trù hai loại trợ cấp : trợ cấp trực tiếp cho mỗi cá nhân và trợ cấp xây dựng địa điểm.
Trợ cấp trực tiếp cho mỗi cá nhân thành niên.
Tính theo
 đồng VN$
Chuyên chở
Phí tổn cất nhà
Tiền mặt cho 3 tháng đầu
Tiền mặt cho 3 tháng sau
Số lượng gạo cho 9 tháng
Mùng, mền, chiếu
Nông cụ
Gia súc
Hạt giống
Thuốc men
Khai hoang
Tổng cộng
 300
 300
 540
 360
 945
  60
  70
 100
  70
   60
2000
4805
Tiền trợ cấp xây dựng cơ sở cộng đồng dự chi cho một địa điểm dinh điền 200 gia đình gồm khoảng 2000 người.
Tính theo
đồng VN$
Cơ sở hành chánh, giếng nước
Lương bổng hàng năm cho nhân viên
Quản trị
Tổ chức từ thiện
Văn phòng phẩm
Xăng nhớt
Bảo trì, sửa chữa máy móc
Tổng cộng
213 912
223 200
  73 000
  34 000
101 160
  36 000
681 272
Trước khi dân đến định cư, Quốc Gia nông cụ cơ giới cuộc đến khai hoang và cày bừa. Cơ quan này được trang bị 234 máy kéo, 168 máy ủi, 393 máy cày bừa. Trong trường hợp một địa điểm dinh điền gặp khó khăn như mất mùa, cây khó mọc vì đất xấu… chính phủ viện trợ thêm cho ngân sách và gia tăng thêm thời hạn trợ cấp cho tới 12 hay 18 tháng với mục đích giúp dân tự túc và hội nhập mau chóng vào môi sinh mới.
Quản trị hành chánh
Mỗi địa điểm dinh điền dặt dưới sự điều khiển của một ban quản trị gồm 5 người: chủ tịch địa điểm, thư ký, y tá, bà mụ, ủy viên canh nông. Năm địa điểm dinh điền nằm gần nhau sẽ trở thành một tiểu khu dinh điền đặt dưới quyền một sĩ quan quân đội với hai phụ tá lo về kỹ thuật máy móc nông cụ. Một khi đã tự túc được, địa điễm sẽ mất quy chế dinh điền và trở thành một ấp hay xã.
Thành quả
Năm 1963, theo tài liệu của phủ Tổng Ủy Dinh Điền, các địa điểm dinh điền đã canh tác 119 788 Ha ruộng, trồng 28 678 Ha cây cao su, 1 208 Ha cây cacao, kenaf và cây sơn. Chính phủ đã làm được 1313 cây số đường lộ nối với hệ thống giao thông cũ, đào 66 giếng nước đào tay và 970 giếng đào máy, xẻ 37 cây số kênh đào, bắc 1678m cầu, dựng 25 990 căn nhà, 14 kho chứa đồ, 26 trạm y tế và hộ sanh, 37 trường học.
Từ năm 1957 đến năm chấm dứt chính sách dinh điền (1963), tổng cộng chính phủ đã thành lập 192 địa điểm dinh điền, định cư 50 931 gia đình (khoảng 289 790 người).


năm
Chi phí của chính phủ
(đồng VN$)
Số địa điểm
Số dân định cư
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
240 080 000
145 780 000
388 400 000
495 000 000
401 770 000
430 000 000
267 900 000
17
29
35
40
21
29
21
40 582
43 479
57 880
51 840
33 182
33 537
29 270
Bảng phân phối số địa điểm dinh điền theo vùng và tỉnh năm 1963
Tỉnh
Số địa điểm
(năm 1963)
Miền Tây Nam Phần
Kiến Phong
Kiến Tường
Kiên Giang
An Xuyên
Ba Xuyên
8
11
4
7
1
Miền Đông Nam Phần
Phước Long
Bình Tuy
Tây Ninh
Bình Long
Phước Thành
Bình Dương
Long Khánh
Phước Tuy
Bình Thuận
25
10
3
11
7
6
7
3
2
Cao nguyên
Quảng Đức
Darlac
Pleiku
Kontum
Phú Bổn
9
14
20
4
7


Bảng phân tích quê quán, tuổi, tín ngưỡng và nghề nghiệp của 289 720 dân định cư tại dinh điền.
Quê quán
Dân di cư miền Bắc
Quảng Ngãi
Bình Định
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Thừa Thiên
Đồng bào Thượng
Cựu binh sĩ
Trung Hoa
Số khác
Tỷ lệ % theo
Tổng số
26
14
11
22
10
4
5
4
2
2
Tuổi
Dưới 16
Từ 16 đến 59
Trên 60
  48,6
45
     6,4
Tôn giáo
Phật giáo
Công giáo
Tôn giáo khác
  48,3
45
     6,4
Nghề nghiệp
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Công nghệ
Thương mại
Nghề khác
93,2
2
2
   0,1
   2,7
Các bảng thống kê trên cho chúng ta những nhận xét sau.
- Từ 1961, số di dân và địa điểm dinh điền giảm dần vì chính phủ ưu tiên cho chính sách ấp chiến lược,
-Trên tổng số dân dinh điền, gốc ở miền trung chiếm 61% tổng số, làm nghề nông 93,2% .
Để có một cái nhìn chi tiết về chính sách dinh điền, chúng tôi mô tả sự định cư ở hai địa điểm dinh điền Cái Sắn và Tư Hiền mà chúng tôi có dịp tìm hiểu tại chỗ.
A. Dinh điền Cái Sắn
Tháng 3 năm 1958, Phủ Tổng Ủy Dinh Điền nhận đơn xin định cư ở dinh điền Cái Sắn 2 nằm trong tỉnh Kiên Giang. Địa điểm dinh điền rộng khoảng 4000 Ha gồm 1515 Ha ruộng truất hữu do luật cải cách điền địa số 57, diện tích còn lại là ruộng của chính phủ mua lại của điền chủ pháp theo thỏa ước Việt-Pháp ký năm 1956.
Rút được kinh nghiệm và thành công của khu định cư tỵ nạn Cái Sắn 1, dinh điền Cái Sắn 2 dập theo đồ án chia lô của Cái Sắn 1. Đất dinh điền được chia thành 1304 lô, mỗi lô rộng 3Ha, phân chia như sau:
-276 lô nằm đầu kênh cạnh tỉnh lộ dành cho các chủ điền bị truất hữu
-28 lô dùng để xây cơ sở cộng đồng: công sở, trường học, nhà hộ sanh, giáo đường…
-1000 lô còn lại phát cho 1000 gia đình (đa số là người tỵ nạn gốc Bùi Chu, Nam Định).
Cái Sắn 2 chia thành hai xứ đạo, thánh đường do tín đồ góp công xây cất.
Hình thức cư trú giống như Cái Sắn 1. Nhà nhìn ra kênh, ruộng sau nhà, lô này nằm sát lô kia chạy dài hai bên bờ hai kênh mới đào xong. Kênh số 7 dài 11,2 cây số, rộng 9m, sâu 2m, tập trung 441 gia đình. Kênh số 8 dài 10,7 cây số tụ tập 559 gia đình. Hai kênh này nối với hai kênh chính Cái Sắn, Chương Bàu, nằm cách nhau 2000m.
Trước khi di dân đến, Quốc Gia Nông Giới Cuộc đã cho cày bừa đất sẵn sàng chờ vụ mùa tới.
Sau khi đã chọn lô đất, mỗi gia đình nhận được một sườn nhà, một tam bản, mùng mền chiếu, hạt giống, gạo đủ ăn trong 3 tháng…
Nhờ kinh nghiệm của Cái Sắn 1, sự ổn định định cư chỉ kéo dài 6 tháng. Cuối năm 1958, dinh điền Cái Sắn 2 được sát nhập vào xã Thạnh Đông tỉnh Kiên Giang.
Địa Điểm dinh điền Cái Sắn 3. Sau thành công của Cái Sắn 2, Tổng Ủy Dinh Điền cho thành lập dinh điền Cái Sắn 3 nằm kế bên Cái Sắn 2 với dự tính:
- định cư 1500 gia đình khoảng 75 000 người,
- gia cư và ruộng vườn chạy dài dọc theo 3 kênh đào (số 6, 9, 10) trên một diện tích 12 000Ha.
Xây dựng địa điểm dinh điền này bỏ dở coi như bị thất bại vì không giải quyết được vấn đề bồi thường cho các điền chủ cũ.
Sau khi địa phương hóa, các khu định cư Cái Sắn được sát nhập vào 3 xã địa phương:
- Xã Thạnh An, quận Thốt Nốt, tỉnh An Giang,
- Xã Thạnh Đông, quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang,
- Xã Tân Hiệp, quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang.
B. Dinh điền Tư Hiền
Năm 1956, TT Diệm quyết định cho thành lập tỉnh Phước Long để thu hút di dân khai thác cây kỹ nghệ giữa miền rừng hoang vu ở miền đông Nam Phần. Việc cư dân mở rộng đất canh tác dựa vào chính sách dinh điền.
Năm 1957, Tổng Ủy Dinh Điền cho thành lập thí điểm dinh điền tiền phong: địa điểm Phước Quả nằm gần tỉnh lỵ và địa điểm Vĩnh Thiện cạnh quốc lộ 14. Tiếp theo các địa điểm khác được thiết lập tuần tự dựa vào kinh nghiệm của hai thí điểm trên. Đến năm 1963, tỉnh Phước Long xây dựng được 25 địa điểm dinh điền chia ra làm hai khu vực.
Khu vực dinh điền 1 gồm các địa điểm sau : Phước Quả, Phước Tín,, Bà Rạt, Đức Bổn, Hiếu Phong, Lễ An,, Thuần Kiệm, An Lương, Phong Thuần, Thuần Kiên 4, Vi Thiện, Vĩnh Thiện, Văn Đức, Trạch Thiện, Thuận Đáo, Rạch Cát.
Khu vực dinh điền 2 : Nhơn Lý, Phú Văn, Đức Hạnh, Tư Hiền, Khiêm Chưng, Tùng Thiện, Khắc Khoang, Hòa Kỉnh, Phú Nghĩa.
Để có một ý niệm về các địa điểm dinh điền ở Phước Long, chúng tôi chọn địa điểm dinh điền Tư Hiền làm thí dụ.
Tháng 4 năm 1962, trong dịp đi kinh lý tỉnh Phước Long, TT Diệm đặt lại tên địa điểm Trúc Sơn là Tư Hiền vì đa số dân quê quán xã Tư Hiền, tỉnh Thừa Thiên. Địa điểm dinh điền được thành lập năm 1961, cách tỉnh lỵ 2 cây số.  Đợt di dân đàu tiên đến Tư Hiền gồm 50 gia đình, 305 người. Đợt thứ hai gồm 40 gia đình, 262 người. Ngay khi đến, 65 gia đình nhận được 65 căn nhà đã dựng sẵn, mỗi gia đình còn lại nhận được 1300 VN$ để dựng nhà. Cũng như các địa điểm khác, đất khả canh đã đươc khai hoang, phân thành lô. Mỗi gia đình chiếm một lô 30m/50m và có thể mở rộng sâu vào trong tùy theo khả năng tài chánh và nhân công của mỗi gia đình. Trong 6 tháng đầu định cư, mỗi người lãnh trợ cấp hàng tháng là 360 VN$, 15 kí lô gạo (trẻ em dưới 15 tuổi lãnh 180 VN$, 9 kí lô gạo). Số trợ cấp sẽ giảm đi một nửa trong 5 tháng tiếp theo.
Sau khi định cư rồi, các di dân lo trồng cây ăn trái quanh nhà, soạn đất trồng đậu phọng, khoai lang, khoai mì, lúa mọi… Vì là đất rẫy trên phù sa cổ, nghèo nàn, thiếu nước tưới nên năng xuất thấp, nhất là cấy lúa mọi.
Từ năm 1973, các địa điểm dinh điền ở Phước Long tan rã trước sức tấn công của cộng sản. Dân dinh điền phải di tản về Bình Dương.


5
Khu trù mật
Ngày quốc khánh Song Thất 1959, trong bài diễn văn gởi toàn dân, TT Diệm tuyên bố : « Năm nay, tôi đề ra công tác lập khu trù mật tại thôn quê, ở những nơi giao thông thuận lợi, hợp vệ sinh, có những tiện nghi tối thiểu, để tập hợp những người nông dân sống lẻ tẻ thiếu thốn…». Bắt đầu năm 1960, quốc sách khu trù mật được thực hiện một cách long trọng nhằm qui tụ dân địa phương thành những vùng cư trú mang sắc thái thành thị để trở thành quận lỵ hay tỉnh lỵ. Tính cách quan trọng của quốc sách được đánh dấu bởi chính TT Diệm cũng tham dự vào lựa chọn địa điểm khu trù mật. Nhân ngày khánh thành long trọng khu trù mật Vị Thanh- Hỏa Lựu (12-3-1960), TT Diệm tuyên bố nhấn mạnh đến lợi ích của quốc sách khu trù mật như sau: « Ý nghiã khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực hiện công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội với phương tiện của một nước kém mở mang, thiếu tiền, cán bộ…».
Lý do thiết lập khu trù mật
Rất nhiều tài liệu chính phủ điều nghiên nhân sinh, kinh tế, chính trị, an ninh đã thúc đẩy sự hình thành quốc sách khu trù mật[37] với những mục tiêu sau :
1) Các nông dân sống lẻ loi, thấp kém ở sâu trong vùng hoang vắng cần được tập hợp lại để chính phủ có thể cải thiện đời sống tăm tối của họ,
2) Giải tỏa các khu cư trú ổ chuột, lụp sụp, thiếu vệ sinh bên bờ sông, kênh rạch để đưa họ đến sống trong khu trù mật với các tiện nghi bảo đảm cho đời sống,
3) Biến khu trù mật thành động cơ giúp các vùng nông thôn lân cận cải tiến dân sinh và phát triển kinh tế;
4) Tạo một đời sống mới trong mỗi khu trù mật về phương diện :
- xã hội với nhà hộ sanh, trường học, ký nhi viện…
- kinh tế bằng mở đường giao thông thương mại với quận, tỉnh lỵ, xây chợ, phát triển công nghệ, điện khí hóa,
- an ninh như tránh nạn cường hào ác bá.
Theo đuổi những mục đích trên, các khu trù mật đều đươc thiết lập ở địa điểm thích nghi về phương diện an ninh, kinh tế, giao thông.
Giai đoạn thực hiện
Với kinh nghiệm rút tỉa từ những khu định cư dân tỵ nạn và dinh điền, chính phủ có sáng kiến kêu gọi người dân đích thân tham dự vào công tác xây dựng khu trù mật mà họ sẽ sống để tránh sai lầm của chính sách dinh điền. Sai lầm này là vì chính phủ trợ cấp tất cả chi phí định cư cho nên người dân lợi dụng kéo dài trợ cấp cá nhân, ù lì, ăn bám trợ cấp… Với chính sách khu trù mật, chính phủ chỉ cung cấp phương tiện vật chất như chuyên chở, chi phí dựng nhà, dự trữ lương thực trong một thời gian ngắn. Công việc của chính phủ là lo xây dựng hạ tầng cơ sở, dịch vụ cộng đồng và cho khu trù mật vay dài hạn để cất chợ, trường học, nhà hộ sanh, cơ xưởng công nghệ… Trợ cấp của chính phủ cho mỗi khu trù mật là 1 000 000 VN$ và việc thiết lập chia ra từng giai đoạn.
Giai đoạn 1. Chọn địa điểm.
Với sự cộng tác của chính quyền địa phương, một ủy ban chuyên viên đi tìm kiếm địa điểm phù hợp với điều kiện thành lập khu trù mật, rồi đề nghị lên chính phủ. Mục đích chính của chính sách là thành thị hóa khu trù mật nên sự lựa chọn địa điểm dựa trên các dữ kiện sau:
- điều kiện giao thông có thể nối khu trù mật với tỉnh lỵ gần bên,
- có khả năng phát triển thương mại, công nghiệp và nông nghiệp,
- được bảo vệ an ninh bởi quân đội.
Giai đoạn 2. Phác họa dự án.
Ban giám đốc xây cất chịu trách nhiệm vẽ đồ án khu trù mật dựa trên tài liệu phúc trình của ủy ban chuyên viên. Sau khi dự án được chấp thuận, chính phủ cho xây cất hạ từng cơ sở (đường xá, cầu cống…) và bổ nhiệm một ban quản trị.
Giai đoạn 3. Định cư và dựng nhà.
Công việc này được thực hiện dưới hình thức tương trợ và làm việc tập thể với nguyên tắc là tất cả dân đều tham dự vào xây dựng khu trù mật. Mọi người dân đều cùng chung góp sức vào việc dựng nhà, đắp nền, dọn đất vườn…và tham dự vào công việc chung xây dựng khu trù mật.
Hình thức cư trú
Khác với địa điểm dinh điền, hình ảnh cư trú khu trù mật có đặc điểm thành thị và nông thôn cổ truyền. Cư trú có hoạch định, tập trung, phân lô, đường lộ kẻ thẳng góc. Đồ án khu trù mật gồm ba khu hoạt động rõ rệt:
- khu hành chánh (văn phòng ban quản trị, chùa, thánh đường, trường học, nhà hộ sanh, trạm y tế),
- khu công thương (tiệm buôn, tiệm tạp hóa) quanh chợ, sát lộ , sông, kênh đào,
- khu cư trú và canh tác  cũng được chia thành lô vuông vắn làm nhà, trồng rau cây trái, chăn nuôi, đào ao nuôi cá, cấy ruộng sau nhà; trong khi đó, mỗi nông dân vẫn tiếp tục canh tác ruộng cũ;
- số dân cư đông khoảng 10 000 người (theo lý thuyết);
- quê quán là người dân địa phương lân cận hành nghề thương mại, công nghệ, nông nghiệp…
Thành quả
Tính từ ngày 7 tháng 7 năm 1959 đến ngày 30 tháng 6 năm 1963, chính phủ đã thành lập 26 khu trù mật và 10 ấp trù mật, định cư 9127 gia đình, khai thác 6 706 Ha đất. Dưới đây là bảng phân phối khu và ấp trù mật trong các tỉnh trên đồng bằng Cửu Long.
Tỉnh
Khu trù mật
Ấp trù mật
An Xuyên
Ba Xuyên
Chương Thiện
Kiên Giang
An Giang
Vĩnh Bình
Vĩnh Long
Kiến Hòa
Định Tường
Kiến Tường
Long An
Biên Hòa
Kiến Phong
Khai Quang, Khánh Bình
Hòa Tú, Cái Trầu
Vị Thanh, Hỏa Lựu, Phước Long, Ngọc Hà
Thanh Hòa
An Long, Hạc Phong, Thạch Lâu
An Trường, Long Vĩnh
Cái Sơn, Tân Lược
Thành Thới, Thới Thuận, Hàm Long, An Hiệp
Hậu Mỹ, Mỹ Phước Tây
Bình Thành Thôn, Thụy Đông
Đức Huệ
Hang Nai                                    
Mỹ Phú, Sơn Hà
Ngã Ba
Phú Mỹ
An Long, Phú Thạnh,Bè Ngàn, Gõ Mười Tài, Vườn Tãi, Vườn Tràm


Một số khu trù trở thành quận lỵ như khu Thanh Hòa (kiên Giang), khu Thụy Đông (nay là quận lỵ Tuyên Nhơn, Kiến Tường), thành tỉnh lỵ như khu Vị Thanh (Chương Thiện).
Tuy địa điểm các khu dinh điền được lựa chọn ở vị trí tiện giao thông, thương mại, canh tác để cải tiến dân sinh, nhưng vì nhu cầu chiến lược cấp bách nên đa số chiếm vị trí tiền đồn đối diện với vùng hoang vắng và xâm nhập cộng sản. Đơn cử vài thí dụ sau.
Khu trù mật núi Ba Thê, núi Trọi (An Giang) án ngữ hành lang xâm nhập cộng sản từ mật khu Thất Sơn về vựa lúa An Giang, Kiên Giang.
Khu trù mật Cái Sơn (Vĩnh Long) chặn đường xâm nhập cộng sản từ mật khu Vĩnh Bình vào Vĩnh Long.
Khu trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu kiểm soát thủy lộ chánh từ Cà Mau đi Cần Thơ và đối diện với cả khu rừng tràm, rừng sát của U Minh.
Khu trù mật Thụy Đông (Kiến Tường) tập hợp dân các ấp Nước Trong, Ngã Cây, Xóm Mới, Bến Kè nhằm kiểm soát giao thông thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây, đầu kênh Lagrange và Trà Cú Thượng.
Khu trù mật Mỹ Phước Tây (xã Mỹ Phước Tây, quận Khiêm Ích, Định Tường) nằm giữa kênh Tổng Đốc Lộc và kênh Cái Chuối, bảo vệ lộ trình từ Đồng Tháp về quận lỵ Khiêm Ích, Cai Lạy và quốc lộ 4.
Vì vậy, sau 1963, có khu trù mật như khu trù mật Đức Huệ (Long An), nhất là các ấp trù mật bị chiếm đóng và phá hủy bởi cộng sản, thí dụ như ấp trù mật Phú Mỹ (định Tường), được thiết lập để cô lập hóa cộng sản vùng ven biên Đồng Tháp bằng cách qui tụ vào ấp các nông dân sống hẻo lánh dọc theo rạch Láng Cò, Láng Cát. 
A. Khu trù mật Vị Thanh
Chính TT Diệm tham dự lựa chọn địa điểm và có sáng kiến xây dựng khu trù mật Vị Thanh để biểu lộ quyết tâm thành thị hóa nông thôn của tổng thống. Ngày 12 tháng 3 Năm 1960, tổng thống đích thân đến khánh thành khu trù mật.
Tại sao chọn địa điểm Vị Thanh?
Xã Vị Thanh là giao điểm của một hệ thống giao thông quan trọng nối các tỉnh miền Hậu Giang. Vị Thanh nằm trên :
- tỉnh lộ 31 chạy ngang qua tỉnh Kiên Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên.
- kênh lớn thương mại Xà No nối Cà Mau, Phong Dinh và Chợ Lớn. Nhờ có kênh Xà No, Cái Nhum, Ông Cai, người dân ở Vị Thanh có thể lui tới được các vùng bán đảo Cà Mau và đặc biệt với vùng sình lày U Minh.
Vì vị trí giao thông, thương mại và chiến lược ngăn chận xâm lăng cộng sản mà địa điểm Vị Thanh được chọn để sẽ trở thành một tỉnh lỵ kiểm soát kinh tế, chính trị trên bán đảo Cà Mau.
Thành lập
Sau khi quyết định chọn Vị Thanh, đầu năm 1960, chính phủ phái đến Vị Thanh mấy trăm công chức và thanh niên tự nguyện làm công việc lên đất nền nhà, đào mương rãnh dẫn nước, khai hoang cỏ dại, vét sình lày, chia lô đất… Đồng thời chính phủ trợ cấp 1 100 000VN$ để hoàn tất dự án sau:
-100 000VN$ : thiết kế đồ án khu trù mật;
-100 000 VN$: mua thuốc men và tổ chức công tác cộng đồng;
- 600 000 VN$: xây trường học, một bệnh xá, nhà hộ sanh;
-300 000 VN$: máy phát điện, đào giếng bằng khoan máy.
Ngoài ra chính phủ cho vay dài hạn số tiền 400 000VN$ để xây cơ sở hành chánh và chợ.
 Sau khi xây dựng xong hạ tầng cơ sở, chia lô… chính phủ khuyến khích các nông dân sống rải rác ở sâu trong vùng sình lày nước đọng miền rừng sát đến định cư tại khu trù mật.
Quyết tâm của TT Diệm
Ngày 12 tháng 3 năm 1960, TT Diệm đích thân đến khai mạc khu trù mật. Từ ngày đó, cộng sản gây áp lực bằng pháo kích, khiến một số dân bỏ đi. Để tỏ quyết tâm thực hiện quốc sách trù mật, ngày 24 tháng 12 năm 1961, tổng thống ký sắc lệnh số 244 NV thành lập tỉnh Chương Thiện, tỉnh lỵ là khu trù mật Vị Thanh. Tiếp theo, tổng thống chỉ thị bộ chỉ huy sư đoàn bộ binh đồn trú thường trực tại đó. Hai biện pháp trên khiến an ninh trở lại, dân chúng an tâm ở lại làm ăn và thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại một cách nhanh chóng. Theo thống kê của tỉnh , năm 1972 dân số đã tăng lên 24 391 so với 18 824 người năm 1961, hoạt động kỹ nghệ có 15 nhà máy xay lúa, 2 máy in, 4 máy sản xuất nước đá, 1 lò gạch…
Khó khăn chính yếu của khu trù mật là hệ thống thoát thủy (kênh, rạch, cống rãnh nghẹt vì bùn) nên gây ra bệnh sốt rét. Năm 1969, chính quyền xây cất bệnh viện Lê Hữu Sanh trang bị một phòng thí nghiệm nghiên cứu ngừa bệnh sốt rét và tiêu diệt muỗi anophèles.
Chợ tại khu trù mật Vị Thanh
(hình Sở Thông Tin năm 1960)


                                         (A)                          (B) 
                       Bản đồ xã Vị Thanh trước (A) và sau (B) khi thành lập khu trù mật


Trạm y tế tại khu trù mật Vị Thanh
(hình Sở Thông Tin năm 1960)
B. Vùng trù mật Ba Thê
Năm 1959, xã Vọng Thê (quận Huệ Đức, tỉnh An Giang) được chọn làm địa điểm vùng trù mật Ba Thê gồm 3 khu trù mật : khu trù mật An long bao dưới chân núi Ba Thê, khu trù mật Hạc Phong bao quanh núi Tượng và khu trù mật Thạch Lâu bọc núi Chóc.
Địa thế thiên nhiên và cơ cấu điền địa
Xã Vọng Thê nằm trong vùng trũng thấp, đất phèn, cấy lúa nổi. Mùa nước lớn, mực nước dâng cao đến 3m có thể làm thiệt hại vụ mùa lúa nổi. Mùa nắng khô ráo, nước giựt, cỏ vàng khô cháy, lác đác trâu tìm bóng mát bên gốc cây gáo sơ rơ, đất sét nứt nẻ và mao dẫn chất phèn lên mặt đất làm hại vụ mùa.
Bốn ngọn núi nhỏ : núi Ba thê, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc trấn giữ vùng trù mật Ba Thê. Núi Ba Thê gồm Ba Thê lớn cao 210m, dưới chân có chợ của An Long và Ba Thê nhỏ nơi đồn trú văn phòng quận Huệ Đức (1959).
Xã Ba Thê rộng 21 347 Ha gồm :
- đất truất hữu theo dụ số 57 : 2 292Ha,
- đất thuộc điền chủ pháp Noblet : 446Ha,
- công điền : 2 286 Ha
- công thổ : 14 093 Ha,
- thổ cư : 122 Ha.
- diện tích còn lại là rừng tràm.
Để cung cấp đất ruộng cho vùng trù mật, chính phủ trưng dụng:
- 270 Ha công thổ và đất tư nhân cải bộ thành công sản quốc gia,
- 250 Ha của 90 chủ điền miên và việt.
Kênh đào
Dưới triều nhà Nguyễn, năm 1818, quan Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh Thoại Hà (từ núi Sập đến Rạch Giá) và kênh Mướp Văn. Thời Pháp cho đào kênh Ba Thê  chạy qua Ba Thê (12 cây số) và nối với kênh Thoại Hà và kênh Mướp Văn ở chợ An Long . Công trình dẫn nước rửa phèn, mở rộng thủy lộ đã thu hút nông dân và các điền chủ trồng cấy lúa nổi.
Chung quanh núi Ba Thê, một kênh đào tay để rút nước vào mùa mưa nhưng khô cạn vào mùa nắng khô.
Kênh núi Chóc nối với kênh Ba Thê tới Ba Dầu trước đào tay rồi được nha Thủy Nông soáy vét.
Kênh núi Tượng (6 cây số) đào năm 1959 gồm kênh vòng đai từ kênh Ba Thê bọc quanh núi Tượng rồi đâm trổ ra chợ Ba Thê.
Kênh núi Trọi do điền chủ đào xưa kia để thoát thủy và chuyên chở lúa.
Khi bắt đầu lập khu trù mật, chính phủ cho đào tay rồi xáng vét lại các kênh nhỏ trong lòng khu trù mật dài 1500m.
             (A)                                                (B)
Xã Vọng Thê trước (A) và sau (B) khi thành lập vùng trù mật
Lý do chọn Xã Vọng Thê
 Lý do kinh tế và quân sự đã đưa đến quyết định chọn địa điểm vùng trù mật Ba Thê.
Trong thời kỳ chiến tranh (1945-1954), các đại điền và nhiều đất ruộng bỏ hoang, không thoát thủy vì phù sa bít kênh rạch nên một lớp phèn dày phủ trên mặt đất. Chính phủ muốn tập trung dân để tái canh, khẩn hoang rừng tràm và biến nơi hẻo lánh này thành một thị tứ giống như khu trù mật Vị Thanh.
Mục đích quân sự là chiếm cứ các ngọn núi nhỏ làm pháo đài kiểm soát cả một vùng sình lày rộng lớn và nơi trú ẩn cộng sản trong khu rừng tràm.
Thành lập
Tháng 10 năm 1959, sau khi đã mở rộng đường giao thông thủy bộ, dự án vùng trù mật Ba Thê đươc thực hiện gồm ba khu trù mật : An Long, Hạc Phong và Thạch Lâu.
Khu trù mật An Long. Đây là khu trù mật lớn nhất trong vùng tập trung:
- 508 lô đất làm nhà (mỗi lô rộng 40/60m), bọc tựa vào chân núi Ba Thê,
- công sở, trường học, công trường, hồ nước, 10 giếng đào, ký nhi viện, vườn ương cây, máy phát điện…
Khu trù mật Hạc Phong có 192 lô nhà bọc quanh núi Tượng và 101 lô nằm dưới chân núi Trọi. Mỗi lô rộng 40/75m.
Khu trù mật Thạch Lâu, nằm trong ấp Vọng Đông, có 106 lô đất (mỗi lô rộng 25/60m) bọc quanh núi Chóc.
Năm 1969, vùng trù mật Ba Thê sát nhập với xã Vọng Thê và trở lại quyền kiểm soát quân đội quốc gia nên chúng tôi có thống kê năm 1973 của xã Vọng Thê như sau :
- dân số: ấp Vân Hiệp A chỗ chợ An Long có 553 nhà, 3665 dân; ấp Trung Sơn: 168 nhà, 976 dân; ấp Tân Tây: 458 nhà, 2622 dân.
-giáo dục : một trường trung học, ấp Tân Hiệp A (1 sơ cấp), ấp Tân Tây (1 tiểu học, 2 sơ cấp), ấp Trung Sơn (2 sơ cấp), Vọng Đông (4 sơ cấp), Hạc Phong (2 sơ cấp), Hai Trân (1 sơ cấp).
-y tế : 1 tiểu bệnh xá, 2 trạm hộ sanh, 2 trạm dự trữ thuốc tây.
-kinh tế. dân chuyên sống về nông nghiệp sạ lúa nổi vào mùa mưa, đào mương lên líp cao 2m làm vườn trồng rau cây trái, mùa khô vào rừng tràm khai thác gỗ, đi làm công, cày gặt, lòi lúa vì diện tích đất khả canh do chính phủ phát quá nhỏ.
Khó khăn
Khác với khu trù mật Vị Thanh, vùng trù mật Ba thê gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, khác biệt sắc dân, tôn giáo…
Diện tích khu gia cư và canh tác quá nhỏ (0,24Ha ở Ba Thê, 0,3Ha ở núi Tượng), đất thấp không phát triển được vườn rau, cây trái, mỗi năm chỉ làm một mùa lúa nổi, năng xuất thất thường, không có thủ công nghệ, mùa khô thất nghiệp thì vào rừng tràm lấy gỗ, đào đìa bắt cá lại bị cộng sản ngăn cản.
Về tín ngưỡng, thành phần dân số nhiều dị biệt chính trị và va chạm tôn giáo. Năm 1973, xã Vọng Thê có: 4 chùa việt dưới chân núi Ba Thê (2894 tín đồ), một chùa miên tên Kalbobrưk, một trụ sở phật giáo Hòa Hảo (7995 tín đồ), một thánh thất Cao Đài (584 tín hữu), một giáo đường (865 tín đồ), đạo ông bà (470 người).
Chính phủ không tôn trọng được nguyên tắc thành lập khu trù mật. Trước khi thành lập vùng trù mật, năm 1959, 5700 dân sống ở xã Vọng Thê. Chính phủ muốn tăng dân số lên 30 000 người để đáp ứng việc thành thị hóa. Vì đa số dân chúng địa phương sống nghèo nàn hẻo lánh không chịu về định cư tại khu trù mật, từ năm 1959 đến năm 1961, chính phủ phải bỏ nguyên tắc căn bản của quốc sách khu trù mật bằng cách đưa 8500 di dân quê quán miền Trung, 2900 dân di cư miền Bắc đến định cư ở khu trù mật và áp dụng trợ cấp như trong chính sách dinh điền (mỗi gia đình nhận một lô đất đã đắp nền sẵn, 5000 VN$ làm nhà, dự trữ gạo, muối mắm cho 6 tháng).
Vì mục đích tối hậu là thành thị hóa vùng trù mật nên đồ án hoạch định đường xá, kênh đào, nhà cửa theo đường thẳng. Vì vậy, đồ án đã lấn chiếm ruộng đất tư nhân của dân địa phương và gây nhiều bất mãn dù được bồi thường.
Năm 1959, quận lỵ Huệ Đức đặt dưới chân núi Ba thê nhưng phải rút lui từ năm 1963 đến 1969 vì vấn đề giao thông tiếp viện và địa bàn cô lập giữa vùng sình lày rừng tràm, dân thưa thớt. Một số dân chúng đã rời bỏ vì vấn đề an ninh.
Khu trù mật An Long dưới chân núi Ba Thê (Hình năm 1971)
Khu trù mật Thạch Lâu  kéo dài tới chân núi Chóc
(hình năm 1971)
Quang cảnh vùng trù mật Ba Thê
(hình năm 1962)
C. Ấp trù mật
Thành lập ấp trù mật trong trường hợp dân số tập trung không đủ cho một khu trù mật. Trên thực tế, ấp trù mật nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của tình hình chiến sự và hoàn toàn không theo tiêu chuẩn quốc sách khu trù mật. Ấp trù mật nằm ở những vị trí chiến lược, tập trung dân rải rác sống ở những vùng hẻo lánh về sống trong một vòng đai của ấp dưới sự bảo vệ của quân đội quốc gia để cô lập hóa cộng sản tập trung trong vùng sình lày, lau sậy. Chúng tôi lấy ấp trù mật Phú Mỹ làm thí dụ.
Xã Phú Mỹ thuộc quận Bến Tranh, tỉnh Định Tường nằm giữa con đường huyết mạch của đồng bằng Cửu Long (quốc lộ 4) và cánh đồng lau sậy bát ngát, nơi đây là mật khu  cộng sản huấn luyện cán bộ, dự trữ binh khí lương thực trong thời kỳ 1945-1954. Sau hiệp định Genève 1954, sự lựa chọn xã Phú Mỹ làm nơi tập kết cán binh cộng sản lui về Bắc Việt đủ nói nên tầm quan trọng vị trí chiến lược của xã Phú Mỹ và lập ấp trù mật Phú Mỹ dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Năm 1959, ấp trù mật Phú Mỹ được thực hiện trong ấp Phú Xuân (xã Phú Mỹ) ở hạ lưu rạch Láng Cát. Ấp tập trung 285 người sống rải rác dọc theo rạch Láng Cát, Láng Cò và ven cánh đồng lau sậy sình lầy.
Mỗi gia đình nhận một lô đất (10/20m), một số tiền 8000VN$ để làm nhà, một số thuốc men cần thiết và lương thực gạo mắm. Chính phủ cất văn phòng quản trị và một trường sơ cấp (3 lớp học). Dân chúng được quyền ban ngày trở về nhà cũ để bắt cá, gặt mùa, nhưng đến chiều tối phải trở về nghỉ trong ấp trù mật được phòng thủ bởi một vòng đai đất cắm chông, gài mìn và dây kẽm gai. Sau 1963, cộng sản phá ấp trù mật, giải tán dân.
Tiếp theo ấp trù mật là quốc sách ấp chiến lược nặng tính cách quân sự nên chỉ được đề cập sơ qua.
D. Ấp chiến lược
Trước nguy cơ xâm lăng của cộng sản miền Bắc và để đối phó với tình hình chiến sự, TT Diệm tuyên bố tổ quốc lâm nguy (1961) và ký sắc lệnh số 11 TTP ngày 3 tháng 3 năm 1962 phát động quốc sách ấp chiến lược[38]. Bốn bộ (nội vụ, quốc phòng, giáo dục và cải tiến nông thôn) được phối hợp chặt chẽ nhăm xây dựng quốc sách ấp chiến lược dưới chỉ thị của tổng thống.
Mục đích
 Ấp chiến lược theo đuổi mục đích quân sự, kinh tế và cải tiến dân sinh nông thôn. Tuy nhiên, áp lực xâm lăng cộng sản ngày một tăng khiến mục đích chính của ấp chiến lược là quân sự nhằm tạo nên một trường thành ấp chiến lược võ trang chống lại cộng sản.
Mục đích quân sự
Áp dụng đường lối «tát nước bắt cá», chống bao vây thành thị, dành thế chủ động, bắt dân chọn chiến tuyến;
-dành thế chủ động bằng thúc đẩy đến chiến tranh có giới tuyến[39],
-phá thế nhân dân của cộng sản, và dồn họ vào thế thụ động tập trung bị bao vây bởi phòng tuyến ấp chiến lược rồi bị tiêu bởi quân đội chính qui, biệt kích quốc gia;
-ép dân chọn phòng tuyến chống cộng và tránh tiếp súc tuyên truyền giả dối.
Mục đích chính trị
Hướng dẫn dân làm quen với thể chế dân chủ bằng cách để dân tự bầu ban trị sự ấp, lập hương ước dựa vào tập tục, lệ làng mà dân muốn[40].
Mục đích xã hội
-         thực hiện bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật không phân biệt giai cấp xã hội,
-         tạo điều kiện thuận lợi cho ấp chiến lược cải thiện và thăng tiến xã hội,
-         trên bình diện xã hội, tôn trọng và ưu tiên tinh thần cộng đồng và định chế xã ấp xưa.
Mục đích kinh tế
Giúp cho ấp chiến lược tiến đến tự phòng, tự quản, tự túc tạo thành một sợi dây xích vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội quốc gia rảnh tay chống xâm lăng.
Sau khi các mục tiêu đươc ấn định, quân, dân, chính học tập chính trị, đường lối của ấp chiến lược để phổ biến và giải thích cho công chúng nhất là cho nông dân. Đồng thời chính phủ tổ chức các nhóm dân tình nguyện đi thực hiện các ấp chiến lược ở nông thôn và kêu gọi dân thành thị cũng như nông thôn hợp tác với chính sách.
Thực hiện
Chính sách ấp chiến lược được tiến hành nhanh chóng là vì cơ cấu của ấp:
-         dân của ấp là dân sống tại chỗ,
-         địa bàn của ấp có thể là một ấp cũ, nhiều ấp tụ lại, nguyên một xã cũ nếu có thể qui tụ lại trong một hàng rào phòng thủ.
Công việc thực hiện trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1. Tổ chức hệ thống phòng thủ chiến đấu từ 21 đến 45 ngày. Thực hiện các công tác sau:
- đắp một bờ lũy bằng đất, bên ngoài là đào hào cắm tre nhọn, giăng dây kẽm gai và hầm chông,
- mở một cổng ra vào dưới sự kiểm soát của dân tự vệ võ trang,
- đặt hệ thống báo động trang bị bằng còi tu huýt, thùng hộp sắt trống phát tiếng báo động,
- kiểm tra và thanh lọc dân theo tuổi, tín ngưỡng, khuynh hướng chính trị,
- đoàn ngũ hóa và tập quân sự dân từ 18 đến 45 tuổi để bảo vệ ấp,
- bầu ban trị sự ấp và lập hương ước trong vòng 45 ngày.
Giai đoạn 2. Võ trang tinh thần nhằm kiện toàn dân sự. Huấn luyện chủ nghĩa nhân vị tóm tắt trong ba khẩu hiệu sau:
- tam túc. Hướng dẫn dân ý thức tự túc quản trị hành chánh, tự túc tổ chức kỹ thuật, tự túc tư tưởng về đời sống;
-tam giác. Mỗi người dân tự cảnh giác về sức khỏe, đạo đức và óc sáng kiến;
- tam nhân. Phát triển con người toàn diện về bề sâu (thân tâm), bề rộng (nghĩa vụ và quyền lợi đối với cộng đồng) và bề cao (tâm linh hướng thượng).
Giai đoạn 3. Kiện toàn áp dụng chính  sách ấp chiến lược từ trung ương xuống đến địa phương.
Thành quả
Theo tài liệu của bộ nội vụ, đến tháng 10 năm 1963, chính phủ đã thực hiện được :
- 11 847 ấp chiến lược[41] trong số đó 8679 ấp đã bầu ban quản trị và 8200 ấp đã lập hương ước,
-8 972 524 dân trong 8 371 ấp sẵn sàng chiến đấu chống xâm lăng.
 Tiếc rằng chính sách ấp chiến lược hoàn toàn bị hủy bỏ sau năm 1963.


6
Thiên nhiên và quốc sách
Đồng bằng Cửu Long bao gồm các vùng đất phù sa cổ và phù sa mới do hệ thống sông Cửu Long-Đồng Nai bồi đắp. Chính quyền cũng như dân chúng thường chia đồng bằng làm hai miền: miền đông (từ tiền giang về các tỉnh miền đông), miền tây từ tiền giang đến vịnh thái lan). Đồng bằng gồm năm vùng đất lớn ảnh hưởng sâu đậm đến công trình cư dân khẩn hoang lập ấp dưới thời nhà Nguyễn và Đệ Nhất Cộng Hòa.
Vùng đất cao miền đông Cửu long thuộc các thềm phù sa cổ rộng và cao ráo nằm trong tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Tây Ninh.
Các vùng trũng đất phèn (Đồng Tháp, Cà Mau),
Vùng trũng đất hữu cơ (U Minh, Cà Mau).
Miền phù sa nước ngọt dọc hai bên sông Tiền, Hậu.
Vùng đất giồng duyên hải từ tỉnh Gò Công qua Kiến Hòa, Trà Vinh, Ba Xuyên và chấm dứt ở Bạc Liêu cách sông Gành Hào 3Km, chịu ảnh hưởng nước mặn. Giồng là giải duyên hải xưa cũ nằm gần song song với bờ biển[42].
Bảng tóm tắt địa điểm các trung tâm định cư trên các vùng đất trên cho ta một ý niệm về lý do chọn lựa các khu định cư của quốc sách thời Đệ Nhất Cộng Hòa.


Số khu tỵ
nạn miền Bắc
Số khu
dinh Điền
Số khu
trù mật
Phù sa cổ miền Đông
Sài Gòn
Gia Định
Biên Hòa
Bình Dương
Tây Ninh
Phước Tuy
20
12
37
56
14
20
1
Vùng đất phèn
Kiến Tường
Kiến Phong
Châu Đốc
An Giang
Chương Thiện
15
11
8
2
3
4
Vùng đất hữu cơ
An Giang
Kiên Giang
7
4
2
1
Phù sa nước ngọt
Định Tường
Sa Đéc
Phong Dinh
Vĩnh Long
10
3
6
2
2
Phù sa nước lỡ, mặn
Long An
Kiến Hòa
Vĩnh Bình
Ba Xuyên
Bạc Liêu
9
11
1
1
1
4
2
2
Nhà và nông địa
Ngày xưa, với quan niệm « nông dã thiên hạ chi đại bản» [43] cho nên mỗi năm vào đầu mùa xuân, vua cày ba luống (tam thôi) ruộng « tịch điền » mở đầu mùa lúa cho dân. Và mỗi người dân đều ước mơ sở hữu một vuông vườn, một manh ruộng để có lúa đóng thuế cho vua, có tiền dư dã thờ cúng tổ tiên, có đất chia cho con cháu phụng dưỡng mình sau này. Ruộng lúa mang nặng sắc thái tinh thần cũng như vật chất như vậy nên ưu tư của thôn dân và chính quyền là mở mang nông địa ruộng lúa.
Nhà và nông địa (vườn và ruộng) tượng trưng cho thôn dân tự túc, tự cường, biểu hiệu cho phát triển khẩn hoang lập ấp và định ranh giới cho quốc gia.
Đối với nông dân, «ruộng là da, nhà là xương» nên sự lựa chọn cảnh trí cho nhà và nông địa rất quan trọng cho định cư trường tồn.
Tổng quát, khi đến định cư ở bất cứ vùng đất nào, nông dân cũng chọn thế đất cao dựng nhà, lên vườn, có nước ngọt tưới bón rau cải, cây trái. Khởi đầu, cư trú xã ấp đều uốn lượn theo những thế đất cao như các giồng ở miền duyên hải, các mảng phù sa cổ cao ráo ở miền Đông, từ bờ sông vàm rạch đổ vào sâu trong đất bưng và ngọn rạch (từ xóm vàm vào đến xóm ngọn)…
Nông địa bao gồm tất cả các vùng đất đai được sử dụng nhằm phục vụ đời sống vật chất của thôn dân. Nông địa gồm hai loại: nông địa nhân tạo (ruộng, vườn), nông địa thiên nhiên (rừng tràm, rừng sát, lung đìa…).
Nông địa nhân tạo gồm:
 -vườn cây trái, vườn rãy trồng rau, cải trên đất cao tự nhiên có sa cấu cát dễ cày bừa, thoát thủy hay vun mô, lên líp. Còn ở vùng phù sa thấp ngập nước, lên vườn trồng cây trái đòi hỏi nhiều công phu hơn; phải đào mương lấy đất lên líp, đánh vồng nhằm hạ thủy cấp, xa chân nước phèn hay mặn để tránh úng thủy và mao dẫn các khoáng chất độc hại. Cặp theo sông, rạch và kênh đào nước ngọt, thôn dân phải đào cái xẻo hay mương nhỏ dẫn nước sông rạch thông thương với mương vườn, mương cá qua hệ thống « bọng » điều hòa mực nước. Trái lại, xuống vùng nước lỡ, mặn, lên vườn phải vào sâu trong rạch, xa sông lớn để giảm ảnh hưởng của độ mặn.
- ruộng. Loại ruộng phân biệt theo địa thế và cao độ.Thí dụ ở miền Đông, ruộng gò, ruộng rãy nằm trên mảng phù sa cổ cao ráo, ruộng triền uốn theo triền mảng phù sa, ruộng sâu hay ruộng bưng trải trên đất phù sa nhiều sét, ngập nước chỉ cấy lúa vào mùa mưa vì vấn đề thoát thủy, rửa phèn, muối.  Từ nông địa căn bản đó, nông dân mở rộng nông địa phụ (trồng khoai, sắn, bắp…) lên vùng đất cao sa cấu cát nghèo nàn của mảng phù sa cổ hoặc tiến xuống vùng trũng khai mương rạch đắp bờ cho thoát thủy, hạ độ phèn, muối để nới rộng diện tích ruộng lúa. Bành trướng nông địa trồng lúa thường bị ngăn chặn bởi đất ngậm nước có nồng độ phèn pH dưới 3 và độ mặn trên 4g/lít nước.
Nông địa thiên nhiên là sông, rạch cung cấp cá tôm, rừng tràm (gỗ, củi, nung than, gác cây lấy mật, sáp ong, hái lá làm dầu tram), «động» dừa nước cho lá lợp nhà. 
Phù sa cổ miền đông,
Vào thế kỷ XVII, triều đình đã lập trấn Gia Định, các cựu thần nhà Minh đã đến cư trú ở Mỹ Tho, gần tỉnh lỵ Long An. Khi các lưu dân đầu tiên đến miền đông thì một phần lớn đất đai ở đây còn hoang dã và rất ít người Miên sống thưa thớt và bỏ đi về miền dưới như Trịnh Hoài Đức  viết « người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhượng hết đất rồi tránh ở chỗ khác, không dám tranh trở chuyện gì»[44]. Cỏ um tùm dưới thấp ngập nước, rừng cây dã thú hùng cứ trên cao mảng phù sa cổ. Cho đến năm 1904, số dã thú bị giết là 38 con cọp, 19 con báo, 6 con voi[45] .
Miền đông, dân Việt đến Biên Hòa-Gia Định,  hướng dần theo các triền của từng mảnh phù sa cổ đất xám hướng lên phía Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Khi di dân đến đây, việc đầu tiên là định cư trên mảng phù sa cổ cao ráo dễ thoát nước, phá rừng lấy gỗ làm nhà, cành làm củi, lấy đất làm vườn, đào giếng lấy nước ngọt. Tiếp theo dựng nhà, lên vườn là khai thác nông địa trồng lúa trên các loại ruộng gò, triền, bưng theo truyền thống: Thượng gia, hạ điền.
Ruộng gò (ruộng rãy) trên phù sa cổ, sa cấu cát không giữ nước lâu lại chóng bốc hơi nên dễ mất mùa, đất xấu nhưng đa dụng. Mùa mưa, cấy lúa sớm, bắt mạ cho ruộng bưng, mùa khô làm rẫy trồng hoa màu phụ như đậu phọng, khoai, sắn, bầu bí, thuốc lá.  
Ruộng triền nằm suôi theo triền mảng phù sa cổ, có sa cấu sét pha cát, được bao quanh bởi bờ mẫu cao giữ nước, cấy lúa (mùa mưa) trồng hoa màu phụ (đậu phọng, khoai sắn, thuốc lá…) mùa nắng. Nhiều mảnh ruộng triền có thể canh tác suốt năm thí dụ như trồng đậu phọng có thể tỉa mỗi năm ba lần : hai mùa thuận và một mùa nghịch (bắt đầu mùa khô).
Ruộng bưng hay ruộng sâu[46] dưới triền phù sa cổ, trên phù sa mới pha nhiều đất sét ngập nước, chứa nhiều chất hữu cơ, thường ẩm ướt chứa phèn hay muối do mao dẫn, thôn dân canh tác ruộng bưng (ruộng sâu) vào mùa mưa như lời dạy :
Ra đi cha mẹ dặn dò,
Ruộng sâu thì cấy, ruộng gò thì gieo.
Ngoài ra, thôn dân còn có thể khai thác rừng sau ấp, bắt cá dưới rạch sâu trong trảng.
Sau khi nhà đã dựng, lúa đã mọc, lưu dân mở rộng nông địa bằng :
-gia tăng đất trồng lúa. Nông dân xuống bưng, bàu, trảng phạt cỏ, xẻ mương, đắp bờ khẩn thêm ruộng trên dải phù sa mới dưới thấp trũng nước làm vụ lúa mùa mưa, hoặc phá rừng thưa trên đất podzolic xám nghèo nàn để làm rãy,
- khai thác nông địa thiên nhiên bằng nghề làm rừng kiếm củi, chặt gỗ làm than…
Từ thế kỷ XVIII, sau khi đã tận dụng nông địa trồng lúa, nông dân miền Đông di dân xuống miệt vườn, sông sâu nước chảy. Sự kiện đó cho thấy rằng:
-các trung tâm tỵ nạn quan trọng ở miền đông đều bám vào các thành thị;
- tại sao vắng bóng khu trù mật;
-chỉ có những khu dinh điền nhỏ thưa dân nằm trên những mảng đất xám nghèo nàn, thiếu đất ruộng canh tác, thôn dân phải trồng rãy, vào rừng xẻ gỗ bán hoặc làm than, kiếm củi…Thí dụ định cư tại dinh điền Văn Hữu để giải thích điều đó. 214 gia đình tỵ nạn gốc Thanh Hóa Nghệ Tĩnh đến định cư ở Bình Giã (Q. Đức Thanh, Phước Tuy), được chuyển đến dinh điền Văn Hữu (Q, Châu Thành, Bình Long)[47]. Năm 1960, chính phủ cho ủi rừng cây để giúp dân có nông địa sau:
-trồng bắp, khoai, lúa rãy đầu mùa mưa (du canh kiểu người Thượng) bằng đào lỗ cách nhau khoảng 30cm rồi bỏ năm, bảy hột vào mổi lỗ,
-mỗi gia đình trồng được 100 cây cao su tháp giống mã lai.
Còn nông địa thiên nhiên, thôn dân cưa cây lớn bán cho xe be còn cây nhỏ hầm than bán về Sài Gòn.
Vùng trũng đất phèn
Phân tích bảng phân phối các trung tâm định cư của quốc sách cư dân cho ta nhận xét sau: hầu hết các trung tâm quan trọng (về dân số và kinh tế) của định cư dân tỵ nạn miền Bắc, dinh điền, khu trù mật đều nằm trong vùng đất phèn. Lý do chính là đất có nồng độ phèn cao, thiếu phương tiện thủy nông rửa phèn giúp cây lúa mọc đã ngăn chận bành trướng nông địa theo phương tiện cổ truyền. Vì vậy, diện tích đất phèn hoang dã mênh mông vẫn nằm chờ đợi quốc sách của Đệ Nhất Cộng Hòa.
Trên đồng bằng Cửu Long, đất phèn bao phủ khoảng một triệu Ha trong các vùng trũng ngập nước nguyên là biển hay đầm cô lập xưa như Đồng Tháp. Dưới thời nhà Nguyễn, đất phèn là cản trở lớn cho mở rộng nông địa và di dân. Phải đợi đến khi người Pháp đào kênh qui mô rửa phèn, nông địa trồng lúa mới mở rộng được dọc theo các kênh dẫn nước ngọt từ sông Cửu đổ vào. Tuy nhiên, đất phèn vẫn còn hoang dã trên nhiều vùng rộng lớn và chờ đợi quốc sách dinh điền, khu trù mật và định cư dân tỵ nạn đến khẩn hoang khai thác. Chính vùng đất phèn hoang dã này đã đánh dấu thành công quốc sách dinh điền của Đệ Nhất Cộng Hòa vì đa số các khu tỵ nạn miền Bắc, khu dinh điền lớn và khu trù mật đều nằm trong vùng đất phèn có nồng độ pH dưới 3 ở Đồng Tháp, U Minh, Kiên Giang. Nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn những khó khăn thành lập địa điểm dinh điền và của người dân sống trong đó. Chúng tôi mô tả lại cư trú và nông địa của người dân sống tự túc trên đất phèn để cho thấy nếu không có sự trợ giúp qui mô về tài chánh, kỹ thuật của chính quyền thì quốc sách định cư khẩn hoang không thực hiện được.
Đặc điểm đất phèn
Loại đất quá phèn (nồng độ pH dưới 3) có sa cấu sét, bùn lày không thấm nước, bị úng thủy ngập nước mùa mưa, khô ráo nứt nẻ mùa nắng khiến chất pyrite bị oxyt hóa cho SO4H2   nên pH dưới 3. Nước phèn độc hại cho nước uống và cây lúa vì chứa sulfate d’alumine Al2(SO4)3 và sulfate sắt Fe2(SO4)3. Vì vậy, cư trú xưa kia không tiến sâu vào Đồng Tháp và bị giới hạn bởi nồng độ phèn cao làm hại cây lúa.
Cư trú
Giữa vùng đất phèn, nổi lên những gò sót cao sa cấu thịt pha cát sỏi, những đồi thấp (núi Ba Thê, núi Trọi, núi Tượng…) là những nơi cư trú hoặc len trâu vào mùa nước lớn trong vùng trũng đất phèn. Riêng Đồng Tháp có nhiều gò đất cao giữa đầm lày. Gò nhỏ thì thu hút cư trú thành thôn ấp (gò Ba Cảnh, gò Truông Óp, xã Tân Thạnh, Kiến Phong). Gò lớn nhất là gò Bắc Chiên làm tỉnh lỵ Mộc Hóa. Trên đất phèn ngập nước này, quốc sách khu trù mật đã chọn núi Ba Thê làm địa điểm trung tâm của vùng trù mật Ba Thê, cho đào kênh thoát nước và dẫn nước ngọt vào rửa phèn, nước uống trông cậy vào nước mưa trữ trong lu, hũ, khạp nên cư trú của di dân có thể thích ứng được với địa thế ngập đọng nước phèn. Quan Trịnh Hoài Đức thời nhà Nguyễn tả Ba Thê như sau: «Cao 3 trượng, nơi đây 3 ngọn núi trùng điệp, xanh tốt có nhiều cổ thụ rườm rà…dân cao miên ở theo triền núi và đường rừng, rạch, đã sinh nghiệp về sự săn bắn, lại theo việc bủa lưới thả câu ở trong ao đầm thâu hoạch được hai mối lợi…»[48].
Đào mương hạ thủy cấp và phèn để lên
líp vườn, nền nhà trên đất phèn
(hình năm 1972)
Kênh Đồng Tiến dẫn nước ngọt vào giữa Đồng Tháp
đào dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa
(hình năm 1972)
Nhà thôn dân trong vùng ngập nước
trồng lúa nổi (hình năm 1972)
Nông địa
Để nói nên những nỗi khó khăn và vất vả muôn chiều của di dân đến vùng này dù với hỗ trợ vật chất của quốc sách, chúng tôi nêu vài thí dụ cụ thể của nông dân bành trướng nông địa theo phương thức cổ truyền với nỗi lo sợ quanh năm: mùa mưa sợ nước dâng mau, mùa nắng sợ « phèn dậy » quá nhiều.
Ruộng lúa sạ được chia thành « cơi » hay « thiên » (thiên một, thiên hai…). Mỗi thiên dài 1000m. Từ bờ sông đổ vào sâu bên trong, thiên một tính từ ranh vườn vào sâu 1000m, tiếp đến là thiên hai…Ranh giới ruộng là những trụ đá, gốc cây bên đường, bờ rạch, tầm mắt quen thuộc… vì quanh năm đất ruộng lúa sạ là một tấm thảm liên tục mút tầm con mắt. Trên những mảnh đất phèn không cư trú, các người dân sống ở những vàm rạch gần đó chờ mưa vào tháng lụt lội dưới nước sông Cửu làm giảm phèn mới đến cấy lúa nổi được. Năm hạn hán hoặc tiểu hạn kéo dài, chất phèn ít loãng, mùa thất bát. Dễ mất mùa vì nạn chuột và «chim lá rụng» cả đàn sa xuống vụt lên là hết lúa.
Tuy nhiên, vùng đất phèn rộng lớn đó không có cùng một độ acid nghĩa là mỗi cuộc đất lớn có nhiều độ pH khác nhau nằm xen kẽ nên có chỗ trồng được lúa, chỗ bỏ hoang cho cỏ lát, cỏ ống  mọc như ở khu Tư dọc kênh Đồng Tiến ở Đồng Tháp. Năm 1970, xã Nhơn Ninh (quận Kiến Bình, Kiến Tường) rộng 7520 Ha, chỉ trồng lúa trên 980 Ha còn lại bỏ hoang vì độ phèn cao, sâu rầy, chim chuột đầy đồng cỏ.
Muốn chiếm canh một nông địa trồng lúa trên một « vạc » đất độ phèn thấp, nông dân phải tốn rất nhiều sức lao động. Thí dụ ở xã Thạnh Trung (quận Chợ Mới, An Giang), thôn dân đào mương rửa phèn, vớt lục bình bón vào đất trũng, trồng cây điên điển đầy rễ giữ phù sa làm cứng đất và giảm phèn. Sau vài năm đất thuần rồi mới được cấy lúa mà không sợ thất.
Theo kinh nghiệm, thôn dân khẩn những «vạc đất» mọc nhiều cỏ bông, lau sậy dấu hiệu đất đã cứng, cao ráo có thể cấy lúa được ngay. Từ đầu tháng giêng đến tháng ba, vào đốt đồng cỏ, chờ sa mưa dẫn trâu vào cày và dùng bừa chĩa bừa cho tróc gốc cỏ rồi sạ lúa. Thôn dân nghèo thì dùng dùi «tỉa lỗ» gieo lúa rồi lấy chà tre gai lấp các lỗ vừa gieo hạt để tránh chim, chuột phá hoại, trồng cây điên điển sau nhà để rễ hạ phèn, cành làm củi.
Trong thời gian cày bừa gặt hái, thôn dân cất căn chòi nhỏ (trại ruộng) tạm trú lúc làm việc đồng áng, hoặc cầm trâu lại nuôi, chăn một đàn vịt, bẫy chim cò cuốc, le le, dí chuột, đào đìa, dăng câu, thả ấu sen trong lung, láng… Sau mùa lúa chín, cảm thấy vững bụng sống được, thôn dân bắt đầu xẻ mương lên líp lập vườn, đắp nền dựng nhà cư trú thường xuyên chăm sóc ruộng đất, lung, đìa.
Nông địa thiên nhiên
Sống trong vùng trũng đồng chua nước mặn ở Đồng Tháp, Cà Mau, rừng tràm, đìa cá thường mang lại lợi tức quan trọng cho nông dân.
Từ xưa, ngoài việc trồng lúa nổi, dân địa phương sống cạnh vùng trù mật Ba thê còn sống về khai thác rừng tràm gần đó. Ở quận Kiến Bình (Kiến Tường), các khoảnh đất có độ phèn cao dành để trồng cây tràm (bán cây làm nhà, lá làm dầu tràm, gác sào nuôi ong lấy mật). Bóng cây tràm thu hút cá lóc, rô, trê…cho chài lưới, tát đìa.
Ngoài rừng tràm, nông địa thiên nhiên đìa cá là mối lợi lớn của nông dân. Đìa là những nơi trũng, kín đáo mà cá hay tới lui trú ẩn, tìm mồi. Đến mùa nước đổ (từ tháng bảy âm lịch), nước từ Kampuchia đổ xuống tràn đồng cuốn theo cá trôi dạt lên đồng ruộng sanh sống cho tới mùa «nước dựt» (15  tháng 8 âm lịch đến 15 tháng 11) là tháng cá xuống, lội ngược về xứ chùa Tháp. Một số cá tìm vào đìa sanh sống. Đến mùa khô, nông dân tát đìa bắt cá bằng gầu hoặc chụp đìa bằng lưới cho cá ngộp thở, nổi lên rồi túm lưới lại bắt cá.
Có hai loại đìa chính :
-đìa bưng là những vũng nước sâu tự nhiên được dân đắp bờ, xẻ họng đìa đón cá.
-đìa đào có đìa lung nằm cạnh lung[49], đìa đồng đào ở một góc ruộng bao quanh bởi bờ mẫu cao giữ nước cho cá. Lòng đìa được cắm chà tre gai, me keo, châm bầu, lá dừa nước và thả rong, lục bình, cỏ ngựa cho cá được mát. Đìa đào có kích thước trung bình 6m/12m sâu 2,5m và một họng đìa quay ra mương ruộng  hay phía trũng của đường cá vô đìa.
Dân ở xã Tân Lập (kiến Tường) ngoài nghề tát đìa, giăng câu, đặt mọp ở bệ cỏ, còn sống nghề cắt cỏ bàng mọc đầy đồng nước phèn. Cỏ bàng được neo thành bó đem về giã cho thẳng sợi rồi đương thành từng đôi đệm 2m/2m. Những lúc rảnh hơn, bơi xuồng đi vào giữa đám lúa trời[50], cầm hai thanh tre đập ngọn lúa vào be xuồng cho lúa rụng vào khoang, móc củ sen, bẫy chích, bắt rùa, dí chuột dùng đinh ba nhỏ đâm cá…
 Vùng đất hữu cơ[51]
Tại U Minh Cà Mau, đất hữu cơ bao phủ khoảng 150 000 Ha, tạo nên «cảnh tối tối, sáng sáng», nổi tiếng với «muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh bềnh như bánh canh». Loại đất này có thể dày tới 4m, được cấu tạo bởi sự tích tụ cây cỏ của rừng sát xưa, thường nằm trên lớp đất phèn hay hải vật sò hến. Các khu đất có tỷ lệ hữu cơ cao (than bùn) đều bỏ hoang. Đất xốp chuồi, năm 1957, chính phủ cho hai xáng nhỏ đào sâu thêm hai kênh Ranh Hạt nhưng phải bỏ dở vì đào đằng trước thì đàng sau đất xốp chuồi lấp cạn ngay.  Vì lý do đó mà thiếu bóng khu dinh điền cũng như khu trù mật trên đất hữu cơ dù diện tích hoang dã rộng lớn.
Cư trú và nông địa.
Sau rừng tràm, là khu hậu rừng sát của cây choai, ràng dai tiếp theo là vùng cỏ sậy, cỏ năng, thủy cấp gần mặt đất, phải đào mương thóat thủy mới cư trú canh tác được. Nói chung, các thôn dân chọn vùng đất đã cứng cát có lớp mùn mỏng và cây ráng mọc; đầu mùa nắng cắt cây ráng để khô héo trong nửa tháng, nổi lửa nương gió mạnh để tiêu diệt cây ráng lấy đấy làm ruộng đầu mùa mưa. Lửa sẽ làm cháy lớp mùn xốp tỉch trữ nước mưa nhưng cho tro tốt cấy lúa. 
Lấy một thí dụ mở nông địa theo lối cổ truyền tại làng Đông Thái, Rạch Giá. Một nhóm người từ long Xuyên xuống men theo bờ biển vào rạch, băng qua rừng cây mấm, vùng cỏ thấp mọc trên đất phù sa mặn đắng, rồi dến khu rừng tràm trầm thủy nằm gần U Minh. Đến rừng tràm, thôn dân đốn cây dựng nhà và lấy đất trồng lúa, đào mương dẫn nước, lấy đất đắp nền nhà. Mùa mưa, nước đổ từ U Minh ra biển nên đủ nước ngọt để dùng, nhưng đến mùa hạn phải đắp đập chận nước mặn[52]
Rừng tràm là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp sáp và mật ong, cây gỗ (cao từ 15 đến 20m) để làm nhà hoặc chở đi bán, cành làm củi, lá đem lọc làm dầu tràm (gomenol), nước ngọt mang màu đỏ, nhiều mùi vị nhưng uống được. Các địa điểm này đã mang lại cho dân một đời sống thoải mái như M. Gérard mô tả : « Tại Cà Mau, đời sống thoải mái, dễ dàng, rừng ngay bên cạnh, những cây dừa nước cao lớn mọc hai bên bờ sông rạch; đào ao nuôi cá thật quá dễ. Nhiều rừng thưa rộng lớn, đất lại dễ cầy cấy. Lúc rảnh đồng áng, vào rừng săn ong lấy mật, sáp hay chặt cây lấy củi làm than đem bán, hoặc đến mùa thì chèo mướn…»[53].
Một thí dụ khác đi tìm nông địa như thôn dân làng Long Trị (Rạch Giá) lập xã ấp đầu tiên. Sơn Nam mô tả như sau « Một đoàn người từ vùng cao dùng 4, 5 chiếc ghe xuống đem theo dao, búa, cưa, nồi, chó, lúa… đến sông Cái Lớn là đất cao, không ngập nước nên rừng gừa mọc dày bịt cùng với cây bàng, mù u, vẹt, bần… Họ vào vàm rạch nhỏ, đi quá 6 hay 700m cây rừng thưa dần; vào sâu gần ngọn rạch là đến vùng sậy đế, đất thấp hơn ngoài ven sông cái… vùng trong ngọn thuận tiện định cư canh tác nhờ đất thấp nên mùa mưa đủ nước làm ruộng, và mùa nắng đắp đập giữ nước ngọt lại, sậy đế dễ dọn, cứ đốt trước rồi chặt gốc còn lại… vào rừng đốn củi kiếm mật, sáp ong đem đổi lấy đồ gia dụng».
Những thí dụ trên đủ nói nên khó khăn áp dụng quốc sách dinh điền tại đây. Dưới thời TT Diệm, các khu dinh điền như U Minh, Khánh Lâm thiết lập trên đồng cỏ bao quanh đất hữu cơ Cà Mau là nhờ chọn địa điểm cư trú trên các dải đất đã cứng cát, dễ khai phá, ít ảnh hưởng nước mặn, gần rừng để có thêm lợi tức, cạnh rạch để dễ thông thương và nhất là có thể lên vườn trồng cây ăn trái.
Vùng nước ngọt (miệt vườn)
Trong vùng nước ngọt «sông sâu, nước chảy» (Phong Dinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Định Tường), dân cư đông đúc, đất đai gần như tận khai nên không còn mảnh đất phù hợp cho dinh điền. Chỉ tiến gần đến nước mặn, đất cù lao hoang vắng ẩm thấp, nhiều bùn non, dừa nước, bần, lác mọc um tùm. Muốn khai phá, nông dân phải tốn rất nhiều công sức. Theo lệ thì trong tường hợp cù lao «mọc» cách bờ không quá 10 sải bơi thì thuộc quyền sở hữu của các nhà đối diện bên bờ rồi mới đến người khác; nếu quá 10 sải, mọi người đều có quyền đến cắm cây phân ranh.
Thí dụ năm 1920, làng Tân Thạch (Kiến Hòa) cho phép mỗi người dân khẩn 5 công (3 600 m2) theo chiều ngang «dây đất ngang» và tự do khẩn «dây đất suôi» vào xâu bên trong gần lung, láng, sẽ đóng thuế điền sau 12 năm. Công việc đầu là dọn dẹp cây cối, trồng thêm lác cho đất thuần, mau cứng cát và bán lác dệt chiếu. Tiếp theo, thôn dân đắp bờ bao ngạn dọc theo bờ cù lao để ngăn nước sông tràn vào. Lúc nước ròng, đẩy xuồng ra lòng sông phía bờ bồi, móc đất rồi chờ nước lớn kéo xuồng đầy đất vào bờ. Đất ướt đem phơi khô, dẻ lại mới đem đắp bao ngạn. Nhằm tránh đất lở, dùng một vỉ tre kẹp sát vào bờ bao mới đắp, đóng sâu những cây cừ sát vào vỉ tre. Bờ bao ngạn cứng cát rồi sẽ thành đường giao thông chạy bọc cù lao. Con đường sẽ được bảo vệ bởi hàng dừa nước, bần trồng ven sông. Sau cùng, thôn dân dọn «dây đất suôi» sâu vào bên trong để đắp nền nhà, lên líp vườn, xẻ mương thoát thủy làm ruộng lúa. 
Phù sa nước lỡ và mặn
Vùng phù sa nước lỡ[54] gần duyên hải, chỉ lác đác có 20 trung tâm tỵ nạn miền Bắc (Long An, Kiến Hòa) một địa điểm dinh điền tại Ba xuyên và vài khu trù mật nhỏ như thôn ấp. Lý do chính là đường nước mặn xâm nhập nội địa, khắp nơi trên giồng đất cao có chứa nước ngọt đều đã được chiếm cư, và đất trồng lúa dưới thấp đã được chiếm canh. Muốn mở mang nông địa trồng lúa thì phải đắp đê, xây cống ngăn nước biển như người Pháp đã làm tại Gò Công.
Cư trú và nông địa
Thôn dân cư trú trên giồng, cặp theo kênh rạch nước ngọt hay phân tán trong vùng nước lỡ trồng dừa ở Kiến Hòa, Bến Tre (xứ dừa) hay trên ruộng cấn giai ở Long An.
Xuống đến Long An, sự định cư chi phối bởi đường xâm nhập của nước mặn, sa cấu có chứa nước ngọt. Vào mùa khô cuối tháng 3, độ mặn trên 4g/l tràn vào sâu là vì :
-sức nóng mặt trời làm đất khô ráo tạo thẩm thấu của chân nước mặn tiến sâu vào trong;
-lưu lượng hai sông Vàm Cỏ giảm, gió và thủy triều đẩy nước mặn vào tràn ngập các địa thế thấp như ruộng biền dọc theo sông rạch.
Ở phía đông đường liên tỉnh 14, vì vấn đề nước mặn,  nhà cửa lưu dân đầu tiên phân tán trên vùng ruộng cấn giai cao chứa nước ngọt, xa đường nước mặn, có thể đào hào, ao ngay cạnh nhà. Nhà nào cũng phải có hàng lu mái chứa nước mưa xếp hàng sau hè.
Ra đến gần duyên hải, cư trú tập trung trên các giồng (hình thoi, hình cánh cung, hình tàu lá dừa nước…).Trung bình giồng rộng khoảng 200m, cao từ 3 đến 4m, dài 1 đến 2Km. giồng ở sâu nhất trong nội địa  cách bờ biển 70 cây số, là giồng Nhị Quí và Cai Lậy (Định Tường)[55]. Giồng biển ở Bạc Liêu dài đến 20 cây số, tại Kiến Hòa, Ba Xuyên, nhiều giồng nhỏ dài từ 50m đến 100m gọi là «gò chạy» sa cấu cát nghèo nàn.
Sự chọn lựa giồng làm nơi dựng nhà lập ấp còn bị ảnh hưởng của khoa phong thủy vì giồng có chứa nước ngọt (thủy tụ), thế đất cao (dương), dài coi như long mạch còn gò là «cù dậy» «cù nổi» là đất phát dương rất tốt cho dựng nhà, xã ấp. Thí dụ trên đất giồng Gò Công, giồng Nâu và Vạn Thắng là mình rồng, đầu rồng ở xóm Kiểng, hai chân trước ở xóm Tre và xóm Đập, hai chân sau ở xóm Bưng và xóm Dinh.
Ở Bạc Liêu, người Tiều gọi giồng nhãn (giồng biển) là lếng (long) là long mạch đầu ở hướng bắc, đuôi hướng nam. Nhiều người tiều mang hài cốt cha ông bên Tàu đem về mai táng.
Nông địa
Nông địa chính là vườn và ruộng lúa. Trên các giồng, nhờ cao độ và sa cấu nhiều cát, dễ thoát nước, lên vườn trồng hoa màu phụ (rau cải, dưa, bắp, sắn…), đào ao chứa nước ngọt, trồng được cây trái đa niên (mãng cầu, nhãn trên giồng biển Bạc Liêu).  Tại xã Mỹ Hòa quận Cầu Ngan (Vĩnh Bình), thôn dân đào giếng cạn vì nếu đào sâu quá 15m sẽ gặp nước mặn. Trên đất «rộc» (đất thấp nhiều sét), thôn dân đào nhiều bào lớn dài tới 500m để trữ nước ngọt và trồng rẫy (dưa hấu) vào mùa khô.
Dọc theo sông rạch là loại ruộng biền thấp sình lày thường bị thủy triều tràn vào nên chỉ trồng được lúa vào mùa mưa.
Sau cùng, dọc theo duyên haỉ thôn dân chỉ sống nghề hạ bạc :
Chồng chài vợ lưới con câu
Chàng rể đi xúc, con dâu đi nò.
Thôn ấp tập trung ở vàm sông như xóm Đèn Đỏ, xã Vàm Láng (cửa sông Soài Rạp), ở mỗi vàm rạch lớn nhỏ dọc duyên hải Cà Mau là trại tôm, xóm lưới, xóm chài, trại nò, trại đáy.


Kết luận
Viết cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ đến một vị tổng thống yêu nước có đường lối, phát triển kinh tế có chính sách, mở mang nông nghiệp và phân phối dân số có quốc sách. Ngày nay ai đi qua Cái Sắn, Hố Nai, Xóm mới, Vị Thanh…phồn thịnh mà chẳng nhớ đến những quốc sách định cư dân tỵ nạn miền Bắc, dinh điền hữu sản hóa nông dân bần cùng, khu trù mật thành thị hóa nông thôn…


                    Về tác giả Lạp Chúc Nguyễn Huy



Trước năm 1975, giáo sư  Đại Học Văn Khoa Sài Gòn,
1981-1992, chuyên viên nghiên cứu tại đại học Laval, Québec, Canada.
Từ 1995, tác giả chuyên tâm nghiên cứu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và vẽ tranh
Email. nguyenhuyquebec@yahoo.ca


[1] Nguyễn văn Hầu, Tập san sử địa, số 19-20, tr,12,13
[2] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn,  tr. 9-10
[3] Ngày nay là Tân Hiệp, Tân Lý Tây, Bến Tranh (Định Tường).
[4] Trịnh Hoài Đức, Gia Định…sđd, quyển hạ, tr.119.
[5] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành… sđd quyển thượng, tr.67-68
[6] Nguyễn Thành Nhã, Le tableau économique du Việt Nam au 17 et 18e siècle, Édit. Cujas, Paris 1970, tr. 60
[7] Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Lửa Thiêng, Sài Gòn 1971. tr. 150-154
[8] Người phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông
[9] Trên bãi bùn lớn ở Bạc Liêu, mỗi lần thủy triều xuống, tôm cá ăn từng bày dầy đặc ở lằn nước từ 0, 5m ra sâu 4m.
                  [10] Nguyễn Huy, Huỳnh Tư, Les marais salants de la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T.XLIX. 1974
[11] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, quyển trung, Nha Văn hóa, Sài Gòn, 1972, tr.17
[12] Nguyễn Thành Nhã, Le tableau économique du Viet Nam aux XVII et XVIIIè siècles, Paris, Édit.Cujas, 1970, tr.102
[13] Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đông Phố, Sài Gòn, 1973, tr.102
[14] Quốc Triều Chính Biên, tr.297 do Sơn Nam trích dẫn, Lịch sử khẩn hoang, sdd, tr.101
[15] Deschaseaux E., Note sur les anciens đồn điền annamites dans la Basse Cochinchine, Impri. Coloniale, 1883, tr.5-7
[16] Dürrwell, les colonies militaires, sđd, tr.16
[17] Pallu L., Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861, Paris, Hachette et Cie, 1864, tr.308
[18] Pallu L., Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861, sđd, tr.302
[19] Dürrwell, les colonies militaires, sđd, tr.16-18
[20] P. Schreiner, Les institutions annamites en Basse Cochinchine avant la conquête française, T.3, Saigon 1902, tr.77
[21] Deschaseaux, E, Note sur les anciens don dien…sđd, tr.6
[22] Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Lửa Thiêng, Sài Gòn 1971, tr 16
[23] Baurac J.C, La Cochinchine et ses habitants, Saigon, Imp.com., Rey Curiol et Cie, 1894, tr. 47
[24] État de la Cochinchine française pendant l’année 1903, Saigon, Imp. Nat. 1904, tr.65
[25] Trịnh Hoài Đức, GĐTTC, quyển thượng, tr.89
[26] Baurac J.C. La Cochinchine et ses habitants, Imp. Com. Ray Curiol et Cie, Saigon 1894, tr.375, 376
[27] Sơn Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Phù Sa xuất bản, Sài Gòn 1959, tr.95
[28] Bouault J. La Cochinchine, IDEO, Hanoi, 1930, p.20
[29] Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 184
[30] Chất phèn sulfat Al, Na, K hỗn hợp tạo thành phèn, alun
[31] Bác sĩ Hoàng Cơ Bình và ông Trần Trung Dung lo về dân sự và thiếu tướng Nguyễn văn Vận lo chuyển vận quân đội vào Nam.
[32] Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn, Cuôc di cư lịch sử tai Việt Nam, Sài Gòn 1958, tr.7
[33] Nguồn : Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn
[34] Một giạ bằng khoảng 20 lít
[35]  Linh mục Nguyễn đức Do
[36] Chính sách dinh điền, cải cách điền địa, nông tín, Văn Hữu Á Châu xuất bản, Sài Gòn 1959, tr.12,13.
[37] Khu trù mật, Văn Hữu Á Châu xuất bản, Sài Gòn 1960
[38] Phỏng theo kinh nghiệm của Mã Lai trong thời gian 1945- 1960.
[39] Sách lược cộng sản là thế giằng co không giới tuyến, tránh mạnh đánh yếu, không đánh trực diện, tập trung kỹ, tấn công đúng, phân tán mau…
[40] Xưa kia, hương ước là lời giao kết giữa dân làng chép lại thành văn kiện.
[41] Không kể 211 buôn chiến lược trên cao nguyên và các ấp chiến đấu ở vùng xôi đậu.
[42] Thái công Tụng, Hiện trạng và triển vọng sự xử dụng đất đai tại miền nam VN, Sở thông tin quảng bá nông nghiệp, tr.1
[43] Nông nghiệp là nền tảng kinh tế xã hội
[44] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành… Quyển trung, sđd, tr.7
[45] État de la Cochinchine française pendant l’année 1904, imprimerie commerciale et Reuf, Saigon, 1905, tr. 7
[46] Ruộng này còn gọi là đất phát hay trạch điền vì cỏ mọc um tùm phải dùng phản, cù lèo mà phát cỏ
[47] Trứơc kia gọi là Ông Cháy. Căm xe vì toàn là rừng
[48] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông chí, Nha Văn Hóa,, Phủ quốc vụ khanh dịch,xuất bản 1972, tập thượng, tr. 71
[49] Lung là một đoạn rạch sình lày, nước cạn vào mùa khô
[50] Lúa trời cao 4m, bông ít hột,vỏ đỏ, hột có lông dài 1cm, hột rụng xuống không thúi, mùa sau mọc lại.
[51] Danh từ địa phương : đất mật cật, đất cháy
[52] Sơn Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Phù Sa, Sài Gòn 1959, tr.82-86
[53] M. Gérard, La région de Cà-Mau vers 1898, BSEI, 3e trimestre, tr.242
[54] Còn gọi là nước pha chè, nước chát, nước hại
[55] H, Fontaine, trace d’un ancien rivage marin à Cai Lạy (Sud VN) VNDCKL no13, fasc.2 Saigon 1970

TIN QUỐC TẾ




Ông Mattis đảm bảo Mỹ cam kết lâu dài với châu Á




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu về An ninh Mỹ-Á tại Singapore, 3/6/2017



Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis hồi cuối tuần đã sử dụng một diễn đàn hàng đầu về an ninh khu vực để trấn an châu Á rằng Hoa Kỳ không rút khỏi cam kết lâu dài của họ đối với khu vực.
Ông Mattis lưu ý rằng ông chủ yếu tham gia Đối thoại Shangri-La để lắng nghe.
Sáng Chủ nhật, ông đã có cuộc gặp đặc biệt với toàn bộ 10 lãnh đạo quốc phòng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của ông, là diễn văn thực sự đầu tiên của chính quyền ông Trump trước toàn khu vực, ông Mattis nói về tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và làm thế nào để mọi quốc gia, cả lớn lẫn nhỏ, đều có tiếng nói trong việc định hình hệ thống quốc tế.

Ông nói Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức, cả ông Mattis lẫn Ngoại trưởng Rex Tillerson đều đã thực hiện một số chuyến đi đến khu vực, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, điều này thể hiện rõ cam kết lâu dài của Washington đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Ông phát biểu: "Sự cam kết lâu dài này dựa trên các lợi ích chiến lược và các giá trị chung là người dân tự do, các thị trường tự do, và một quan hệ đối tác kinh tế sôi động và mạnh mẽ, một quan hệ đối tác cởi mở đối với tất cả các quốc gia bất kể quy mô, dân số hay số lượng tàu trong hải quân, hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào khác".
Ông cũng cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng khả năng làm việc với các nước khác để đảm bảo một châu Á hòa bình, thịnh vượng và tự do, một châu lục tôn trọng tất cả các quốc gia đang duy trì luật pháp quốc tế.
Ông nói: "Chúng tôi không nhận thấy không quốc gia nào là một hòn đảo cô lập khỏi các quốc gia khác, chúng tôi sát cánh với các đồng minh và cộng đồng quốc tế cùng giải quyết các thách thức an ninh bức bách”.
Ông Kurt Campbell, cựu trợ lý Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Đông Á và Thái Bình Dương, nói bài phát biểu của ông Mattis đã mô tả tốt tính liên tục về quan điểm của Hoa Kỳ đối với khu vực.
Theo đánh giá của ông Campbell, bài phát biểu rất mạnh mẽ và có tác dụng trấn an, nhưng nó được đưa ra ngay sau khi Tổng thống rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Tuần trước, tại NATO, Tổng thống Trump đã không khẳng định điều 5 của Hiến chương NATO, là điều quy định rằng tấn công vào một nước là tấn công cả khối.
Ông Campbell nói ông Trump là tổng thống đầu tiên làm như vậy.

Những động thái chính sách của Tổng thống Donald Trump, dù là việc rút khỏi hiệp định Paris, hay việc ông rút khỏi nhóm các nước tham gia TPP, đều đã đặt ra những câu hỏi về con đường phía trước ở châu Âu và châu Á.
Ông Campbell nói rằng điều thấy rõ từ bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là có một khoảng cách không thể phủ nhận giữa các phương pháp tiếp cận truyền thống mạnh mẽ của các bộ trưởng Mattis, Tillerson, và những người khác so với cách làm của tổng thống.
Ông Campbell nói: "Chúng ta chưa có câu trả lời về việc chúng ta đang đi đến đâu liên quan đến TPP, chúng ta chưa có câu trả lời về thương mại, chúng ta chưa có câu trả lời về sự ủng hộ của chúng ta đối với các định chế. Khu vực hiện đang kiên nhẫn, họ đã chấp nhận là Hoa Kỳ đúng dù không có bằng chứng, nhưng điều đó sẽ không kéo dài được lâu hơn nữa".
Tuy nhiên, một số người không lo lắng, họ lưu ý rằng tổng thống Mỹ mới nắm quyền vài tháng và các quan chức của ông đã thường xuyên thăm khu vực, những điều này nêu bật cam kết liên tục với khu vực.
 https://www.voatiengviet.com/a/mattis-dam-bao-my-cam-ket-lau-dai-voi-chau-a/3886354.html


 

TUỆ CHƯƠNG * NGÀY TẾT ĐƯỢC THA

  


 NGÀY TẾT ĐƯỢC THA
TUỆ CHƯƠNG   

Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán Chết đuối người trên cạn mà chơi!
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Mấy hôm nay trong trại anh em tù nhân bàn tán xôn xao vì sắp tới tết ta Tết đến, hoặc "Ba ngày lễ lớn", thế nào cũng có một số người được "tha ra khỏi trại cải tạo". ...
... Thời gian cải tạo, nhìn chung toàn bộ số người trong trại, ai ai cũng tròm trèm 5 năm rồi. Có lẽ đó cũng là một cái mốc án tù nào đấy để hy vọng được về. 
Người ta chỉ đoán vậy thôi chứ tù ở đây chẳng ai có án, chỉ là "tập trung cải tạo", "lao động tốt, học tập tốt" thì được thạ "Cách mạng" nói như thế là cách nói lửng lơ, chẳng ai biết thế nào là tốt; cứ không trốn trại, "an tâm học tập cải tạo", còn lao động tốt là cuốc đất làm rẫy hết mình, không "chây lười lao động", còn ngày về thì có "cách mạng lo". Toàn là những mỹ từ, hay nói cho đúng hơn là bánh vẽ, cứ thế mà chờ. Hễ tới các dịp lễ tết, "ba ngày nễ nớn" - tiếng thường nhại theo "cán bộ" Bắc kỳ - người ta lại hy vọng được thạ Cấp bậc càng nhỏ, trung sĩ, thượng sĩ, thiếu úy v.v... thì hy vọng nhiều hơn trung úy, đại úy. 
Nghĩ tới ngày về, Tăng đâm lọ Về đâu hè?!
Tăng vào "rờ sẹc" (recherche) hồi 18 tuổi, hồi đó là làm mật thám cho Tây, hay còn gọi là "Công an Liên Bang" mà "xếp xòng" là cò Xuân. Trình diện ông ta xong, nhận cây súng, Tăng lận vào lưng quần, phủ cái áo "sơ mi" cụt tay ra ngoài, cố làm sao cho nó hơi cộm một chút để "giựt le" chơi. Tăng cũng bắt chước "đàn anh", vào quán vịt quay ở Chợ Cũ, cố vói tay chỉ con vịt treo cao để lòi cây súng dắt bên hông, cho chú Ba thấy, chú sợ. 
Tăng nhởn nhơ sống, cưới vợ, bồ bịch, ly dị, rồi lại cưới, rồi ly dị, khi Tăng đã 40 tuổi, cưới vợ lần thứ ba, cô dâu chỉ mới 20. Đúng là "Khi anh hai mươi, em mới sinh ra đời..."" Từ "rờ sẹc", sau gọi là Công An, rồi Cảnh Sát Công An... Bao nhiêu lần đổi tên đổi họ như thế, cuối cùng, trước khi CS chiếm miền Nam, Tăng mang "loon" thiếu úy, nhân viên Phòng Tư Pháp một quận Cảnh Sát ở Saigon và sau ngày 30 tháng tư, trình diện, đóng tiền đi ở tù theo lệnh của "cách mạng". 
Khi Tăng vào trại cải tạo rồi, cửa nhà tan nát. Vợ Tăng lấy một "ông cán bộ", vai vế lắm, con gái Tăng cũng đi lấy chồng xa. Hai đứa con trai của hai bà vợ trước, nghe người ta nói là đã vượt biên cùng gia đình -tức là mẹ, bố ghẻ và con cái của họ. Nói là nghe nói, bởi vì từ khi ly dị với các bà ấy, Tăng chẳng bao giờ thăm hỏi mẹ con họ, chẳng bao giờ gởi cho chút tiền bạc cấp dưỡng... 
Đời Tăng, kể từ khi lớn lên, đi làm, chẳng bao giờ khổ. Vật giá Saigon hồi xưa rẻ lắm, đồng lương của Tăng dư xài. Khi vật giá lên, lương cũng lên. Khi mọi thứ leo thang quá, thì nhờ lâu năm, "sống lâu ra lão làng", nhờ kinh nghiệm trong ngành, Tăng qua làm phòng Tư Pháp, làm nhân viên thôi, nhưng nhân viên mới thật là khỏe. 'Đương đơn", ở đất Saigon này, từ hồi dân di cư vào đông, kinh tế phát triển nhiều, thì bao giờ cũng rất quen việc, trên dưới đâu đó ơn nghĩa đàng hoàng. 
Đùng một cái, Tăng đi ở tù, mọi sự sụp đổ hết. Bây giờ Tăng mới thấm thía câu nói của ông Thiệu: "Đất nước mất, mất tất cả". Ngày trước, nghe câu đó, Tăng cho là chỉ hù thiên hạ. Mấy chả nói chính trị, hơi đâu mà nghe, cái việc "mất đất nước", dễ không, làm sao có được! 
Dĩ nhiên Tăng đau khổ. Hai năm đầu trong trại cải tạo, Tăng ở chung với mấy ông "Đại úy Tuyên úy". Từ lâu, Tăng chẳng gần gũi với tôn giáo nên chẳng ưa gì mấy ông tuyên úy. Tăng cho rằng "mấy chả đi tu còn ưa đeo loon". Vậy thôi. Chùa, nhà thờ, Tăng có lai vãng, nhất là thời gian mấy năm "mấy ông tu hành làm chính trị" cũng chỉ vì công tác thượng cấp giao phó. Điều tra mấy ông tu hành này khi họ bị bắt, cũng như điều tra đám sinh viên biểu tình, Tăng thấy phiền, chẳng có "xơ múi" gì mà mấy chả thì ăn nói ngang phè, chướng tai. Thường thì Tăng tránh né, để thượng cấp giao cho người khác. 
Bây giờ, sống chung với mấy ông tuyên úy, nghe ông nói chuyện đạo, Tăng cũng thấy hay hay, nhất là sau khi "cửa nhà tan nát". Dù Tăng chẳng hiểu sâu sắc gì về kinh kệ, Tăng cũng thấm nhuần đôi chút "sắc sắc không không". Tăng thấy đời Tăng thôi thế cũng đủ rồi, chẳng mong gì thêm. Thật ra, Tăng hiểu có muốn thêm cũng chẳng được. Thời của mình, thế là qua rồi, bây giờ là thời của người tạ Người ta từ ngoài kia vô đây, cầm súng mấy chục năm rồi, tốn hao biết bao nhiêu xương máu, nay mới có được chừng ấy, sức mấy mà người ta chịu nhả miếng ăn ra mà hòng tranh giành với họ. CS, quanh thế giới, từ ngày họ có mặt đến giờ, chỉ có tới mà không có lùi. Chịu thua đi cho xong. Với lại, kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề, Tăng thấy rõ, ai có quyền là người đó hơn. 
Quyền là cây súng trong tay. Ngày hôm trước, chưa vô "rờ sẹc", chẳng ai coi Tăng là cái gì. Vậy mà ngày hôm sau, nhận việc rồi, cây súng dắt vào lưng quần, thấy chỗ thắt lưng của Tăng cồm cộm, người ta đâm ra sợ Tăng. Đời là vậy đó.
Tự do, Dân chủ là cái quái quỉ gì đâu, giả hiệu cả!
Với lại cuộc sống trong Nam dễ dãi quá, cuộc sống Saigon cũng dễ dãi quá, đời Tăng cũng không có gì sóng gió, tới tháng thì lãnh lương, tới năm thì người ta "đè cổ ra" mà móc "loon", Tăng chẳng chạy chọt, xin xỏ.
Thậm chí việc vợ con, ưng thì lấy, chán vợ thì có bồ, vợ rầy rà thì ly dị cho khỏe. Cuộc đời cứ thế mà trôi đi, chẳng có gì vướng bận cả.. .


Bây giờ vào tù, Tăng mới thấy cái trăm ngàn khó khăn hiện ra, nhưng mà đời, như ông tuyên úy nói "sắc sắc không không". Cái có rồi sẽ mất, cái mất rồi sẽ có. Tăng, như mấy ông tuyên úy nhận xét khi Tăng tâm sự chuyện nhà với họ, đã có một đời nhởn nhơ sung sướng trong khi đất nước chịu cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn 30 năm, bao nhiêu người chết chóc khốn khổ, nay Tăng có chết, cũng là thường tình. Không trả trước thì trả sau. Vay trả trả vay. Mấy ông tu hành nói vậy mà hay.


Mới tháng trước đây, Trần Hứa Sơ, chung đội với Tăng, sáng sớm xuống nhà bếp xin nước sôi, buồn tình đâm đầu vào lò củi đang cháy rần rần, may người ta thấy kịp, kéo ra, đưa xuống trạm xá, cấp cứu, thành ra chỉ cháy mấy mảng tóc, chỗ cháy thành sẹo, không có tóc, trông như con chó vá. Ngu thiệt! Vợ bỏ đi vượt biên với bồ - bồ cũng là bạn thân của Sơ - thì cho chúng nó đi một duộc với nhau -quân lừa thầy phản bạn- quân trốn chúa lộn chồng- có gì mà tiếc để đến nổi phải đâm đầu vào lửa, mang cái đầu chó vá, ngu thiệt là ngu! Tăng rủa thầm. Năm ngoái, cũng thằng Lịch, nghe tín vợ bỏ, đang làm đội mộc, lấy đinh đóng vào đầu. Anh em người ta khiêng ngay vào trạm xá cứu chữa, cũng tai qua nạn khỏi.
Ngoài kia, ngoài hàng rào trại tù, là đời thường, là Tự do, Hạnh phúc... Người ta nghĩ thế. Và một điều gì đó xảy ra, bất như ý, có nghĩa là làm cho người ta cho rằng hạnh phúc đó không còn nữa, tự do đó không còn nữa, thì người ta đâm ra tuyệt vọng, rồi tự tử. 


Tăng thì chẳng có ý niệm gì xa xôi hơn thế, nhưng Tăng cho rằng, ngoài kia, ngoài hàng rào trại tù kia, Tăng chẳng có gì cả. Hạnh phúc đã không mà tự do cũng không. Hạnh phúc, như Tăng thấy trong đời y, căn bản là tiền, cũng như "Mác" nói, kinh tế là hạ tầng cơ sở vậy thôi. Còn tự do, không có tiền thì chỉ có tự tử hay tự do làm nô lệ cho người tạ Tiền, Tăng nghĩ là y đã hết thời.
Hết cây súng trong tay là hết tiền. Ngoài cái nghề y đã làm mấy chục năm, từ hồi còn trẻ, tháng tháng lãnh lương, lâu lâu có tư lợi, Tăng chẳng quen với bất cứ một nghề nào khác. Huống chi Tăng đã già, sức khỏe không còn. Thằng Chiêu, thằng Ngọ, thằng Nẫm... bao nhiêu thằng ở chung trại với Tăng, được tha hồi năm ngoái, năm kia, chỉ làm cho "đội ngũ dân biểu" (1) càng thêm đông mà thôi, chẳng anh nào làm nghề gì khác, có muốn làm cũng không làm được. 
Gia đình tan nát, vợ không còn, con không còn, cha mẹ không còn, không còn ai hết, hạnh phúc, tự do cũng không còn.
Vậy thì Tăng về làm gì?! Nghĩ tới ngày về, Tăng băn khoăn, lo lắng. Về? Về đâu? Về với ai? Ở nhà ai? Nếu một ngày kia, "cách mạng khoan hồng", cho Tăng thoát khỏi "tù trong" ra "tù ngoài" thì Tăng nhận cái lệnh tha để làm gì. Ra "tù ngoài", có nghĩa là Tăng phải tự lo lấy cái ăn, cái mặc mà Tăng thì đã quen với cuộc sống chính phủ lo cho Tăng hết rồi. Chưa bao giờ Tăng tính toán, lời lỗ mà thành ra tiền. Tăng không quen buôn bán bao giờ. Tăng chỉ quen tháng tháng lãnh lương. Bây giờ, nếu ra "tù ngoài" mọi thứ phải tự lo cho mình, Tăng thấy nhiều khó khăn. 
Hơn thế nữa, Tăng không nhà không cửa không vợ không con, không bà con bạn bè, nhất là bạn bè, Tăng thấy cô đơn. Dù sao ở đây cũng có bạn, người thân kẻ sơ, chuyện trò với nhau. Về Saigon, đông mấy triệu dân, cả tháng, chưa chắc gặp được ai quen để chuyện trò. Về? Về đâu? Nhà đâu? Ở với ai? Không lý Tăng chui sống ở gầm cầu. Ở đó, toàn là ăn mày và đám tội phạm, những thứ trước kia mỗi khi Tăng gọi lên điều tra thường run rẩy, sợ hãi trước mặt Tăng. Tăng về ở chung với họ sao?! Vậy thì về làm gì?! Tăng lo, nhưng để bụng, không nói với ai. Nếu "cách mạng" cho về mà không về, thế nào tụi nó cũng cười cho thúi đầu. Thế rồi Tăng có lệnh tha thiệt. 
Chiều hôm qua, đi lao động về, anh em đã xôn xao lắm. Mấy người quen với "cán bộ", được họ tiết lộ cho biết tên vài người đã có danh sách về. Tăng lại lo hơn. Chẳng ai để ý đến Tăng. Tăng không phải là "đối tượng" để anh em theo dõi kỳ này có tên Tăng hay không.
Tăng cũng chẳng nhờ cậy ai hỏi thăm giùm có tên hay không. Tăng sợ chuyện đó xảy ra cho Tăng thì Tăng còn hỏi thăm hỏi lom làm gì. Sáng nay, kẻng đánh tập trung ngoài sân trại để gọi đi lao động như thường lệ thì "thượng sĩ Thắng", "cán bộ giáo dục" cầm xấp giấy vào, xăm xăm đi thẳng vào chỗ phía trước mặt các đội tập trung. Thấy thế, anh em ồ lên một tiếng, biết là có lệnh tha, rồi chuyện vãn, gọi nhau ơi ới, xôn xao. Tăng ngồi im.


Khi "cán bộ" Thắng gọi tới tên Tăng, y uể oải đứng lên, buồn rầu quay gót vào "láng", treo "gô" (2) vào cột giường, lên chỗ nằm, nằm im, bất động.
Sau khi các đội đi hết rồi, "cán bộ" Lâm vào từng "láng" gọi các người đưọc tha tập trung ngoài sân để được đưa lên văn phòng "ban" lập thủ tục ra về. Tăng vẫn nằm im. 
Thấy Tăng, "cán bộ" Lâm gọi:
- "Anh Tăng, sao còn "lằm" đó, thay áo quần nhanh "nên" ra "nàm" việc với "ban"."
Tăng ngập ngừng:
- "Thưa... thưa cán bộ, tui... tui không muốn về, cán bộ cho tui ở lại đây."
"Cán bộ" Lâm chưng hững:
"Anh 'lói' gì kỳ thế. "Cách mạng" khoan hồng, cho anh về, sum họp với gia đình. Thế "nà" xung xướng "nắm", tại sao anh không về?!""
Thưa "cán bộ", tui còn ai nữa mà về. Gia đình tui chẳng còn ai nữa hết. Vợ tui đi lấy chồng, con tui đi lấy chồng, chẳng còn ai, chẳng còn nhà cửa chi hết, biết về đâu mà về." -Tăng cố gắng nói một hơi cho hết ý muốn nói. 
Cán bộ" Lâm xẳng giọng:
Đó "nà" chuyện của anh. Bây giờ "cách mạng khoan hồng" cho anh về "nà" anh phải về. Anh không thể cãi "nệnh" cách mạng được."
Tui không cãi lệnh. Nhưng mà "cách mạng khoan hồng" cho tui về thì "cách mạng" cũng nên xét hoàn cảnh tui mà "khoan hồng" cho tui ở lại. Đó là tình thiệt. Tui còn ai đâu mà về." Thôi, không "lói" "nôi" thôi. Tôi bận việc, đưa mấy anh kia "nên" "ban". Anh không về sẽ có biện pháp." -"Cán bộ" Lâm giận dữ.
Biện pháp gì?" -Tăng cũng nổi sùng- "Ở tù thì tui cũng đang ở tù đây rồi, chỉ chờ có đem bắn mà thôi. Bắn tui, càng khỏe, tui ưng chết quách cho rồi, cho xong nợ đời. Ở tù đây cũng chỉ là "tha tội chết, bắt tội sống thôi"." (3) 
Nghe Tăng nói liều, mấy ông già quét phòng cũng phì cười!
Mười phút sau, hai ba "cán bộ" cùng vào, đi ngay lại chỗ Tăng. Tăng ngồi dậy. "Cán bộ" Thắng vẻ quan trọng:
- "Thế "lào"? "Cách mạng khoan hồng" cho anh, anh từ chối hả? Anh không tuân "nệnh" "cách mạng" hả?"
-"Thưa "cán bộ" -Tăng từ tốn nói- "Tui không từ chối, tui không chống lệnh. Chẳng qua hoàn cảnh gia đình tui, sau khi tui đi cải tạo, đổi khác rồi, vợ tui lấy chồng rồi, con tui lấy chồng rồi, nhà cửa không còn, tui biết về đâu? Dzậy nên tui xin ở lại đây để... "phục vụ cách mạng".
"Cán bộ" Thắng xẳng giọng:
- "Chẳng ai cần anh. Các anh "nà" người phản "cách mạng", ở tù, "lay" được tha, thế "nà" khoan hồng "nắm" rồi đấy, không thì có mà "dũ tù", biết không? Thế mà con ngoan cố, chống "nệnh". Anh phải ra "ban" ngay, nhận giấy tờ mà về."
Tăng cố nhịn. Một lúc lâu, y nói:
- "Tui có theo "cách mạng" hồi nào đâu mà nói tui phản? Tui đã nói rồi, tui không về được, tui không có chỗ mà về, vợ tui lấy chồng rồi, chồng bả là "cán bộ" làm lớn. Tui về sao được? Tui về, ông "cán bộ" sợ tui giành vợ lui, ông bỏ tù tui. Vậy tui đừng về là hơn."


-Tăng cố lý luận.
- "Anh "lói" bậy. -"Cán bộ" Thắng nói- Ngày trước, anh có tiền, anh có quyền, anh ép buộc người ta "nấy" anh. Từ chối anh cũng không được. "Lay" nhờ "cách mạng", phụ "lữ" được giải phóng, thế "nà" tốt. Còn "cán bộ" "lào" mà "nấy" vợ anh, bỏ tù anh được. Tù anh "nà" chỉ có "cách mạng" mà thôi."
- "Cán bộ" là "cách mạng", "cách mạng" là "cán bộ" chớ còn ai vô đây. Tui hỏi, "cán bộ" vô đây, nói chuyện với tui, nhắm bộ không phải "cán bộ" là "cách mạng" sao?"
"Cán bộ" Thắng giận dữ:
-"Tôi không muốn anh "lói" nhiều. Yêu cầu anh về. "Lếu" anh không tuân "nệnh", chúng tôi có biện pháp.
Xong, họ đi ra. 
Trưa hôm đó, cả trại lại xôn xao về việc Tăng không chịu về. Thôi thì người ta bàn tán lung tung. Tăng ít khi chuyện trò với ai nên chẳng ai biết rõ hoàn cảnh của y để "tham mưu". Có điều, chuyển về trại này thế là gần 4 năm, chẳng bao giờ Tăng được gọi thăm nuôi. Tăng an phận với cái y có: Khoai, sắn, bobo, chủ nhật được chén cơm, lâu lâu gặp "ba ngày lễ lớn", "quốc khánh", Tết ta, có thêm chút thịt "ruồi tha" -ý anh em nói đùa miếng thịt nhỏ quá, ruồi có thể tha mất- Tăng âm thầm "cải thiện": nắm rau muống mọc hoang bên hồ, nắm rau trai dưới suối v.v... mỗi khi có dịp.
Với Tăng, Tăng hy vọng ngày nào đó, Tăng xuống đội "cấp dưỡng". "Giàu nhà kho, no nhà bếp". Ở đó suốt đời cũng chẳng sao. 
Chiều hôm đó, khi các đội lại đi lao động, "cán bộ" lại xuống làm việc với Tăng. Tử tế với Tăng thì Tăng tử tế, hung dữ với Tăng thì Tăng hung dữ lại. Mấy ông già quét phòng thấy vậy, cười với nhau:
- "Dân Nam bộ mà, dân Saigon mà. "Chơi" thì "chơi" với.
Chọc thằng chả nổi nóng, chả chưởi thề tùm lum, làm gì được nhau! Không lý không về mà cho vô "cát-xô"?" Tình trạng kéo dài được ba hôm. Tới buổi sáng ngày thứ ba, "cán bộ" Thắng dẫn theo mấy "cán bộ" bảo vệ xuống, ban đầu, ôn tồn với Tăng:
- "Nguyện vọng anh, "ban" đã trình về bộ "Lội vụ 2". Trên không bằng "nòng" cho anh ở "nại". Yêu cầu anh chuẩn bị về. Các anh kia, người ta về hết rồi."
- "Họ về kệ họ, ai có hoàn cảnh nấy, mắc mớ chi tui. 
Họ còn vợ còn con, họ không "hy sinh", còn tui, tui không còn ai, tui "hy sinh" được. Tui ở lại đây ngày nào là tui "phục vụ cách mạng" ngày nấy. Tui lao động mà, tui có "ngồi mát ăn bát vàng" đâu?"
- "Nhưng "cách mạng" không cần anh. "Cách mạng" biểu anh về, anh phải về, tức "nà" "phục vụ cách mạng" đấy."
Thượng sĩ Thắng cố nén tức.
- "Cán bộ" nói mắc cười không. Tui về, tui "phục vụ" tui chưa xong, có đâu "phục vụ cách mạng" được?" -Tăng cố cãi.
- "Anh không được ngoan cố. Thượng sĩ Thắng gằn giọng. Anh phải rời khỏi trại ngay."
Nói xong, Thượng sĩ Thắng ra hiệu cho hai "cán bộ bảo vệ". Hai người này đứng hai bên, xóc nách Tăng kéo đi.
Ban đầu Tăng cố trì lại, nhưng hai "cán bộ bảo vệ" xiết cánh tay Tăng đau quá, Tăng nổi sùng, la to:
- "Đ. Mẹ, làm gì dzữ dzậy?! Cứ thủng thẳng để tui đi, tay tui gần muốn lọi ra rồi nè!"


Một "cán bộ bảo vệ" nói gần như nạt Tăng:
- "Chửi thề hả? Vào "cát xô" đấy."
Tăng cũng chẳng sợ:
- "Vào thì vào, tui đâu có ngán. Giờ "cán bộ" muốn tui về hay muốn tui ở lại? "Cán bộ" muốn tống tui đi cho nhanh. Tui biết quá mà!"
Nói rồi, Tăng thờ thẩn đi giữa hai người công an. Thượng sĩ Thắng gọi người giữ phòng lục đồ đạc của Tăng, xách theo.

*


Tăng ôm cái bị bàng đựng quần áo ra chợ Gia Rây, với 30 đồng được trại phát, Tăng lên xe lam ra ngã ba ông Đồn. Tăng đứng tần ngần ở đó, tay cầm hơn 20 đồng còn lại, không biết đi hướng nào. Còn mấy ngày nữa là Tết rồi. Ngày thường còn chưa biết sống đâu, nói chi Tết. Y nhìn dọc theo quốc lộ, ra hướng Bắc, bỗng trong trí y hiện ra lờ mờ tấm ảnh mà y từng được coi nhiều lần trong trại cải tạo: Hình lăng "bác Hồ vĩ đại" có cờ đỏ cắm trên nóc cao.
Tăng thở dài, nhìn về hướng Nam, y thấy xa xa, có trụ sở xã hay gì đó, cũng có cây cờ đỏ đang bay lất phất. Tăng sực nhớ "đất nước thống nhất" đã mấy năm nay rồi, cờ xanh đỏ "mặt trận" ngày y đi "cải tạo" bị vứt vào góc tủ rồi, chỉ còn cờ đỏ sao vàng thôi. Tăng bỗng nghe sau lưng y, phía chân núi Chứa chan, tiếng còi tàu xe lửa hú lên dằng dặc một hồi dài. "Hay mình nằm dài trên đường xe lửa, xe chạy qua cái ào, thế là xong", Tăng nhủ thầm.
"Nhưng biết đâu tới khi tàu sắp chạy qua thì mình lại hốt hoảng nhãy ra khỏi đường rầy". Ý nghĩ đó làm Tăng buồn cười mà y cũng không thể cười được
Worcester, cuối thu Đinh Sửu.
tuệ chương
(Sự kiện là có thật, chi tiết do tác giả hư cấu).
Ghi chú:
(1) Đội ngũ dân biểu: Tiếng gọi đùa những người đạp xe xích lô, người "dân biểu" đạp đi đâu thì đi đó.
(2) "Gô": hộp đựng sữa Guigoz bằng nhôm, không sét, xài bền, "cải tạo" thường dùng để nấu, đựng thức ăn.
(3) Câu "cải tạo" mỉa mai mỗi khi nghe CS nói "khoan hồng"
 

LÊ THỊ HOÀNG ANH * XẾP VÀO KỶ NIỆM



XẾP VÀO KỶ NIỆM 
 LÊ THỊ HOÀNG ANH  

Thúy đang loay hoay xếp lại chồng sách báo ngổn ngang trên giường thì nàng nghe tiếng con trai gọi:
- Mẹ ơi! Con làm bài toán đố này không được, Mẹ chỉ cho con đi Mẹ! - Ừ, chờ Mẹ một chút. Cầm quyển vở của con lên tay, chỉ đọc thoáng qua, Thúy không khỏi cau mày khó chịu khi thấy lối tuyên truyền rẻ tiền của các cấp lãnh đạo ngay cả trong việc giáo dục trẻ con: " Trong một trận đánh, ngày đầu quân ta anh hùng giết được 4 tên lính Ngụy. Ngày thứ hai, giết thêm được 8 tên. Ngày thứ ba, giết được 2 tên. Vậy ba ngày đánh giặc, chiến sĩ ta diệt được bao nhiêu tên lính Ngụy cả thảy?". Thúy thừ người suy nghĩ. Bé Kiệt thấy Mẹ im lặng quá lâu, nó tựa đầu vào bắp vế Mẹ, hỏi khẽ: - Bộ khó quá, Mẹ cũng không làm được hả mẹ?

 Thúy cười buồn vì nàng cũng không biết phải giải thích thế nào với con. Từ biến động Bẩy Lăm, chồng đã theo gia đình di tản,Thúy và hai con còn kẹt lại, lòng Thúy đã nhen nhúm ý nghĩ táo bạo là sẽ tìm đường để dẫn hai con vượt biên; giờ đây thêm một vấn đề con của mình với một trí óc non nớt đang bị đầu độc bởi những tư tưởng hèn hạ thế này thì chuyện lìa bỏ nơi đây chỉ là sớm muộn mà thôi! Nàng chỉ giúp con bằng cách bảo nó viết ngắn gọn:4 + 8 +2 = 14 và cố tình né đi chữ "Lính Ngụy" mà nàng biết chắc con mình khi nộp bài lên cho "giáo viên" chấm sẽ không đạt được điểm cao. Những đêm thức trắng, ngồi suy nghĩ đủ phương cách hầu kiếm ra tiền để thực hiện một cuộc vượt biên, cứ mỗi ngày nghe tên một người quen ra đi, có người thoát, có người bị bắt lại, có người thì chưa nghe tin gì cả, tức là coi như mất tích, Thúy như ngồi trên lửa. Phương cách nào để tìm cho ra tiền làm lộ phí, ngày càng đi vào ngõ cụt!

 Vào một đêm thanh vắng, Thúy đang vặn nho nhỏ chiếc radio cassette để lén nghe những lời ca ngọt ngào của những ca sĩ đã thoát ra nước ngoài mà chế độ mới có lệnh cấm. Tiếng gõ cửa nhè nhẹ khiến Thúy vội vàng tắt máy, nhét vội cái "đài" xuống gầm giường. Tiếng gõ cửa lớn hơn. Nàng lên tiếng: - Ai đó? - Tui đây! Mở cửa cho tui "dô" rồi nói "chiện"! - Nhưng bà là ai? - Tui là A Múi! - A Múi là ai, tui đâu có quen! - Chời ơi! Mở cửa đi mà! Có tin dui! Thúy yên tâm, mở hé cửa ra nhìn. Một bà xẩm không xấu, không đẹp, mặc chiếc áo hoa nhỏ li ti với quần tây mầu nâu, bà nhìn Thúy một lúc lâu rồi hỏi: - Cô có phải là Lê Thị Thúy không? - Dạ, đúng! Mời bà vào nhà. Có gì không bà? - Có phải cô có hai thằng "con chai"? Thúy nghi ngờ: - Có gì nói lẹ lên, hỏi như điều tra, nghe ghê quá! - Mà có đúng hông đã? - Thì đúng! - Ờ, cô có người "dà" đưa "dàng" cho cô đây nè! À, mà cô cho tôi coi thẻ chứng minh nhân dân đi!

Thúy lặng người, bán tín, bán nghi, chỉ sợ đây là một cái bẫy. Nàng dè dặt: - Thẻ chứng minh của tôi làm rồi mà công an phường chưa phát, chỉ có giấy tạm đây thôi. - Ờ thì giấy đó cũng được. Đưa cho tui coi có đúng tên thì tui mới giao "dàng" chớ! Thúy vẫn cố gắng kiên nhẫn, mặc dù lòng đã tin tưởng không bị lừa gạt đến bảy tám chục phần trăm. - Không! Tôi không nhận đâu! vì tôi đâu có biết ai gửi cho tôi? - Chời ơi! "dàng" mà chê! Nè, ông Đỗ ở Mỹ, chịu chưa hả bà? Giọng của bà ta thay đổi tiếng Bà thay cho tiếng Cô, Thúy nghe và biết bà ta đang giận. Thúy hồi hộp vào trong tủ lấy tờ giấy hộ thân đưa cho bà ta xem.

Nàng không quên đưa ta chỉ hai đứa con đang nằm ngủ say trên giường như ngầm cho biết về gia đình của mình. - Đó! Hai thằng con của tôi! Bà xẩm rút trong cái bao vải lớn ra một bao vải nhỏ, cầm săm soi kỹ rồi mới giao cho Thúy: - Nè, đếm cho đủ đi, mười tám cây tất cả! Thúy run run đón nhận, đặt xuống bàn, đổ ra, hất từng lượng vàng để đếm. Bà xẩm lên tiếng: - Mở "da" coi cho kỹ đi, tui đưa toàn "dàng" tốt không đó! Thúy lặng người một lúc mới đếm hết, nàng không dám tin đây là sự thật. Bà đưa cho Thúy quyển sổ và bảo Thúy: - Ký "dận" vô đây đi! - Viết gì bây giờ hả Dì? - Thì ký tên nói mình "dận" đủ mười tám cây!

Thúy răm rắp làm theo. Bà ta thấy xong công việc bèn cáo từ, lúc đó Thúy mới hoảng hốt: - Mời Dì uống miếng nước rồi đi! Bà ta lắc đầu từ giã, vội vàng bước đi khiến Thúy áy náy vì sự nghi ngờ lúc ban đầu của mình. Áp bao vàng vào lòng. Thúy nghe mắt cay cay, nàng muốn đánh thức hai con dậy để nói cho chúng nghe là ba còn thương nghĩ đến ba mẹ con mình. Nàng thì thầm với chồng ở nơi xa xôi mịt mùng nào đó:" Bất chấp sống hay chết giữa biển khơi, em nhất định sẽ tìm anh! Đợi em! Chờ em, nghe anh!" Cuối tháng ba 1979, Thúy theo lời chỉ điểm của một người bạn thân nàng móc mối được với một chuyến đi và tin chắc sẽ tới bến một cách an toàn - Đó là con đường Ra Đi Bán Chính Thức do nhà nước tổ chức.

Ngày hẹn giao nộp vàng, người anh trai của Thúy đã đi thế, anh ngụy trang trong lon nhôm Guigoz đựng cơm và để vài miếng cá kho nằm trên mặt cơm. Trong lòng Thúy lúc nào cũng run sợ, có thể nàng chỉ cần một người nào đó thét lên một câu "Có gì khai thật đi" là nàng sẽ phun ra tất cả không thiếu một chi tiết nào, nhưng lúc nào nàng cũng im lặng, không nói không cười với ai và cũng không dám bước ra khỏi nhà. Đêm cuối, nàng và hai con tá túc trong nhà người anh để sáng hôm sau ra đi cho được an toàn. Lòng Thúy buồn rười rượi, nàng cứ cầm tay cha già áp lên má mình mà nước mắt tuôn ra, không nói được một lời từ giã vì anh nàng đã dặn:" Ba già rồi, cho ba biết rủi ba lẩm cẩm nói lại với chòm xóm là chết cả lũ đó!" Ba mẹ con ôm nhau ngủ đêm cuối cùng trên đất Sài Gòn, nhưng Thúy không tài nào chợp mắt được.

Hai mắt nàng cứ mở thao láo. Thấp thoáng bóng ông anh đứng lấp ló nhìn vào, Thúy nhoẻn miệng cười để anh không ngượng vì Thúy thấy mắt anh long lanh. Thúy tự dặn lòng: "Đến mỹ, bất cứ giá nào em cũng tìm cách cho anh thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng này ". Ba năm anh đi "cải tạo" về, anh đã đi mòn không biết bao nhiêu đôi dép vẫn không tìm được việc làm bởi lý lịch Sĩ Quan Chế Độ Cũ! Tập trung tại một ngoi chùa Tàu tại Bạc Liêu, đêm đầu tiên Thúy vô cùng vui sướng và tưởng chừng mình chỉ còn gang tấc thôi là đến Mỹ vì đây cũng là nơi tập trung của đám người Hoa cùng cảnh ngộ: Muốn ra khỏi Việt Nam để có một cuộc sống khác ở nước ngoài.

Thúy nghĩ chỉ tới khuya là sẽ được gọi lên xe, ra tầu vì tiền vàng đã đóng cho "chính phủ", ba mẹ con nàng mười sáu lượng. Có sự bao che của nhà nước thì cầm chắc cái thắng trong tay! Thế mà... Đã bốn tuần trôi qua, tiền cầm theo đi đường của ba mẹ con đã gần cạn. Hai hôm nay, hai con còn được ăn cơm để cầm hơi, còn Thúy thì ăn bánh mì không xịt xì dầu, ăn để cốt cầm hơi. Đêm ấy, vừa thiu thiu ngủ thì tiếng la hét ầm ầm cách mùng của ba mẹ con chừng một chiếc chiếu. Đèn bật lên. Một bà xẩm tay túm một thanh niên, tay còn lại đập lia lịa thật mạnh vào mặt cậu ta bà la bài bài: - Ngộ lang ngủ mà mày dám mò ngộ hả? Một tay bị nắm quá chặt, tay kia xá lia lịa, chàng thanh niên nói: - Cháu không phải mò bác đâu! Cháu hết tiền rồi định ăn cắp của bác để ăn chờ ngày đi thôi.

Chờ tầu lâu quá cháu hết tiền rồi! Nghe câu giải thích rõ ràng của cậu ta, bà xẩm dịu bớt, xô hắn ngã sấp xuống nền gạch và bà la lên: - Cái lồ chó lẻ! Lụng tới tao lần nữa, tao quýnh bỏ mẹ mày! Tiếng cười xen lẫn tiếng thở dài của mọi người khi vở kịch kết thúc; nhìn mặt mũi chàng thanh niên sưng vù lên, Thúy bặm môi quay đi hướng khác không bật cười nổi. Nàng chạnh nghĩ đến mình mai mốt đây, trong tình trạng này, sẽ biết xoay sở làm sao? Căn phòng này, mỗi ngày bao nhiêu tấn kịch vui buồn diễn ra một cách bất đắc dĩ. Đã có lần chủ tầu cho biết là được công an báo tin rằng vì quốc tế lên án chế độ " nhà nước " phải tạm ngưng, chờ lệnh mới sẽ cho đi ngay.

Ai cũng hy vọng có tin ra đi đến một cách bất ngờ, nên không người nào dám rời khỏi ngôi chùa, chỉ ra tiệm mua vài món đồ dùng lặt vặt rồi lại về ngay điểm tập chung! Hôm sau, mặt cậu thanh niên sưng mọng lên, cậu vừa mượn được ít tiền của bà sư cô người Hoa để làm lộ phí về lại Sài Gòn xin thêm tiền mẹ già ăn chờ ngày đi. Có lẽ ni cô cũng biết chắc chắn tiền tầu chàng ta đóng đủ rồi thì thế nào cũng phải quay trở lại nên mới yên chí mà cho mượn.

Nhưng định mệnh thật trớ trêu! Ngay đêm ấy đoàn người đi cùng chuyến với mẹ con Thúy có lệnh rời chỗ đến chỗ mới sẵn sàng lên "con cá lớn ". Tất cả đều vui mừng nhưng không khỏi xót xa cho cậu thanh niên bất hạnh ấy... Ba ngày vật lộn với tử thần vì biển động bất ngờ, mọi người chen chúc ngồi trong tầu, vừa đói, vừa khát...Những cơn sóng dữ...đập vào hông tầu khiến tầu bị nứt một đường nhỏ, nước từ từ chảy vào khiến cả tàu náo loạn. Nhiều người thay phiên nhau múc nước chuyền lên boong tàu đổ nước ra ngoài trong lúc tiếng cầu kinh vang lên rì rầm trong hầm tầu nhỏ bé, chật chội. Cuối cùng thì tầu của Thúy cũng may mắn gặp được tầu của Mã Lai vớt và cho vào bờ, một hòn đảo nhỏ vô danh.

Đêm đầu tiên kinh hoàng với những lính Mã Lai về việc chúng lục lọi tìm vàng và...tìm gái. Đêm thứ hai, cả hoang đảo chìm đắm trong im lặng nặng nề đến nghẹt cả thở khi những tiếng bước chân của lính Mã nghe xào xạo trong đêm. Bỗng một tiếng thét vang dội cả khu vực. Thì ra một cậu bé bị bò cạp...kẹp! Những ngày đói khát, những đêm hãi hùng khiến ai cũng lơ láo như là bị đói khát lâu năm. Ngày nóng như thiêu đốt, đêm thì lạnh buốt xương. Cuối cùng...một dịp tình cờ vì có người đói người đói quá. Trèo lêm trộm dừa, gặp lúc máy bay Hồng Thập Tự bay ngang qua, ông ta đánh liều vẫy tay cầu cứu. Thế là người trên máy bay phát giác ra được tầu vượt biển của Thúy bị đám lính Mã Lai giam lỏng để làm tình làm tội. Chiều đó, một chiếc tầu của Hồng Thập Tự đến đảo, thương lượng với đám lính Mã chúng mới chịu cho đoàn người khốn khổ rời đảo để vào đảo khác: đảo Pulau Bidong!

Đến đây rồi, mọt người lại trực diện với những kinh hoàng mới: Không có tiền để dựng lều thì không thể nào có chỗ trú mưa, tránh nắng. Ba mẹ con núp tạm dưới mái hiên của Trạm Y Tế, nhìn vào những căn lều có giường, ghế đóng bằng gỗ thô sơ mà thèm thuồng một chỗ đặt lưng! Ngày cũng như đêm, đi đâu, Thúy cũng đều ôm kè kè cái bao đựng quần áo của ba mẹ con, đó là gia tài duy nhất của mẹ con Thúy! Đứa con trai lớn đột ngột hỏi mẹ: - Mẹ nói tới đây gặp ba mà sao con chẳng thấy ba? Thúy im lặng vì nàng cũng đang lo âu không biết phải tìm chồng bằng cách nào?

Vì lúc Thúy còn ở Việt Nam thì chồng nàng còn có địa chỉ nàng để nhờ người đem "quà" đến, Thúy chỉ biết mù mờ rằng chồng "ở Mỹ", không rõ ở đâu trên nước Mỹ. Nhìn con thơ cứ ngước mặt lên chờ câu trả lời, Thúy đành phải trả lời bừa đi cho xong: - Thì phải vài ba bữa nữa người ta mới cho mẹ con mình gặp ba chứ con! Đứa con của Thúy đưa tay lên gãi đầu và càu nhàu: - Sao ai cũng có nhà mà mình không có nhà hả mẹ? Con không muốn ở đây, nắng quá hà! Nhìn tấm lưng trần đen đủi của hai đứa con ốm tong ốm teo, Thúy cố nén xúc động, bảo: - Các con mặc áo vào để che nắng thì bớt nóng! Danh sách tầu của Thúy đã được Cao Ủy Tị Nạn chấp thuận. Lần đầu tiên cả tầu được phát lương thực.

Thúy vui thật sự khi nghe hai đứa con nói với nhau: - Bữa nay mẹ nói mình được ăn no! Đứng dưới cái nắng gay gắt của Mã Lai, hơi nước biển tỏa lên không đủ cho mọi người một chút mát mẻ nào, thêm chứng kiến chứng kiến chuyện một thanh niên lớn tuổi cứ trần truồng ngớ ngẩn đi lang thang, nhiều lần cảnh sát Mã Lai túm lại lôi vô lều mặc quần áo cho, vài giờ sau người vẫn y như cũ! Hỏi thăm mới biết anh ta vượt biển cùng gia đình, khi tàu ra khơi bị ngu phủ Thái Lan giở trò hải tặc xáp vào tàu anh và đàn bà, con gái trên tàu hầu như không thoát khỏi bàn tay hung bạo của chúng.

Trong số đó có vợ anh, có em gái anh! Anh đã chống lại và anh bị chúng ôm ném mạnh vào khoang tầu va đầu quá mạnh nên bây giờ ra nông nỗi thế! Vợ anh, em gái anh bị bọn hải tặc hành hạ xong ném xuống biển cùng với trẻ con, trong đó có đứa con nhỏ của vợ chồng anh. Không phải chỉ có hai người đàn bà xấu số, còn nhiều nữa! Người thanh niên này khi được cứu vớt (cùng với những người khác) thì trở nên...vô hồn, khi thì nhớ, nhớ mang máng, khi thì quên, lắc đầu lia lịa và nước mắt ngập mặt! Anh ta có lúc thấy thật hiền, có lúc tự dưng hung dữ, la hét om xòm! Anh điên rồi! Anh thật sự là một người điên! Cũng may cho anh, anh không biết mình cô đơn! Anh không biết mình đang ở trên đất lạ, anh vẫn tưởng mình còn ở trong trại Cải Tạo, nhiều lúc anh gào tên "Bác Hồ" và hát bài quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao " Thề phanh thây xác quân thù..." Qua tuần lễ sau, cũng trong lúc chờ đợi để lãnh phần rau tươi, Thúy thấy hai thanh niên gầy gò đang dìu một cô bé đến trạm Y Tế với nét mặt đau đớn.

Nàng tò mò hỏi han thì biết cô bé ấy mười ba tuổi, trên đường vượt biển bị đám hải tặc Thái Lan gồm năm tên thay phiên nhau hãm hiếp. Vì cô còn quá nhỏ, từ tuổi tác đến vóc dáng nên chúng đã dùng dao xẻ ra cho rộng hỏng thỏa mãn thú tính. Thúy chỉ biết im lặng dõi mắt nhìn theo từng bước chân của những người đồng bào mình mà lòng còn hơn bị ai xé rời ra từng mảnh! Một buổi sáng, Thúy đang dùng sức để kéo hai đứa con lên con dốc để đến nhà một người quen hứa cho Thúy một ít sữa bột bồi dưỡng cho hai con. Bỗng một trong hai thằng bé hét toáng lên. Thúy hoảng hốt bế thốc nó đến trạm Y Tế.

Thằng nhỏ út thì không biết chuyện gì, thấy mẹ bế thằng anh thì cứ cắm đầu chạy theo mẹ, vừa vấp vừa khóc, rồi lại lật bật ngồi dậy, đứng lên lảo đảo chạy theo như cái bóng...đến trạm Y Tế. Bác sĩ khám, mới biết: bệnh thòng ruột của nó bị tái phát. Đợi tin chồng từ hy vọng đến tuyệt vọng, Thúy mệt mỏi với bao nhiêu áp lực đè nặng. Thúy đã gửi đi ba mươi lá thư nhờ người mang đi khi họ rời đảo với địa chỉ ghi ở Pháp trên họ của người em chồng (cô ta có chồng là người Ấn Độ). Bức thư thứ ba mươi ba, câu cuối cùng, Thúy nhớ hoài nàng đã viết trong đau đớn: " Nếu anh đã có gia đình cũng xin cho em biết để em định liệu đời em và hai con - Thúy." Bức thư này Thúy nhờ hội Hồng Thập Tự chuyển hộ với địa chỉ KBC 3750 dưới họ tên cấp bậc của chồng chớ không với cái địa chỉ tại Pháp. Lá thư viết trên giấy bạc của một gói thuốc lá Thúy nhặt được trên bờ biển Bidong.

Thư đi, gặp lúc phái đoàn Úc dến nhận thêm một số người di dân gọi là "Hốt Rác" ( tiếng lóng có nghĩa là ai -không -có - thân - nhân, hai chữ hốt rác từng lọt vào tai phái đoàn Mỹ, họ đã giải thích nghe rất cảm động:" Chúng tôi làm việc nhân đạo và các anh chị không phải là rác rến! ). Các phái đoàn không biết có cảm thông trước tình trạng số người vượt biển phải ở trại ngày càng đông, ngày càng lâu, tự họ đã cảm thấy mình chẳng khác nào đồ bỏ rồi! Thúy nản lòng lắm, nàng xin đi Úc và được phái đoàn Úc gọi lên phỏng vấn. Chỉ hôm sau là có người tới đón số người nhập cư Úc. Thúy không còn tin tưởng ở số may của mình nữa (nàng có đi coi bói ở Việt Nam, bà thầy bói nói Thúy có số may, chao ôi!). Điều duy nhất lúc này nằm trong đầu Thúy là làm sao cho hai con lên được một lục địa văn minh, vào một bệnh viện xin chữa bệnh thòng ruột cho thằng con lớn. Hai đứa con của nàng ngày một héo hắt, tiều tụy, trông thương quá là thương.

Nhưng cái thư viết trên tờ giấy thuốc lá thế mà may mắn! Hội Hồng Thập Tự đã làm phóng ảnh nó và gửi đi các hội thiện nguyện nhờ tìm hỏi giùm người sĩ quan có họ tên đó, từng ở KBC đó và trời ơi...chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thì ba mẹ con Thúy lên tàu đi Úc, loa phóng thanh vang dội tên nàng gọi lên văn phòng trại nhận một điện tín khẩn! Thúy đâm đầu chạy lên phòng thông tin! Nàng run rẩy đón nhận tờ điện tín, mở ra đọc liền: " Em vẫn là dâu nhà họ Đỗ. Anh luôn yêu và chờ em cùng hai con. Anh sẽ làm thủ tục bảo lãnh gấp ".

Nàng lao đầu chạy thẳng vào chỗ phái đoàn Mỹ và Úc, may mắn gặp một người Mỹ biết nói tiếng Việt, người đó chận Thúy lại, hỏi: "Bà cần gì? ". Thúy chìa tờ điện tín và nàng nói, nói thật nhiều, bao nhiêu uẩn khúc trong lòng nàng tuôn ra hết, không cần biết người trong phái đoàn Mỹ có hiểu hay không... Không lâu sau đó, ba mẹ con Thúy đoàn tụ với chồng, với gia đình chồng thì đúng hơn. Tới Mỹ, Thúy vỡ lẽ ra là người em bà con bên chồng nàng không ở Pháp nữa, lâu rồi, cả gia đình dọn qua Mỹ trước khi thư nàng từ đảo tị nạn gửi đi. Ba mươi hai bức thư không được phát hoàn, cũng đúng thôi vì phương tiện ở đảo thủa ấy thật khó khăn.

Đi về phía mặt trời mọc, nhiều khi Thúy bồi hồi nhớ lại câu của người tài công chiếc tàu vượt biển đã nói: " Cứ nhắm hướng mặt trời mọc mà đi tới, tới đâu cũng được, càng xa Việt Nam Xã Hội Chủ NGhĩa càng tốt ". Chiếc tầu của Thúy tắp vào Mã Lai có lẽ vì xuôi dòng nước và con sóng. Từ năm 1979 đến nay, 2002, Thúy nhớ lại, giật mình, tưởng mình vừa tỉnh một cơn mơ... Chuyến đi của Thúy có gian nan thật đó, nhưng cũng nhiều may mắm là đã tới bến bờ, trong khi bao chuyến khác, cái may thật ít, cái rủi thì nhiều. Mấy câu thơ của ai làm ra trong thời dân mình bỏ nước, đơn sơ, mộc mạc mà thâm thúy lạ lùng:" Một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con! "

 Ai cũng hiểu rằng nếu đến vùng đất tự do an lành thì con sẽ giử tiền về để đền ơn công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ, nếu chẳng may gặp phong ba bão táp giữa biển khơi thì xác con làm mồi cho cá. Là nếu bất hạnh hơn cả cái chết là bị công an biên phòng bắt được thì..."Má ơi! Con đang bị tù tội đây, má hãy bán....bán máu để nuôi con!" Những cuộc hành trình trên biển Đông là một niềm đau của dân tộc Việt. Hầu như ai cũng muốn quên đi để sống, hôm nay có người khơi lại, Thúy nghe nhức nhối như muôn vàn mũi kim châm vào tim, và Thúy viết - một lần sau cuối rồi vĩnh viễn....và vĩnh viễn nàng xếp vào kỷ niệm. :::

 Lê Thị Hoàng Anh:::
 

VÕ PHƯỚC HIẾU * NỖI BUỒN HOÀI NIỆM





NỖI BUỒN HOÀI NIỆM

VÕ PHƯỚC HIẾU
Tôi vào năm thứ nhất trường Trung học Trương Vĩnh Ký thường gọi là trường Pétrus Ký, niên khóa đầu tiên khi trường được quân đội viễn chinh Pháp sang tái chiếm Đông Dương sau thế chiến thứ hai, giao hoàn lại chánh quyền Việt Nam. Đó là năm 1947 sau một thời gian trường ăn nhờ ở đậu nơi nhiều cơ sở giáo dục khác như trường Sư Phạm ở cạnh Sở Thú, trường Nữ Trung học Gia Long, chủng viện Mossard, trường Marie Curie…
Chính nơi trường Marie Curie nguy nga đồ sộ nầy, thấp thoáng đó đây nhiều khuôn mặt tây đầm oai vệ với quần áo thẳng thớm phẳng phiu, thằng nhỏ nhà quê là tôi chưa hoàn hồn khi đang ngơ ngác, chới với giữa đô thành tráng lệ, lại ngỡ ngàng âu lo lúc dự thi tuyển vào trường Pétrus Ký. Và cũng trong năm 1947 đó, trường mở lại chế độ nội trú sau nhiều năm gián đoạn vì thời cuộc và chiến tranh.
Một may mắn khác là tôi thuộc thành phần học sinh nội trú này. Chẳng qua nhờ ăn "dưa leo chấm nước cá kèo" nên theo chân "mấy anh học trò nghèo học buộc xi ê". Nhờ ông trời thương vì với lớp nghèo như tôi thi tuyển vào trường Pétrus Ký lúc bấy giờ mà trợt một keo thì cuộc đời kể như đi đứt. Nói theo ngôn ngữ dân gian chân quê của bà con tôi là kể như tôi sụm bà chè luôn. Lý do là tôi đâu còn cơ hội nào nữa để được dự thi lần thứ hai.
Chế độ tuyển chọn thời thực dân thịnh trị vô cùng khắc khe nghiệt ngã. Bao nhiêu nam nữ hiếu học cầu tiến thời đó đã mất hết tuổi thanh xuân mộng mơ của mình và đành chấp nhận định mệnh phải bỏ dở dang việc học hành để tiến thân khi dứt cấp sơ học.
Thực tình cũng nhờ tôi tốt số do nhờ ơn trên và hồng phúc dòng tộc hay sao mà tôi lại đậu có hạng trong kỳ thi tuyển khó khăn đó. Và tôi đương nhiên được ban giám đốc nhà trường chọn vào chế độ nội trú. Một thành quả tôi không hề dám ước mơ nhưng đã là sự thật. Một nỗi mừng không bút mực nào tả được đối với tôi lúc bấy giờ. Không như ở mẫu quốc này hiện nay, gia đình nào không có thu nhập cao, con cái đều được cấp học bổng do chánh sách nâng đỡ và khuyến khích học hành của chánh quyền. Cho dù kết quả của chúng nơi trường ốc có đạt như ý muốn hay không.
Mấy năm ở nội trú, tôi giữ rất nhiều kỷ niệm, những kỷ niệm đầu đời này khó quên, không sao kể xiết. Chính nơi đây, tôi đã gặp "anh hùng tứ xứ", từ cuối mũi quê hương Bạc Liêu, Cà Mau quanh năm rì rào sóng vỗ đến Tây Ninh ngất nghểu Núi Bà huyền thoại, Biên Hòa bắp ngon bưởi ngọt... từ vùng biển mặn Gò Công, Mỹ Tho đến Hà Tiên với Đông Hồ ấn nguyệt, Thạch Động thôn vân v.v... trong Hà Tiên thập cảnh, Châu Đốc những ngày Vía Bà "ngựa xe như nước, áo quần như nêm"... Toàn là những tay hiếu học say mê cầu tiến.
Trường bãi bỏ hẳn chế độ nội trú khoảng năm 1951 sau đám tang Trần Văn Ơn được tổ chức trong khuôn viên nhà trường với thành phần nồng cốt là học sinh nội trú. Đây là một trong những đám tang lịch sử trọng thể hiếm có sau đám tang vĩ đại của chí sĩ Phan Châu Trinh thuở trước. Từ năm đó trở về sau, trường chỉ nhận duy nhứt học sinh ngoại trú mà thôi.
Gần năm mươi năm tuần tự tiếp nối, kẻ mất người còn, trải qua lắm biến cố biển dâu, đất nước đổi đời. Bao nhiêu bè bạn bằng hữu ngày xưa, nay dở sống dở chết nơi "xứ tù chung thân" Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bao nhiêu tri âm tri kỷ lưu đày nơi xứ lạ, ngậm đắng nuốt cay khắp năm châu, canh cánh trong lòng nỗi hờn ly hương mãi mãi quặn xoáy không nguôi. Tuy nhiên dù hoàn cảnh có oái oăm nghiệt ngã đến thế nào nhưng trong tâm tư tình cảm của chúng tôi vẫn in sâu, đậm nét câu đối chữ Hán do giáo sư Ưng Thiều viết và được khắc trên hai cột trụ đứng hoành tráng ở cổng chánh của trường:
«Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt
Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm».
Lật bật chúng tôi đã trang bị đầy đủ rương hòm để vào nhập học năm thứ nhứt, khởi sự cuộc sống tập đoàn với những sinh hoạt râm rấp theo một nội qui chặt chẽ. Chương trình học giao tiếp giữa hai bậc tiểu học và trung học nhằm giúp đám học sinh "ra ràng" còn non chèo chúng tôi làm quen với nề nếp, phương pháp và nhịp độ sinh hoạt mới của trường ốc. Do vậy, chưa có những gò bó, bức bách khắc khe như mấy năm sau này khi phải chuẩn bị trần thân khổ ải, thi cử trầy vi tróc vảy do chính sách giáo dục của thực dân Pháp.
Họ chủ trương hạn chế nhân tài bản địa vì sợ nguy cơ tiếp xúc nền tảng văn chương văn hóa phóng khoán cùng những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng, bác ái và tự do, dân chủ Tây Phương. Nhưng trong thực tế, họ đành chấp nhận thất bại chua cay. Dù họ có trăm mưu ngàn kế dùng những thủ đoạn và biện pháp độc tài độc đoán thất nhân tâm cách nào đi nữa vẫn không sao thoát khỏi nấm mồ ô nhục, nấm mồ phũ phàng chôn chính chế độ của họ sau thế chiến thứ hai.


Chúng tôi học tà tà. Hằng ngày, đa số chúng tôi mặc bộ đồ bà ba trắng phao được ủi xếp nếp. Giống như dáng vóc các anh công tử bột miệt vườn, chúng tôi đều mang guốc dông nhẹ hêu, lũ năm lũ ba kéo lẹp xẹp đến lớp học, qua dãy hành lang vừa dài hun húc, vừa khoản khoát, lúc nào cũng sạch sẽ lộng gió. Vài đứa thuộc hàng giàu có, con cái các địa chủ lục tỉnh khét tiếng, mang guốc lồng mức rắng chắc, nặng ì, mỗi bước đi nện mạnh xuống sàn gạch nghe lốp cốp lốp cốp như tiếng ngựa phi nơi đại đạo.

Bài vỡ đã ít. Tuy vậy, sáng nào chúng tôi cũng có lệ "ngồi ê tuýt" ôn lại bài học trong ngày hay chuẩn bị chu đáo sách vỡ hoặc dụng cụ cần thiết... trước khi đến lớp. Ngán nhứt là lúc "ngồi ê tuýt" bắt buộc vào buổi tối. Thì giờ quá dư giả, thừa mứa. Không biết phải làm gì. Chập chập chúng tôi cứ nhìn đồng hồ tay, thấy kim đồng hồ dường như ngừng chạy hẳn.
Thật chán phèo! Những lúc ấy, tôi thường hay nhớ lại những ngày tháng dài mài đủng quần ở ghế nhà trường tiểu học tại quận nhà. Nơi đây có quá nhiều thoải mái, tự do nên trong lòng tôi thoáng dậy vu vơ bao nhiêu tiếc nuối ngậm ngùi, phảng phất rất nhiều khuôn mặt bạn bè nối khố nay đã chia tay tản lạc, thằng góc biển, đứa chơn trời mù tăm.
Giờ đây, có đứa học hành xuôi chèo mát mái, đổ đạt thành danh thành tài. Chúng ăn nên làm ra, cuộc đời lên hương như diều gặp những ngày lộng gió, lúc nào cũng ăn trên ngồi trước. Thật tâm mừng cho chúng nó. Và chúng tôi cũng tự hào và hãnh diện chung cho tăm tiếng của nhà trường mẹ nữa.
Nhưng đại đa số còn lại, ngày ngày tất bật bon chen kiếm sống, chắt chiu từng đồng xu cắt bạc mà vẫn chưa yên thân yên phận. Nơi đây, tôi xin được chia xẻ nỗi niềm với những đồng môn bất hạnh này. Từng đứa từng tên cứ mãi ẩn hiện vấn vương trong tôi những lúc bâng quơ ngoái nhìn về dĩ vãng. Mới hay những hình ảnh mất đi bao giờ cũng dễ nhớ và đòng đọng dài lâu trong mỗi con người chúng ta.
Nghĩ đến ngày may mắn gặp lại đám trời đánh, tinh nghịch khuấy phá thuở thiếu thời này thật vô cùng mong manh mà nghe xao xuyến, buồn vô hạn. Đôi khi bên tai tôi lại văng vẳng lời của thầy tôi nơi trường tiểu học, dong dài về huyền sử của dân tộc, về định mệnh của người Việt nam qua truyện kể Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Hai ông bà đã chia tay nhau, mỗi người dẫn dắt năm mươi con theo hai ngả khác nhau. Hai ngả cách ngăn diệu vợi: rừng núi chập chùng và biển cả thẳm sâu. Những lúc đó, tôi trầm ngâm lặng thinh như cúi đầu chấp nhận định mệnh của chính mình!?
Ngồi không khơi khơi nơi phòng «ê tuýt», chúng tôi đâm ra buồn ngủ. Lại không được quyền ngủ. Chỉ còn nước tự cứu rổi lấy mình là ngủ gà ngủ gật một vài thoáng ngắn ngũi chờ tiếng chuông reo giải thoát cuối giờ. Vì đây là giờ học bắt buộc mà!
Các thầy giám thị rất dễ thương. Thầy Nguyễn Văn Tình, thầy Thân, thầy Xáng, thầy Trương Minh Ứng, thầy Hồ Văn Trị, thầy Nguyễn Gia Tốn, "papa" Lê Văn Khiêm v.v... thỉnh thoảng hò hét cầm chừng để áp đặt trật tự phòng ốc. Hoặc phân xử những vụ kiện cáo lặt vặt không đâu đâu giữa chúng tôi.

Những lúc này được nghe hai bên nguyên cáo và bị cáo cãi qua cãi lại theo kiểu móc họng, giành phần thắng về mình. Thêm mấy đứa nhân chứng lứng khứng, làm nhưn làm nhụy, nhập nhầy lải nhải trước sau bất nhứt, không ra hồn. Rồi những lời phán quyết hàng hai, huề cả làng, làm đẹp lòng tất cả của các thầy là dịp cứu tinh qua giờ giấc.
Có đêm, ông Motais de Narbonne, Tổng Giám thị người Pháp cuối cùng của trường, bách bộ hóng mát xa xa bên ngoài phòng học để nhắc nhở sự hiện diện dù chiếu lệ của ông. Lúc ấy, ông đã lụm khụm, đi đứng chậm chạp khó khăn, thêm móm xọm, sắp về hưu.
Càng về khuya càng buồn ngủ hơn. Hai mí mắt mỏng tanh, nhẹ bong cứ kéo xụp xuống nặng nề, dù chúng tôi cố nhướng cách mấy cũng không sao hé mắt được. Thỉnh thoảng, các thầy gõ thước cốp cốp rồi gọi từng tên cảnh cáo, nhắc nhở phải học bài làm bài hoặc khuyên đọc sách trao dồi kiến thức.
Lớp học lại trở nên im thin thít. Từng chập từng chập, chúng tôi nghe mấy con tắc kè sống lâu năm, to thân lớn xác, thường thập thò ở cửa chánh hướng vào "đọt toa", kêu lên những tiếng nặng nề ngắt khoảng, trầm buồn khôn tả. Những lúc ấy, tôi cảm thấy trong lòng mình dấy lên nỗi nhớ nhà nhớ quê, nhớ mái chùa xưa cong cong rong rêu, nhớ vòm me cổ thụ xum xuê, nhớ đình nhớ miễu um tùm rập rạp… Những nơi tôi từng nghe phát ra lạnh lùng tiếng những con tắc kè thân quen hằng đêm.
Ngồi học nhưng chúng tôi canh giờ. Tai lắng nghe bác lao công giè thân quen xách thùng nước trà Huế nóng đổ vào hũ da bò lớn kê bên ngoài, phía sau lớp. Thế là chúng tôi nối đuôi nhau, hết đứa này đến đứa khác, xin thầy giám thị trực đêm cho phép đi lấy nước uống. Nước trà nóng giúp tỉnh táo trở lại không mấy hồi như có phép tiên vậy.
Hơn nữa, ra được ngoài sân là một cơ hội ngàn vàng, trông chờ đỏ con mắt. Có gió mát trong lành thoang thoảng mơn trớn. Có sao trời lấp lánh nên thơ quyến rủ. Có trăng non lơ lửng đồng tình...
Tha hồ cho chúng tôi ở nán lại đấu chuyện tào lao, vội vàng hấp tấp. Khốn nỗi đôi lúc chúng tôi bị níu kéo nán lại. Vì có thằng dốt đặc cán mai cũng tập tành con cà con kê, dong dài vẽ viên những câu chuyện Chị Hằng Chú Cuội, dặm mắm thêm muối cho lâm ly lôi cuốn rồi cao hứng chúng nó lang bang vào cõi mơ hồ, nào chòm sao Đại Hùng Tiểu Hùng, nào sao vua Xử Nữ v.v... Làm như chúng nó sành sõi, thông hiểu rành rọt về khoa thiên văn địa lý vậy. Nhưng thực tình bây giờ nhớ lại lúc đó chúng nó xạo hết chỗ nói, nhưng xạo có căn cơ, gốc ngọn, nghe cũng bùi tai. Nhờ vậy chúng tôi vốn mù tịt nhưng được một cái là tỉnh táo trở lại.
Một số bạn khác lén trốn ở các dãy bàn chót để đánh cờ tướng, cờ chó, cờ ăn ừ chờ giờ. Việc này không thoát được đôi mắt rất tinh của các thầy. Nhưng các thầy cũng thương tình thông cảm, giả điếc giả mù làm ngơ. Miễn sao chúng tôi giữ yên lặng để đứa nào muốn học hành có đầy đủ điều kiện tối thiểu, sẽ không phàn nàn hay khiếu nại gởi thưa.
Nay các thầy chắc đã nằm xuống thảnh thơi toại nguyện nơi lòng đất mẹ ấm tình ruột thịt, tâm thần thanh thản vì đã làm tròn trách nhiệm một kiếp người. Vì lúc ấy các thầy cũng đã trọng tuổi, trừ thầy Nguyễn Gia Tốn hãy còn trẻ măng, chỉ lớn hơn chúng tôi chắc chưa tròn một kỷ.
Sau này, đến 30/04/1975, chúng tôi vẫn thường gặp thầy trên "chiếc xe mẫu" bốn bánh, do chính thầy vẽ kiểu và thực hiện, có lấp máy nổ. Thầy làm phương tiện di chuyển trong thành phố, trông không giống ai nhưng lúc nào cũng lôi kéo người tò mò, quến kẻ hiếu kỳ. Kể ra thầy rất có khiếu sáng chế, tiếc thay "sanh lầm thế kỷ" nên không gặp thời để cải tiến thêm và thương mãi hóa sáng kiến của mình. Các thầy không còn nữa nhưng hình ảnh các thầy vẫn đậm nét và sống mãi trong lòng tôi.
Nhưng kỷ niệm có ảnh hưởng lớn đối với tôi có lẽ là phong trào đọc tiểu thuyết ở nội trú. Gia đình tôi ở xa thành phố, không phải cuối tuần nào hay ngày lễ nào cũng về thăm nhà được. Tài chánh có giới hạn, chỉ dành cho những chi tiêu tối cần cho việc học hành thi cử. Phương tiện di chuyển thời ấy hãy còn nhiêu khê, phôi thai và quá đắt.
Vẫn những chiếc xe điện cũ kỹ nối liền Sài Gòn Chợ Lớn theo đại lộ Galliéni sau này là Trần Hưng Đạo và đường Marins tức Thủy Binh hay Đồng Khánh ở Chợ Lớn... Chúng vẫn giữ một nhịp độ bất di bất dịch từ năm này sang tháng nọ, cứ cà rịt cà tang với những tiếng chuông báo động leng keng leng keng, đêm đêm nẹt điện xèn xẹt sáng ngời, chớp tắt không nguôi.
Vẫn những chuyến xe lửa Mỹ Tho Sài Gòn đen ngòm, nặng nề, chạy bằng củi thay vì than đá do thời buổi nhiễu nhương khan hiếm nguyên liệu. Lắm khi lên dốc cầu Phú Lâm, chúng phải phải thụt tới thụt lui đôi lần ba lượt để lấy trớn từ xa. Có khi mãi tận Mũi Tàu, An Dưỡng Địa An Lạc, tức khoảng xa cảng Miền Tây bây giờ. Những lúc đó, lũ nhỏ chúng tôi tha hồ đánh đeo theo các toa xe, mặc tình đùa giỡn nói cười thỏa thích.
Thêm vào đó, còn cảnh tượng khách đi xe đông như kiến, bám đeo đầy các cửa lên xuống, cả trên mui xe rất nguy hiểm. Bỗng nhiên tôi lại nhớ hình ảnh bác gác cổng già nơi ga xe lửa Phú Lâm hấp tấp thổi mấy hơi còi dài để báo động trước khi bác cẩn thận kéo hai cổng tre sơn trắng đỏ đều khoản, xuống nhằm chận xe cộ và bộ hành qua lại.
Vẫn những chiếc xe thổ mộ lụp cụp leng keng, leng keng lụp cụp với mấy con ngựa có tuổi ốm nhôm, chạy đi chạy về không biết bao nhiêu lượt trong ngày. Chung qui các chuyến xe đã làm nên một thời đó đều bắt đầu và được đợi chờ ở hai bến ga xe lửa Sài Gòn và Chợ Lớn Mới, Chợ Lớn Cũ. Mấy chú ngựa uể oải lúc cuối đời này, phóng uế bừa bãi, rải rác ngay giữa lòng đường. Dù vậy, bà con vẫn quen mắt từ bao đời rồi nên chẳng có một phản ứng nào cả.
Vả lại, mỗi lần về thăm nhà do phương tiện di chuyển vốn trắc trở đã đành mà còn tốn kém lắm đối với hạng học sinh có tiêu chuẩn "dưa leo, cá kèo". Tiền cha mẹ cho bỏ túi mang theo không đáng giá là bao nhưng là cả một hy sinh lớn lao của một đời người.
Chồng làm quần quật trên đồng không mông quạnh, quanh năm thách thức gió mưa sương nắng. Vợ thì lam lũ ngày nắng ngày mưa, đội trên đầu hay gánh gồng oằn vai băng qua những cây cầu khỉ khập khểnh hay đường làng quanh co trơn ướt, nào là rau khoai, cây trái vườn nhà đem bán ở chợ xa.
Chúng tôi thường ở lại trường vào mỗi cuối tuần. Cả một vài tháng hay gặp lễ lớn mới có hy vọng về thăm nhà. Số học sinh nội trú bất hạnh này tương đối không đông mấy vì có những bạn may mắn tốt số hơn, nhờ kiếp trước khéo tu, lánh dữ làm lành sao đó nên bây giờ được bà con quen biết ở thành phố hay những vùng phụ cận bảo lãnh đi phép ngày thứ bảy hay chủ nhật. Sáng chúng đi trọn ngày, tối về trường trước giờ đóng cửa "đọt toa".
Thời gian rổi rảnh của chúng tôi trong hai ngày cuối tuần dài thăm thẳm, buồn thúi ruột thúi gan. Bạn bè ở lại trường thường quá ít nên quang cảnh thêm trống vắng hắt hiu. Tuy trời nắng tốt với màu xanh rộn rả thắm tươi mà sao cảnh vật đối với chúng tôi trông quá nhạt nhòa thểu não. Mới hay "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!" (Nguyễn Du).
Chép bài hộ các anh lớn, vốn tiện tặn từng giờ từng phút mài miệt chuẩn bị ngày đêm để thi "bắc on", "bắc đơ" riết cũng chán. Chúng tôi cứ lần lữa hứa cuội, cười trừ, khất tiều khất quảng kéo dài mãi khiến các anh tới lui thúc hối như đi đòi nợ ngày nợ tháng không bằng. Đôi khi các anh buông những lời chê trách cho rằng chúng tôi làm ăn chậm lụt như lục bình trôi, còn hơn ba ba lội biển.
Chúng tôi chỉ có cách đọc sách để tiêu khiển. Thường là tiểu thuyết Pháp hoặc Việt mới giết hết thì giờ. Dọc sách ở nội trú là một cái thú tuyệt vời. Nhứt là vào khoảng mười giờ ruỡi mười một giờ, chúng tôi vừa đọc sách vừa run đùi nhâm nhi loại cơm cháy chảo đụn. Các chú các bác phụ trách ẩm thực sâm soi vàng hườm, dòn rụm, còn tráng lên một lớp mỡ thịt heo kho tàu óng ánh, thêm lởm chởm hành hương xắt nhỏ, thơm ngon lạ lùng.
Sau này, rời trường lưu lạc khắp nẻo đường quê hương, lăn lóc bập bũm trong những hoàn cảnh trái ngược nhau, rồi đến hôm nay ly hương bất đắc dĩ, lặn hụp nơi xứ lạ quê người từ mấy mươi năm qua, tôi vẫn còn tiêng tiếc cái thuở “vàng son” của một đời người này. Vì chẳng cách nào tôi tìm lại được hương vị qua ư đặc thù xa xưa ấy nữa.
Sách Pháp không ngoài những tác giả chúng tôi mua ở nhà sách Khai Trí hoặc Văn Đàn ở Chợ Cũ Sài Gòn những khi đi phép hiếm hoi cuối tuần. Đại khái như các tác giả Alphonse Daudet, George Sand, René Chateaubriand, Alexandre Dumas, Victor Hugo, Hector Malot, Pierre Loti và... giáo sư Phạm Duy Khiêm với tác phẩm "Les Contes en Terre Sereine" mà các thầy dạy Pháp văn như thầy Phan Quốc Quân, thầy Lê Văn Phước, thầy Hồ Văn Kỳ Trân, thầy Nguyễn Văn Thơ, thầy Huỳnh Văn Hai, thầy Lê Chí Thiệp v.v... thường khuyến khích khuyên bảo chúng tôi cố tìm đọc.


Riêng tiểu thuyết Việt thì nhiều, nhiều lắm. Thị trường chữ nghĩa tiếng Mẹ đang phát triển mạnh mẽ và tràn ngập lúc bây giờ. Hầu như hằng tuần nào cũng đều có những tựa sách mới với kỹ thuật in ấn trình bày ngày càng cải tiến hấp dẫn. Dù sao, sách Việt cũng dễ đọc, dễ hiểu, không phải lôi thôi tra cứu tự điển, mất thì giờ và mất cả hứng thú.
Chúng tôi dành dụm, chầm khíu đồng lặn đồng mọc, hạn chế tối đa chi xài lặt vặt không cần thiết để có tiền mua sách. Mua được cuốn nào là chúng tôi trao đổi, chuyền tay nhau đọc. Đôi khi còn tranh giành đọc trước đọc sau như tôm tươi không bằng.

Lúc này, “toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến” nên phong trào yêu nước bừng lên mãnh liệt, sục sôi khắp mọi nơi. Các tầng lớp công dân trẻ già trai gái hạ quyết tâm hy sinh, chung một lòng kháng chiến chống Pháp xâm lăng sau thế chiến thứ hai. Từ thành phố chí đến thôn làng hẻo lánh đều vang dội những bước quân hành. Những bản hùng ca đánh động lương tâm của Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ thời cách mạng tháng Tám vẫn còn âm hưởng quẩn quanh đâu đây.
Chiều chiều, ở những giờ giải trí, các anh lớn tụ tập hòa đàn những bản Thanh Niên Hành Khúc, Việt Nam Mến Yêu, Lên Đường, An Phú Đông... lôi cuốn, quến lũ chúng tôi bu quanh rất đông đảo. Rồi động lòng sanh hứng, chúng tôi cùng nhảy vào tham gia nhưng chỉ biết vỗ ghế đập bàn ầm ầm theo nhịp hát hồn nhiên muốn vỡ cả lồng ngực.
Thời đó, ở Sài Gòn, hầu hết báo chí thống nhứt hằng ngày đồng thanh lên tiếng tỏ rõ lập trường dứt khoát chống lại nhựt báo phân ly Phục Hưng của nhà báo Hiền Sĩ, người chủ trương đòi Nam Kỳ tự trị theo đúng sách lược của thực dân. Và cây bút móc lò nổi tiếng lúc bấy giờ ký dưới bút hiệu Nam Quốc Cang, tức ký giả Nguyễn Văn Sinh, trong mục "Trớ Trêu", ví von đã kích không nương tay những tên thực dân giàu sụ. Bọn này cố bám níu quyền lợi mong manh còn sót lại. Đặc biệt là nhóm "Tam B" chọc trời khuấy nước: Béziat, Bazé và Bonvicini.
Trong khi đó, các văn nghệ sĩ ở thành hầu hết đều hướng nhìn về phía chiến khu hoặc có thiện cảm với kháng chiến. Những đề tài sáng tác của họ xoáy quanh giai đoạn lịch sử ấy nhằm khích động bấu nhiệt huyết tuổi trẻ và lương tri độc giả, thúc giục họ đứng lên "chống xâm lăng", đấu tranh giành độc lập, tự do, dân chủ cho nước nhà. Về sau nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Sâm gọi giai đoạn này là "Phong trào Văn chương Kháng chiến Nam Bộ".
Nhiều tựa tiểu thuyết đến nay vẫn in dấu sâu đậm trong trí nhớ tôi như Người Yêu Nước của Thẩm Thệ Hà, Nửa Bồ Xương Khô của Vũ Anh Khanh, Trên Đường Nhiệm Vụ, Những Tia Nắng Mới của Đặng Thị Thanh Phương, Kòn Trô, Sương Gió Biên Thùy của Lý Văn Sâm, Manh Áo Ngự Hàn, Người Chiến Binh Bạt Mệnh của Nguyễn Đạt Thịnh, Tình và Nghĩa Vụ, Lá Cờ Hồng Thập của Nhất Tâm, Bên Mồ, Hận Người Tử Sĩ của Hoàng Kim...
Ngao Châu dịch Đường Lên Cõi Bắc trong khi ký giả nhà văn Việt Quang đi xa hơn với Xin Đắp Mặt Tôi Mảnh Lụa Hồng. Lụa hồng ở đây có ý nghĩa gì? Chẳng qua là lá cờ đỏ của Cộng sản được tác giả tô vẽ phai nhạt bớt để qua mặt kiểm duyệt lúc bấy giờ.
Chưa kể những tác giả khác như Trần Thanh Mại (Ngô Vương Quyền), Dương Tử Giang (Duyên hay Nợ), Sơn Khanh (tức cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc trong chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ), Liên Chớp, Bùi Nam Tử, Võ Hòa Khanh, Tô Nguyệt Đình... Tôi nghĩ rằng một số anh em chúng tôi đã thực sự chịu ảnh hưởng của những tiểu thuyết đấu tranh này, hầu hết do nhà xuất bản Tân Việt in ấn và phát hành rộng rãi ở thành phố.
Vì chịu một phần ảnh hưởng ấy nên một số không nhỏ thanh niên nặng lòng yêu nước đã từ bỏ thành phố hoa lệ đi vào chiến khu với ước mơ trong sáng đem đến chiến thắng vinh quang nhanh chóng cho dân tộc, cho tổ quốc. Nhưng thảm thương thay, đa phần đều vỡ mộng, không tìm được lối thoát.
Một số nhắm mắt buông xuôi theo định mệnh để bảo toàn mạng sống rồi từng bước bị lôi cuốn vào guồng máy hận thù chém giết, đấu tranh giai cấp của cộng sản để thân bại danh liệt về sau. Một số khác kiên cường bất khuất với tâm niệm hướng thượng, vì quê hương dân tộc, vì tổ quốc trên hết nên bị Việt minh Cộng sản thanh toán, bức tử giữa lúc tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống yêu đời.
Trường hợp nhà văn tên tuổi Vũ Anh Khanh là một điển hình đến nay vẫn chưa phai nhòa trong ký ức tập thể của toàn dân Miền Nam. Anh đã vượt tuyến và bị bộ đội biên phòng bắn chết nơi sông Bến Hải, xác bị bọn chúng dập vùi đâu đó bên bờ sông?
Duy chỉ một số may mắn hơn, vượt thoát được gọng kềm quá ư khắc nghiệt và tàn nhẫn của cộng sản. Họ bất chấp hiểm nguy, quyết tâm trở về vùng đất tự do và bị chúng với ác tâm cố hữu gán cho hai chữ Việt gian nhục nhã chỉ vì không chấp nhận chủ trương và đường lối độc tài đảng trị của chúng.
Khoảng năm 1958/59, tôi có giữ một chức vụ nho nhỏ trong guồng máy chánh quyền Đệ Nhứt Cộng Hòa và có cơ hội hướng dẫn một phái đoàn nhân viên đi khảo sát Côn Đảo. Tôi lưu lại đây tròn một tháng vì thời bấy giờ mỗi tháng chỉ có một chuyến tàu duy nhứt xuất phát từ Bến Bạch Đằng để tiếp tế cho đảo. Lúc này Thiếu tá Bạch Văn Bốn làm tỉnh trưởng Côn Sơn.
Tôi được dịp thăm viếng hầu như tất cả các trại giam, cả khám biệt lập mà một thời báo chí thiên tả trong nước cũng như giới truyền thông quốc tế ác ý đồng thanh gọi là “chuồng cọp” với những mô tả thiếu khách quan. Tôi cũng có thăm khám tử hình và nơi đây tôi có gặp nhà văn nhà chánh trị Hồ Hữu Tường, ký giả Văn Lang Trần Văn Ân, chủ nhân sáng lập báo Đời Mới nổi tiếng một thời, rồi những đàn em của tướng lưu vong Bình Xuyên Lê Văn Viễn như Tư Cốc, Tiểu Lý Quảng, Chín F.M v.v...
Một nỗi buồn dấy lên trong tôi lúc đó khi trông thấy một số khuôn mặt bạn bè chung lớp hoặc biết mặt biết tên trong những năm chung sống vui vẻ dưới mái trường Pétrus Ký đang trong vòng lao lý nơi các trại giam khổ sai, ngày ngày đi đốn củi hoặc lao động nặng. Tôi suy nghĩ có thể một số nào đó vẫn còn trung thành với giấc mơ không tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Nhưng tuyệt đại đa số khó mà chọn lựa một lối thoát thân do sự kềm kẹp rúng ép của các chi bộ đảng nhà tù.
Thuở đó, chánh sách của chánh quyền Miền Nam là mở rộng vòng tay đón nhận những người phía bên kia thành tâm trở về với chính nghĩa quốc gia. Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn có tổ chức một khu riêng biệt cho những người hồi tâm hối cải này. Họ được tự do thoải mái, sống chung đụng nhau và nơi khu này tôi còn nhớ có cả quán xá bán đầy đủ cà phê, hủ tiếu, thuốc lá cùng những dụng cụ cần thiết v.v...
Có nhiều người ngày ngày được cho ra sinh hoạt ngoài phạm vi của khu và chỉ trở lại đây để ngủ đêm. Cho nên anh em tù nhân gọi khu này là “thiên đường” để đối lại với các trại khổ sai hay cấm cố là “địa ngục”. Chính nơi “địa ngục” này, biết bao thanh niên trong đó có không ít bè bạn đồng song của tôi đã vĩnh viễn từ giã cõi đời, mang xuống tuyền đài giấc mơ dang dở.
Trong giai đoạn đó, tôi có cơ may và cũng chắc do định mệnh sắp sẵng là rất say mê đọc các tác phẩm bất hủ về nông thôn đồng ruộng quê mùa của nhà văn đặc sệt Miền Nam, Phi Vân. Có lẽ do gốc gác tôi chân quê, sinh trưởng và lớn lên trên thửa ruộng vồng khoai, sông nước bát ngát, quanh năm bà con tôi cày sâu cuốc bẩm, gắn bó với lũy tre xóm làng nên dễ cảm thông và cảm nhận chăng?
Tác phẩm của Phi Vân không lớn lao đồ sộ, không như đối với các tiểu thuyết gia dấn thân đương thời. Ông chỉ trình làng suốt cuộc đời khá dài cầm bút của ông, dăm ba cuốn nhưng với ngần đó cũng đủ để tên tuổi ông sáng chói trên văn đàn bấy giờ.
Những cuốn Đồng Quê (Phóng sự), Tình Quê (Truyện dài), Cô Gái Quê (Truyện ngắn), Dân Quê (Truyện dài), trước đây tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Và lần nào cũng đầy hứng khởi say mê. Và càng say mê hứng khởi hơn từ những ngày sống ly hương, xa quê hương cội nguồn.
Tôi say mê thích thú đọc Phi Vân ở những giờ "ê tuýt" ban đêm đã đành mà ngay ở giờ giấc được tự do giải trí nữa. Đôi khi tôi quên lững tiếng chuông reo báo hiệu chuẩn bị đi ăn cơm chiều. Hoặc lúc lên "đọt toa", khi bốn bề đã yên lặng, tôi vẫn liên tục lén đọc nốt chương sách lở dở dưới ánh đèn xanh xao, mờ mờ ảo ảo, vừa đủ để phân biệt từng chữ một.
Phi Vân đã gợi trong lòng tôi cảnh đồng quê tươi đẹp rất đặc thù của Miền Nam thuở thanh bình xa xưa, thời "tiền cách mạng", qua những tập hợp phóng sự sống động trong Đồng Quê. Có thể nói trong các tác phẩm của ông, tôi tâm đắc nhất quyển này.
Tác giả đã dùng ngòi bút tài tình linh hoạt, quyến rủ lôi cuốn tôi qua những sinh hoạt quen thuộc của đời sống hằng ngày nơi thôn dã, chất chứa tình tự và tình yêu. Bao nhiêu phong tục tập quán, lề lối hành xử tình nghĩa cân phân giữa nhau, bao nhiêu tín ngưỡng hun hút một thời đã được ông mô tả nổi bậc qua hình ảnh chân quê rất dễ thương của những thầy pháp, thầy bùa, của các đám hỏi, lễ cưới...
Rồi nào là câu hát huê tình trên sông rạch rẻ nhánh chia dòng, điệu hò đối đáp bắt trả quyện nhau tuyệt vời qua khúc quanh thời đại mang đầy tính chất thơ mộng lãng mạn như ca tài tử với giọng ngân nga não nuột theo tiếng đờn ai oán réo rắc... Đến những hiện tượng đặc biệt của thời đại ông nay không còn nghe nhắc nhở nữa để nhạt nhòa trong dĩ vãng như trộm cướp trên sông rạch, như bối có tổ chức v.v...
Bàng bạc qua những dòng chữ, những trang giấy vừa mới rọc cạnh lướt dưới mắt hằng đêm trước khi ngủ, tôi hân hoan bắt gặp những bong hình ngày xưa, những sinh hoạt năm cũ. Tôi nghe tâm hồn lâng lâng xao xuyến, rộn rả ngập tràn một tình cảm luyến lưu trên nền xanh tinh anh dịu dàng, mênh mong bất tận của quê hương mình. Một quê hương ngàn đời tươi đẹp. Một quê hương muôn thuở diễm tuyệt mà tôi vừa đành lòng rời bỏ trong tiếc nuối nhớ thương, khi phải dặt chân đến ngôi trường Pétrus Ký, tiếng tăm vào bậc nhứt Miền Nam.
Đối với tôi, qua tác phẩm Đồng Quê, Phi Vân quả đã thành công vẽ lên một cách truyền thần bức tranh xã hội đất Nam Kỳ Lục Tỉnh trước biến cố lịch sử 1945: mùa thu sơn hà nguy biến. Một bức họa đầy màu sắc thắm tươi với những đường nét điêu luyện độc đáo ấy từ lâu đã tan biến trong hun húc của dĩ vãng.
Nhưng điều quan trọng hơn hết đối với cá nhân tôi là Phi Vân đã gieo trong tôi những khúc chiết thắm thiết, những kỳ bí thôi thúc, những âm vang ngân nga của tình yêu quê hương chơn chất, đậm đà bất diệt. Vì lẽ đó, tôi xin đặc biệt có đôi dòng hoài niệm mà cũng để tạ ơn người cho trọn tình và phải đạo của một độc giả trung thành và của một bạn vong niên sau này.
Vốn là người rặc nòi Miền Nam, sanh quán ở cuối mũi quê hương, vùng Bặc Liêu/Cà Mau, thừa hưởng một truyền thống xuề xòa dễ dãi, cởi mở thứ tha, sống dung dị giản đơn, quý khách, chuộng bạn bè, quấn quít cột chặt vào đồng ruộng đất nước Miền Nam nên khi phải chỉ trích đả phá một số hủ tục nào đó, Phi Vân đắn đo nâng niu ngòi bút. Ông cân phân từng chữ từng câu, bài xích rất nhẹ nhàng, vừa chọn lựa đủ lời đủ ý, không dư không thiếu, vừa cợt đùa dí dỏm dễ thương.
Chính cái tính xây dựng, chung sống hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên vạn vật, chính cái ý hướng trong sáng gieo rắt niềm vui thanh thản nơi những người chung quanh, khiến ông tin tưởng ở việc tốt điều lành trong tình yêu, trong việc xử thế có ta có người, biết mình biết người, có trước có sau. Do vậy, ông chọn dứt khoát một thái độ đứng đắn xuất phát từ tình yêu thương chân thật, mộc mạc tinh tuyền của người dân tiêu biểu vùng quê nghèo Miền Nam.
Ông có một vốn sống quá phong phú vì trong thời thanh xuân bay nhảy, tiếu ngạo giang hồ, đã từng lăn lóc nhiều ngõ ngách xóm thôn nơi vùng sông nước bạt ngàn của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, nhứt là ở vùng cuối mũi quê hương, nơi chôn nhau cắt rún của ông. Từ đó, những kỷ niệm sống động được lắng đọng, chắt chiu trong sâu thẳm của trí nhớ để được ông sàng lọc, chọn lựa kỹ lưỡng, đúc kết thành những cốt truyện quyến rủ lôi cuốn.
Ngay trong các tác phẩm kế tiếp như Tình Quê, Dân Quê sáng tác trong thời kỳ kháng chiến với nhu cầu tâm lý bức bách đánh động lương tâm và lương tri con người, vực dậy lòng yêu nước của mọi công dân có trách nhiệm, ông đắn đo đề cập những tình tiết, trạng huống mới cho phù hợp với trào lưu sôi động lúc bấy giờ nhưng vẫn trung thành với những réo gọi, câu thúc nội tâm của thuở ban đầu. Ông vẫn lấy bối cảnh thôn quê hữu tình của Miền Nam làm khung để những trạng huống tình tiết ấy được triển khai và diễn tiến chan chứa tình người.
Tôi có cảm tưởng như ông có sẵn trong huyết quản mình duyên tình thắm thiết với đất đai làng xóm, với bản quán xã thôn, với hương đồng vị đất thoang thoảng không ngưng trên quê hương ông. Tôi cũng có cảm tưởng như ông có nợ nần níu kéo trói buột, keo sơn gắn bó với thôn xa xóm gần, với ruộng rẫy kinh mương, với những người khuất mày khuất mặt mà vong linh lãng đãng quanh quẩn đó đây. Cái duyên tình và nợ nần đó đã được ông thăng hoa trong các tác phẩm bất hủ của ông vậy.
Khác với một số lớn cây viết đồng thời với ông trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng sau bao nhiêu thập niên dài bị đô hộ vừa tiếp cận cao trào quật khởi đấu tranh, đường lối sáng tác của ông không vượt ngoài những nét sâu đậm của cá tính Miền Nam. Những cá tính truyền thống nơi thôn quê căn đày kiếp đọa nhưng chân chất thật thà, thực tế như củ khoai hòn đất, như con cá con cua, không vọng tưởng mơ mơ hồ hồ xa vời, không mù quáng quá khích nông nổi.
Tôi vẫn tin rằng trong ý hướng, ông đả kích để xây dựng. Ông chỉ trích để hợp tác. Ông đề xuất góp ý để cuộc sống chung thêm hài hòa dễ chịu hơn.
Nếu như ông có đặt thành vấn đề về "sự chuyển mình" của nông dân trong thời kỳ bị điền chủ phú hào và giới chức quyền địa phương toa rập cậy thế, đàn áp bóc lột, bức bách những người thế cô ngắn cổ, ông cũng cố gắng bóp méo thành tròn, giảm thiểu những gốc cạnh dị biệt. Ông nuôi dưỡng ý hướng xóa lấp bớt lằn ranh ngăn cách giữa người giàu kẻ nghèo, giảm thiểu cái hố phân chia giữa chức dịch hội tề và người dân bình thường.
Tôi không biết mình có chủ quan trong nhận xét hay không? Nhưng công bằng mà nói, ông lấy sự rộng lượng bao dung, hỉ xả thứ tha làm khuôn vàng thước ngọc nhằm tạo cảm thông hiểu biết giữa nhau. Ông đề xướng cổ võ sự đoàn kết cần thiết trong tinh thần trong sáng có trách nhiệm, có tình thương, rốt ráo trong hai chữ "tình người".


Cái hay và cái nét đặc thù của Phi Vân theo tôi là ở chỗ đó.

Ở chỗ tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, lấy tình nghĩa thủy chung, lấy cảm thông nhân hậu xóa bỏ tranh chấp hận thù giai cấp.
Ở chỗ ông không chủ trương cuồng tính loại trừ hoặc tận diệt một ai hay một giai từng nào trong xã hội trên cái chéo quê hương thơ mộng mỹ miều của ông. Nơi này tình nghĩa bà con, lâng bang lối xóm cột chặt vào nhau như cá với nước, không thể tách rời được. Cũng tại nơi này, ông ao ước mỗi người trên mảnh đất chung đụng hiền hòa ấy đều có một chỗ đứng trang trọng, xứng đáng. Mỗi người có bổn phận đồng hành, vui vẻ góp bàn tay cần cù lam lũ để tích cực đem mồ hôi công sức xây dựng hạnh phúc của tập thể, của cộng đồng.
Ở chỗ ông không thiển cận, không câu nệ, không hề hẹp hòi đào sâu thêm hố chia rẻ giữa nhau, làm suy yếu tiềm năng sản xuất, phục vụ cộng đồng, phục vụ nhân sinh. Ông tránh làm vấy bẩn màu xanh tươi thắm và dịu dàng của quê hương ông.
Nếu ông có đề cập đến "sự trổi dậy" tất nhiên của từng lớp người kham khổ bất hạnh, suốt đời bám đất bám làng, sống dung dị với chéo mạ vuông vườn để lập nghiệp tiến thân, nếu ông có đề cập đến những xung đột giữa chủ và tá điền nhưng vẫn không đến nổi quyết liệt phải loại trừ, khống chế, tận diệt nhau. Vì lẽ đó, sau ngày cộng sản hiếu chiến miền Bắc đã cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam bằng súng đạn hận thù, chúng đã không nương tay, từng phát biểu rất nghiêm khắc khi phê bình những tác phẩm một thời vang danh của Phi Vân.
Bọn “đỉnh cao trí tuệ” có “ba tăng” của đảng cho rằng tác giả Phi Vân đề cập "sự trổi dậy" đó của nông dân trong Liên Minh Công Nông, từng bị bốc lột tận xương tủy một cách đột phá, bọc phát. Việc mà cộng sản, vốn có manh tâm và ý đồ cướp công cướp của của người khác, không thể nào và không bao giờ chấp nhận và tha thứ được.
Vì tác giả không hề nói đến hoặc cố tình phủ nhận vai trò lãnh đạo "thần thánh", “bách chiến bách thắng” của Đảng Lao Động, thối thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lý do biện giải của chúng là trước đó, Đảng cộng sản đã được thành lập từ lâu (1930) và đã thực sự lãnh đạo mọi cuộc đấu tranh trên toàn quốc (sic).
Theo họ, nơi Phi Vân có sự nhân nhượng trầm trọng. Ngòi bút của Phi Vân cố tình ngừng lại ở quan điểm “tạch tạch xè” cố hữu của tuổi thanh xuân chập choạng thiếu lãnh đạo. Tác giả thiếu hẳn lập trường giai cấp dứt khoát cùng chiến đấu tính cương trì.
Và sự đấu tranh trổi dậy của nông dân đất Nam Kỳ Lục Tỉnh theo tầm nhìn của Phi Vân thiếu hẳn tính chất hận thù thâm căn cố đế, thiếu hẳn thái độ sắt máu quyết liệt như của những năm đấu tố dã man cường hào ác bá, địa chủ phú nông trong chiến dịch cải cách ruộng đất dã man, đẫm máu và nước mắt ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tức thời kỳ chuẩn bị phát động chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tôi nghĩ điều này, tác giả không bao giờ và chẳng bao giờ nghĩ đến trong quá trình xây dựng và sáng tác. Lý do nó đi ngược lại cảm thức và nguyện vọng trong sáng của dân tộc. Nó đi ngược với lương tâm và sứ mạng cao cả của người cầm bút chân chính.
Phi Vân đã nhắc nhớ tình yêu thôn làng bất diệt để bám rễ ăn sâu vào tình cảm và tâm khảm tôi trải dài từ bao nhiêu thập niên qua. Quê hương ngàn đời dấu yêu. Quê hương bao dung chan chứa tình người. Quê hương trường tồn. Quê hương trên hết.
Một tình cờ đến với tôi. Vì tôi không hề ước mơ mà đã thành sự thật. Từ sự kính trọng và ngưỡng mộ thuở thiếu thời đối với tác giả, hai mươi mấy năm sau, tôi có dịp chủ trương một nhà
xuất bản nho nhỏ thuộc loại cò con, có tính cách thủ công gia đình, đẩy đưa tôi gặp tác giả tại tòa soạn nhật báo Cấp Tiến. Tờ báo của hai cố giáo sư khả kính Nguyễn Văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy, cơ quan ngôn luận chánh thức của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Nơi này, ông làm việc phụ trách trang nhứt.
Trong giới truyền thông báo chí chuyên nghiệp ở Miền Nam tự do, ông được đồng nghiệp đánh giá là một trong hàng ký giả cao thủ thuộc lớp đàn anh già giặn kinh nghiệm. Ông có tài chọn tin và "đi tít" đập mạnh ngay vào nhãn quan của độc giả. Họ so sánh ông ngang hàng với những bậc làm báo vang danh đã làm nên một thời như: Nguyễn Kỳ Nam, Trần Tấn Quốc, Nguyễn Duy Hinh, Việt Quang, Nguyễn Kiên Giang... nếu chỉ kể những người cầm bút gốc gác Miền Nam như ông.
Nhật báo Cấp Tiến vốn thối thân của nhật báo Bình Minh của ông bầu vui tánh Võ Văn Ứng, bút hiệu Võ Bình Sơn, chủ nhân nhà hàng Nam Đô ở gốc đường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Thái Học. Các bạn ghiền bóng tròn trước năm 1975 không thể nào quên được hình ảnh bệ vệ của vị Chủ Tịch Tổng Cuộc Bóng Tròn Nam Việt quý mến và hào sãng ấy trên khán đài danh dự, mỗi khi có những cuộc tranh tài quan trọng hay quốc tế ở sân cỏ Vườn Ông Thượng hay Vận động trường Cộng Hòa sau này.
Không dè lần gặp gỡ tình cờ đó lại là khởi điểm cho một đoạn đường dài hợp tác giữa hai anh em chúng tôi. Chính tôi đã mấy lần trang trọng in lại quyển Đồng Quê, một tác phẩm đạt nhiều cảm tình và thương mến của độc giả trong nước trước ngày Miền Nam bị bức tử. Vì sách được liên tiếp tái bản trước sau hơn mười lần nếu tôi không lầm.
Mấy năm trước đây, tôi có thấy tái bản ở Hoa Kỳ, bày bán khắp nơi ở hải ngoại. Và gần đây, do sự đòi hỏi và khát khao chánh đáng của độc giả trong nước luôn luôn hướng về căn cơ cội nguồn, cộng sản phải cho tái bản qua khuôn khổ bỏ túi.
Từ dạo đó, giữa tôi và Phi Vân có mối giao tình đậm đà kéo dài đến khi tôi vượt biên ngày 5 tháng 6 năm 1979. Và anh cũng đã từ trần vào những năm sôi động đó trong hoàn cảnh cực kỳ bi ai trầm thống.
Thuở ấy, cái thuở “ngăn sông cách chợ”, “thắt lưng buột bụng” đến xác xơ rã rời thể xác lẫn tinh thần, người dân bị khống chế trong những biện pháp hận thù giai cấp, nào là chiến dịch đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, văn hóa đồi trụy, truy quét đưa đi kinh tế mới v.v... mọi di chuyển xê dịch đêm ngày bị kiểm soát, phép tắc khắc nghiệt đến nghẹt thở. Tôi được bạn bè cho biết khá muộn màng anh đi thăm người con vốn là sĩ quan chế độ cũ bị Việt cộng tập trung cải tạo. Vì chứng kiến tận mắt, thấy con mình tiều tụy đói trơ xương nơi trại tù man rợ chưa từng thấy trong lịch sử dựng nước và giữ nước, anh quá đỗi xúc động chán chường và qua đời không lâu sau đó.
Tôi đoán biết có lẽ do hậu quả nguy hại của chứng áp huyết cao mà anh đã mắc phải từ lâu lắm rồi. Vì trong đôi lần gặp gỡ nhau, anh có tâm tình với tôi: nhiều khi áp huyết lên quá cao, gia đình phải buột tay buột chân anh vào thành giường để anh nằm yên bất động. Tôi không dám tìm hiểu thêm lý do gì hay nguyên nhân nào đưa đến sự ra đi vĩnh viễn của anh để thêm ngậm ngùi đau đớn trong lòng. Dẫu sao, sự mất mát đáng tiếc này đã là sự thực rồi.
Hơn nữa, cũng vì lúc ấy tôi không còn tinh thần nào để tiếp thu và phán đoán những lời đồn đãi ấy. Tôi chỉ tha thiết mong muốn sau này bạn bè thân cận đã từng chứng kiến hay thân nhân anh sẽ làm sáng tỏ thêm. Nhưng tôi thiết nghĩ cho dù có làm sáng tỏ hay không, sự ra đi của anh trong thời điểm thương đau tột cùng ấy vẫn là một mất mát lớn lao không xóa lấp được của nền văn chương học thuật và của báo chí truyền thông Miền Nam. Do ở tuổi anh, anh vẫn còn thừa công sức và nhứt là tâm trí minh mẩn để dùng ngòi viết trân quý của mình tiếp tục phục vụ đồng bào, phục vụ nhân sinh.
Làm sao tôi quên được hình ảnh người anh lớn dễ thương dễ mến ấy. Làm sao những kỷ niệm giữa anh và tôi lại có thể nhạt nhòa nhanh chóng trong tâm khảm tôi được?
Sau ngày quốc nạn tháng Tư Đen, anh vẫn trung thành khắn khít với chiếc vespa ọp ẹp màu xanh dương nhạt để làm phương tiện di chuyển đó đây trong thành phố thay tên đổi đời, đã bắt đầu có những triệu chứng nghiệt ngã, trả thù tập thể. Anh thường hay đến thăm chúng tôi tâm tình về những đổi thay của trò đời đen bạc.
Mỗi lần đến nhà tôi, anh có thói quen hỏi vợ chồng tôi:
- Sao chị?
- Sao anh?
Chỉ đôi lời ngắn gọn rồi anh giữ im lặng một hồi lâu. Nhưng tôi nhìn nụ cười chua chát nơi gương mặt uể oải bơ phờ, không còn sức sống thuở nào, đoán biết không sai niềm thất vọng chua cay nơi anh, qua cuộc đổi đời tai hại quá trầm trọng này và nhứt là qua sự lo âu sâu lắng của cuộc sống tương lai.
Trong câu chuyện giữa nhau, thỉnh thoảng anh buông ra những tiếng thở dài cay đắng, những nức nở hoàn toàn bế tắc. Trái với những lần gặp gỡ trước thảm họa tháng Tư, những câu chuyện về văn chương chữ nghĩa, về thông tin báo chí, những toan tính về in ấn xuất bản, rồi những quan hệ giữa bạn bè kẻ mất người còn, không bao giờ được anh có can đảm đề cập đến nữa. Trong âm thầm mãi mãi gậm nhấm đay nghiếm và trong niềm đau uất hận riêng rẻ của mỗi người, chúng tôi mặc nhiên ý thức rằng cái quyền tự do sinh sống cho đáng mặt người, cái quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do báo chí... những thứ tự do trân quý ấy đã bị bọn độc tài độc đoán tước đoạt trong thể chế lãnh đạo xích hóa tư tưởng phục vụ chế độ.
Vô hình trung, chúng tôi xem như bị bắt buộc tự mình làm lễ an táng không kèn không trống nhằm tiễn đưa để chôn vùi từ đây tất cả các thứ tự do mà mình đã được thừa hưởng trong thể chế Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi xem như đã vĩnh viễn tiễn đưa nó dưới nấm mồ của độc quyền độc tôn xã hội chủ nghĩa.
Lúc này quán cơm bình dân thường được đồng bào gọi là quán cơm xã hội của vợ chồng anh ở đường Triệu Đà trong Chợ Lớn đã bị "dẹp tiệm" từ lâu. Quán cơm này do anh lập ra và giao cho chị hoàn toàn trông nom từ những năm tháng trước 1975. Mục đích duy nhất nhằm giúp giới nghèo khó ở Đô Thành, đa số là những phu xe xích lô, xe ba bánh cùng nhân công các hảng xưởng lân cận và ngay cả sinh viên lận đận có bữa cơm trưa và chiều với giá phải chăng, vừa với túi tiền của họ. Bây giờ tìm đâu mỗi ngày mấy bao chỉ xanh gạo khi chánh sách “ngăn sông cách chợ” của cộng sản được ban hành và được kiểm tra chặt chẽ ngặc nghèo.
Anh quá đổi thất vọng. Nhưng sự thất vọng của anh được nhân lên gấp bội khi anh cộng thêm cái quyền cầm bút chuyên nghiệp bị tước đoạt, bị cấm đoán trong khi anh hoài công xuôi ngược giữa lòng thành phố đổi họ thay tên, mong tìm một phương kế sinh nhai trong tiếng thở dài. Lúc này quả thật đời sống của anh vất vả lắm. Chứng bệnh áp huyết cao không được theo dỏi thuốc men thường xuyên và đầy đủ do phần tài chánh eo hẹp đã đành mà còn vì loại thuốc này đắc giá lại khan hiếm dần.
Một nỗi buồn nằng nặng ám ảnh tôi luôn. Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 làm tiêu tan bao Nhiêu chương trình dự định mà chúng tôi ấp ủ cưu mang từ nhiều tháng trước và đang trên đà hoàn tất. Đó là bộ "Phi Vân Toàn Tập" gồm những tác phẩm chính vừa kể trên như Đồng Quê, Dân Quê, Tình Quê, Cô Gái Quê cùng một số bài viết chọn lọc như truyện ngắn, tùy bút, tạp ký, chuyện vừa v.v... mà ít người biết đến do tác giả ký dưới nhiều bút hiệu khác nhau.
đã chuẩn bị chu đáo xong một bản tiểu sử của anh Phi Vân khá đầy đủ và chính xác. Bản tiểu sử này đã được chính anh thận trọng duyệt kỹ lưỡng, thêm thắt bổ sung với những chi tiết về thân thế cũng như về sự nghiệp mà đến nay xem như chưa hề được công bố. Thêm vào đó còn có hình ảnh cá nhân qua nhiều thời kỳ và những ảnh lưu niệm gia đình phong phú. Nhưng tất cả đều bị thiêu hủy cùng chung số phận với nhiều bản thảo giá trị của các tác giả khác trong những chiến dịch đánh tư sản mại bản, kiểm kê tài sản và "chống văn hóa đồi trụy" dồn dập của cộng sản nơi thành Hồ.
Những bản thảo văn thơ và nghiên cứu giá trị của cụ Thuần Phong, của giáo sư Hùng Nguyên Nguyễn Ngọc Huy, của nhà biên khảo sử học Nguyễn Văn Xuân, của các cụ Vương Hồng Sển, thi sĩ Quách Tấn xứ Trầm Hương, sử gia kiêm giáo sư thỉnh giảng ban Sử thuộc Đại học Văn Khoa Sài Gòn, cụ Lê Thọ Xuân qua tác phẩm đồ sộ về địa danh Miền Nam, nhà văn Nguyễn Hiến Lê, học giả Bùi Đức Tịnh, giáo sư Nguyễn Văn Hầu của Viện Đại Học Hòa Hảo... đều chung số phận bị thiêu hủy phũ phàng trong cơn lốc của ngọn lửa bạo tàn hận thù giai cấp.
Tôi quên ghi chú thêm là anh Phi Vân còn là tác giả quyển "Nhà Quê Trong Khói Lửa" viết trong khi anh tham gia kháng chiến những năm đầu thời Nam Bộ chống xâm lăng. Theo anh kể thì quyển này đã được giải thưởng văn học ở chiến khu do ông Hoàng Xuân Nhị làm Chủ tịch Ban Chấm giải. Tuy nhiên từ dạo ấy đến nay, hơn nửa thế kỷ qua, tôi chưa từng thấy phổ biến tập sách này, ngay cả tựa sách, cho dù sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm.
Anh còn cho biết thêm anh cũng là tác giả hai tiểu thuyết dài đã được đăng hằng ngày trên các nhật báo ở Sài Gòn thuở anh vừa bước chân chập chững vào chốn văn chương báo chí. Nhưng anh cố công tìm kiếm mãi, chẳng bao giờ được mãn nguyện. Hoặc giả anh không toại nguyện lắm về những tiểu thuyết này so với các tập truyện đã được trình làng chăng?
Anh tên thật là Lâm Thế Nhơn, sanh năm 1917 tại Cà Mau thuộc tỉnh An Xuyên trong một gia đình trung lưu. Là nhà văn nhà báo chuyên nghiệp, anh cộng tác với nhiều tạp chí văn học và nhứt là nhựt báo quan trọng như Tiếng Chuông, Dân Chúng, Tiếng Dân, Thủ Đô Thời Báo, Bình Minh, Cấp Tiến... Anh mất tại Sài Gòn vào ngày 11 tháng 1 năm 1977 theo tài liệu của nhà biên khảo Nguyễn Thiên Thụ trong Văn Học Sử Việt Nam - Văn Học Hiện Đại, tập IV do Gia Hội xuất bản ở Canada năm 2006.
Có một sự trùng hợp lý thú về danh tánh giữa anh với một nhà văn nổi tiếng khác là Đoàn Thế Nhơn. Nhà văn này hiện định cư ở Mỹ. Anh Đoàn Thế Nhơn chẳng ai khác hơn là nhà văn lớn Võ Phiến, một cây đại thụ trong chốn văn chương chữ nghĩa trong nước trước đây và ở hải ngoại sau này.
Một sự ngẩu nhiên là hai nhà văn tên tuổi cùng tên thật là Thế Nhơn. Một người là Lâm Thế Nhơn lấy bút hiệu là Phi Vân tức "Mây Bay", đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Một người là Đoàn Thế Nhơn với bút hiệu Võ Phiến, đảo ngược lại là "Viễn Phố" báo trước một giai đoạn lưu đày xa xôi cuối đời! Giống như trường hợp của lãnh tụ Bình Xuyên Lê Văn Viễn, vì mang tên Viễn nên bỏ thây nơi đất lạ quê người.
Nhớ Phi Vân, nếu tôi thiếu sót không nói thêm Phi Vân không phải là lý thuyết gia chỉ lối dẫn đường hay một nhà văn dấn thân xu thời thế. Anh không phải là một cây viết bị ràng buộc trong khuôn khổ gò bó theo một mẫu mực qui định. Anh không sáng tác theo đơn đặt hàng dưới sự chỉ đạo như những tác giả dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Đồng Quê, Dân Quê... không có tham vọng dẫn dắt dư luận thế hệ mình phải làm gì và xã hội thời mình hướng về đâu theo một chủ thuyết cố đỉnh nào đó. Nếu anh có xu hướng cổ vũ một tập thể nhỏ bé nơi thôn làng quê mùa hẻo lánh trổi dậy chống lại những bất công áp bức đương nhiên phải có, dù ở bất cứ xã hội nào hay thời đại nào, tôi nghĩ đó chỉ là một phản ứng của lương tâm, một khắc khoải trong thời điểm nhất định mà thôi.
Vì anh không thể dửng dưng trước nghịch cảnh bất công. Vì anh không thể dưng dửng trước những thay đổi trong nước, đặc biệt là ở nông thôn xa xôi mà sức mạnh đồng tiền và quyền thế lấn át tất cả.
Anh chỉ là một họa sĩ phác vẽ bức tranh quê để qua màu sắc thắm tươi độc đáo, đường nét đậm đà quyến rủ, người xem có một ý niệm khá chính xác về xã hội thời đó. Anh cố gắng ghi lại một cách trung thực để lưu hậu thế khung cảnh quê hương nay không còn nữa, những tình tiết trạng huống về phong tục tập quán, về mê tín dị đoan, về hội hè đình đám, những cái đó qua ngôn ngữ đặc thù địa phương đất Nam Kỳ Lục Tỉnh đã mất húc trong dĩ vãng.
Đúng như anh viết trong lời tác giả tập sách Đồng Quê:
“Hình ảnh những nhân vật trong chuyện - những người đã cùng tôi sống chung – ngày nay đã mờ trong ký ức “Kể lại một quãng đời phải chăng là sống lại với ngày qua? Có lẽ thế. Nhưng tôi muốn xa hơn: vẽ một bức tranh phong tục và tập quán.
“Thật là quá cao vọng !»
Nhưng tất cả những cái không còn đó, những cái mất mát đó phối hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo nên kho tàng văn chương Nam Kỳ Lục Tình vô giá. Nó giúp rất nhiều cho những nhà nghiên cứu về nhân chủng học và xã hội học Việt Nam về sau.
Nhắc nhớ, thăng hoa hồn đất, hồn người lãng đãng trong hồn thiêng sông núi, khơi dậy thời quá khứ xa xôi với ước mơ tìm về cảnh địa, thổ địa, tìm về sinh hoạt truyền thống dằng dặt ẩn hiện bao nhiêu phong tục tập quán xưa, tôi nghĩ Phi Vân không hề thụ động. Anh không ngừng lại ở hiện tại.
Trái lại, tác giả tích cực hướng ngòi bút mình thực sự trở về với căn cơ, gốc tích, cội nguồn. Tôi có thể nói một cách trang trọng là Phi Vân quả đã đóng góp và đã thành công làm sáng danh vùng đất chôn nhau cắt rún của anh. Anh đã tích cực giúp khám phá trở lại nhân diện và giá trị đích thực của nó, bàng bạc trong tinh anh tú chất của dòng giống Rồng Tiên muôn đời muôn thuở vậy.
Nền văn hóa nông thôn đồng ruộng bề ngoài tưởng như thô sơ tầm thường, không tinh không nhả. Nhưng những nhà quan sát nghiêm túc trên thế giới chú tâm nghiên cứu và phát hiện nhiều khía cạnh đa dạng, vừa sắc sảo tinh tuyền, vừa uyển khúc thâm sâu.
Những thánh truyện, truyện thần tiên, truyện hoang đường, truyền kỳ, chuyện đời xưa, chuyện giải buồn, chuyện châm biếm, những chuyện kể dân gian nói chung, gói ghém, hàm chứa những phong tục tập quán, những suy nghĩ, những ước vọng thiết tha của một nhóm người vào một thời điểm nhứt định nào đó v.v... Tất cả kết hợp nhau nhằm bảo tồn và phát huy ngày thêm phong phú ký ức và kỷ niệm tập thể của một vùng đất.
Trong chiều hướng đó, Phi Vân đến rất gần với nhận xét của thi sĩ Patrice de la Tour du Pin của Pháp. Ông sinh ở thủ đô Paris năm 1911, được giới văn gia thi sĩ biết tới qua bài thơ "Les Enfants de Septembre" ấn hành năm 1931 lúc vừa mới hai mươi mốt tuổi. Hai năm sau, ông in thi tập "La Quête de Joie" và sau thế chiến thứ hai, ông lại in tiếp tác phẩm "Une Somme De Poésie" (1946).
Chính trong bài "Dẫn Nhập" thi tập sau cùng này, ông có viết:
"Tous les pays qui n'ont pas de légende
"Seront condamnés à mourrir...".
Do ám ảnh này, nhiều nhà văn trên khắp thế giới đã suy tư gắn bó, cột chặt sự nghiệp văn chương của mình vào ký ức tập thể đó. Những trường hợp điển hình không sao kể xiết và được giới hậu sanh nhắc nhớ luôn.
Miền Nam, sau lớp các nhà văn một thời chói sáng trên văn đàn như cụ Hồ Biểu Chánh (Hồ Văn Trung), nhà văn nhà báo Phi Vân Lâm Thế Nhơn, nhà chơi đồ cổ Vương Hồng Sển, nhà biên khảo đất Nam Kỳ Nguyễn Văn Hầu v.v... phải kể đến Sơn Nam Nguyễn Minh Tây, người đã có công đưa sông nước đồng quê Miền Nam lên đỉnh cao của nghệ thuật qua các tác phẩm nổi danh như Hương Rừng Cà Mau, Vọc Nước Giỡn Trăng, Tìm Hiểu Đất Hậu Giang, Văn Minh Miệt Vườn... và gần đây Một Mảnh Tình Riêng, đầy màu sắc địa phương, đặc thù về cảnh thổ và tình người.
Ngay ở Âu Mỹ và ngay ở thời đại tân tiến hiện tại, không thiếu gì tác giả đã giành cả một đời để ghi lại những gì đã mất nơi quê hương họ. Và đây chính là những công trình thầm lặng đóng góp vào bước tiến vững vàng trong sáng của mỗi quốc gia và của cả nhân loại.
**
Những giòng hoài niệm nào đều cũng như nhau, phảng phất chất chứa một nỗi buồn riêng. Đôi khi chỉ mình ta cảm nhận.
Nỗi buồn tưởng tiếc những người đã để lại nơi lòng mình bao nhiêu nghĩa tình, trong từng nỗi buồn vui do cuộc sống vô tình đẩy đưa tới tấp đến chóng mặt.
Nỗi buồn hồi nhớ để cố gắng vẽ lại trung thực chân dung những người đã trực tiếp tham gia đóng góp, chia xẻ với mình những thôi thúc cô đơn chán chường, những thăng trầm vinh nhục đã qua, hòa lẫn với nỗi trầm thống tận cùng và niềm hãnh diện tự hào chung của dân tộc.
Nỗi buồn bùi ngùi đứng trước thực tế phũ phàng của ngày hôm qua và của hiện tại, những khuôn mặt thân thương hay quen biết ít nhiều đã đi qua đời mình, kẻ trước người sau đều từ giã cuộc đời, từ giã cuộc chơi nhân thế để miên viễn đi vào vùng thiên thu siêu thoát. Như những tuyến sông lạch nước rải rác khắp đó đây đến những khúc quanh rẽ nhánh chia dòng bớt đi lưu lượng nguồn nước.
Tuổi trẻ của tôi mới đó với khung cảnh đầm ấm của ngôi trường Pétrus Ký nguy nga tráng lệ bậc nhứt Miền Nam, nơi có những dãy lầu nội trú hai tầng kiên cố thách thức gió sương, với những thầy cô hy sinh tận tụy, một lòng một dạ chăm lo dìu dắt thế hệ mới tấn lên của chúng tôi… những khung cảnh đầm ấm đó không mấy chốc bay vèo theo năm tháng.
Nay tóc muối tiêu, tuổi xế chiều, chân mỏi gối dùng, trong thầm lặng ngoái nhìn lại những chặn đường đã qua mà nghe lòng thêm xao xuyến nghẹn ngào. Lòng càng dằng dặt bao đắng cay tủi nhục liên tiếp bủa vây từng bước trong kiếp sống lưu vong.
Nếu trong đời, nhiều lúc đối diện với chính mình, tôi từng cám ơn Cha tôi đã ban cho tôi mảnh hình hài không thô không lịch nhưng tràn đầy sức sống và âm thầm mặc nhiên đã mớm thêm cho tôi ý nghĩa cuộc sống để hăm hở hy vọng chào đón tương lai.
Nếu tôi đã từng hoen tròng lặng lẽ cám ơn Mẹ tôi đã khổ cực cưu mang ban cho tôi hơi thở đầu đời và tiếp tục hy sinh, chắt chiu săn sóc, dưỡng nuôi tôi qua dòng sữa thương yêu trắng ngần, tinh tuyền thanh khiết.
Thì hôm nay, một mình lặng lẽ ngồi đối diện với chính mình dưới ngọn đèn bàn giấy không được sáng tỏ, tâm thần lắng đọng trong vắng vẻ quạnh hiu, tôi cũng xin cám ơn Trường xưa Thầy cũ, cám ơn bạn bè trang lức thuở tuổi hồn nhiên mộng mơ. Những tâm hồn trong trắng, cửa lòng luôn rộng mở này, đã tuần tự mang đến tôi bao nguồn vui tuổi trẻ, rộn rả tiếng cười yêu đời, từ ấy mãi đến bây giờ.
Tôi cũng xin cám ơn các văn nhân thi sĩ đã có dịp góp mặt trong cuộc sống và cuộc đời tôi để qua lời văn tim óc, qua ngôn ngữ của thi ca, qua lời hay ý đẹp đã vĩnh viễn cột chặt tâm hồn tôi vào dải đất Quê Hương mến yêu và duy nhứt này của tôi.
Tôi cũng xin đặc biệt cám ơn anh Phi Vân, người trước tiên giúp tôi thấm thía nét đẹp tuyệt vời của bản quán xóm làng, của nông thôn đồng ruộng, thơm nồng mùi rơm hương rạ. Anh cũng giúp tôi được dịp thấm đẫm tình cảm tinh ròng đối với nơi chôn nhau cắt rún cố thổ. Nơi mà mỗi con người tôi gặp gỡ lan man đâu đó trên bờ ao kinh rạch, bên liếp mía vồng khoai luống mì, ven đường mòn quanh co uốn éo tận chân trời xa thẳm... cứ vừa là lạ nhưng lại vừa quen quen. Tựa hồ như tôi đã năm lần bảy lượt đối diện chuyện trò, tựa hồ như tôi đã bao phen tâm tình thân mật trước đây lâu rồi.
Tôi lại trở về lặng lẽ, nhớ quê hương, lòng ray rứt trong cái khoảng trống không hiện tại của cuộc đời lưu lạc. Nhưng cũng may, niềm đau ray rứt ấy đôi khi mang đến tôi một chút an ủi vỗ về, thoáng ẩn thoáng hiện, đã có ma lực xoa dịu phần nào tâm tư tình cảm tôi.
Mới hay sự gắn bó với làng quê thôn xóm, bà con láng giềng, tha thiết với mỗi bến sông vàm nước, eo vịnh kinh mương, mỗi ánh nắng sớm chói chang lung linh huyền diệu, mỗi ngọn gió chiều hiu hiu se lạnh, từ chiếc lá khô úa vàng nằm im thin thít trên mặt nước ao bèo đến con cá lìm kìm thon thon nhỏ nhắn se sẽ ve vẫy đuôi làm chao động ngọn cỏ non, từ cây xoài cà lăm tróc gốc oằn nhánh say trái chua lè đến ngôi nhà từ đường xưa với nhiều thế hệ tiếp nối dóc tâm xây dựng, bất chợt tôi mang máng nhớ, tôi mang máng thấy đâu đây... phảng phất hồn đất, hồn người hòa cùng nhịp điệu của muôn tiếng reo vui của thiên nhiên, của lịch sử. Thật là linh diệu biết dường nào!
Nơi đây tôi xin ghi lại những vần thơ tôi viết cách đây hơn mười lăm năm nhưng nay trong hoàn cảnh hoài niệm nhớ nhung vẫn thấy thích hợp để tạm nói lên phần nào một chút ngậm ngùi thổn thức, một chút sắt son gắn bó đối với đất nước quê hương nơi xứ lạ quê người.
Lòng Vẫn Vương Mang
Không Xuân trang điểm xác pháo hồng,
Không mai vàng thắm trải non sông,
Không câu đối đỏ rồng phượng múa
Lòng vẫn vương mang nỗi nhớ nhung.
Không cau thiu ngủ cạnh sân đình
Không ngọn mưa rào đất nước xinh,
Không tiếng bịp kêu bờ bến vắng,
Lòng vẫn vương mang một khối tình.
Không cánh cò xa điểm trắng cành,
Không hàng dừa lửa ngắm sông xanh,
Không bóng thuyền câu soi trăng bạc
Lòng vẫn vương mang giấc mộng lành.
Không ga hoang vắng rít tàu chiều,
Không khói hoàng hôn mái tranh xiêu,
Không người viễn khách ôm trăng hận,
Lòng vẫn vương mang kiếp hẩm hiu.
Không áo thướt tha ngọn gió đùa,
Không cầu lắt lẻo bắt mương xưa,
Không bến quạnh hiu đò lỡ chuyến,
Lòng vẫn vương mang giọt lệ thừa.
Bềnh bồng biển Thái chiếc thuyền con,
Ly hương phiêu bạt mấy xuân tròn,
Kinh hoàng đeo đẳng đau trang sử,
Lòng vẫn vương mang chút sắt son.

                                                                                                                Võ Phước Hiếu

 

Trich 
VÕ PHƯƠC HIẾU-HIẾU ĐỆ * NGÀN SAO LẤP LÁNH